watch sexy videos at nza-vids!
Truyện TIỂU LUẬN VỀ CHIẾN TRANH-IV - tác giả Frederick Engels Frederick Engels

Frederick Engels

IV

Tác giả: Frederick Engels

Ngày 28 tháng Bảy, hoàng đế đã đến Mét-xơ và sáng hôm sau đã nắm lấy công việc chi huy đạo quân Ranh. Theo truyền thống của dòng họ Na-pô-lê-ông thì ngày tháng đó phải được đánh dấu bằng sự khởi đầu những hoạt động tích cực; nhưng một tuần lễ đã trôi qua mà chúng ta vẫn chưa nghe nói đến sự tiến quân của toàn bộ đạo quân Ranh. Ngày 30, một đơn vị nhỏ của Phổ ở Xác bruých-kên đã đánh lui được đội trinh sát của Pháp. Ngày 2 tháng Tám sư đoàn 2 (của tướng Ba-tay) thuộc quân đoàn 2 (của tướng Phrốt-xa) đã chiếm điểm cao ở phía nam Xác-bruých-kên và dùng hỏa lực của pháo binh đánh bật quân Đức ra khỏi thành phố, nhưng lại không cố vượt qua sông và xung phong chiếm lấy những đỉnh cao nằm ở bờ phía bấc khống chế thành phố. Như vậy là trong cuộc tấn công đó phòng tuyến sông Xa-rơ đã không bị chọc thủng. Từ lúc đó trở đi, không thấy có một tin tức nào nữa về sự tiến quân của người Pháp, và những. ưu thế mà họ đã đạt được trong ngày 2 tháng Tám, tạm thời vẫn hầu như ngang với con số không.
Giờ đây chưa chắc có thể nghi ngờ việc hoàng đế, sau khi từ Pa-ri đến Mét-xơ, có ý định nhanh chóng vượt qua biên giới. Nếu như ông ta làm như vậy, thì ông ta sẽ làm rối loạn một cách rất cơ bản công việc chuẩn bị của kẻ thù. Ngày 29 và 30 tháng Bảy, các đạo quân của Đức còn xa mới tập trung được. Các đơn vị của miền Nam nước Đức vẫn còn đang kéo về các cầu của sông Ranh theo đội hình hành quân và bằng các con đường sắt. Đội kỵ binh dự bị của Phổ đi qua Cô-blen-xtơ và Ê-ren-brây-stai-nơ thành từng đoàn vô tận, hướng về phía nam. Quân đoàn 7 đang nằm ở giữa A-khen và Tơ-ria, cách xa mọi đường sắt. Quân đoàn 10 xuất phát từ Han-nô-vơ, còn đội quân cận vệ thì xuất phát từ Béc-lin bằng đường sắt. Một cuộc tấn công kiên quyết vào lúc đó hầu như chắc chắn sẽ đưa quân Pháp đến những pháo đài ở bên ngoài thành Ma-in-xơ và sẽ đảm bảo cho họ những ưu thế lớn so với những đoàn quân Đức đang rút lui; thậm chí cuộc tấn công ấy còn có thể đem lại cho họ khả năng bắc được cầu qua sông Ranh và che chở cho chiếc cầu ấy bằng một công sự- đầu cầu phía hữu ngạn. Dầu sao thì chiến tranh cũng sẽ chuyển sang lãnh thổ của quân thù, một điều sẽ tác động tuyệt vời đến tinh thần của quân đội Pháp.
Vậy tại sao một cuộc tấn công như thế lại không xảy ra trong trường hợp này ? Nguyên nhân giản đơn là nếu như binh lính Pháp đã sẵn sàng tiến hành cuộc tiến công ấy, thì hậu cần của họ lại chưa sẵn sàng. Chúng ta không cần sử dụng những tin đồn nào đó bắt nguồn từ phía người Đức; chúng ta đã có chứng cớ của đại úy Giăng -giô, một cựu sĩ quan Pháp, giờ đây là phóng viên chiến tranh của báo "Temps". ông ta nói rõ rằng, việc phân phối lương thực cần thiết cho cuộc hành quân chỉ bắt đầu từ ngày 1 tháng Tám; trong quân đội không có đủ bi-đông, cà-mèn và những trang bị hành quân khác; thịt thì thối, còn bánh mỹ thì thường bị mốc. Có lẽ có thể nói rằng, cho tới nay, quân đội của Đế chế thứ hai bị thất bại là do chính bản thân Đế chế thứ hai. Ở một chế độ mà những người ủng hộ nó được ban phát một cách hào phóng, nhờ cả một hệ thống làm giầu tham tàn đã được xác lập từ lâu bằng cách moi trong quốc khố, thì không thể trông mong hệ thống đó lại không nắm lấy hậu cần của quân đội. Cuộc chiến tranh này theo lời thú nhận của ông Ru-ê, đã được chuẩn bị từ lâu; nhưng rõ ràng là người ta rất ít chú trọng đến việc chuẩn bị các dự trữ, đặc biệt là quân trang, quân dụng; và chính trong lĩnh vực ấy đang xuất hiện một sự hỗn loạn gây nên việc trì hoãn các hoạt động gần một tuần lễ, ngay trong thời kỳ gay go nhất của chiến dịch.
Sự trì hoãn một tuần lễ đó đã làm thay đổi căn bản tình hình đối với quân Đức. Nó đã cho họ thời gian để chuyển quân đến mặt trận và tập trung chúng vào những vị trí đã định. Như bạn đọc đã biết, chúng tôi giả định rằng tất cả các lực lượng của Đức hiện nay đang tập trung ở phía tả ngạn sông Ranh, gần như đối diện với quân đội Pháp. Quan điểm này được xác nhận bởi tất cả những tin chính thức và những tin riêng nhận từ ngày thứ ba, khi chúng tôi để cho tờ "Times" có thể mượn của chúng tôi tất cả những nhận định về vấn đề này, mà sáng hôm sau tờ báo ấy khăng khăng nhận là của chính họ[22]. 3 đạo quân - của Stai-nơ-me-xơ, của hoàng thân Phri-đrích-các-lơ và của thái tử- tổng cộng gồm 13 quân đoàn, hay ít nhất cũng gồm 430.000-450.000 người. Tất cả những lực lượng đối địch với họ, tính một cách rộng rãi nhất, cũng không thể vượt quá xa quân số 330.000-350.000 binh lính đã được huấn luyện. Nếu như quân số đó lớn hơn thì số dư phải gồm những tiểu đoàn chưa được huấn luyện và mới được thành lập không lâu. Nhưng các đơn vị quân đội Đức chưa phải là tất cả lực lượng của nước Đức. Chỉ riêng trong số các đơn vị dã chiến đã có 3 quân đoàn (1,6 và 11) không được đưa vào trong sự tính toán trên đây. Chúng ta không biết chúng có thể nằm ở nơi nào. Chỉ biết rằng chúng đã xuất phát từ những điểm đóng quân của chúng, và chúng ta đã phát hiện được các trung đoàn của quân đoàn 11 ở phía tả ngạn sông Ranh và ở vùng Ppha-xơ thuộc Ba-vi-e. Chúng ta cũng biết đích xác rằng ở Han-nô-vơ, Brê-men và những vùng phụ cận hiện nay không có những quân đội nào khác trừ tổ chức lan-ve. Điều này có thể dẫn chúng đến kết luận rằng ít nhất thì đại bộ phận của 3 quân đoàn đó cũng đã được điều tới mặt trận, mà trong trường hợp ấy thì.ưu thể của người Đức về quân số sẽ còn tăng thêm khoảng 40.000 đến 60.000 binh lính. Chúng ta cũng sẽ không ngạc nhiên nếu như thậm chí một vài sư đoàn lan-ve đã được điều ra mặt trận ở tuyến sông Xa-rơ; hiện nay trong tổ chức lan-ve có 210.000 binh sĩ đã hoàn toàn sẵn sàng chiến đấu, còn trong những tiểu đoàn thứ tư và các tiểu đoàn chủ lực khác thì có 180.000 người hầu như ở trong tình trạng sẵn sàng; một bộ phận nào đó trong số ấy có lẽ có thể được sử dụng cho đòn quyết định đầu tiên. Xin đừng ai nghĩ rằng những người đó chỉ tồn tại ở một mức nào đó trên giấy. Lần động viên năm 1866 là một bằng chứng chỉ rõ số người đó thực tế tồn tại, và lần động viên hiện nay lại một lần nữa chứng minh rằng những người đã được huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, có nhiều hơn mức cần thiết. Những con số đó hình như không thể tin được; nhưng ngay cả những con số đó cũng chưa phải là tất cả lực lượng quân sự của nước Đức.
Như vậy, cuối tuần này, hoàng đế sẽ mặt đối mặt với quân đội của kẻ địch hơn về số lượng. Và nếu như trong tuần qua ông ta muốn tiến lên mà không tiến được, thì giờ đây ông ta không có khà năng cũng không có ý muốn tấn công. Còn về việc ông ta không phải không biết lực lượng của kẻ địch, thì tin tức từ Pa-ri nói rằng 250.000 quân Phổ đã tập trung giữa Xa-rơ-lu-i và Nây-kiếc-khen cũng đã để lộ rõ điều đó. Trong bản tin của Pa-ri không nói rõ là đơn vị nào đang đóng giữa Nây-kiếc-khen và Khai-dơ-xlao-tơn. Vì vậy có thể là quân đội Pháp sở dĩ nằm im cho đến tận ngày thứ năm, một phần là do sự thay đổi kế hoạch chiến dịch, và đáng lẽ tấn công thì quân Pháp có ý định vẫn phòng ngự và lợi dụng ưu thế của hỏa lực được tăng cường một cách phi thường do súng trường nạp đạn bằng quy lát và đại bác có nòng xẻ rãnh đem lại cho quân đội, khi nó nằm chờ một cuộc tấn công trong những vị trí có công sự vững chắc. Nhưng nếu hạ quyết tâm như vậy thì bước đầu của chiến dịch sẽ gây cho người Pháp một sự thất vọng lớn. Hy sinh một nửa tỉnh Lo-ren-nơ và An-da-xơ mà không có một trận chiến đấu lớn- và chúng tôi không tin rằng đối với một đạo quân lớn như vậy người ta có thể tìm được những vị trí có lợi nào đó nằm gần biên giới hơn là vị trí ở những vùng phụ cận Mét- xơ, - điều đó có thể mang lại những hậu quả nghiêm trọng cho hoàng đế.
Chống lại loại hoạt động đó của người Pháp, quân Đức có thể sẽ áp dụng kế hoạch đã trình bày ở trên. Họ có thể sẽ cố kéo kẻ địch vào một trận chiến đấu lớn trước khi nó tiến được tới Mét-xơ, và họ sẽ xông lên phía trước giữa Xa-rơ-lu-i và Mét-xơ. Dầu sao thì họ có thể sẽ cố đánh bọc sườn các vị trí bố phòng của Pháp và cắt đứt liên lạc của chúng với hậu phương.
Một đạo quân 30 vạn đòi hỏi một số lượng lớn lương thực và không thể chấp nhận các con đường vận chuyển của nó bị đứt đoạn, dầu chỉ là trong mấy ngày thôi. Bằng phương pháp này, có thể buộc nó phải bỏ những vị trí của nó và tác chiến ở địa hình trống trải, và lúc đó nó sẽ mất những ưu thế của những vị trí đó Mặc dầu những hành động có thể xảy ra như thế nào đi nữa, chúng ta cũng có thể tin rằng trong thời gian sắp đến một cái gì đó tất phải được thực hiện. Ba phần tư triệu con người không thể tập trung lâu trên một khu vực 50 dặm vuông. Việc không thể nuôi sống một khối người như vậy sẽ buộc phía bên này hay phía bên kia hành động.
Để kết thúc, chúng tôi xin nhắc lại: chúng tôi xuất phát từ giả định cho rằng người Pháp, cũng như người Đức, đã ném tất cả những lực lượng hiện có ra mặt trận để tham dự vào trận chiến đấu lớn đầu tiên. Và trong trường hợp ấy, chúng tôi vẫn tiếp tục giữ ý kiến cho rằng người Đức sẽ có một ưu thế về số lượng đủ để đảm bảo giành thắng lợi nếu như họ không mắc những sai lầm lớn. Giả định ấy của chúng tôi đang được chứng thực bởi tất cả những tin chính thức và tin riêng. Nhưng lẽ dĩ nhiên, không thể coi những điều đó là tuyệt đối đã được định trước. Chúng tôi phải kết luận trên cơ sở những tài liệu có thể dẫ'n đến những sự lầm lẫn. Thậm chí ngay trong lúc chúng tôi viết những dòng này, chúng tôi cũng không biết là những sự bố trí nào đã được áp dụng, cũng không thể nói trước rằng bộ chỉ huy của phía bên này hay của phía bên kia sẽ phạm những sai lầm nào, hay ngược lại, bộ chỉ huy đó sẽ biểu lộ tài năng gì.
Những nhận xét cuối cùng ngày hôm nay của chúng tôi nói đến những cuộc tấn công của quân Đức vào phòng tuyến Vít-xăm-buốc tại An-da-xơ"[22] . Về phía người Đức, tham gia chiến đấu có những đơn vị của các quân đoàn Phổ số 5 và 11, và của quân đoàn 2 của Ba-vi-e. Ở đây, chúng ta có được sự xác nhận trực tiếp là không những quân đoàn 11, mà tất cả những lực lượng chủ yếu của thái tử đang đóng ở Pphan-xơ. Trung đoàn "lính phóng lựu đạn thuộc đội cận vệ hoàng gia " được nhắc đến trong bản tin là trung đoàn lính phóng lựu đạn thứ 7 hay thứ 2 của Tây Phổ, trung .đoàn này cũng như trung đoàn 58 là thuộc quân đoàn 5. Hệ thống của Phổ bao giờ cũng là đầu tiên thì đưa toàn bộ một quân đoàn vào trận chiến đấu, đồng thời tập hợp những đơn vị của quân đoàn khác đến. Trong trường hợp nói ở đây, trong những hành động tác chiến mà nhiều lắm thì chỉ một quân đoàn cũng sẽ có thể tiến hành một cách thắng lợi, đã có những đơn vị của 8 quân đoàn Phổ và Bay-ơn tham dự. Hình như việc có mặt 3 quân đoàn đang đe dọa An-da-xơ là có ý nhằm để gây ấn tượng đối với người Pháp. Ngoài ra, việc tấn công ngược lên theo lưu vực sông Ranh sẽ có thể bị kìm lại ở Xtơ-ra-xbua, còn nếu chuyển quân từ phía sườn qua Vô-he-dơ thì các con đường sẽ có thể bị Bi-trơ, Phan-xbua và La-pơ-tít-tơ-pi-e-rơ chặn lại: đó là những pháo đài nhỏ, hoàn toàn có thể cản trở được sự chuyển quân theo những con đường lớn. Chúng tôi cho rằng trong khi 3 hay 4 lữ đoàn của 3 quân đoàn Đức đó tấn công Vít-xăm-buốc, thì các lực lượng chủ yếu của những quân đoàn đó hình như đã tiến qua Lan-đau và Piếc-ma-den để đến Xvai-bruých-kên. Nếu như những lữ đoàn nói trên thành công, thì một vài sư đoàn của Mác-Ma-hông có thể sẽ vận động theo hướng ngược lại đến Ranh. Ở đó những sư đoàn này sẽ không phải là một mối đe dọa gì, bởi vì mọi sự xâm nhập vào đồng bằng ở Pphan-xơ sẽ bị chặn lại ở Lan-đau và Ghéc-mơ-xhai-mơ.
Trận chiến đấu đó ở Vít-xăm-buốc rõ ràng đã diễn ra với ưu thế về số lượng, đảm bảo cho một thành công hầu như chắc chắn ảnh hưởng tinh thần của cuộc chạm súng quan trọng đầu tiên, từ lúc có chiến tranh đó, ắt hẳn phải rất lớn, đặc biệt bởi vì việc xung phong chiếm một vị trí kiên cố bao giờ cũng được coi là một nhiệm vụ khó khăn. Cái sự kiện là quân Đức- mặc dầu quân Pháp có đại bác xẻ rãnh, súng liên thanh và súng trường Sa-xpô"[23] - đã dùng lưỡi lê đánh bật đối phương ra khỏi các phòng tuyến kiên cố sẽ có ảnh hưởng tới cả hai quân đội. Không nghi ngờ gì nữa, đó là trường hợp đầu tiên mà lưỡi lê đã hoạt động có kết quả chống lại súng trường nạp đạn bằng quy lát, và vi vậy mà trận chiến đấu đó sẽ là một trận đáng ghi nhớ.
Cũng vì nguyên nhân đó mà trận chiến đấu ấy đã đảo lộn các kế hoạch của Na-pô-lê-ông. Đó là một loại tin tức mà ngay cả dưới một hình thức giảm nhẹ nhất người ta cũng không thể nói cho quân đội Pháp biết, nếu như tin đó không kèm theo những bản tin về thành công tại những địa điểm khác. Thêm nữa, người ta không thể giữ bí mật tin tức đó lâu quá 12 giờ. Vì vậy, chúng ta có thể chờ đợi hoàng đế sẽ đẩy các đơn vị của ông ta đi tìm sự thành công ấy, và sẽ đáng ngạc nhiên nếu như sắp tới đây chúng ta không nhận được tin tức về những chiến thắng của Pháp. Nhưng cũng trong thời gian ấy, chắc chắn là cả quân Đức cũng vận động, và những đơn vị đi đầu của các đoàn quân của hai bên đối địch sẽ chạm nhau không phải tại một điểm, mà ở mấy điểm. Hôm nay, hay chậm lắm là ngày mai, cần phải chờ đợi trận tổng công kích đầu tiên.
TIỂU LUẬN VỀ CHIẾN TRANH
I
II
III
IV
NHỮNG THẮNG LỢI CỦA PHỔ
V
VI
VII
VIII
IX
X
KHỦNG HOẢNG CỦA CHIẾN TRANH
XI
XII
XIII[44]
XIV
XV
NHỮNG THẤT BẠI CỦA PHÁP
XVI
XVII
XVIII
LÀM THẾ NÀO ĐỂ ĐÁNH BẠI QUÂN PHỔ
XIX
TIN TỨC VỀ ĐÀM PHÁN[67]
XX
XXI
NHỮNG NGUYÊN TẮC CỦA CHẾ ĐỘ QUÂN SỰ PHỔ
XXII
XXIII
SỐ PHẬN THÀNH MÉT-XƠ
XXIV
XA-RA-GỐT- PA-RI
XXV
MÉT-XƠ THẤT THỦ
XXVI
SỰ BÀO CHỮA CỦA HOÀNG ĐẾ
CUỘC CHIẾN ĐẤU Ở PHÁP
XXVII
NHỮNG THỦ ĐÔ CÓ BỐ PHÒNG BẰNG CÔNG SỰ
XXVIII
TÌNH HÌNH QUÂN SỰ Ở PHÁP
XXIX
XXX
NHỮNG TRIỂN VỌNG CỦA CHIẾN TRANH
DU KÍCH PHỔ
XXXI
XXXII
TÌNH HÌNH QUÂN ĐỨC Ở PHÁP
XXXIII
XXXIV
XXXV
XXXVI
XXXVII
XXXVIII
XXXIX
XL
TÌNH HÌNH Ở PHÁP XÉT THEO QUAN ĐIỂM QUÂN SỰ
TAI HỌA CỦA BUỐC-BA-KI
Chú thích