V
Tác giả: Frederick Engels
Thứ bảy ngày 6 tháng Tám là một ngày nguy kịch của thời kỳ đầu chiến dịch. Những tin tức đầu tiên của Đức hết sức kín đáo đã che đậy hơn là chỉ rõ ý nghĩa quan trọng của những kết quả đạt được trong ngày đó. Chỉ có dựa vào những báo cáo đầy đủ hơn sau này và một số điều thú nhận lúng túng của các báo cáo của Pháp chúng ta mới có thể phán đoán về toàn bộ sự thay đổi của tình hình quân sự xảy ra ngày thứ bảy.
Trong khi Mác-ma-hông bại trận ở sườn đông dãy núi Vô-he-dơ thì 3 sư đoàn của Phrốt-xa và ít ra 1 trung đoàn của quân đoàn Ba-den - tức quân đoàn 69,- cả thảy là 42 tiểu đoàn - đã bị sư đoàn Ca-mê-cơ của quân đoàn 7 (Ve-xtơ-pha-li) và 2 sư đoàn - sư đoàn của Bác-nhe-cốp và sư đoàn của Stuýp-na-gen - của quân đoàn 8(Ranh)- cả thảy là 37 tiểu đoàn- đẩy lùi từ điểm cao ở phía nam Xác-bruých-kên cho đến quá Phoóc-ba-khơ và xa hơn nữa. Vì các tiểu đoàn Đức có quân số đông hơn nên số quân được tung vào tác chiến hầu như ngang nhau nhưng quân Pháp chiếm ưu thế về trận địa. Cánh trái của Phrốt-xa có 7 sư đoàn bộ binh của Ba-den và La-đmi-rô và ở phía sau Phrốt-xa có 2 sư đoàn cận vệ Nhưng trừ một trung đoàn đã nói ở trên, không có một người nào thuộc tất cả các sư đoàn ấy đi cứu viện Phrốt-xa bất hạnh. Sau thất bại thảm hại, ông ta buộc phải rút lui và hiện nay ông ta cũng như Ba-den, La-đmi-rô và quân cận vệ .đang cùng toàn bộ quân đội của họ rút về Mét-xơ. Quân Đức truy kích bên rút lui và chủ nhật đã ở Xanh-a-vôn, và thế là toàn bộ Lo-ren-nơ cho đến tận Mét-xơ đã bỏ ngỏ trước sự tấn công của họ.
Trong lúc đó, Mác-ma-hông, Đơ phai-i và Can-rô-béc rút lui không phải về Bi-trơ như thoạt đầu người ta đã nêu lên mà là về Năng-xi; chủ nhật, bộ tư lệnh của Mác-ma-hông đóng ở Xa-véc-nơ. Từ đó thấy rằng 3 quân đoàn này không những bị đánh bại mà còn bị đẩy lùi về một hướng khác với đường rút lui của các đơn vị khác của quân đội. Như thế là ưu thế chiến lược chúng ta phân tích hôm qua mà thái tử cố giành lấy bằng cuộc tấn công của mình, xem ra đã đạt được ít ra là một phần. Trong lúc hoàng đế rút thẳng về phía tây, Mác-ma-hông ngày càng đi chệch về hướng nam và vị tất đã đến được Luy-nê-vin vào lúc 4 quân đoàn còn lại tập trung dưới sự yểm hộ của Mét-xơ. Nhưng khoảng cách từ Xác-gơ-min đến Luy-nê-vin chỉ xa hơn từ Xa-véc-nơ đến Luy-nê-vin có mấy dặm. Và không nên nghĩ rằng trong khi Stai-nơ-me-xơ truy kích hoàng đế, còn thái tử cố gắng đuổi kịp Mác-ma-hông ở đường núi hẹp của dãy núi Vô-he-dơ thì hoàng thân Phri-đrích-Các-lơ, vào chủ nhật, đã ở Blít-xca-xen với đội tiền vệ ở nơi nào đó gần Xác gơ-min, sẽ khoanh tay đứng nhìn. Toàn bộ phía Bắc Lo-ren-nơ là chiến trường tuyệt vời cho ky binh, còn thời bình thì ở Luy-nê-vin bao giờ cũng có bộ tư lệnh đại bộ phận ky binh Pháp đóng ở ngoại ô Luy-nê-vin. Trong tình hình kỵ binh Đức chiếm ưu thế về số lượng cũng như chất lượng khó mà giả định rằng đại bộ phận binh chủng ấy sẽ không được ném ngày tức khắc vào hướng Luy-nê-vin để cắt tuyến giao thông giữa Mác-ma-hông và hoàng đế, phá hoại các cầu đường sắt trên tuyến Xtơ-ra-xbua - Năng-xi và nếu có thể phá cả những cầu qua sông Mớc-tơ. Thậm chí có khả năng là quân Đức thọc được cả bộ binh của nó vào giữa hai bộ phận bị chia cắt đó của quân Pháp, buộc Mác-ma-hông phải rút lui xa nữa về phía nam và đi con đường vòng xa hơn để nối lại liên lạc với bộ phận còn lại của quân đội. Một cái gì như thế đã xảy ra, ta có thể thấy rõ điều đó qua việc hoàng đế thừa nhận rằng thứ bảy liên lạc giữa ông với Mác-ma-hông đã bị cắt đứt; đồng thời người ta đã thấy được dấu hiệu không lành của sự sợ hãi trước những hậu quả nghiêm trọng hơn trong tin tức về sự dự kiến di chuyển tổng hành dinh quân Pháp đến Sa-lôn.
Như vậy trong 8 quân đoàn quân Pháp, 4 quân đoàn đã bị đánh tan hoàn toàn hoặc hầu như hoàn toàn, và, hơn nữa, lần nào cũng bị đánh tan từng bộ phận một, còn chỗ đóng quân của một quân đoàn, quân đoàn 7 (của Phe-lích Du-ê) thì hoàn toàn không rõ. Chiến lược dẫn đến những sai lầm như thế thật chẳng hơn gì chiến lược của người Áo khi họ hoàn toàn bất lực. Nó làm chúng ta nhớ đến không phải Na-pô-lê-ông mà là Bô-li-ơ, Mác, Duy-lai và những kẻ tương tự. Xin hãy tưởng tượng Phrốt-xa phải chiến đấu suốt ngày ở Phoóc-ba-khơ trong khi ở cánh trái ông ta cách phòng tuyến sông Xa-rơ không quá 10 dặm hoặc khoảng 10 dặm, 7 sư đoàn chi đứng nhìn? Điều đó hoàn toàn không thể giải thích được nếu như không giả định rằng binh lực quân Đức trực diện với những sư đoàn ấy đủ sức để cản trở những sư đoàn ấy chi viện cho quân của Phrốt-xa hoặc giúp đỡ Phrốt-xa bằng cuộc tấn công độc lập của mình. Nhưng người ta chỉ có thể đưa ra lý do duy nhất có thể đưa ra ấy trong điều kiện quân Đức, như trước sau chúng tôi vẫn nói thế, định giáng đòn công kích có tính chất quyết đinh bằng cánh quân phải ngoài cùng của họ. Sự rút lui vội vã về Mét-xơ lại chứng thực cách nhìn đó, nó hết sức giống với ý đồ kịp thời rút khỏi một trận địa mà giao thông liên lạc với Mét-xơ đã bị đe dọa. Chúng tôi không biết những đơn vị nào của quân Đức trực diện với các sư đoàn của La-đmi-rô và Ba-den và có thể là bọc sườn những sư đoàn này, nhưng không nên quên rằng trong số 7 sư đoàn hoặc nhiều hơn nữa của Stai-nơ-me-xơ chi có 3 tham gia chiến đấu.
Trong khi đó lại xuất hiện thêm một quân đoàn Bắc Đức nữa là quân đoàn 6 hoặc Thượng Xi-lê-di. Thứ năm tuần trước nó đã đi qua Khiên và hiện nay ở dưới quyền của Stai-nơ-me-xơ hoặc Phri-đrích-Các-lơ mà báo "Times" tiếp tục khăng khăng quả quyết rằng viên tướng này hiện ở cánh quân phải ngoài cùng ớ gần Tơ-ria mặc dù cũng số báo đó đã đăng bức điện nói rằng viên tướng đó đã di chuyển từ Hôm-buốc đến Blít-xca-xten. ưu thế của quân Đức về số lượng và tinh thần cũng như về chiến lược hiện nay chắc chắn đã lớn đến mức trong một thời gian nào đó họ có thể tiến hành hầu như tất cả những gì họ muốn mà không bị trừng phạt. Nếu hoàng đế có ý định giữ 4 quân đoàn của mình trong dinh lũy ở Mét-xơ, - nếu không ông ta buộc phải rút lui thẳng một mạch về tận Pa-ri, ngoài ra không có sự lựa chọn nào khác- thì cũng không ngăn chặn được cuộc tấn công của quân Đức giống như mưu toan của Bê-nê-đếch năm 1866 lại tập hợp quân của mình một lần nữa dưới sự yểm hộ của Ôn-muýt-xơ đã không ngăn cản được cuộc tấn công của quân Phổ vào Viên"[27] . Bê-nê-đếch? Một sự so sánh thật là kỳ đối với người chiến thắng ở Mát-gien-ta và Xôn-phê-ri-nô! ấy thế mà đó lại là sự so sánh thích hợp nhất. Giống như Bê-nê-đếch, hoàng đế đã tập trung quân của mình ở một trận địa có thể vận động theo bất cứ hướng nào mà hơn thế nữa, ông ta đã làm việc đó cả hai tuần lễ trước khi định tập trung. Giống như Bê-nê-đếch, Lui Na-pô-lê-ông đã hành động mưu chước đến nỗi các quân đoàn của ông ta bị lần lượt đánh tan từng bộ phận do ưu thế về số lượng hoặc ưu thế về chỉ huy của địch. Nhưng chúng tôi e rằng sự giống nhau dừng lại ở đây Sau một tuần lễ ngày nào cũng thua trận, Bê-nê-đếch vẫn còn đủ lực lượng cho trận đánh ngoan cường cuối cùng ở Xa-đô-va. Còn Na-pô-lê-ông thì xét về mọi mặt , sau hai ngày chiến đấu, quân đội của ông ta bị chia cắt hầu như tuyệt vọng và ông ta thậm chí không đủ sức mở một trận tổng công kích.
Chúng tôi nghĩ rằng hiện nay có thể từ bỏ cuộc viễn chinh đã dự định đối với biển Ban-tích nếu như có lúc nào đó người ta đã trù tính tiến hành nó không phải chi là một cuộc nghi binh giản đơn. Mỗi một tiểu đoàn đều cần thiết ở biên giới phía đông. Trong số 376 tiểu đoàn của quân đội Pháp thì 300 tiểu đoàn biên chế vào 6 quân đoàn chủ lực và một quân đoàn cận vệ, như chúng ta biết, đang đóng ở giữa Mét-xơ và Xtơ-ra-xbua. Quân đoàn 7 (của Đu ê) tức là 40 tiểu đoàn nữa, có thể, hoặc đã được phái đi Ban-tích, hoặc đã được hợp nhất vào chủ lực. 36 tiểu đoàn còn lại chưa chắc đủ cho An-giê-ri và để đảm nhiệm các loại nhiệm vụ trong nước. Hoàng đế có nguồn binh lực nào để tăng viện? Nguồn binh lực ấy là 100 tiểu đoàn thứ tư hiện đang thành lập và quân cận vệ lưu động. Nhưng đại bộ phận các tiểu đoàn thứ tư và toàn bộ quân cận vệ lưu động gồm những tân binh chưa được huấn luyện. Chúng ta chưa rõ bao giờ các tiểu đoàn thứ tư có thể sẵn sàng ra trận, nhưng chúng buộc phải ra trận dù có sẵn sàng hay không. Về tình hình quần cận vệ lưu động hiện nay ra sao thì chúng ta có thể phán đoán theo các sự kiện xảy ra ở trại Sa-lôn tuần trước"[28]. Không nghi ngờ gì hết các tiểu đoàn thứ tư cũng như quân cảnh vệ lưu động gồm những chất liệu binh sĩ tốt nhưng đấy còn chưa phải là binh sĩ, chưa phải là quận đội có thể chiu đựng nổi cuộc công kích của những con người giỏi cướp súng liên thanh. Mặt khác, chừng 10 ngày nữa, quân Đức có thể đưa ra 190.000 đến 200.000 binh sĩ của các tiểu đoàn thứ tư và của những đội quân khác, nghĩa là quân tinh nhuệ của họ, ngoài ra còn một số lượng ít ra ngang thế của quân lan-ve mà hơn thế nữa tất cà những đội quân ấy đều phù hợp với sự phục vụ trên mặt trận.