watch sexy videos at nza-vids!
Truyện TIỂU LUẬN VỀ CHIẾN TRANH-TÌNH HÌNH QUÂN SỰ Ở PHÁP - tác giả Frederick Engels Frederick Engels

Frederick Engels

TÌNH HÌNH QUÂN SỰ Ở PHÁP

Tác giả: Frederick Engels

Ngày hôm qua chúng tôi đã lưu ý độc giả đến sự kiện là từ khi Xê-đăng đầu hàng, những triển vọng của nước Pháp đã trở nên tốt hơn[105], và ngay cả việc Mét-xơ thất thủ và do đó mà giải phóng đến 150.000 quân Đức, hiện nay cũng không phải là một tai họa gay go như nó đã thể hiện ra lúc ban đầu. Nếu ngày hôm nay chúng tôi quay trở lại cũng vấn đề ấy, thì cũng chỉ là để một lần nữa, qua một số chi tiết có tính chất quân sự, chứng minh tính chất đúng đắn của quan điểm ấy.
Sự bố trí của quân đội Đức trong ngày 24 tháng Mười một, trong chùng mực có thể xác định được, là như sau:
Bao vây Pa-ri: đạo quân thứ ba (các quân đoàn 2, 5, 6 và quân đoàn 2 của Ba-vi-e, sư đoàn 21, sư đoàn của Vuyếc-tem-béc và sư đoàn vệ binh lan-ve) và đạo quân thứ tư (các quân đoàn 4, 12 và quân đoàn vệ binh); tất cả là 17 sư đoàn.
Đạo quân giám sát, bảo vệ cho việc bao vây: phía bắc có đạo quân thứ nhất (các quân đoàn 1 và 8); phía tây và tây nam có đạo quân của công tước Mếch-clen-bua (các sư đoàn 17 và 22, và quân đoàn 1 Ba-vi-e); phía nam có đạo quân thứ hai (các quân đoàn 3, 9 và 10, và sư đoàn quân lan-ve, mà một bộ phận đã bị quân đội của Ri-sớt-ti Ga-ri-ban-đi đánh cho tơi bời ở Sa-ti-ông[106]); tất cả là 15 sư đoàn.
Với nhiệm vụ đặc biệt: ở phía đông- nam nước Pháp có quân đoàn 14 (của Véc-đe, gồm 2 sư đoàn rưỡi) và quân đoàn 15; ở Mét-xơ và Ti-ôn-vin có quân đoàn 7; tại tuyến liên lạc ít ra cũng có 1 sư đoàn rưỡi quân lan-ve; tồng cộng ít nhất cũng có 8 sư đoàn.
Trong số 40 sư đoàn bộ binh đó, 17 sư đoàn đầu tiên hiện nay hoàn toàn bị bận ở Pa-ri; sự bố trí không thay đổi của 8 sư đoàn sau cùng chứng minh rằng tất cả những sư đoàn ấy là cần thiết để thực hiện nhiệm vụ đặt ra cho nó. Để hoạt động trên chiến trường trống trải, còn lại 15 sư đoàn, cấu thành 3 đạo quân giám sát, và cùng với kỵ binh và pháo binh, chúng là một lực lượng tổng cộng không quá 200.000 người.
Như vậy, trước ngày 9 tháng Mười một, hình như không có những trở ngại nghiêm trọng nào có thể ngăn cản khối đông quân đội đó tràn ngập phần lớn miền Trung và thậm chí cả miền Nam nước Pháp nữa. Nhưng từ đó đến nay, tình hình đã thay đổi khá nhiều. Không hẳn chỉ việc Phôn Đe Tan bị thất bại và buộc phải rút lui, hay Đ'ô-ren-lơ tỏ ra biết điều khiển tốt quân đội của mình, làm cho chúng ta thêm kính trọng đạo quân Loa-rơ nhiều hơn trước đây; mà chủ yếu là những biện pháp kiên quyết mà Môn-tơ-kê đã áp dụng nhằm chống lại sự tiến quân của đạo quân Loa-rơ vào Pa-ri, - sự tiến quân mà người ta đang chờ đợi- đã cho phép người ta nhìn nhận đạo quân ấy một cách hoàn toàn khác trước. Không những Môn-tơ-kê thấy cần thiết phải duy trì đại bộ phận các đơn vị đang bao vây ở phía nam Pa-ri trong tình trạng sẵn sàng chống lại đạo quân đó, thậm chí có nguy cơ de facto[1*] là phải rút bỏ cuộc vây hãm thành phố đó, mà còn lập tức thay đồi hướng hành quân của hai đạo quân xuất phát từ Mét-xơ, để sau khi kéo chúng đến gần Pa-ri hơn, sẽ tập trung tất cả các đơn vị quân đội Đức vào chung quanh thành phố đó. Ngoài ra, giờ đây chúng ta còn biết rằng, người ta đã áp dụng những biện pháp để xây đắp những công sự phòng ngự bao quanh toàn bộ lực lượng pháo công thành. Dù cho ý kiến của những người khác là như thế nào chăng nữa, thì rõ ràng Môn-tơ-kê cũng không coi đạo quân Loa-rơ chỉ là một đám đông những người vũ trang, mà coi đạo quân đó là một đạo quân thật sự quan trọng và nguy hiểm.
Việc trước đây không biết rõ tính chất của đạo quân đó, trên một mức độ lớn là do những bản tin của các phóng viên người Anh ở thành phố Tua. Trong bọn họ hình như không có một nhà quân sự nào có khả năng phát hiện được những nét đặc trưng của một đạo quân làm cho nó khác với một đám đông những người vũ trang. Từ ngày này qua ngày khác, người ta đã nhận được những tin tức rất trái ngược nhau về kỷ luật, về những tiến bộ trong việc huấn luyện, về quân số, vũ khí, trang bị, pháo binh, vận tải, nói tóm lại là về tất cả những yếu tố căn bản để dựa vào đó ta có thể có được một ý kiến về đạo quân Loa-rơ. Tất cả chúng ta đều biết về những khó khăn to lớn khi lập đạo quân mới đó: thiếu sĩ quan, vũ khí, ngựa, mọi thứ khí tài và vật tư, và đặc biệt là thiếu thời gian. Những bản tin mà chúng ta đã nhận được chủ yếu chỉ đề cập đến những khó khăn đó, và kết quả là đạo quân Loa-rơ nói chung đã bị những người không cho phép tình cảm ảnh hưởng đến những sự phán đoán của mình, đánh giá không đúng mức.
Giờ đây, chính những phóng viên ấy đã nhất trí ca ngợi đạo quân ấy. Họ nói rằng đạo quân đó có những sĩ quan ưu tú hơn, có kỷ luật hơn là những đạo quân bị thua ở Xê-đăng và ở Mét-xơ. Không còn nghi ngờ gì nữa, trên một mức độ nào đó, đúng là như vậy. Rõ ràng là tinh thần của đạo quân ấy tốt hơn nhiều so với các đạo quân của Bô-na-pác-tơ trước đây; người ta cảm thấy có một sự quyết tâm làm tất cả cho đất nước mình, hành động một cách ăn khớp với nhau và phục tùng các mệnh lệnh để thực hiện điều đó. Ngoài ra, đạo quân đó lại học được một công việc làm rất quan trọng mà trong quân đội của Lu-i-na-pô-lê-ông người ta đã hoàn toàn quên bẵng đi,- đó là học phục vụ trong bộ binh nhẹ, học nghệ thuật che chở cho các sườn và phía sau lưng khỏi những sự tấn công bất ngờ, tiến hành trinh sát kẻ địch, tập kích bất ngờ vào những đơn vị địch, thăm dò được tin tức và bắt tù binh. Phóng viên của tờ "Times" bên cạnh công tước Mếch-clen-bua đã đưa ra những chứng cớ về những điều này. Giờ đây, quân Phổ không thể biết được nơi đóng quân của quân thù của chúng và buộc phải hành động một cách hú họa; trước đây thì hoàn toàn ngược lại. Một đạo quân học được điều đó thì học được rất nhiều. Tuy vậy chúng ta không được quên rằng đạo quân Loa-rơ, cũng như những người anh em của nó- tức là đạo quân miền tây và đạo quân miền bắc- còn phải thử thách sự dũng cảm của mình trong trận tổng công kích chống lại những đơn vị có quân số gần ngang như nó. Nhưng xét về toàn bộ thì nó có nhiều triển vọng, và do một số hoàn cảnh, nên ngay cả một sự thất bại lớn cũng có thể sẽ không gây cho nó một tác hại nghiêm trọng như thường thường thất bại như thế vẫn gây ra cho phần lớn các đạo quân trẻ tuổi.
Sự thể là: với những hành động dã man và tàn ác của chúng, quân Phổ không những không đè bẹp được sự phản kháng của nhân dân, mà lại còn tăng gấp đôi nghị lực của họ, đến một mức độ mà hình như bản thân chúng cũng hiểu được sai lầm của chúng; giờ đây hầu như chúng ta không nghe nói về việc đốt làng mạc và giết hại nông dân. Nhưng sự đối xử tàn ác đã có tác động của nó, và cuộc chiến tranh du kích ngày càng có quy mô lớn hơn. Khi chúng ta đọc thấy trên tờ "Times" những tin tức nói rằng khi công tước Mếch-clen-bua tiến về phía Lơ-măng thì người ta không thấy kẻ địch, rằng không có những đơn vị chủ lực nào chống cự trên chiến trường trống trải, và chỉ có kỵ binh và du kích xuất hiện ở gần các phía sườn, uy hiếp các phía sườn này, rằng không có những tin tức nào về chỗ đóng quân của các đơn vị quân đội Pháp, còn các đơn vị quân Phổ thì cụm lại một cách dày đặc thành những đơn vị khá lớn- khi đọc thấy những điều đó thì tự nhiên chúng ta nhớ đến những cuộc tiến quân của những vị nguyên soái của Na-pô-lê-ông ở Tây Ban Nha hay của những đơn vị quân đội của Ba-den ở Mê-hi-cô. Mà một khi tinh thần kháng chiến đó của nhân dân được thức tỉnh, thì ngay cả những đạo quân 200.000 người cũng không thể làm được gì nhiều trong việc chiếm đóng một nước thù địch. Những đạo quân ấy đang nhanh chóng đạt tới những giới hạn mà quá những giới hạn này thì những đơn vị của chúng sẽ trở thành yếu hơn những lực lượng mà những người phòng ngự có thể đem chống lại chúng; và tình hình ấy sẽ nhanh như thế nào, điều đó hoàn toàn tùy thuộc vào sức kháng cự của nhân dân. Như vậy, ngay cả một đạo quân đã bị đánh tan cũng sẽ nhanh chóng tìm ra được một địa điểm an toàn tránh khỏi sự truy lùng của quân thù, nếu như nhân dân nước đó đứng lên khởi nghĩa, - mà chính điều đó hiện đang có thể xảy ra ở Pháp. Và nếu như dân cư những vùng bị quân thù chiếm đóng đứng lên khởi nghĩa, hay dù chỉ có những đường giao thông của quân thù là thường xuyên bị cắt đứt thôi, thì đó là cái giới hạn mà nếu vượt quá thì kẻ thù xâm lược trở nên bất lực, cái giới hạn đó lại càng đến gần hơn nữa. Ví dụ, chúng ta sẽ không ngạc nhiên nếu như công tước Mếch-clen-bua - với điều kiện là ông ta không nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của hoàng thân Phri-đrích-các-lơ- ngay bây giờ cũng đã đi quá xa trong sự tiến quân của ông ta.
Dĩ nhiên, hiện nay tất cả đều phụ thuộc vào Pa-ri. Nếu Pa-ri đứng vững được trong một tháng nữa- mà những tin tức về tình hình dự trữ lương thực trong thành phố hoàn toàn không gạt bỏ khả năng ấy,- thì nước Pháp sẽ có thể thành lập được một đạo quân khá lớn để hoạt động trên chiến trường trống trải, để nhờ vào sự kháng cự của nhân dân mà phá vỡ sự bao vây bằng cách tập kích thắng lợi vào những con đường giao thông liên lạc của quân Phổ. Bộ máy tổ chức quân đội ở Pháp hiện nay hình như đang hoạt động khá tốt. Họ có nhiều người hơn số cần thiết; nhờ những khả năng của nền công nghiệp hiện đại và nhờ tốc độ nhanh chóng của các phương tiện giao thông hiện đại, vũ khí được chuyển đến với những số lượng lớn không ngờ tới; chỉ riêng từ Mỹ cũng đã có 400.000 súng trường được đưa tới; trang bị pháo binh được sản xuất ra ở Pháp với một tốc độ mà từ trước đến nay người ta hoàn toàn chưa biết đến; bằng một cách nào đó người ta cũng tìm được sĩ quan hay đào tạo được cả sĩ quan nữa. Nói chung, sau trận Xê-đăng, những nỗ lực của nước Pháp trong việc cải tổ công cuộc phòng thủ quốc gia của mình thật là có một không hai trong lịch sử, và để đạt tới một sự thành công hầu như chắc chắn, thì chỉ cần có một điều nữa mà thôi: thời gian. Nếu như Pa-ri đứng vững được dù chỉ thêm một tháng nữa thôi thì sẽ làm cho thắng lợi xích gần lại rất nhiều. Còn nếu như Pa-ri không được đảm bảo về lương thực trong khoảng thời gian đó, thì Tơ-rô-suy có thể thực hiện mưu toan chọc thủng tuyến bao vây với bộ phận quân đội có thể sử dụng được vào việc đó; và giờ đây nếu khẳng định rằng ông ra sẽ không thành công trong công việc đó thì là một lòng tự tin quá đáng. Còn nếu như ông ta thành công, thì để duy trì sự yên tĩnh ở Pa-ri, người Đức vẫn sẽ phải có một đội quân đồn trú gồm ít nhất là 8 quân đoàn Phố, thành thử Tơ-rô-suy sẽ có thể giải phóng được một số quân Pháp lớn hơn số quân Đức được giải phóng nếu như Pa-ri đầu hàng. Và không kể là Pa-ri có thể làm được gì khi quân Pháp phòng ngự cứ điểm ấy, rõ ràng là các đơn vị quân Đức sẽ không bao giờ có thể giữ được cứ điểm ấy nếu nó bị quân Pháp bao vây. Để đàn áp sự kháng cự của nhân dân ở trong thành phố đó sẽ cần đến một số quân ngang với số quân tại các tường thành của cứ điểm ấy để chống lại sự tấn công từ bên ngoài vào. Như vậy việc mất Pa-ri có thể có nghĩa là mất nước Pháp nhưng không nhất thiết phải có nghĩa là mất nước Pháp.
Giờ đây là lúc không thích hợp nhất để đưa ra những dự đoán chiến tranh có thể kết thúc thế này hay thế khác: Chúng ta chỉ biết một cách gần đúng một sự thật- đó là quân số.của các đạo quân Phổ. Một sự thật khác, tức là quân số và sức chiến đấu thật sự của các lực lượng Pháp, thì chúng ta biết quá ít. Hơn nữa, giờ đây những nhân tố tinh thần mà người ta không thể nào tính toán được- đang tác động, những nhân tố mà chúng tôi chỉ có thể nói được là chúng thuận lợi cho nước Pháp và không thuận lợi cho nước Đức mà thôi. Nhưng một sự việc không còn hoài nghi gì nữa là chính hiện nay những lực lượng tham chiến đang thăng bằng nhau nhiều hơn bất cứ lúc nào sau trận Xê-đăng, và một sự tăng cường tương đối không đáng kể của quân Pháp nhờ những đơn vị đã được huấn luyện, cũng sẽ xác lập được thế quân bình một cách dứt khoát.
-------------------
Chú thích
[1*]. trên thực tế
TIỂU LUẬN VỀ CHIẾN TRANH
I
II
III
IV
NHỮNG THẮNG LỢI CỦA PHỔ
V
VI
VII
VIII
IX
X
KHỦNG HOẢNG CỦA CHIẾN TRANH
XI
XII
XIII[44]
XIV
XV
NHỮNG THẤT BẠI CỦA PHÁP
XVI
XVII
XVIII
LÀM THẾ NÀO ĐỂ ĐÁNH BẠI QUÂN PHỔ
XIX
TIN TỨC VỀ ĐÀM PHÁN[67]
XX
XXI
NHỮNG NGUYÊN TẮC CỦA CHẾ ĐỘ QUÂN SỰ PHỔ
XXII
XXIII
SỐ PHẬN THÀNH MÉT-XƠ
XXIV
XA-RA-GỐT- PA-RI
XXV
MÉT-XƠ THẤT THỦ
XXVI
SỰ BÀO CHỮA CỦA HOÀNG ĐẾ
CUỘC CHIẾN ĐẤU Ở PHÁP
XXVII
NHỮNG THỦ ĐÔ CÓ BỐ PHÒNG BẰNG CÔNG SỰ
XXVIII
TÌNH HÌNH QUÂN SỰ Ở PHÁP
XXIX
XXX
NHỮNG TRIỂN VỌNG CỦA CHIẾN TRANH
DU KÍCH PHỔ
XXXI
XXXII
TÌNH HÌNH QUÂN ĐỨC Ở PHÁP
XXXIII
XXXIV
XXXV
XXXVI
XXXVII
XXXVIII
XXXIX
XL
TÌNH HÌNH Ở PHÁP XÉT THEO QUAN ĐIỂM QUÂN SỰ
TAI HỌA CỦA BUỐC-BA-KI
Chú thích