watch sexy videos at nza-vids!
Truyện TIỂU LUẬN VỀ CHIẾN TRANH-II - tác giả Frederick Engels Frederick Engels

Frederick Engels

II

Tác giả: Frederick Engels

Sáng sớm thứ sáu ngày 29 tháng Bảy, quân Pháp đã bắt đầu vận động tiến lên. Theo hướng nào? Nhìn qua bản đồ là thấy ngay câu trả lời.
Thung lũng sông Ranh bên tả ngạn sông này tiếp giáp về phía tây với dãy núi Vô-he-dơ kéo dài từ Ben-pho đến Khai-dơ-xlao-tơn. Về phía bắc Khai-dơ-xlao-tơn, thế núi trở nên thoai thoải hơn và dần dần trở thành đồng bằng ờ gần Ma-in-xơ.
Ở vùng sông Ranh thuộc Phổ, thung lũng sông Mô-den tạo thành một đường hẻm sâu và khúc khuỷu mà con sông tạo ra khi chẩy qua cao nguyên về phía nam thung lũng, cao nguyên này trở thành một dãy núi lớn gọi là Hô-khơ-van. Càng đến gần sông Ranh, dãy núi này càng mang tính chất cao nguyên cho đến tận nơi mà những ngọn đồi cuối cùng của nó hợp nhất với những nhánh núi xa của dãy núi Vô-he-dơ.
Vô-he-dơ cũng như Hô-khơ-van đều không phải là những dãy núi mà quân đội hoàn toàn không vượt qua được. Những dãy núi này đều có mấy con đường cái tốt chạy qua nhưng trong những vùng ở đó không có vùng nào là địa điểm mà một đạo quân 200.000 - 300.000 binh sĩ có thể hành động trong những điều kiện thuận lợi. Nhưng giữa Vô-he-dơ và Hô-khơ-van có một khoảng rộng có thể đi qua được rộng từ 25 đến 30 dặm, địa hình mấp mô, có nhiều đường chạy qua khắp các phía là một địa điểm hoàn toàn thuận lợi cho sự vận động của các đạo quân lớn. Ngoài ra con đường từ Mét-xơ đi Ma-in-xơ chạy qua vùng này, và Ma-in-xơ là vị trí quan trọng đầu tiên mà rất có khả năng là quân Pháp sẽ tấn công.
Do đó ở đây chúng ta đã có hướng tác chiến mà tự nhiên đã quy định sẵn. Nếu quân Đức xâm nhập đất Pháp thì cuộc xung đột lớn đầu tiên, nếu hai quân đội đều chuẩn bị trận đó, phải xảy ra ở vùng ven Lo-ren-nơ, về phía đông sông Mô-den và phía bắc đường sắt Năng-xi- Xtơ-ra-xbua[17] . Nếu như quân Pháp tiến quân từ vị trí mà nó đã tập trung tuần trước thì cũng hoàn toàn như vậy trận đánh lớn đầu tiên sẽ xảy ra ở một địa điểm nào đó trong khu vực ấy hoặc ngoài khu vực ấy trong vùng phụ cận: thành Ma-in-xơ.
Quân Pháp tập trung như sau: 3 quân đoàn (3, 4 và 5) ở tuyến một tức Ti-ôn-vin, Xanh-a-vôn và Bi-trơ; 2 quân đoàn (1 và 2) ở tuyến hai tức Xtơ-ra-xbua và Mét-xơ; đội dự bị gồm có quân cận vệ ở Năng-xi và quân đoàn 6 ở Sa-lôn. Mấy ngày gần đây, tuyến hai đã được đưa lên các khoảng cách của tuyến một, quân cận vệ được điều tới Mét-xơ còn quân cảnh vệ lưu động thì được để lại ở Xtơ-ra-xbua. Như vậy là toàn bộ binh lực quân Pháp đã tập trung ở khoảng giữa Ti-ôn-vin và Bi-trơ nghĩa là trước khoảng có thể đi qua được ở giữa hai dãy núi. Kết luận tất nhiên rút ra được từ những tiền đề đó là quân Pháp có ý định tiến vào lối vào ấy.
Như vậy là cuộc xâm nhập sẽ bắt đầu bằng việc chiếm các bến trên sông Xa-rơ và sông Bli-xơ; hôm sau chắc sẽ chiếm tuyến Tô-lây - Hôm-buốc rồi tuyến Biếc-ken-phen-đơ - Lan-stun hoặc Ô-béc-stai-nơ- Khai-dơ-xlao-tơn v.v., đương nhiên nếu như những hành động tiến công ấy không bị cuộc tấn công của quân Đức chặn đứng lại. Dĩ nhiên trong vùng núi sẽ xuất hiện những cánh quân bên sườn của hai bên và giữa chúng cũng sẽ xảy ra những trận đánh; song trận đánh thực sự thì chỉ có thể dự đoán là sẽ xảy ra ở địa điểm vừa kể trên.
Về sự bố trì của quân Đức, chúng tôi không biết gì cả. Nhưng chúng tôi giả định rằng nếu họ định đón đánh địch ở tả ngạn sông Ranh thì khu vực tập trung của họ là ngay trước Ma-in-xơ nghĩa là đầu kia của lối vào. Nếu không, họ sẽ ở lại bên hữu ngạn, trong khu vực từ Bin-ghen đến Man-hem và sẽ tập trung ở phía trên hoặc phía dưới Ma-in-xơ tùy tình hình. Còn về Ma-in-xơ với sự bố phòng trước kia không chống nổi sự bắn phá của pháo nòng có rãnh thì việc xây dựng tuyến lô-cốt độc lập mới cách tường thành 4.000 - 5.000 i-ác-đơ đủ bảo đảm sự an toàn của nó.
Có tất cả mọi căn cứ để giả định rằng quân Đức đang chuẩn bị tiến công và sẽ cố gắng bắt đầu cuộc tiến công ấy chậm hơn quân Pháp nhiều lắm là 2 - 3 ngày. Trong trường hợp này, sẽ xảy ra trận đánh giống như trận Xôn-phê-ri-nô[18] , - nghĩa là trận đánh giữa hai đạo quân triển khai trên toàn tuyến mặt trận xông lên giáp chiến.
Ở đây không nên chờ đợi sự cơ động đặc biệt khôn khéo và tài tình. Với những đạo quân lớn như vậy, bảo đảm cho được sự vận động trực diện thông thường của chúng theo đúng kế hoạch đặt ra từ trước đã là khá khó khăn. Và bên nào dùng đến sự cơ động phiêu lưu cũng có thể bị đánh bại rất lâu trước khi thực hiện sự cơ động ấy vì có sự vận động tiến lên thông thường của rất nhiều quân lính địch.
Hiện nay ở Béc-lin người ta đang nói nhiều về cuốn sách của ngài Khôn Vít-đe-nơ bàn về các cứ điểm trên sông Ranh[19] . Theo tác giả, quãng sông Ranh từ Ba-lơ đến Ruốc hoàn toàn không xây dựng công sự và cứ điểm duy nhất bảo vệ Nam Đức và Áo chống cuộc tấn công của Pháp vào hướng này là Un-mơ, một cứ điểm kiên cố do một đội quân hỗn hợp người Ba-vi-e và người Vuyếc-tem-béc với quân số 10.000 người đóng giữ từ năm 1806. Nếu chiến tranh xảy ra, đội quân này có thể tăng lên đến 25.000 người, và ngoài ra 25.000 người có thể đóng trong một đồn binh được bố phòng kiên cố bên trong tường thành của cứ điểm. Ra-stát- một địa điểm mà người ta cho là một trở ngại lớn trên con đường vận động của quân Pháp- nằm trong thung lũng mà sông Muốc chảy qua. Công sự phòng ngự của thành phố này gồm có ba lô-cốt lớn khống chế khu vực xung quanh và nối liền với nhau bằng tường thành. Lô-cốt phía nam và phía tây tức lô-cốt "Lê-ơ-pôn" và "Phri-đrích" nằm ở tả ngạn sông Muốc; lô-cốt phía bắc gọi là "Lút-vích" ở hữu ngạn, nơi cũng có thành lũy kiên cố có thể đồn trú 25.000 người. Ra-stát ở cách sông Ranh 4 dặm, khu vực giữa sông và cứ điểm có rừng; do đó lô-cốt không cản trở được đạo quân vượt sông ở địa điểm ấy. Cứ điểm thứ hai là Lan-đau trước kia gồm ba lô- cốt: một ở phía nam, một ở phía đông và cái thứ ba ở phía tây bắc; những lô cốt này bị ngăn cách với thành phố bằng những đầm lầy nằm trên bờ một con sông nhỏ là Kvây. Lô- cốt phía nam và phía đông gần đây đã bị bỏ hoang và hiện nay chỉ có lô-cốt phía tây - bắc là sẵn sàng cho phòng ngự. Cứ điểm quan trọng nhất và ở vào địa thế thuận lợi nhất ở vùng này là Ghéc-mơ-xhai-mơ trên bờ sông Ranh. Nó khống chế một vùng rộng lớn hai bên bờ sông Ranh, và khiến cho dòng sông này trở thành nơi quân địch trên thực tế không thể tiến đến được cho đến tận Ma-in-xơ và Cô-blen-txơ. Cứ điểm này có thể làm dễ dàng rất nhiều cho sự tiến quân của quân đội vào Pphen-xơ vùng Ranh vì rằng ngoài chiếc cầu phao hiện có còn có thể bắc 2 hoặc 3 chiếc cầu nữa dưới sự yểm hộ của pháo của cứ điểm. Ghéc-mơ-xhai-mơ cũng có thể dùng làm căn cứ tác chiến cho đạo quân cánh trái bố trí trên tuyến sông Kvây. Ma-in-xơ là một trong những cứ điểm quan trọng nhất trên sông Ranh, nhưng nó bị mấy điểm cao ở bên cạnh khống chế, cho nên cần tăng số lượng công sự trong thành phố. Vì vậy ở đây chưa chắc đã đủ chỗ cho một đội quân đồn trú lớn. Toàn bộ khu vực giữa Ma-in-xơ và Bin-ghen hiện nay đã có công sự kiên cố, còn giữa Ma-in-xơ và cửa sông Mai-nơ (trên bờ bên kia sông Ranh) có 3 đồn binh lớn có bố phòng kiên cố. Còn về Cô-blen-txơ, theo ngài Phần Vít-đe-nơ khẳng định, muốn bao vây nó với hy vọng thành công nào đó thì cần có lực lượng vượt sáu lần số quân đồn trú của nó. Có thể là địch sẽ bắt đầu tấn công cứ điểm ấy bằng cuộc bắn pháo vào lô- cốt "A-lếch-xan-đrơ" từ điểm cao mang tên Cu-cốp-phơ, ở đây quân lính địch được sự che chở của rừng. Tác giả cũng mô tả những sự bố phòng ở Khiên và Vê- den nhưng không thêm được gì mới vào những điều mà mọi người đã biết.
TIỂU LUẬN VỀ CHIẾN TRANH
I
II
III
IV
NHỮNG THẮNG LỢI CỦA PHỔ
V
VI
VII
VIII
IX
X
KHỦNG HOẢNG CỦA CHIẾN TRANH
XI
XII
XIII[44]
XIV
XV
NHỮNG THẤT BẠI CỦA PHÁP
XVI
XVII
XVIII
LÀM THẾ NÀO ĐỂ ĐÁNH BẠI QUÂN PHỔ
XIX
TIN TỨC VỀ ĐÀM PHÁN[67]
XX
XXI
NHỮNG NGUYÊN TẮC CỦA CHẾ ĐỘ QUÂN SỰ PHỔ
XXII
XXIII
SỐ PHẬN THÀNH MÉT-XƠ
XXIV
XA-RA-GỐT- PA-RI
XXV
MÉT-XƠ THẤT THỦ
XXVI
SỰ BÀO CHỮA CỦA HOÀNG ĐẾ
CUỘC CHIẾN ĐẤU Ở PHÁP
XXVII
NHỮNG THỦ ĐÔ CÓ BỐ PHÒNG BẰNG CÔNG SỰ
XXVIII
TÌNH HÌNH QUÂN SỰ Ở PHÁP
XXIX
XXX
NHỮNG TRIỂN VỌNG CỦA CHIẾN TRANH
DU KÍCH PHỔ
XXXI
XXXII
TÌNH HÌNH QUÂN ĐỨC Ở PHÁP
XXXIII
XXXIV
XXXV
XXXVI
XXXVII
XXXVIII
XXXIX
XL
TÌNH HÌNH Ở PHÁP XÉT THEO QUAN ĐIỂM QUÂN SỰ
TAI HỌA CỦA BUỐC-BA-KI
Chú thích