watch sexy videos at nza-vids!
Truyện TIỂU LUẬN VỀ CHIẾN TRANH-XXXIV - tác giả Frederick Engels Frederick Engels

Frederick Engels

XXXIV

Tác giả: Frederick Engels

Từ lần nghiên cứu gần đây nhất của chúng tôi về tình hình của mỗi bên tham chiến ở các tỉnh[1*] tuy đã xảy ra khá nhiều cuộc chiến đầu nhưng có rất ít sự thay đổi. Điều đó chứng thực sự đúng đắn của quan điểm của chúng tôi cho rằng lúc này lực lượng hai bên hầu như ngang nhau.
Đạo quân phía tây của Săng-di giữ vị trí trước Lơ-măng đạo quân của công tước Mếch-clen-bua đương đầu với nó trên tuyến kéo dài từ Blua qua Văng-đôm đến Véc-nhây. Trong vùng phụ cận Văng-đôm đã xảy ra nhiều trận đánh lẻ tẻ, nhưng vị trí tương quan của hai đạo quân tham chiến không có sự thay đổi gì. Trong khi đó Săng-di đã tập hợp tất cả những người đã được huấn luyện và có vũ khí của trại Côn-li đã bị giải tán; có tin ông ta xây dựng trận địa kiên cố xung quanh Lơ-măng làm điểm tựa phòng khi rút lui và như người ta dự đoán, giờ đây ông ta lại tấn công. Vì ông Gam-béc-ta từ Boóc-đô đi Lơ-măng này 5 cho nên điều đó hoàn toàn có thể phù hợp với thực tế. Về quân số thực tế và tổ chức của quân đội của Săng-di, chúng tôi chỉ biết rằng trước khi rút lui về Lơ-măng ông ta có 3 quân đoàn. Chúng tôi biết rõ hơn chút ít về những đơn vị tác chiến trực tiếp với Săng-di; các đơn vị của công tước Mếch-clen-bua và các đơn vị thoạt đầu là đạo quân của hoàng thân Phn-đrích- Các-lơ đã hỗn hợp với nhau tới mức ordre de bataille[2*] ban đầu đã mất hiệu lực. Chúng tôi sẽ nghiên cứu những đội quân ấy như một đạo quân mà chúng đã tạo thành trên thực tế từ khi Phri-đrích-các-lơ phụ trách việc tổng chỉ huy; sự khác nhau chỉ là ở chỗ công tước Mếch-clen-bua chỉ huy những đơn vị bố trí à cheval[3*] sông Loa-rơ chính diện trông về phía tây, trong khi đó nằm dưới quyền chỉ huy trực tiếp của hoàng thân là những đơn vị bố trí dọc sông Loa-rơ từ Blua đến Giên chính diện trông về phía nam và theo dõi Buốc-ba-ki. Cả hai cụm quân ấy có 10 sư đoàn bộ binh và 3 sư đoàn kỵ binh, mà hơn nữa nhiều phân đội lớn đã được để lại đóng trên đường giao thông từ Côm-méc-xi qua Tơ-roay-ơ đến sông Loa-rơ; những đơn vị này chỉ kéo về dần khi các đơn vị lan-ve mới đến thay thế họ.
Ngày 11 tháng Chạp, hoàng thân Phri-đrích-các-lơ đến Bri-ác định tấn công Nê-véc để đánh bọc cánh phải của Buốc-ba-ki và cắt đường liên lạc trực tiếp của ông ta với những đơn vị đang tác chiến chống Véc-đe. Nhưng chỉ gần đây thôi chúng tôi mới biết rằng sau khi được tin về sự chống cự quyết liệt của Săng-di mà công tước Mếch-clen-bua bất ngờ gặp phải, hoàng thân Phri-đrích Các-lơ lập tức bỏ kế hoạch ấy và đưa đại bộ phận quân của mình quay trở lại tiến về Tua mà, như chúng ta đã biết, quân của hoàng thân đã tới, nhưng không tiến vào thành phố. Như vậy giờ đây chúng tôi biết rằng cuộc rút lui tài tình và dũng cảm của Săng-di đã bào đảm sự an toàn không những cho bản thân ông ta mà còn cho cả Buốc-ba-ki nữa. Viên tướng này hình như vẫn còn ở vùng phụ cận Buốc-giơ và Nê-véc. Nếu Buốc-ba-ki tiến về phía đông chống lại Véc-đe hoặc để cắt tuyến giao thông của quân Phổ như người ta dự đoán thì hiện giờ có lẽ chúng tôi đã có tin về ông ta. Rất có khả năng là ông ta đang tổ chức lại và bổ sung đạo quân của mình, và nếu như Săng-di chuyển sang tấn công thì nhất định chúng tôi cũng sẽ được tin về Buốc-ba-ki.
Ở phía bắc sông Xen, Man-toi-phen dùng quân đoàn 1 giữ Ru-ăng và vùng xung quanh đồng thời cử quân đoàn 8 đến Pi-các-đi. Quân đoàn này đã rơi vào tình trạng khó khăn ở đây. Tướng Phai-đéc-bơ không để cho đạo quân phía bắc của mình nằm im lâu. Trong ba tỉnh cực bắc nước Pháp từ sông Xôm-ma đến biên giới Bỉ có gần 20 cứ điểm quy mô khác nhau; mặc dầu hiện nay những cứ điểm ấy đã hoàn toàn vô dụng khi có những lực lượng lớn xâm nhập từ phía Bỉ, nhưng trong trường hợp này chúng lại tạo thành căn cứ tác chiến thích hợp nhất và hầu như kiên cố. Gần 200 năm trước, khi Vô-băng thiết kế vòng đai các điểm ba lớp ấy dĩ nhiên ông không hề nghĩ rằng chúng sẽ có thể được dùng cho quân đội Pháp làm một dinh lũy lớn, tựa như một cứ điểm bốn góc khuếch đại đã đối phó với quân địch tấn công từ trung tâm nước Pháp ra. Nhưng điều đó đã trở thành sự thực và mặc dầu khu vực này nhỏ hẹp đến đâu, trong trường hợp này, nó vẫn là kiên cố; thêm vào đó khu vực này rất quan trọng xét về mặt nguồn lực công nghiệp và mật độ dân số cao. Bị đánh bật trở lại vào nơi ẩn náu chắc chắn này sau trận chiến đấu gần Vin-le-Brơ-tan-nơ (27 tháng Mười một)[116] , phai-đéc-bơ đã tổ chức lại và bổ sung đạo quân của mình; gần cuối tháng Chạp ông lại tiến về A-mi-en và ngày 23 giao chiến với Man-toi-phen ở gần sông A-luy nhưng không phân thắng bại. Bên ông có 4 sư đoàn (theo số liệu của ông là 35.000 người) tham gia trận đánh này chống lại 2 sư đoàn của quân đoàn 8 Phổ (theo số liệu của Phổ là 24.000 người). Với so sánh lực lượng như vậy, ông ta đã chống lại được một viên danh tướng như Phôn Guê-ben, việc đó chứng minh rằng quân cảnh vệ lưu động và tân binh của ông ta đã có tiến bộ. Như chính ông ta đã nói, do băng giá và do sự thiếu thốn về quân nhu và vận tải, và có lẽ cũng do ông ta không tin rằng quân của ông ta có thể đứng vững trong ngày chiến đấu gay go thứ hai, nên ông ta đã rút lui hầu như không gặp trở ngại gì sang bên kia sông Xcác-pơ. Để lại phần lớn sư đoàn 16 để bảo vệ tuyến giao thông và bao vây Pê-rôn, Phôn Guê-ben chỉ đem sư đoàn 15 và đơn vị lưu động của hoàng thân An-brếch em (quân số giỏi lắm là bằng một lữ đoàn) tiến đến Ba-pôm và xa hơn nữa truy kích ông ta. Như vậy là bấy giờ triển vọng ở về phía 4 sư đoàn của Phai-đéc-bơ. Không hề do dự, ông rời trận địa có che chắn của mình và tấn công quân Phổ. Sau những cuộc chạm súng ngày 2 tháng Giêng mở đầu trận đánh, ngày hôm sau chủ lực hai bên đã đánh nhau ở phía trước Ba-pôm. Bản báo cáo rõ ràng của Phai-đéc-bơ, ưu thế lớn về số lượng của quân Pháp (8 lữ đoàn hoặc ít ra 33.000 người chống lại 3 lữ đoàn quân Phổ gồm từ 16.000 đến 18.000 người nếu xuất phát từ những số nêu trên kia về quân đội của hai bên khi xác định quân số), lời lẽ quanh co của Man-toi-phen khiến ta không còn hoài nghi gì về việc quân Pháp chiếm ưu thế trong trận ấy. Ngoài ra tính khoác lác của Man-toi-phen thì ở Đức ai cũng biết rõ; mọi người còn nhớ khi làm tổng đốc Slê-dơ-vích và nổi bật ở thân hình khá cao lớn, ông ta đã biểu thị sẵn sàng "đem thân thể bảo vệ từng tấc đất non sông". Trong tất cả các tin tức của Phổ thì tin của ông ta ngay cả sau khi đã qua sự kiểm duyệt của Véc-xây cũng chắc chắn là ít đáng tin nhất. Đồng thời Phai-đéc-bơ không phát triển thắng lợi của mình mà sau trận đánh đã rút về một thôn ở sau chiến trường mấy dặm vì vậy Pê-rôn không được giải phóng và như bản báo cáo đã chỉ rõ, quân Phổ đã thu được toàn bộ chiến quả của trận này. Không thể thừa nhận lý do mà Phai-đéc-bơ đưa ra để biện hộ cho sự rút lui của mình. Nhưng dù lý do của ông ta ra sao đi nữa, nếu như ông ta với quân đội của ông ta chỉ có thể đánh bại 8 lữ đoàn Phổ rồi rút lui thì ông ta không giải cứu được Pa-ri.
Trong khi đó Man-toi-phen nhanh chóng nhận được lực lượng tăng viện lớn. Sư đoàn 14 (của Ca-mê-cơ) thuộc quân đoàn 7 sau khi chiếm Mông-mê-đi và Mê-di-rơ có đội pháo công thành đi theo đã tiến vào khu vực tác chiến của Man-toi-phen. Trận đánh gần Guy-dơ hình như là một trong những giai đoạn của cuộc tiến quân ấy ; Guy-dơ nằm trên con đường cái chạy thẳng từ Mê-di-rơ đến Pê-rôn, mà Pê-rôn dĩ nhiên là cứ điểm tiếp theo sẽ bị bắn phá. Nếu quân Phổ luôn luôn thành công về mọi mặt thì sau Pê-rôn chắc chắn sẽ đến lượt Căm-brơ.
Ở phía đông -nam, Véc-đe liên tục rút lui kể từ ngày 27 tháng Chạp khi ông ta bỏ Đi-giông. Qua một thời gian người Đức mới nhắc tới việc đó còn lúc bấy giờ quân Phổ vẫn tiếp tục giữ hoàn toàn im lặng; tờ "Karlsruher Zeitung"[117] đã đăng thoáng qua tin ấy ở một góc khó nhìn thấy. Ngày 31, sau một trận đánh, ông ta cũng lại bỏ Grê, còn hiện nay ông ta đang ở Vê-du-lơ và yểm trợ cho cuộc vây đánh Ben-pho. Đạo quân Li-ông do Crê-me chi huy (nghe đồn ông ta là một sĩ quan Ha-nô-vơ lưu vong) đang truy kích Véc-đe, còn quá về phía tây Ga-ri-ban-đi hình như đang tấn công vào tuyến giao thông chính của quân Phổ. Theo tin tức cho biết thì Véc-đe đang chờ một lực lượng tăng viện là 36.000 người và sẽ ở Vê-du-lơ trong trạng huống khá an toàn, nhưng tuyến giao thông thì hình như còn xa mới được bảo đảm. Bây giờ chúng ta biết rằng viên tư lệnh quân đoàn 7 là tướng Sa-xtơ-rốp đã được phái đến đó và ông ta đã bắt liên lạc với Véc-đe. Nếu như ông ta không nhận nhiệm vụ gì khác hẳn thì sẽ chỉ huy sư đoàn 13 được các đơn vị lan-ve thay thế ở Mét-xơ; ngoài ra ông ta còn có trong tay những lực lượng khác để tiến hành những hoạt động chiến đấu tích cực. Hình như một tiểu đoàn của ông ta đã bị tấn công và nghe nói đã bị đánh bại ở gần Xô-li-ơ trên con đường từ ô-xe đi Sa-lôn trên sông Xô-na. Tình hình giao thông trên các tuyến đường sắt thứ yếu (không kể tuyến đường chính giữa Năng-xi và Pa-ri được bảo vệ tốt và tạm thời an toàn) ra sao, có thể thấy được qua bức thư gửi từ Sô-mông (Thượng Mác-nơ) cho tờ "Báo Khuên"[118]; tác giả bức thư than phiền rằng hiện nay du kích đã phá hoại lần thứ ba đường sắt giữa Sô-mông và Tơ-roay-ơ; trong lần gần đây nhất, ngày 24 tháng Chạp, họ đã tháo lỏng các thanh ray khiến cho một đoàn tầu chở 500 lính lan-ve đã trật bánh và phải dừng lại, sau đó du kích đã từ trong rừng bắn ra nhưng bị đánh lui. Phóng viên đó cho rằng hành động đó không những bất lương mà còn "hèn hạ" nữa. Giống hệt một lính giáp kỵ Áo ở Hung-ga-ri năm 1849 đã nói:"Bọn phiêu kỵ ấy chẳng phải là lũ đểu cáng hèn hạ sao? Chúng thấy rõ tôi mang giáp ngực mà vẫn cứ chém vào mặt tôi".
Đối với đạo quân bao vây Pa-ri, tình hình những tuyến giao thông đó là vấn đề sinh tử. Giao thông bị gián đoạn trong mấy ngày sẽ ảnh hưởng đến đạo quân ấy trong mấy tuần. Quân Phổ biết rõ điều đó và hiện đang tập trung toàn bộ lan-ve vào vùng tây bắc nước Pháp để khống chế một giải đất tương đối rộng, nhờ đó mà bảo đảm an toàn cho đường sắt của mình. Sự thất thủ Mê-di-rơ sẽ mở ra cho quân Phổ tuyến đường sắt thứ hai đi từ biên giới qua Ti-ôn-vin, Mê-di-rơ và Rêm-xơ; nhưng sườn của tuyến đường ấy bị hở ở phía đạo quân miền Bắc và do đó bị nguy hiểm. Nếu quân Pháp còn có khả năng giải phóng Pa-ri thì có lẽ cắt đứt tuyến giao thông đó là cách dễ hơn cả để làm việc đó.
---------------
Chú thích
[1*]. Xem tập này tr .286-290.
[2*]. trình tự chiến đấu
[3*]. hai bên bờ
TIỂU LUẬN VỀ CHIẾN TRANH
I
II
III
IV
NHỮNG THẮNG LỢI CỦA PHỔ
V
VI
VII
VIII
IX
X
KHỦNG HOẢNG CỦA CHIẾN TRANH
XI
XII
XIII[44]
XIV
XV
NHỮNG THẤT BẠI CỦA PHÁP
XVI
XVII
XVIII
LÀM THẾ NÀO ĐỂ ĐÁNH BẠI QUÂN PHỔ
XIX
TIN TỨC VỀ ĐÀM PHÁN[67]
XX
XXI
NHỮNG NGUYÊN TẮC CỦA CHẾ ĐỘ QUÂN SỰ PHỔ
XXII
XXIII
SỐ PHẬN THÀNH MÉT-XƠ
XXIV
XA-RA-GỐT- PA-RI
XXV
MÉT-XƠ THẤT THỦ
XXVI
SỰ BÀO CHỮA CỦA HOÀNG ĐẾ
CUỘC CHIẾN ĐẤU Ở PHÁP
XXVII
NHỮNG THỦ ĐÔ CÓ BỐ PHÒNG BẰNG CÔNG SỰ
XXVIII
TÌNH HÌNH QUÂN SỰ Ở PHÁP
XXIX
XXX
NHỮNG TRIỂN VỌNG CỦA CHIẾN TRANH
DU KÍCH PHỔ
XXXI
XXXII
TÌNH HÌNH QUÂN ĐỨC Ở PHÁP
XXXIII
XXXIV
XXXV
XXXVI
XXXVII
XXXVIII
XXXIX
XL
TÌNH HÌNH Ở PHÁP XÉT THEO QUAN ĐIỂM QUÂN SỰ
TAI HỌA CỦA BUỐC-BA-KI
Chú thích