watch sexy videos at nza-vids!
Truyện TIỂU LUẬN VỀ CHIẾN TRANH-XXIX - tác giả Frederick Engels Frederick Engels

Frederick Engels

XXIX

Tác giả: Frederick Engels

Bão táp chờ đợi từ lâu rút cục đã nổ ra. Sau một thời kỳ dài hành quân và cơ động của cả hai bên, chỉ xảy ra những cuộc đụng độ nhỏ và chiến đấu du kích, chiến tranh lại bước vào một trong những thời kỳ gay go trong đó tiếp sau đòn đánh này lại đến ngay đòn đánh khác. Ngày 27 tháng Mười một, đạo quân phía bắc của Pháp bị thua ở A-mi-en; ngày 28 đại bộ phận đạo quân Loa-rơ bị hoàng thân Phri-đrích-các-lơ đánh tan ở gần Bông-la-rô-lăng; ngày 29 Tơ-rô-suy đánh thọc ra ở phía nam Pa-ri nhưng thất bại, ngày 30 có lẽ ông ta tấn công quân Dắc-den và quân Vuyếc-tem-béc bao vây phía đông-bắc Pa-ri, bằng tất cả những đơn vị có thể sử dụng được để thực hiện việc đó.
Các loại hành động khác nhau ấy là kết quả của tác chiến hiệp đồng, mà tác chiến hiệp đồng, như chúng tôi đã nhiều lần chỉ rõ[1*], là khả năng duy nhất để quân Pháp giành thắng lợi. Nếu như đạo quân phía bắc kém địch về số lượng có thể kiềm chế 2 quân đoàn của Man-toi-phen, ngăn cản chúng tăng cường cho thái tử Dắc-den đang chiếm giữ những trận địa bọc quanh phía bắc Pa-ri thì đạo quân đó đã được sử dụng đúng đắn. Nhưng tình hình lại khác. Cuộc tấn công của nó trên địa hình trống trải đã nhanh chóng bị quân Phổ ít hơn nó về số lượng chặn lại, vì qua so sánh các tin khác nhau thì rõ ràng là chỉ có một quân đoàn của Man-toi-phen tham gia trận đánh. Đạo quân phía bắc có lẽ sẽ được sử dụng tốt hơn nếu như các đơn vị dã chiến của nó được phái đi bằng tàu hỏa về phía nam đến Lơ-măng hoặc nó thường xuyên quấy rối các đội cảnh giới và đơn vị lẻ của Man-toi-phen, nhưng chỉ tham gia chiến đấu ở ngay sát một trong vô số cứ điểm phía bắc là căn cứ tác chiến của nó. Nhưng trong tình hình hiện tại của Pháp và với quân đội gồm tân binh của nó, người chỉ huy không phải bao giờ cũng có thể rút lui dù điều đó cần thiết về mặt chiến lược; cách hành động như thế có thể làm cho quân đội mất tinh thần thậm chí hơn cả sự thất bại hoàn toàn. Trong trường hợp này, đạo quân phía bắc tìm được nơi ẩn nấp chắc chắn trong các cứ điểm của mình, ở đó nó có thể tiến hành chấn chỉnh, thì Môn-tơ-kê chưa chắc đã muốn cử ngay Man-toi-phen bám sát nó đến tận đó. Nhưng trong khi đó Man-toi-phen giờ đây có thể tự do vận động theo bất cứ hướng nào khác và nếu, như tin từ Li-lơ cho biết (tuy tin này bị bác bỏ), ông ta lại bỏ A-mi-en và cấp tốc quay về Pa-ri thì chúng ta không thể không thừa nhận rằng đạo quân phía bắc đã không hoàn thành được nhiệm vụ của nó.
Ở phía tây, quân đoàn 21 của Pháp ở Lơ-măng và quân đoàn 22 (trước do Kê-rát-ri chỉ huy) ở trạm Côn-li cho tới nay đã kéo được quân của đại công tước Mếch-clen-bua ra xa Pa-ri mà bản thân các quân đoàn ấy không sa vào nguy cơ thất bại nặng. Dự đoán của chúng tôi cho rằng những đơn vị quân Đức ấy dường như đã tiến quá xa trong sự vận động của nó[2*] hình như đã được các tin của Pháp nhất trí xác nhận, theo những tin này thì quân Đức lại bỏ những vị trí mà họ đã chiếm cách đây không lâu ở đông và đông-nam Lơ-măng và những vị trí này lại chuyển về tay quân Pháp. Nhưng hình như quân Pháp không dùng quân chính quy của mình để truy kích địch một cách đủ kiên quyết vì chúng tôi không nhận được tin tức gì về trận đánh lớn nào cả; do đó về mặt kiềm chế những đội quân trực diện với mình, đạo quân phía tây thu được thắng lợi không lớn hơn đạo quân phía bắc. Đạo quân phía tây hiện nay ở đâu và đang làm gì, chúng tôi không nhận được tin; có thể là cuộc tranh cãi bất ngờ giữa Kê-rát-ri và Gam-béc-ta đã làm tê liệt sự vận động của nó đúng vào giờ phút quyết định nhất. Dù sao nếu như nó không thể đánh bại cũng không thể kiềm chế quân của công tước Mếch-clen-bua thì hành động sáng suốt nhất của nó là cử những đơn vị nào của nó được cung cấp đủ trang bị và được tổ chức để hành quân bằng đường sắt đến chỗ đạo quân Loa-rơ để mở trận tấn công chính bằng những lực lượng tập trung.
Cuộc tấn công chính ấy chỉ có thể do đạo quân Loa-rơ tiến hành, nó gồm chủ lực của toàn bộ lực lượng dã chiến hiện nay của Pháp, và cuộc tấn công này chi có thể đánh vào hoàng thân Phri-đrích-các-lơ vì đạo quân của ông ta là đạo quân đông nhất trong 3 đạo quân yểm hộ cuộc bao vây Pa-ri. Theo tin tức cho biết thì đạo quân Loa-rơ gồm các quân đoàn 15, 16, 17 và 19 của Pháp - những quân đoàn này đã có một thời gian ở phía trước Oóc-lê-ăng, cũng như quân đoàn 18 (hiện do Buốc-ba-ki chi huy) và quân đoàn 20 bố trí bên kia sông Loa-rơ làm đội dự bị. Vì cả 2 quân đoàn 18 và 20 đều tham gia những trận đánh ngày 28 tháng Mười một - với toàn bộ hoặc một phần lực lượng- cho nên hình như trước đó chúng đã vượt sông Loa-rơ và do đó tất cả 6 quân đoàn ấy rất có thể là đã được sử dụng để tấn công vào đạo quân thứ hai của Đức. Trong cuộc chiến tranh này, một quân đoàn của Pháp bao giờ cũng gồm 3 hoặc 4 sư đoàn bộ binh. Theo ordre de bataiue[3*] đăng trên tạp chí quân sự ở Viên "Kamerad" ra cách đây chừng hai tuần thì quân đoàn 15 có 5 lữ đoàn được phiên chế thành 2 sư đoàn; quân đoàn 16 có 4 lữ đoàn được phiên chế thành 2 sư đoàn, quân đoàn 18 có 10 lữ đoàn được phiên chế thành 3 sư đoàn. Dù chúng ta có bỏ qua tin của tờ "Journal de Bruxelles"[107] nói rằng đạo quân Loa-rơ được bổ sung đầy đủ thành 18 sư đoàn bộ binh (nghĩa là mỗi quân đoàn 3 sư đoàn) trong lúc nhiều sư đoàn chắc chắn vẫn còn đang ở giai đoạn phiên chế thì vẫn không nghi ngờ gì là cuộc tấn công ngày 28 có thể do 12 hoặc 15 sư đoàn tiến hành chứ không phải 5 hoặc nhiều nhất là 6 sư đoàn. Đặc điểm của đơn vị cấu thành đạo quân Loa-rơ là chúng đã bị kẻ địch kém xa về số lượng đánh bại vì chi có 3 sư đoàn bộ binh (2 sư đoàn của quân đoàn 10 và sư đoàn 5) hoặc chưa đầy một nửa đạo quân thứ hai của Đức tác chiến với họ. Dù sao thì đạo quân Loa-rơ chắc chắn cũng đã thua rất nặng: chứng thực cho điều này không chỉ là những tin của Đức mà còn cả tình hình là đạo quân Loa-rơ từ đó đến nay chưa có cố gắng nào mở cuộc tấn công mới bằng lực lượng tập trung hơn.
Từ tất cả những điều đó phải rút ra kết luận là ý đồ giải phóng Pa-ri bằng những lực lượng từ bên ngoài đã tạm thời thất bại. Nó thất bại bởi vì một là quân Pháp đã bỏ lỡ thời cơ vô giá tồn tại trong tuần lễ trước, khi đạo quân thứ nhất và đạo quân thứ hai của Đức tới, hai là khi mở những cuộc tấn công, họ đã thiếu sự mãnh liệt cần thiết và thiếu sự tập trung binh lực cần có. Những đơn vị mới thành lập cấu thành đạo quân mới của Pháp nếu không gấp đôi địch về số lượng thì không thể hy vọng giành ngay được thắng lợi trong chiến đấu với những binh sĩ có kinh nghiệm tác chiến với họ; và vì thế sẽ sai lầm gấp đôi nếu đưa họ ra chiến đấu mà không chăm lo sao cho mỗi chiến sĩ, mỗi con ngựa và mỗi khẩu pháo mà mình có thể có đều phải được thực sự gửi ra chiến trường.
Đồng thời chúng tôi không cho rằng thất bại ở A-mi-en và Bông-la-rô-lăng sẽ có những hậu quả nghiêm trọng khác nào đó ngoài sự phá sản của các kế hoạch giải phóng Pa-ri. Đường rút lui của đạo quân phía tây và đạo quân Loa-rơ hoàn toàn được bảo đảm nếu không mắc sai lầm nghiêm trọng. Đại bộ phận hai đạo quân ấy chưa bị thiệt hại vì thua trận. Những đơn vị quân Đức tác chiến chống hai đạo quân ấy sẽ có thể truy kích họ xa đến đâu là tùy thuộc vào sức kháng cự của nhân dân và chiến tranh du kích nghĩa là tùy thuộc vào những nhân tố mà quân Phổ với đặc tính riêng biệt của nó, đã gây ra ở mọi nơi mà chúng đi qua. Bây giờ chẳng cần phải lo rằng hoàng thân Phri-đnch-các-lơ sẽ đi từ Oóc-lê-ăng đến Boóc-đô mà không vấp phải sự chống cự nào cũng như thái tử đã đi từ Mét-xơ đến Rêm-xơ. Do cần phải chiếm đóng một cách chắc chắn một vùng lãnh thồ rộng lớn trước khi có thể tiếp tục tấn công về phía nam (không chỉ bằng toàn những đơn vị lưu động lớn), 7 sư đoàn của hoàng thân Phri-đrích-các-lơ sẽ nhanh chóng phân tán trên một không gian rộng lớn và lực lượng của chúng cần thiết cho cuộc xâm nhập sẽ hoàn toàn bị sử dụng hết. Thời gian đó là cái cần thiết cho nước Pháp. Một khi tinh thần kháng chiến của nhân dân đã được thức tỉnh thì nước Pháp còn có thể tranh thủ được thời gian đó. Vũ khí sản xuất ra trong 3 tháng qua chắc chắn khắp nơi sẽ có hầu như đầy đủ, còn số lượng chiến sĩ đang tăng lên hàng tuần tất phải tăng lên không ngừng trong một thời gian nhất định.
Còn về 2 cuộc đánh chọc ra ở Pa-ri thì các tin nhận được cho đến khi viết bài này đều quá ư mâu thuẫn và quá ư mập mờ nên không thể có được một ý kiến dứt khoát nào đó. Nhưng hình như những kết quả đạt được cho đến chiều ngày 30 tháng Mười một, như bản thân Tơ-rô-suy thừa nhận, hoàn toàn không đem lại căn cứ gì cho những tiếng hoan hô thắng lợi nổi lên ở Tua. Ngoài ra tất cả những đia điểm mà quân Pháp còn giữ ở phía nam sông Mác-nơ vẫn được hỏa lực của các pháo đài ở Pa-ri che chở; một địa điểm duy nhất ở ngoài phạm vi hỏa lực của những pháo đài ấy mà quân Pháp đã giữ được một thời gian là Mông-mê-li thì lại phải rút bỏ. Rất có thể là bôm qua lại xảy ra chiến đấu ở ngoại ô Pa-ri, hôm nay có lẽ ở Oóc-lê-ăng và Lơ-măng; dù sao mấy ngày gần đây cũng chắc chắn sẽ quyết định kết cục của cuộc khủng hoảng thứ hai của chiến tranh, kết cục này chắc chắn sẽ quyết định số phận của Pa-ri.
-----------------
Chú thích
[1*]. Xem tập này. tr. 230, 242-243.
[2*]. Xem tập này. tr. 249.
[3*]. trình tự chiến đấu
TIỂU LUẬN VỀ CHIẾN TRANH
I
II
III
IV
NHỮNG THẮNG LỢI CỦA PHỔ
V
VI
VII
VIII
IX
X
KHỦNG HOẢNG CỦA CHIẾN TRANH
XI
XII
XIII[44]
XIV
XV
NHỮNG THẤT BẠI CỦA PHÁP
XVI
XVII
XVIII
LÀM THẾ NÀO ĐỂ ĐÁNH BẠI QUÂN PHỔ
XIX
TIN TỨC VỀ ĐÀM PHÁN[67]
XX
XXI
NHỮNG NGUYÊN TẮC CỦA CHẾ ĐỘ QUÂN SỰ PHỔ
XXII
XXIII
SỐ PHẬN THÀNH MÉT-XƠ
XXIV
XA-RA-GỐT- PA-RI
XXV
MÉT-XƠ THẤT THỦ
XXVI
SỰ BÀO CHỮA CỦA HOÀNG ĐẾ
CUỘC CHIẾN ĐẤU Ở PHÁP
XXVII
NHỮNG THỦ ĐÔ CÓ BỐ PHÒNG BẰNG CÔNG SỰ
XXVIII
TÌNH HÌNH QUÂN SỰ Ở PHÁP
XXIX
XXX
NHỮNG TRIỂN VỌNG CỦA CHIẾN TRANH
DU KÍCH PHỔ
XXXI
XXXII
TÌNH HÌNH QUÂN ĐỨC Ở PHÁP
XXXIII
XXXIV
XXXV
XXXVI
XXXVII
XXXVIII
XXXIX
XL
TÌNH HÌNH Ở PHÁP XÉT THEO QUAN ĐIỂM QUÂN SỰ
TAI HỌA CỦA BUỐC-BA-KI
Chú thích