MÉT-XƠ THẤT THỦ
Tác giả: Frederick Engels
Cuộc chiến tranh hiện nay là một cuộc chiến tranh của những cuộc đầu hàng, mỗi một cuộc đầu hàng ấy bình như về mặt quy mô buộc phải vượt quá những lần đầu hàng trước. Thoạt tiên 84.000 người đã hạ vũ khí tại Xê-đăng, một sự kiện mà trong bất kỳ một cuộc chiến tranh nào trước đây, thậm chí cả trong những cuộc chiến tranh ở Áo nữa, người ta cũng chưa hề thấy như thế hay thậm chí tương tự như thế. Giờ đây đang diễn ra việc đầu hàng của 170.000 người cùng với thành Mét-xơ vượt quá Xê-đăng giống như Xê-đăng đã vượt quá tất cả những cuộc đầu hàng trước đây. Liệu đến lượt nó, Mét-xơ có bị Pa-ri vượt quá không? Nếu chiến tranh tiếp diễn, thì hầu như người ta không thể nghi ngờ điều đó.
Ba sai lầm cơ bản đã dẫn Na-pô-lê-ông từ ngày 2 tháng Tám đến ngày 2 tháng Chín, từ Xác-bruých-kên đến Xê-đăng, và về thực chất, đã làm cho nước Pháp mất hết tất cả các đạo quân của nó, là như sau: một là, quân Pháp đã đón cuộc tấn công của kẻ địch tại một vị trí cho phép quân Đức chiến thắng chèn vào giữa những quân đoàn phân tán của quân đội Pháp, và bằng cách đó, tách quân đội Pháp thành hai bộ phận riêng biệt, hơn nữa không một bộ phận nào trong hai bộ phận đó lại có thể kết hợp với bộ phận kia, thậm chí cũng không thể phối hợp hoạt động với bộ phận ấy; hai là, đã giữ đạo quân của Ba-den ở lại Mét-xơ, vì vậy mà nó bị khóa chặt tại đó; và ba là, cuộc hành quân đến cứu Ba-den đã được thực hiện với những lực lượng theo một đường đi trực tiếp thúc đẩy kẻ thù bắt toàn bộ đạo quân đi cứu viện đó làm tù binh. Hậu quả của sai lầm đầu tiên bộc lộ rõ trong quá trinh tiếp theo của toàn bộ chiến dịch; hậu qủa của sai lầm thứ ba biểu hiện ra một cách triệt để ở Xê-đăng; hậu quả sai lầm thứ hai thì chúng ta vừa mới thấy ở Mét-xơ. Toàn bộ "đạo quân Ranh", đạo quân mà Na-pô-lê-ông đã báo trước cho nó biết triển vọng một chiến dịch khó khăn ở trong nước, nơi có rất nhiều thành lũy, thì hiện nay đúng là đang nằm trong những thành lũy ấy hay đang trên đường đi đến những thành lũy ấy, nhưng lại với tư cách là những tù binh, còn nước Pháp thì bị mất - không những về thực chất, mà cả theo nghĩa đầy đủ của từ đó- hầu hết những đơn vị quân đội chính quy của mình.
Bản thân những tổn thất- hình như rất to lớn- về người và về vật tư và tài sản bị mất cùng với thành Mét-xơ là một đòn khá nặng. Nhưng đòn ấy còn chưa phải là đòn nặng nề nhất. Đối với nước Pháp, điều tai hại nhất là cùng với những con người ấy, bộ phận vật tư và tài sản ấy, nó mất cái tổ chức quân sự mà nó cần hơn tất cả mọi thứ khác. Binh lính hiện có rất nhiều, thậm chí số người đã được huấn luyện ở lứa tuổi từ 25 đến 35 chắc chắn cũng không dưới 300.000. Vật tư và tài sản có thể được bổ sung từ các kho và từ các nhà máy trong nước và bằng cách mua của nước ngoài. Trong những điều kiện hiện nay, có thể sừ dụng bất kỳ loại vũ khí nào lên đạn bằng hộp quy lát có thể dùng được, không kể cấu tạo của nó, cũng không kể là đạn dược của một loại có dùng được cho những loại khác hay không. Lợi dụng một cách thích đáng điện báo và tàu thủy, và sẵn sàng vận dụng tất cả những gì có thể có ích, chính phủ hiện giờ sẽ có thể chi phối được một số vũ khí và đạn nhiều hơn số có thể sử dụng được. Trong thời gian đó, thậm chí còn có thể có được pháo dã chiến nữa. Nhưng cần hơn hết là một tổ chức vững chắc, nhờ nó mà có thể thành lập được một quân đội với tất cả những con người vũ trang đó. Hiện thân cho tổ chức đó là sĩ quan và hạ sĩ quan của quân đội chính quy, nhưng sau khi họ đầu hàng thì khả năng lợi dụng tồ chức đó đã hoàn toàn tiêu tan. Con số sĩ quan Pháp bị loại ra ngoài vòng chiến do tổn thất trong chiến đấu và đầu hàng hiện nay không thể dưới 10.000 - 12.000 người, trong lúc đó những tổn thất về hạ sĩ quan nhiều hơn khoảng 3 lần. Sau khi công cuộc quốc phòng mất ngay một lúc một số lượng những lực lượng có tổ chức như thế, thì việc biến một khối lượng đông người thành đại đội và tiểu đoàn lính trở thành một việc khó khăn phi thường. Người nào cũng thấy những đơn vị dân binh trên bãi tập hay trong chiến đấu, - dầu đó là những Freischaaren ở Ba-đen, những người Mỹ tình nguyện, chiến đấu ở Bun-ran, quân cảnh vệ lưu động Pháp hay lính tình nguyện Anh[89]- thì người đó sẽ hiểu ngay lập tức rằng nguyên nhân chủ yếu của sự bất lực và sự không vững vàng của những đơn vị ấy là tình trạng sĩ quan không biết chức trách của mình; còn trong trường hợp hiện nay thì ở Pháp ai là người có thể dạy cho họ chức trách của họ? Một số sĩ quan già được hưởng nửa lương trong diện dự bị, hay được thừa nhận là không phục vụ được do tình trạng sức khỏe, sẽ không đủ dùng cho mục đích đó; họ không thể sử dụng được trong tất cả mọi trường hợp; vì rằng việc huấn luyện không những phải được tiến hành về mặt lý thuyết mà cả về mặt thực hành nữa; nó phải được tiến hành không chỉ bằng lời nói mà cả bằng việc làm và bằng nêu gương nữa. Những sĩ quan trẻ tuổi hay hạ sĩ quan, vừa mới được thăng chức- mà mỗi tiểu đoàn có một ít- sẽ có thể nắm được công việc của họ rất nhanh chóng bằng cách thường xuyên quan sát hành động của các sĩ quan già. Nhưng nếu hầu hết các sĩ quan đều là người mới và nếu thậm chí có quá ít hạ sĩ quan già để đề bạt lên sĩ quan, thì làm như thế nào? Những binh sĩ giờ đây hầu như trong mỗi một trận chiến đấu đều tỏ ra không dùng được vào những hoạt động bằng những khối lượng lớn, trên chiến trường trống trải,- chính những binh sĩ đó sẽ học biết chiến đấu rất nhanh, nếu như có thể phiên chế họ vào trong những tiểu đoàn cũ của Ba-den, hay nếu như họ chỉ còn có khả năng nằm dưới sự chi huy của các sĩ quan và hạ sĩ quan của ông ta. Và việc nước Pháp mất hẳn những dấu vết gần như cuối cùng của tổ chức quân sự của nó trong chiến dịch này, xảy ra chủ yếu là do sự đầu hàng của thành Mét-xơ.
Công cuộc phòng thủ đã được tiến hành như thế nào, điều đó chúng tôi chỉ có thể có ý kiến rõ ràng khi nào chúng tôi nghe được bản thân những người phòng thủ nói những gì để biện hộ cho mình. Nhưng nếu quả thực 170.000 người có thể cầm được vũ khí đã đầu hàng, thì phải cho rằng công cuộc phòng thủ đã không đặt đúng mức cần có. Bắt đầu từ cuối tháng Tám, quân đội bao vây không bao giờ có được một ưu thế về số lượng gấp đôi quân bị bao vây. Số lượng của nó hình như lên xuống giữa 200.000 và 230.000 người, hơn nữa những đơn vị chỉ riêng của tuyến thứ nhất đã bị rải ra theo vòng tròn dài không dưới 27 dặm. Điều đó có nghĩa là những lực lượng chủ yếu phải chiếm lĩnh một vòng tròn ít nhất là từ 36 đến 40 dặm. Hơn nữa, vòng bao vây đó đã bị con sông Mô-den phân ra thành hai bộ phận, con sông này chỉ có thể vượt qua được bằng những chiếc cầu nằm ở đằng sau lưng tuyến thứ nhất, cách tuyến này một quãng. Nếu một đạo quân 170.000 người đã không thể tập trung được những lực lượng chiếm ưu thế tại một điểm nào của vòng vây đó và chọc thủng nó trước khi địch được tăng viện đầy đủ, thì chúng ta phải kết luận rằng, hoặc là những biện pháp của quân bao vây đáng khen hết mức, hoặc là những mưu toan chọc thủng vòng vây không bao giờ được thực hiện một cách đúng mức. Chắc chắn chúng ta sẽ biết được rằng trong trường hợp này- cũng như trong toàn bộ cuộc chiến tranh này - những lý do chính trị đã làm tê liệt những hoạt động quân sự.
Nếu như giờ đây hòa bình không được ký kết, thì nước Pháp chẳng bao lâu nửa sẽ phải cảm thấy những hậu quả của tai họa mới này. Chúng tôi cho rằng hai sư đoàn lan-ve sẽ ở lại Mét-xơ với tư cách là quân đồn trú. Quân đoàn số 2 đang trên đường đi đến Pa-ri, nhưng điều đó không hề có nghĩa là nó có nhiệm vụ tham gia vào việc bao vây thủ đô. Nhưng dù cho rằng nó sẽ làm việc đó nữa, thì vẫn còn lại 6 quân đoàn, hay ít ra là 130.000 - 140.000 người, mà Môn-tơ-kê có thể điều đi đâu cũng được. Những đường liên lạc giữa quân đội với nước Đức đã được duy trì mà không có sự tham gia căn bản của các đơn vị quân đội của hoàng thân Phri-đrích-các-lơ; nhằm mục đích đó, ông ta sẽ phải tách riêng một số lượng nhỏ binh lính, nếu nói chung cần thiết phải làm như vậy. Những đơn vị còn lại có thể được sử dụng để đột nhập vào phía tây và phía nam nước Pháp. Sẽ không cần thiết phải giữ tất cả các đơn vị ấy ở cùng một chỗ. Chắc chắn rằng chúng ta sẽ được chia thành hai hay ba bộ phận, cộng chung với quân đoàn của Phôn Đe Tan thì ít nhất cũng gồm có 150.000 người, và chúng sẽ nhận được lệnh tiến vào những tỉnh của nước Pháp cho tới nay còn chưa bị quân Đức chiếm đóng. Hầu như không còn nghi ngờ gì nữa, một quân đoàn sẽ chiếm những tỉnh giàu có của vùng Noóc-mặng-đi và Men cho đến tận sông Loa-rơ, mà trung tâm là Lơ-măng, nơi năm con đường sắt gặp nhau. Một quân đoàn khác sẽ tiến nhanh về phía Boóc-đô, sau khi đã quét sạch trước con đường Loa-rơ từ Tua đến Nê-véc và sau khi đã chiếm hay phá hủy những kho vũ khí và những nhà máy quân sự của Buốc-giơ. Quân đoàn sẽ có thể tiến từ Mét-xơ, qua Sô-mông và Ô-xe, ở địa phương này còn chưa bị tàn phá vì các cuộc trưng tập. Quân đoàn thứ ba có thể tiến thẳng xuống phía nam, để bắt liên lạc với tướng Véc-đe. Vì ở miền Trung nước Pháp hầu như hoàn toàn không có những đồn lũy xứng đáng với cái tên đó, cho nên ở đây sẽ không có những sự kháng cự ngoài sự kháng cự không lâu của những lính mới, và một sự kháng cự thụ động hơn nhưng đồng thời lại kiên trì hơn của dân cư. Môn-tơ-kê có dùng những đạo quân hầu như được rảnh tay tất cả ngay một lúc đó để bao vây những đồn lũy mới nào hay không, hay thậm chí còn mưu toan chiếm một hải cảng có bố phòng như Séc-bua chẳng hạn, điều đó tương lai sẽ cho ta thấy; giờ đây ông ta không cần phải chiếm những đồn lũy mới, trừ Phan-xbua và Ben-pho là những đồn lũy ngăn chặn những con đường xe lửa chủ yếu, và dĩ nhiên, là trừ Pa-ri.