XXV
Tác giả: Frederick Engels
Trong khi cuộc đàm phán về ký kết đình chiến đang được tiến hành[85] thì điều bổ ích là tìm hiểu sự bố trí của các quân đoàn của quân Đức mà hình như không phải mọi người đều đã rõ. Chúng tôi nói quân Đức vì rằng về quân Pháp thì hầu như chẳng có gì để nói cả. Trừ những đội quân bị vây chặt ở Mét-xơ, lực lượng của Pháp gồm hầu như là toàn tân binh, việc tổ chức những tân binh này chưa bao giờ được báo chí đưa tin nào cả, mà việc đó lại không thể không thay đổi từng ngày. Ngoài ra chất lượng của những đội quân ấy, những đội quân mà trong tất cả các cuộc chiến đấu đã tỏ ra không thích hợp trên mức độ khác nhau với tác chiến ngoài cứ điểm, làm cho vấn đề về tổ chức và số lượng của chúng hầu như hoàn toàn mất hết ý nghĩa.
Về quân Đức, chúng tôi được biết họ đã tung ra 13 quân đoàn Bắc Đức (kể cả quân cận vệ), 1 sư đoàn Hét-xen, 1 sư đoàn Ba-den, 1 sư đoàn Vuyếc-tem-béc và 2 quân đoàn Ba-vi-e. Sư đoàn 17 thuộc quân đoàn 9 Bắc Đức (một lữ đoàn của nó gồm những người Mếch-clen-bua) ở lại vùng bờ biển khi hạm đội của Pháp còn ở biển Ban-tích. Sư đoàn 25 hoặc sư đoàn Hét-xen được biên chế vào quân đoàn 9 thay cho sư đoàn 17, sư đoàn 25 cho tới nay vẫn nằm trong biên chế của quân đoàn 9. Ở trong nước cùng với sư đoàn 17 còn có 9 sư đoàn lan-ve (một sư đoàn cận vệ và 8 tỉnh cũ của Phổ[86] mỗi tỉnh một sư đoàn; thời gian kể từ năm 1866 khi chế độ của Phổ được thi hành ở khắp Bắc Đức chỉ tạm đủ để huấn luyện ở đó số lượng lính dự bị cần thiết, nhưng tạm thời chưa đủ để huấn luyện lan-ve). Khi hạm đội Pháp bị gọi về và việc bổ sung các tiểu đoàn chú lực thứ tư kết thúc thì người ta đã có thể sử dụng lực lượng này; chúng đã được lập thành nhũng quân đoàn mới và được đưa sang Pháp. Trước khi chiến tranh kết thúc, chúng tôi chưa chắc biết được tỉ mỉ về sự thành lập các quân đoàn ấy, nhưng những điều mà chúng tôi biết được tới nay đã cho chúng tôi một khái niệm khá rõ ràng về tính chất chung của kế hoạch bố trí lực lượng. Ở Mét-xơ, dưới quyền chỉ huy của hoàng thân Phri-đrích- Các-lơ có các quân đoàn 1, 2, 3, 7, 8, 9 và 10, trong đó quân đoàn 9 hiện có sư đoàn 18 và sư đoàn 25; ngoài ra còn có 2 sư đoàn lan-ve, một là sư đoàn 1 (Đông Phổ) do tướng Cum-me chi huy, sư đoàn kia không rõ phiên hiệu. Ở đây có tất cả 16 sư đoàn bộ binh.
Ở sát Pa-ri có các quân đoàn 5, 6 và 11 Bắc Đức, 2 quân đoàn Ba-vi-e và một sư đoàn cận vệ lan-ve do thái tử chỉ huy; các quân đoàn 4 và 12 Bắc Đức và quân cận vệ Phổ do thái tử Dắc-den chỉ huy; quân đoàn 13 và sư đoàn Vuyếc-tem-béc do đại công tước Mếch-clen-bua chỉ huy; quân đoàn 13 gồm có sư đoàn 17 nói trên và một sư đoàn lan-ve. Trong những đơn vị ấy gồm tất cả 20 sư đoàn, có 4 sư đoàn được cử đi làm nhiệm vụ độc lập. Một là Phôn Đe Tan nắm 2 sư đoàn Ba-vi-e và sư đoàn 22 Bắc Đức (quân đoàn 11) được cử đi về phía nam và phía tây để dùng quân Ba-vi-e của mình giữ Oóc-lê-ăng và tuyến sông Loa-rơ; đồng thời sư đoàn 22 (của tướng Vít-tích) lần lượt chiếm Sa-tô-đoong và Sa-tơ-rơ. Hai là sư đoàn 17 được cử về đông bắc Pa-ri; nó chiếm Lăng, Xu-át-xông, Bô-ve, Xanh-cãng-tanh v.v. trong khi các đơn vị khác- rõ ràng là những đơn vị lưu động gồm chủ yếu là kỵ binh- tiến gần sát cửa ngõ Ru-ăng. Nếu như chúng ta cho rằng về số lượng chúng ngang một sư đoàn nữa thì trong đạo quân ở sát Pa-ri người ta đã rút ra cả thảy 5 sư đoàn để càn quét các nơi, để thu đại gia súc và lương thực, để đề phòng sự thành lập những đơn vị vũ trang và để ngăn cản từ xa bất cứ đơn vị quân đội mới nào mà chính phủ ở Tua[87] có thể phái đến. Như vậy là chỉ còn lại 15 sư đoàn bộ binh hoặc 7 quân đoàn rưỡi để dùng vào việc bao vây thực tế.
Ngoài quân đoàn 13, đại công tước Mếch-clen-bua còn chỉ huy tất cả các phân đội hoạt động độc lập ở Săm-pa-nhơ và các vùng bị chiếm đóng khác ở phía tây Lo-ren-nơ, các đội quân đồn trú ở Xê-đăng, Rêm-xơ, ê-péc-nơ, Sa-lôn, Vi-tơ-ri và những đội quân bao vây Véc-đen. Những đội quân bao vây Véc-đen gồm lan-ve, chủ yếu là sư đoàn 8 lan-ve. Những đội quân đồn trú ở An-da-xơ và Lo-ren-nơ gồm hầu hết là lan-ve và ở dưới quyền chỉ huy của các viên tồng đốc quân sự của các tỉnh ấy. Ngoài ra còn có những đơn vị rải ra trên tuyến đường sắt và đường bộ lớn; trách nhiệm duy nhất của họ là duy trì những con đường ấy được tốt và thuận lợi cho vận chuyển quân sự; những đơn vị này gồm các phân đội của các quân đội chủ lực, về số lượng chúng ít ra ngang một sư đoàn, và ở dưới quyền chỉ huy của "Etappen - Commandant"[1*].
Sư đoàn Ba-đen và một sư đoàn lan-ve nữa được biên chế thành quân đoàn 14 hiện nay do tướng Phôn Véc-đe chỉ huy đang tiến về Bơ-dăng-xông trong khi tướng phôn Smê-linh nắm sư đoàn dự bị 4 vừa mới kết thúc thắng lợi cuộc bao vây Xê-lê-xta và hiện đang đánh chiếm Nơ-bri-dắc. Ở đây, chúng ta lần đầu tiên gặp tên gọi "sư đoàn dự bị", theo ngôn ngữ quân sự Phổ "sư đoàn dự bị" là cái khác về căn bản với sư đoàn lan-ve. Thực ra, cho tới nay chúng. ta đã điểm được 6 trong 9 sư đoàn lan-ve và hoàn toàn có thể dự đoán rằng ba sư đoàn còn lại được dùng làm quân đồn trú ở An-da-xơ, Lọ-ren-nơ và một phần các cứ điểm trên sông Ranh. Việc dùng thuật ngữ "sư đoàn dự bị" chứng tỏ rằng các tiểu đoàn thứ tư của các trung đoàn chủ lực hiện nay đã dần dần tiến vào đất Pháp. Ở mỗi quân đoàn sẽ có 9 và một số trường hợp có 10 tiểu đoàn thứ tư, chúng được biên chế thành sư đoàn dự bị theo số lượng quân đoàn và rất có thể là những sư đoàn ấy cũng được gọi bằng cùng phiên hiệu của quân đoàn mà chúng thuộc vào. Như vậy sư đoàn dự bị 4 gồm các tiểu đoàn thứ tư của quân đoàn 4 được bổ sung ở Dắc-den thuộc Phổ. Sư đoàn này là bộ phận hợp thành của quân đoàn 15 mới thành lập. Một sư đoàn nữa của quân đoàn 15 là sư đoàn nào, chúng tôi không rõ- có lẽ nó là một trong 3 sư đoàn mà tướng Luê-ven-phen-đơ vừa mới đưa từ Xi-lê-di đến Xtơ-ra-xbua; như vậy, hai sư đoàn còn lại sẽ hình thành quân đoàn 16. Đó là 4 trong 13 sư đoàn dự bị, 9 sư đoàn còn lại còn có thể sử dụng được chắc là đang ở Bắc Đức.
Về quân số của các đơn vị ấy thì các tiểu đoàn Bắc Đức ở sát Pa-ri không nghi ngờ gì nữa lại mới được bồ sung bình quân lên tới 750 người; theo các tin tức thì các tiểu đoàn Ba-vi-e có quân số ít hơn. Kỵ binh vị tất mỗi đại đội có bình quân trên 100 người, lẽ ra phải 150 người; nhìn chung một quân đoàn ở sát Pa-ri bình quân có 250.000 người thành thử toàn bộ đạo quân đang thực tế ở đó có khoảng 190.000 binh sĩ. Quân số các tiểu đoàn ở Mét-xơ có thể ít hơn vì số lượng bệnh binh lớn, bình quân mỗi tiểu đoàn chưa chắc đã tới 700 người. Quân số các tiểu đoàn lan-ve vị tất được 500 người.
Thời gian gần đây báo chí Ba Lan đã bắt đầu cao giọng nói rằng người Ba lan chia xẻ phần lớn vinh dự của quân Phổ. Sự thật là như sau: tồng số cư dân nói tiếng Ba Lan ở Phổ lã khoảng 2 triệu hoặc 1/15 tổng dân số Bắc Đức; chúng tôi đã tính vào đó cả "những người Ba Lan chân sào" thuộc Thượng Xi-lê-di và người ma-dua ở Đông Phổ[88], họ sẽ rất ngạc nhiên khi nghe thấy người ta gọi mình là người Ba Lan. Các quân đoàn 1, 2, 5 và 6 đều có pha trộn binh sĩ Ba Lan, nhưng người Ba Lan chỉ thực sự chiếm ưu thế ở một sư đoàn của quân đoàn 5 và có lẽ ở một lữ đoàn của quân đoàn 6. Chính sách của Chính phủ Phổ là hết sức phân tán người Ba Lan trong quân đội vào nhiều quân đoàn. Vì vậy, người Ba Lan ở Tây Phổ bị phân tán vào quân đoàn 1 và 2, còn người Ba Lan ở Pô-dơ-nan bị phân tán vào quân đoàn 2 và 5, vả chăng, trong mọi trường hợp người ta đều thi hành những biện pháp để cho phần lớn binh sĩ trong mỗi quân đoàn là người Đức.
Cuộc vây đánh Véc-đen hiện nay đang được đẩy tới một cách kiên quyết. Thành phố và ngôi thành được bố phòng không kiên cố lắm nhưng có hào sâu đầy nước. Ngày 11 và 12 tháng Mười quân đồn trú bị đánh bật khỏi các làng xóm xung quanh cứ điểm và vòng vây đã khép kín; ngày 13 cuộc bắn phá của 48 khẩu pháo nòng dài và cối (vốn là của Pháp, bị Đức chiếm được ở Xê-đăng) bắt đầu, chúng được bố trí cách công sự 700- 1.300 i-ác-đơ. Ngày 14 mấy khẩu đại bác kiểu cũ 24 phun nguyên là của Pháp đã được chuyển từ Xê-đăng tới, còn ngày hôm sau mấy khẩu đại bác 24 phun kiểu mới nòng có rãnh của Phổ cũng được điều tới và nhờ có chúng người ta đã chiếm được Tun. Ngày 18 toàn bộ những khẩu pháo ấy đã được đưa vào sử dụng. Thành phố hình như bị phá hoại nghiêm trọng vì nhà cửa xây dựng rất chen chúc.
------------------
Chú thích
[1*]. tư lệnh binh trạm