Frederick Engels
XXXIX
Tác giả: Frederick Engels
Từ khi Xê-đăng đầu hàng, hoạt động của quân Pháp chỉ có hai lần gây ra sự lo lắng nghiêm trọng cho tướng Môn-tơ-kê. Lần thứ nhất xảy ra vào khoảng trung tuần tháng Mười một, khi đạo quân Loa-rơ, sau khi đánh bại Phôn Đe Tan ở gần Cun-mơ, đã quay sang trái tiến về Đri-ô để tiến đến Pa-ri từ phía tây. Bấy giờ Môn-tơ-kê với sự quả quyết cần có trong giờ phút hiểm nghèo ấy đã sẵn sàng lập tức bỏ việc bao vây Pa-ri nếu như các lực lương của công tước Mếch-clen-bua ngay cả với tất cả những lực lượng tăng viện đã được tạm thời phái đến chi viện ông ta cũng không đủ để ngăn cuộc tiến quân của địch. Cuộc tiến quân này đã bị chặn lại và cuộc vây đánh có thể tiếp tục. Lần thứ hai sự yên ổn của tổng hành dinh ở Véc-xây đã bị cuộc tiến quân của Buốc-ba-ki về phía đông phá rối. Những biện pháp mà quân Phổ lập tức thi hành để đánh trả cuộc tiến quân ấy cho thấy rằng họ đã coi cuộc tiến quân ấy nghiêm trọng đến mức nào. Quân của Véc-đe gồm quân đoàn 14 và các sư đoàn dự bị của Tơ-re-xcốp và Smê-linh được tăng cường ngay 2 quân đoàn nửa trong đó quân đoàn 2 đã xuất phát từ Pa-ri ngay từ ngày 2 tháng Giêng. Giọng nói của các bản tin bán chính thức tỏ la dè dặt; ngày 11, báo "Provinzial- Correspondenz"[128] lưu ý người ta rằng "ở miền Đông nước Pháp sẽ có những trận đánh quan trọng và có tính chất quyết định", rằng Buốc-ba-ki dự định sau khi giải vây Ben-pho sẽ cắt đứt tuyến giao thông của quân Phổ ở Năng-xi. Các phóng viên của những tờ báo không phải của chính phủ phát biểu thẳng thắn hơn, tuy cũng dè dặt; chúng tôi chỉ dẫn ra ý kiến của một người trong họ, cụ thể là ý kiến của Vích-ke-đơ, phóng viên của tờ "Báo Khuên". Theo Vích-ke-đơ thì ngay sau trận đánh gần Vi-léc-xếch-xen mà kết quả là Véc-đe bảo đảm được liên lạc với các đơn vị của Tơ-re-xcốp ở trước Ben-pho và đường rút lui về phía Tơ-re-xcốp, người ta-nói theo lời Vích-ke-đơ-
Đã thi hành những biện pháp để quân Pháp không thể giải phóng được Ben-pho. Và sau những mấy trận chiến đấu thắng lợi gần đây, chúng la chắc chắn có thể hy vọng rằng họ không thể tiến qua Sô-mông đến Nãng-xi hoặc bất cứ địa điểm nào khác trên tuyến đường sắt của chúng ta mặc dù mới đây thôi còn có một vài căn cứ để lo ngại rằng họ có thể làm được việc đó".
Thế nhưng ngày 16 tháng Giêng, Vích-ke-đơ viết từ Năng-xi rằng sau khi Man-toi-phen đem theo 3 sư đoàn đã vượt qua Sa-ti-ông tới nơi thì
"sự lo ngại rằng một quân đoàn của địch có thể chiếm Năng-xi- một sự lo ngại mà chúng la có lý do (mit Recht) cảm thấy mấy ngày trước đây- hiện nay đã hoàn toàn biến mất". (Tiếp ngay sau đó ông ta dẫn một bức thư gửi đi từ Ba-đen mở đầu như sau: "Không còn nghi ngờ gì là tình hình gần Ben-pho có vẽ rất nghiêm trọng".)
Nhưng ông Vích-ke-đơ nhất định lại cảm thấy lo ngại vì ngay hôm sau ông buộc phải đưa tin rằng đã nhận được tin về việc quân Pháp chiếm Phla-vi-nhi (cách Năng-xi 11 dặm). Các đội cảnh vệ lập tức được tăng cường, những đội tuần tra tăng cường được phái đi, ở nhà ga tất cả 20 đầu tàu đều đốt lửa, các sĩ quan, quan chức chính phủ và những người Đức khác đều đã đóng gói hành lý sẵn sàng lên đường ngay. Người ta tưởng rằng quân ở Phla-vi-nhi là tiền vệ của Ga-ri-ban-đi; hóa ra đó chỉ là khoảng 20 du kích từ Vô-he-dơ đến, họ lại nhanh chóng ẩn nấp đi. Nhưng chỉ đến ngày 19, khi nhận được tin cuộc tiến quân của Buốc-ba-ki đã bị đánh lùi hẳn trên sông Li-den, quân đồn trú của Phổ ở Năng-xi mới hoàn toàn bình tĩnh lại; đến bây giờ rút cục Vích-ke-đơ lại có thể nói với giọng trước đây của ông ta.
Sau tất cả những thất bại đó, người Pháp có nên quan niệm rằng tiếp tục chống cự là vô hy vọng không? Đó là ý kiến về cuộc tiến quân ấy của những người liên quan trực tiếp nhất với nó. Và sau khi cuộc tiến quân ấy bị thất bại, tờ "Times" gọi nó là phi lý trăm phầm trăm. Có thể có những ý kiến khác nhau về các vấn đề: cuộc tiến quân đó có được tiến hành với binh lực đầy đủ hay không, nếu thắng lợi, có thể lợi dụng kết quả của nó để giải phóng Pa-ri trước khi nạn đói buộc thành phố phải đầu hàng không, phương hướng vận động đó có phải là phương hướng tốt nhất để uy hiếp giao thông của quân Đức không. Nhưng chỉ có các ngài như ngài Môn-tơ-kê của tờ "Times" mới có thể gọi cuộc vận động này - về chiến lược là cuộc vận động có hiệu quả nhất trong các cuộc vận động mà ta đã biết- là phi lý trăm phần trăm mà thôi.
Trong lúc đó, bá tước Môn-tơ-kê hành động với tài thao lược quen thuộc của mình. Gửi viện binh cho Véc-đe trước khi Buốc-ba-ki tới thì đã chậm rồi; ông ta đã lựa chọn cái tốt nhất trong những cái có thể làm được, và tập trung viện binh của mình ở gần Sa-ti-ông, nơi đây ngày 15 hoác sớm hơn Man-toi-phen đã có 3 sư đoàn (3,4 và 13) và trung đoàn 60 (thuộc quân đoàn 3), mà hoàng thận Phri-đrích-các-lơ để lại gần đấy, cũng đã về hội quân với Man-toi-phen ở đó. Có thể ước đoán rằng lúc đó cả sư đoàn 14 cũng đã hội quân với Man-toi-phen. Dù sao đi nữa thì khi tấn công về phía nam ông ta đã có nếu không phải là 53 tiểu đoàn thì ít ra cũng 41 tiểu đoàn. Với những đội quân ấy, ông ta tiến về sông Đu, bỏ lại thành phố Đi-giông ở phía nam, ở đây ông ta chỉ kiềm chế Ga-ri-ban-đi bằng cuộc tấn công ngày 23 tháng Giêng, rõ ràng là hoàn toàn không có ý làm chậm cuộc tiến công của mình bằng một trận đánh lớn với Ga-ri-ban-đi hoặc bằng việc chiếm thành phố. Trái lại, ông kiên trì đạt cho được mục đích chính của mình là cắt đường rút lui của Buốc-ba-ki. Theo tin điện gần đây thì mục đích ấy hầu như đã đạt được. Các đơn vị của ông đã ở Ken-giơ và Mu-sác bên kia sông Đu, Mu-sác là nơi gặp nhau của đường sắt đi từ Đi-giông đến Pông-tác-li-ơ và đến Thụy sĩ và con đường đi từ Bơ-dăng-xông đến Li-ông. Hiện nay vẫn còn một con đường tốt mà Buốc-ba-ki có thể lẻn trốn nhưng nó chạy qua Săm-pa-nhôn cách Mu-sác không quá 25 dặm mà lúc này có thể bị chiếm rồi. Trong trường hợp này, Buốc-ba-ki chỉ còn lại một con đường nông thôn chạy qua nơi phát nguyên của sông Đu, nhưng vị tất ông ta có thể đem pháo binh đi được bằng con đường đó hơn nữa, con đường ấy lại có thể bị cắt đứt trước khi ông ta được an toàn. Còn nếu như ông ta không thể chọc thủng quân địch ở khu vực cực kỳ thuận lợi cho phòng ngự thì ông ta chỉ còn cách hoặc là lui về dưới sự yểm hộ của pháo đài Bơ-dăng-xông, hoặc đầu hàng ở địa hình trống trải, lựa chọn giữa Mét-xơ hoặc Xê-đăng, - nếu như không nộp vũ khí cho người Thụy Sĩ.
Không thể hiểu được tại sao ông ta lần lữa ở Ben-pho lâu như thế: theo điện gần đây của quân Phổ thì ông ta vẫn còn ở phía đông-bắc Bơ-dăng-xông. Nếu như ông ta không thể đánh bại Véc-đe trước khi Man-toi-phen đến thì hy vọng của ông đối với việc đó sẽ ít đi bao nhiêu sau khi Man-toi-phen đến? Sau khi cuộc tấn công của ông ta đã bị đẩy lùi hoàn toàn trước Ben-pho, chắc chắn là Buốc-ba-ki lập tức phải rút về trận địa an toàn. Hoàn toàn không giải thích được tại sao ông ta không làm như thế. Nhưng nếu như tình hình xấu nhất xảy ra với ông ta thì xét đến chuyến đi bí mật của ông ta từ Mét-xơ đến Chi-xhéc-xtơ[129] và việc ông ta từ chối việc chào mừng nền cộng hòa ở Li-lơ, lòng trung thành của vị nguyên tư lệnh đội vệ binh của hoàng đế đó nhất định là có vấn đề.