Frederick Engels
XXX
Tác giả: Frederick Engels
Đạo quân số 2 Pa-ri đã bắt đầu hoạt động tấn công của nó ngày 29 tháng Mười một bằng một cuộc đánh thọc ra về phía nam thành phố theo hướng Lê và Soa-di-lơ-roa. Theo tin của Phổ thì ở đó quân đoàn 1 của đạo quân Đuy-cơ-rô do Vi-nau chỉ huy đã tấn công quân đoàn 6 của Phổ do Tuy-mơ-pling chi huy. Hình như cuộc tấn công này chỉ là một cuộc nghi binh nhằm mục đích quấy rối quân Phổ và buộc quân Phổ phải tăng cường đoạn này trên chính diện của nó, trường hợp thắng lợi thì qua đoạn đó quân bị vây có thể hội quân với đạo quân Loa-rơ bằng con đường ngắn nhất. Bằng không thì, không nghi ngờ gì hết, Vi-nau sẽ được các quân đoàn khác chi viện và thiệt hại của ông ta không phải chỉ là mấy trăm thương vong và một trăm tù binh mà thôi. Cuộc tấn công thực sự đã bắt đầu sáng sớm hôm sau. Lần này Đuy-cơ-rô tấn công theo hữu ngạn sông Xen, gần chỗ hợp lưu của nó với sông Mác-nơ trong khi cuộc đánh thọc ra thứ hai trên tả ngạn được tiến hành chống lại Tuy-mơ-pling và một cuộc nghi binh được tiến hành về phía tây Xanh-Đơ-ni chống lại quân đoàn 4 và quân đoàn vệ binh. Chúng tôi không rõ những đơn vị nào được sử dụng để tiến hành cuộc nghi binh ấy, nhưng theo tin chính thức của Pháp thì cuộc đánh thọc ra chống Tuy-mơ-pling là do đô đốc Đơ La-rông-xi-e-rơ Lơ Nu-ri tiến hành. Viên tướng này chỉ huy một trong 7 sư đoàn của đạo quân số 3 Pa-ri do Tơ-rô-suy trực tiếp chỉ huy do đó có thể là tất cả các cuộc tấn công đều được giao phó cho đạo quân này để dành toàn bộ 8 sư đoàn của Đuy-cơ-rô cho cuộc tấn công thực sự ở sông Mác-nơ.
Cuộc tấn công này cũng phải tiến hành theo 2 hướng khác nhau. Một bộ phận quân đội phải tiến về phía đông dọc theo hữu ngạn Bông Mác-nơ tới Sen để kiềm chế quân đoàn 12 tức quân đoàn Dắc-den đang bao vây Pa-ri từ phía đông. Đó là một cuộc tấn công phụ thứ hai: chúng tôi biết rất ít về diễn biến của nó trừ những lời khẳng định của quân Dắc-den nói rằng họ giữ vững được vị trí của họ; tinh hình có thể là như vậy. Nhưng chủ lực của Đuy-cơ-rô mà tiền đạo là quân đoàn 2 của Rê-nô đã vượt sông Mác-nơ bằng 8 chiếc cầu và tấn công 3 lữ đoàn Vuyếc-tem-béc giữ đoạn giữa sông Mác-nơ và sông Xen. Như chúng tôi đã chi rõ, dòng sông Mác-nơ trước khi chày vào sông Xen đã tạo thành chữ S lớn mà khúc cong trên hoặc phía bắc thì gần Pa-ri còn khúc cong dưới thì xa Pa-ri. Cả hai khúc cong ấy đều bị hỏa lực của các pháo đài khống chế, nhưng trong lúc khúc cong trên hoặc khúc cong gần Pa-ri do hình dáng của nó mà thích hợp cho việc đánh thọc ra thì khúc cong dưới hoặc khúc cong xa Pa-ri lại bị không những nhiều pháo đài mà cả vùng tả ngạn nữa hoàn toàn khống chế ngoài ra do hướng chảy như vậy của dòng sông và do sông có nhiều nhánh nên ở đây không tiện bắc cầu dưới hỏa lực. Vì vậy phần lớn khúc cong này dường như trên mức độ nào đó là một giải đất trung lập mà những cuộc chiến đấu thực sự diễn ra ở hai bên cạnh.
Những đơn vị được sử dụng để tiến hành cuộc tấn công ở phía tây khu vực này tiến theo hướng Mê-li và Bon-nây dưới sự yểm hộ của hỏa lực của pháo đài Sa-răng-tông và đồn La-gra-ven. Giữa 2 đia điểm ấy có một điểm cao độc lập gọi là Mông-mê-li cao hơn vùng đồng bằng xung quanh đến cả 100 phút, do đó tất nhiên là mục tiêu tấn công đầu tiên của quân Pháp. Điện của tướng Ô-be-nít chi huy sư đoàn Vuyếc-tem-béc nói rằng một "sư đoàn" đã được lấy ra để làm việc ấy; nhưng xét rằng những đơn vị ấy thoạt đầu đã đẩy lùi lữ đoàn 2 và 3 Vuyếc-tem-béc tác chiến với chúng và những lữ đoàn này đã không thể đánh bật được chúng khi viện binh chưa đến, hơn nữa tướng Đuy-cơ-rô có trong tay đủ quân nên rõ ràng là ông ta sẽ không sử dụng chỉ có 2 lữ đoàn để tiến hành cuộc tấn công quan trọng ấy, chúng tôi hoàn toàn có thể giả đinh rằng ở đây lại xảy ra một trong nhiều trường hợp mà từ "Abteilung" chỉ bất cứ một đơn vị nào của quân đội đã được dịch sai thành "sư đoàn" nghĩa là một đơn vị bộ đội riêng biệt gồm 2 hoặc nhiều nhất là 3 lữ đoàn. Nhưng dù sao thì quân Pháp cũng đã chiếm được Mông-mê-li và những làng xóm ở dưới chân điểm cao ấy, và nếu như họ giữ vững và củng cố được điểm cao ấy thì họ đã thu được kết quả đáng giá cuộc chiến đấu ngày hôm đó. Nhưng viện binh của quân Phổ là quân đoàn 2 gồm 7 lữ đoàn đã tới; trận địa mất đi lại chiếm về được và quân Pháp bị đẩy lùi đến khu vực có sự yểm hộ của pháo đài Sa-răng-tông.
Quân Pháp ở cánh trái đã mở cuộc tấn công thứ hai. Được sự yểm hộ của hỏa lực từ đồn Đơ-la-phe-dăng-đri và pháo đài Nô-giăng họ đã vượt sông Mác-nơ ở khúc cong trên của hình chữ S và chiếm hai làng Bri và Săm-pi-nhi ở hai điểm ngoặt ở hai đầu khúc cong ấy. Thực ra, trận địa của lữ đoàn 1 Vuyếc-tem-béc - lữ đoàn đóng giữ khu vực này - ở nhích về phía sau, ở rìa điểm cao chạy từ Vi-li-ê đến Ki-ây. Không biết chắc là quân Pháp có chiếm được Vi-li-ê hay không; vua Vin-hem bảo "chiếm được", tướng Ô-be-nít lại bảo "không". Chỉ biết rằng quân Pháp không giữ được Vi-li-ê và cuộc tấn công vừa vượt khỏi phạm vi hỏa lực của các pháo đài đã bị đẩy lùi.
Kết quả của những trận chiến đấu trong ngày hôm đó của đạo quân Đuy-cơ-rô, "đạo quân đã bỏ sông Mác-nơ ở lại phía sau", nghĩa là nó ở phía nam sông này, đã được tổng kết như sau trong thông báo chính thức của quân Pháp:
"Sau dó đạo quân đã vượt sông Mác-nơ bằng 8 chiếc cầu và giữ vững trận địa đã chiếm lĩnh, thu 2 khấu pháo".
Điều đó có nghĩa là đạo quân này đã rút về hữu ngạn hoặc bờ bắc sông Mác-nơ, nơi đây nó "giữ vững" những trận địa mà, đương nhiên nó đã "chiếm lĩnh", có điều không phải là đoạt từ tay địch. Rõ ràng là những báo cáo chính thức cho Gam-béc-ta vẫn do những con người đã làm việc ấy cho Na-pô-lê-ông nặn ra.
Ngày 1 tháng Chạp quân Pháp lại chứng minh một lần nữa rằng họ cho rằng cuộc đánh thọc ra của họ không thành công. Mặc dù tờ "Moniteur"[108] tuyên bố rằng ngày hôm đó chắc chắn là có cuộc tiến công từ phía nam do tướng Vi-nau chỉ huy, nhưng chúng tôi nhận được tin từ Véc-xây ngày 1 tháng Chạp (không ghi rõ giờ) nói rằng ngày hôm đó quân Pháp không mở cuộc tiến quân nào; ngược lại họ yêu cầu ngừng bắn để họ có thể thu nhặt những người bị chết và bị thương trên chiến trường giữa trận địa của hai bên. Nếu như bản thân họ cho rằng họ có thể chiếm lại chiến trường ấy thì không nghi ngờ gì hết họ sẽ lập tức mở lại trận đánh. Vì vậy không có căn cứ gì để hoài nghi sự thật là cuộc đánh thọc ra đầu tiên ấy của Tơ-rô-suy đã bị đẩy lùi mà hơn nữa lại bị đẩy lùi bởi những đơn vị quân đội kém xa những đơn vị quân đội của ông ta về số lượng. Chúng tôi có thể dự đoán rằng ông ta sắp sửa lại tiếp tục những cố gắng của mình. Chúng tôi biết quá ít về mưu toan đầu tiên ấy được tiến hành ra sao để đoán xem lần này nó có nhiều triển vọng thành công hơn không; nhưng nếu như ông ta lại bị đẩy lùi thì việc đó tất sẽ có tác động làm mất tinh thần nghiêm trọng đối với quân đội và dân cư Pa-ri.
Trong khi đó, đạo quân Loa-rơ, như chúng tôi chờ đợi[1*] lại để lộ ra những dấu hiệu của sự hoạt động tích cực. Những trận xung đột ở gần Loa-nhi và Pa-tơ[109] mà tin từ Tua đã thông báo rõ ràng chính là những trận xung đột đã được nói tới trong bức điện từ Muyn-sen đánh đi; dựa vào bức điện này mà phán đoán thì Phôn Đe Tan đã thu được thắng lợi ở phía tây Oóc-lê-ăng. Trong trường hợp này, mỗi bên đều quả quyết mình đã giành được thắng lợi. Có lẽ một vài ngày nữa chúng tôi sẽ nhận được nhiều tin hơn từ khu vực ấy) và vì chúng tôi còn chưa biết tí gì về sự bố trí của hai bên nên dự đoán cũng chẳng có ích gì.
---------------------
Chú thích
[1*]. Xem tập này. tr. 257.