watch sexy videos at nza-vids!
Truyện TIỂU LUẬN VỀ CHIẾN TRANH-XIX - tác giả Frederick Engels Frederick Engels

Frederick Engels

XIX

Tác giả: Frederick Engels

Công sự ở Pa-ri đã chứng tỏ giá trị của nó. Chỉ vì nhờ có nó mà hơn một tuần quân Đức vẫn không thể chiếm được thành phố. Năm 1814 trận chiến đấu kéo dài nửa ngày trên điểm cao Mông-mác-tơ-rơ đã buộc thành phố phải đầu hàng. Năm 1815 nhiều công sự bằng đất được xây dựng hồi đầu chiến dịch đã kìm chân quân địch được một thời gian; nhưng sự chống cự của các công sự này sẽ rất ngắn nếu như quân đồng minh không hoàn toàn tin tưởng rằng thành phố sẽ đầu hàng không qua chiến đấu[65]. Trong cuộc chiến tranh hiện nay, quân Đức chỉ trông đợi ở giới ngoại giao một điều là họ đừng can thiệp vào hoạt động quân sự của chúng. Và những hoạt động quân sự ấy trước trung tuần tháng Chín diễn ra nhanh chóng, mãnh liệt và kiên quyết đã trở thành chậm chạp, do dự, tâtonnante[1*] từ ngày mà các đạo quân Đức tiến vào phạm vi khống chế cửa dinh lũy lớn và Pa-ri. Điều đó hoàn toàn tự nhiên. Chỉ riêng việc bao vây một thành phố lớn như vậy đã đòi hỏi thời gian vô sự thận trọng ngay khi tiếp cận nó với một đạo quân 200.000 hoặc 250.000 người. Thậm chí lực lượng như thế vị tất đủ bao vây thực sự thành phố này từ tất cả các mặt. mặc dù trong trường hợp này thành phố không có một đạo quân thích hợp với những trận đánh lớn và với hoạt động dã chiến. Tình trạng Pa-ri không có một đạo quân như thế đã được chứng minh một cách hết sức hùng hồn bằng kết quả bi thảm của cuộc xuất kích của tướng Đuy-cơ-rô gần Mơ-đông[66]. Ở đây quân chủ lực đã hành động rõ ràng là tồi hơn quân vệ binh quốc gia, họ đã thực sự "tháo chạy", dẫn đầu là lính du-a-vơ nồi tiếng. Điều đó rất dễ giải thích. Cựu binh chủ yếu là binh sĩ của các quân đoàn Mác-ma-hông, Đơ Phai-i và Phê-lích Du-ê đã chiến đấu ở Vuếc-thơ, họ đã hoàn toàn mất tinh thần do hai cuộc rút lui tai họa và 6 tuần lễ liên tục thất bại; hoàn toàn tự nhiên là những điều kiện ấy ảnh hưởng đặc biệt mạnh mẽ đến lính đánh thuê vì rằng lính du-a-vơ chủ yếu gồm những người đi lính thay cho những người bị gọi nhập ngũ, họ không đáng có một tên gọi khác. Người ta hy vọng dùng những người như thế để đem lại tinh thần bất khuất cho tân binh chưa được huấn luyện bị bồ sung vào các tiểu đoàn chủ lực đã bị sứt mẻ. Sau sự kiện ấy, có thể chờ đợi những cuộc xuất kích nhỏ có thể thắng lợi ở nơi nào đó, nhưng chưa chắc sẽ có những trận đánh ở địa hình trống trải.
Thêm nữa, quân Đức khẳng định rằng pháo của họ khống chế Pa-ri từ những điểm cao gần Xô, nhưng không thể tin vào lời nói đó. Nhưng điểm cao gần nhất mà họ có thể bố trí bất cứ đơn vị pháo nào ở phía trên Phông-ten-ô-rô-dơ đều cách pháo đài Van gần 1.500 mét do đó cách trung tâm thành phố đến 8.000 mét hoặc 8.700 i-ác-đơ. Quân Đức không có pháo dã chiến mạnh hơn cái gọi là pháo nòng có rãnh 6 phun (đạn nặng chừng 15 phun), mà dù họ có pháo nòng có rãnh 12 phun với đạn nặng 32 phun thì tầm bắn xa nhất của pháo này cũng không vượt 4.500- 5.000 mét theo góc bắn mà càng pháo cho phép. Do đó lời khoác lác như thế chắc chắn không dọa được người Pa-ri. Chừng nào mà ít ra hai pháo đài chưa bị chiếm thì Pa-ri chẳng sợ gì bị pháo kích, nhưng , ngay cả khi đó thì đạn pháo cũng rất tản mạn trên diện tích rộng của thành phố nên tổn thất sẽ tương đối nhỏ, còn như ảnh hưởng về tinh thần thì hầu như bằng số không. Ta hãy xem, để đánh Xtơ-ra-xbua người ta đã sử dụng một khối lượng pháo lớn như thế nào, thế thì để buộc Pa-ri phải đầu hàng, người ta cần phải có nhiều pháo hơn gấp bao nhiêu nữa cho dù chúng ta chú ý rằng cuộc tấn công chính quy dựa vào hào song song đương nhiên chỉ hạn chế ở một đoạn nhỏ của công sự cứ điểm? Chừng nào mà quân Đức chưa thể tập trung được vào ngay sát Pa-ri tất cả pháo binh ấy với đạn dược và tất cả vật tư cần thiết khác thì chừng đó Pa-ri còn an toàn. Chỉ khi nào tất cả các phương tiện vây đánh đã chuẩn bị xong thì mới xuất hiện sự nguy hiểm thật sự.
Bây giờ chúng ta thấy rõ rằng công sự của Pa-ri có sức mạnh to lớn như thế nào. Nếu như cộng thêm vào sức mạnh thụ động ấy vào cái lực lượng chỉ đơn thuần có đề kháng thôi ấy, sức mạnh tích cực tức lực lượng tấn công của quân đội chân chính thì ý nghĩa của công sự sẽ tăng lên ngay tức khắc. Trong khi quân vây đánh không tránh khỏi bị sông Xen và Mác-nơ chia cắt ít ra thành ba cụm độc lập không thể liên lạc với nhau bằng cách nào khác hơn là những chiếc cầu xây dựng ở phía sau trận địa của họ, tức là chỉ có thể liên lạc với nhau bằng đường vòng mất nhiều thời gian, thì chủ lực của quân đội Pa-ri có thể dùng lực lượng ưu thế tùy ý tấn công bất cứ cụm nào trong ba cụm ấy, gây cho chúng thiệt hại, phá hoại bất cứ công sự nào được bắt đầu xây dựng và rút lui dưới sự yểm trợ của các pháo đài trước khi viện binh của quân bao vây tới. Nếu quân hiện có ở Pa-ri không quá yếu so với lực lượng vây đánh thì nó có thể làm cho việc vây kín cứ điểm không thể thực hiện được hoặc có thể chọc thủng vòng vây bất cứ lúc nào. Việc bao vây kín một cứ điểm bị vây là cần thiết đến mức nào nếu cứ điểm ấy có thể nhận viện binh từ bên ngoài, điều đó có thể thấy được qua ví dụ Xê-va-xtô-pôn, ở đây cuộc bao vây bị kéo dài chỉ vì viện binh của Nga thường xuyên đến được qua khu bắc cứ điểm mà lối vào chỉ bị cắt đứt vào phút cuối cùng. Chiến sự ở Pa-ri càng phát triển thì càng thấy rõ sự khinh suất hoàn toàn của các tướng lĩnh của Na-pô-lê-ông trong cuộc chiến tranh này, vì sự khinh suất ấy mà hai đạo quân đã bị hy sinh, còn Pa-ri bị bỏ lại không có phương tiện chủ yếu để bảo vệ, không có lực lượng có thể tấn công để đánh trả tấn công.
Còn như việc cung cấp lương thực cho một thành phố lớn như vậy thì chúng tôi thấy dường như thậm chí lại ít khó khăn hơn so với các cứ điểm nhỏ hơn khi bị vây. Một thủ đô như Pa-ri không những có tổ chức thương nghiệp tốt để cung cấp lương thực cho mình bất cứ lúc nào mà còn vừa là thị trường chính và vừa là khu vực kho tàng mà người ta đem nông phẩm của một vùng rộng lôn đến đây trao đổi. Lợi dụng những điều kiện thuận lợi ấy, một chính phủ tích cực có thể dễ dàng thi hành những biện pháp để chuẩn bị dồi dào dự trữ cho suốt thời gian bị vây lâu trung bình. Chúng tôi không thể phán đoán người ta có làm việc đó hay không nhưng chúng tôi không thấy nguyên nhân khiến cho việc ấy không thể làm được, mà hơn nữa lại làm một cách nhanh chóng.
Dù sao, nếu cuộc chiến đấu sẽ tiếp tục "đến cùng" như chúng tôi nghe người ta nói hiện nay, thì sau khi các hoạt động vây đánh, bắt đầu cuộc chống cự chắc sẽ không dài. Lớp đá bao ngoài của các e-xcác-pơ[2*] hầu như hoàn toàn phơi ra trước hỏa lực địch còn tình trạng thiếu ra-vơ-lanh trước của các cua-tin làm thuận lợi cho sự vận động của quân bao vây và cho việc mở đột phá khẩu ở tường cứ điểm. Quy mô nhỏ của pháo đài chỉ cho phép chứa một số lượng hạn chế quân phòng thủ; sự chống cự của họ đối với cuộc công kích sẽ không thể mãnh liệt nếu họ không được sự chi viện của bộ đội xuất kích qua khoảng cách giữa các pháo đài. Nếu như chiến hào có thể đào đến tận gla-xi của pháo đài và quân đội Pa-ri không phá hủy được những chiến hào đó bằng những cuộc xuất kích như thế thì điều đó chứng tỏ rằng đạo quân ấy quá yếu- về sồ lượng, tổ chức và tinh thần- nên không thể tiến hành cuộc xuất kích với triển vọng thắng lợi trong đêm tấn công.
Sau khi, dù chỉ là mấy pháo đài bị chiếm, chắc rằng thành phố sẽ từ bỏ cuộc chiến đấu tuyệt vọng. Nếu không, hoạt động vây đánh chắc chấn lại được tiến hành, sẽ mở mấy đột phá khẩu và lại đòi thành phố phải đầu hàng. Nếu đòi hỏi ấy lại bị cự tuyệt, thì, bấy giờ, sẽ có thể diễn ra cuộc chiến đấu cũng tuyệt vọng như thế trên chiến lũy. Chúng tôi hy vọng rằng thành phố tránh được những sự hy sinh vô ích như thế.

-------------------
Chú thích
[1*]. rụt rè, tiến hành một cách dò dẫm
[2*]. escarpe: bờ dốc lòng của hào.
TIỂU LUẬN VỀ CHIẾN TRANH
I
II
III
IV
NHỮNG THẮNG LỢI CỦA PHỔ
V
VI
VII
VIII
IX
X
KHỦNG HOẢNG CỦA CHIẾN TRANH
XI
XII
XIII[44]
XIV
XV
NHỮNG THẤT BẠI CỦA PHÁP
XVI
XVII
XVIII
LÀM THẾ NÀO ĐỂ ĐÁNH BẠI QUÂN PHỔ
XIX
TIN TỨC VỀ ĐÀM PHÁN[67]
XX
XXI
NHỮNG NGUYÊN TẮC CỦA CHẾ ĐỘ QUÂN SỰ PHỔ
XXII
XXIII
SỐ PHẬN THÀNH MÉT-XƠ
XXIV
XA-RA-GỐT- PA-RI
XXV
MÉT-XƠ THẤT THỦ
XXVI
SỰ BÀO CHỮA CỦA HOÀNG ĐẾ
CUỘC CHIẾN ĐẤU Ở PHÁP
XXVII
NHỮNG THỦ ĐÔ CÓ BỐ PHÒNG BẰNG CÔNG SỰ
XXVIII
TÌNH HÌNH QUÂN SỰ Ở PHÁP
XXIX
XXX
NHỮNG TRIỂN VỌNG CỦA CHIẾN TRANH
DU KÍCH PHỔ
XXXI
XXXII
TÌNH HÌNH QUÂN ĐỨC Ở PHÁP
XXXIII
XXXIV
XXXV
XXXVI
XXXVII
XXXVIII
XXXIX
XL
TÌNH HÌNH Ở PHÁP XÉT THEO QUAN ĐIỂM QUÂN SỰ
TAI HỌA CỦA BUỐC-BA-KI
Chú thích