watch sexy videos at nza-vids!
Truyện TIỂU LUẬN VỀ CHIẾN TRANH-SỐ PHẬN THÀNH MÉT-XƠ - tác giả Frederick Engels Frederick Engels

Frederick Engels

SỐ PHẬN THÀNH MÉT-XƠ

Tác giả: Frederick Engels

Nếu tin vào những tin tức phát đi từ Béc-lin thì hình như bộ tham mưu Phổ cho rằng Pa-ri sẽ bị chiếm trước Mét-xơ. Nhưng ý kiến này rõ ràng là dựa vào những lý do chính trị với mức độ cũng ngang như những lý do quân sự. Làn sóng bất bình ở Pa-ri mà bá tước Bi -xmác trông đợi vẫn chưa nổ ra, song người ta thì tính rằng tiếng trọng pháo của bên bao vây vừa rền vang trên thành phố thì tất nhiên sẽ nổ ra sự xung đột và nội chiến. Cho tới nay người Pa-ri chưa chứng thực những ý kiến của tổng hành dinh quân Đức về họ; có lẽ cho đến cuối cùng họ cũng không chứng thực ý kiến đó. Nếu như vậy thì những tính toán về chiếm Pa-ri vào cuối tháng này hầu như cầm chắc là ảo tưởng, còn Mét-xơ có lẽ sẽ phải đầu hàng sớm hơn Pa-ri.
Là một cứ điểm, Mét-xơ vô cùng kiên cố hơn Pa-ri. Pa-ri được bố phòng dựa trên sự tính toán là toàn bộ hoặc ít ra đại bộ phận quân đội Pháp thua trận sẽ rút lui đến đấy và sẽ tiến hành phòng thủ bằng cách không ngừng tập kích địch, một kẻ địch mà ý đồ của nó về bao vây thành phố tất nhiên làm cho nó yếu đi ở mỗi điểm của cái chiến tuyến dài mà nó buộc phải chiếm lĩnh. Cho nên sức phòng ngự của các công sự của Pa-ri không lớn lắm và điều đó là hoàn toàn tự nhiên. Thi hành trước những biện pháp để đề phòng cái tình hình hiện nay đã xảy ra do sai lầm chiến lược của Bô-na-pác-tơ sẽ làm tăng chi phí của công sự lên tới một số tiền rất lớn mà thời hạn phòng thủ nhờ đó có thể kéo dài thêm chưa chắc đã được hơn 2 tuần. Ngoài ra có thể tăng cường rất nhiều các công sự của cứ điểm bằng cách làm những công sự bằng đất trong hoặc trước cuộc vây đánh. Còn Mét-xơ thì tình hình khác hẳn. Thế hệ ngày nay thừa hưởng Mét-xơ của Coóc-môn-tanh và các công trình sư xuất sắc khác của thế kỷ trước như là một cứ điểm rất mạnh - rất mạnh bởi những công sự phòng ngự kiên cố của nó. Nền Đế chế thứ hai đã bồ sung cho nó một vòng đai gồm 7 lô-cốt độc lập rất lớn cách trung tâm thành phố 2,5 đến 3 dặm để bảo vệ thành phố chống các cuộc bắn pháo, kể cà của pháo nòng có rãnh, và biến toàn bộ cứ điểm thành một dinh lũy lớn chỉ thua có Pa-ri. Vì vậy bao vây Mét-xơ là một hoạt động tác chiến rất dài, ngay khi thành phố chỉ có quân phòng thủ thông thường thời chiến đóng giữ. Nhưng cuộc vây đánh thì hầu như không thể tiến hành được khi có 100.000 người hiện đang ở dưới sự yểm hộ của các lô-cốt của nó. Khu vực vẫn còn nằm trong tay quân Pháp chạy dài những hai dặm bên ngoài tuyến lô-cốt; để đẩy lùi quân Pháp về tuyến lô-cốt và chiếm lĩnh khu vực phải đào chiến hào thì cần có nhiều cuộc đánh giáp lá cà mà giống như những cuộc đánh giáp lá cà người ta chi thấy ở Xê-va-xtô-pôn; và nếu giả định rằng quân phòng thủ không mất tinh thần vì chiến đấu liên tục và bên bao vây không bị bẻ gãy vì những thiệt hại lớn về người thì cuộc chiến đấu có thể kéo dài nhiều tháng. Chính vì vậy quân Đức không định tiến hành vây đánh chính quy và cố sức buộc cứ điểm đầu hàng vì đói. Một đạo quân 100.000 người cũng như khoảng 60.000 dân thành phố và rất đông dân nông thôn lánh nạn trong cứ điểm sớm muộn cũng dùng cạn dự trữ lương thực nếu như cuộc bao vây giữ được thật chặt; có khả năng là thậm chí ngay cả trước khi xảy ra việc đó, sự mất tinh thần trong quân phòng thủ đã buộc cứ điểm đầu hàng. Khi mà một đạo quân nào đó thấy rằng nó đã bị vây chặt, mọi ý đồ chọc thủng vòng vây đều vô ích và mọi hy vọng chi viện từ bên ngoài đều tiêu tan thì ngay cả đạo quân tốt nhất cũng sẽ dần dần mất tinh thần kỷ luật và tinh thần đoàn kết do ảnh hưởng của sự gian khổ thiếu thốn, khó khăn và nguy hiểm mà họ buộc phải chịu đựng rõ ràng là chi để bảo vệ danh dự của quân kỳ.
Có một thời gian, chúng tôi đã uổng công tìm kiếm triệu chứng của sự mất tinh thần ấy. Dự trữ lương thực trong thành phố nhiều hơn người ta phỏng đoán rất nhiều, do đó đạo quân ở Mét-xơ có đủ lương thực trong một thời gian khá dài. Song dự trữ lương thực ấy tuy dư dật nhưng hình như chất lượng tồi, điều đó là hoàn toàn tự nhiên vì rằng đối với quân đội dự trữ ấy sẽ là lương thực ngẫu nhiên để lại trong thành phố chứ chưa bao giờ được dành để dùng vào cái mục đích mà hiện nay chúng ta được sử dụng vào. Kết quả là thực phẩm ấy của binh sĩ rút cục không những khác với những thứ mà họ quen dùng mà còn hoàn toàn không bình thường và gây ra nhiều loại bệnh tật ngày một nghiêm trọng, vì những nguyên nhân gây nên những bệnh tật ấy tác động ngày càng mạnh mẽ hơn. Dường như hiện nay giai đoạn ấy của cuộc phong tỏa đã tới. Trong số những thực phẩm mà Mét-xơ thiếu có bánh mì, thức ăn chính và quen dùng của nông dần Pháp, và muối. Muối hết sức cần thiết cho việc giữ sức khỏe và vì người Pháp tiêu dùng tinh bột làm lương thực tăng chất mỡ hầu như hoàn toàn dưới dạng bánh mì nên bánh mì cũng hết sức cần thiết như muối. Tình trạng binh sĩ và dân cư buộc phải ăn thịt là chính nghe nói đã gây ra bệnh lỵ và bệnh hoại huyết. Không quá tin vào những tin tức của bọn đào ngũ, những kẻ thường nói những điều mà chúng ta cho là được lòng người bắt chúng, song chúng tôi vẫn tin rằng tình hình là như vậy vì rằng trong những tình huống như thế thì nhất định phải xảy ra chính điều đó. Lẽ tự nhiên, do nguyên nhân ấy khả năng mất tinh thần sẽ tăng lên nhanh chóng.
Trong một bài tường thuật cuộc xuất kích của Ba-den ngày 7 tháng Mười một, phóng viên rất có tài của tờ "Daily News" ở Mét-xơ đưa tin rằng sau khi quân Pháp chiếm được mấy làng ở phía bắc pháo đài Xanh-ê-loa (ở phía bắc Mét-xơ, trong thung lũng sông Mô-den) họ đã tổ chức trên bờ sông gần cánh phải của họ một cụm quân ít ra là 30.000 người tiến về phía quân Đức. Đội quân này, hoặc cụm quân gần mấy đội quân này, rõ ràng được dùng để chọc thủng vòng vây. Một nhiệm vụ như thế đòi hỏi phải có quyết tâm cực lớn. Những đội quân này buộc phải tiến thẳng vào hình cánh cung hình thành bởi những đội quân và những đơn vị pháo tập trung hỏa lực vào chúng; sức mạnh của hỏa lực này sẽ tăng lên cho đến tận khi trực tiếp kề sát với đông đảo quân lính địch và bấy giờ nếu quân Pháp đập tan được những đội quân và những đơn vị pháo ấy thì sức mạnh hỏa lực ấy lập tức giảm đi nhiều, nhưng nếu như quân Pháp buộc phải rút lui thì lại gặp phải cùng hỏa lực đan chéo đó. Binh sĩ dường như hiểu được điều đó; ngoài ra, để tiến hành những hoạt động đòi hỏi phải dốc sức cao độ ấy, hình như Ba-den đã sử dụng những đơn vị giỏi nhất của mình. Nhưng nghe nói họ thậm chí chưa tới được phạm vi hoạt động của hỏa lực súng trường của đông đảo quân lính Đức. Trước khi họ đến được điểm đột biến, hỏa lực của pháo binh và tuyến bộ binh đã phá vỡ hàng ngũ họ: "những đội quân dày đặc thoạt đầu dao động rồi tan rã".
Lần đầu tiên trong cuộc chiến tranh này, chúng tôi nghe thấy nói những điều như vậy về những con người đã có thể dũng cảm chống lại hỏa lực ác liệt cũng như gươm giáo trong các trận ở Vi-ông-vin, Gra-vơ-lốt và trong những cuộc xuất kích vừa rồi. Sự bất lực ngay cả trong việc tìm cách hoàn thành một cách nghiêm túc nhiệm vụ được giao phó dường như chứng tỏ rằng đạo quân ở Mét-xơ không còn là đạo quân trước kia nữa. Điều đó có thể chưa phải là triệu chứng của sự mất tinh thần mà chỉ chứng tỏ sự sa sút tinh thần, cảm giác không có lối thoát, và sự hiểu rõ rằng mọi mưu toan đều vô ích. Từ tình trạng đó đến sự mất tinh thần thực sự chẳng còn mấy nỗi, nhất là đối với binh si Pháp. Và mặc dù dựa vào những dấu hiệu đó mà tiên đoán rằng Mét-xơ sẽ thất thủ nhanh chóng còn hơi sớm nhưng dù sao thật đáng ngạc nhiên nếu sắp tới đây chúng ta không thấy những triệu chứng khác chứng tỏ rằng sự phòng thủ của Mét-xơ đang yếu đi.
So với sự thất thủ Pa-ri thì sự đầu hàng của Mét-xơ có ảnh hưởng nhỏ hơn nhiều về mặt tinh thần nhưng có ảnh hưởng lớn hơn nhiều về mặt vật chất đối với tiến trình của chiến tranh. Nếu mất Pa-ri, nước Pháp có lẽ sẽ đầu hàng nhưng sự tất yếu đó có lẽ không lớn hơn hiện nay. Vì muốn kìm giữ Pa-ri vào vùng phụ cận của nó cần phải sử dụng tuyệt đại bộ phận quân đội hiện đang bao vây thành phố này và rất không chắc rằng quân Đức có thể rút ra được một số quân đủ để tiến về Boóc-đô. Nhưng nếu Mét-xơ đầu hàng thì sẽ giải phóng được 200.000 quân Đức, mà với tình trạng hiện nay của những đơn vị quân đội Pháp ở ngoài các cứ điểm thì đạo quân như thế là hoàn toàn đủ để tiến quân đến bất cứ nơi nào trên khắp đất nước không được bào vệ và làm bất cứ gì ở đó. Việc mở rộng thêm nữa vùng chiếm đóng mà hai dinh lũy lớn cân trở có lẽ sẽ lập tức lại bắt đầu còn mọi ý đồ tiến hành chiến tranh du kích mà hiện nay có thể là rất hiệu nghiệm, bấy giờ sẽ bị đè bẹp nhanh chóng.
TIỂU LUẬN VỀ CHIẾN TRANH
I
II
III
IV
NHỮNG THẮNG LỢI CỦA PHỔ
V
VI
VII
VIII
IX
X
KHỦNG HOẢNG CỦA CHIẾN TRANH
XI
XII
XIII[44]
XIV
XV
NHỮNG THẤT BẠI CỦA PHÁP
XVI
XVII
XVIII
LÀM THẾ NÀO ĐỂ ĐÁNH BẠI QUÂN PHỔ
XIX
TIN TỨC VỀ ĐÀM PHÁN[67]
XX
XXI
NHỮNG NGUYÊN TẮC CỦA CHẾ ĐỘ QUÂN SỰ PHỔ
XXII
XXIII
SỐ PHẬN THÀNH MÉT-XƠ
XXIV
XA-RA-GỐT- PA-RI
XXV
MÉT-XƠ THẤT THỦ
XXVI
SỰ BÀO CHỮA CỦA HOÀNG ĐẾ
CUỘC CHIẾN ĐẤU Ở PHÁP
XXVII
NHỮNG THỦ ĐÔ CÓ BỐ PHÒNG BẰNG CÔNG SỰ
XXVIII
TÌNH HÌNH QUÂN SỰ Ở PHÁP
XXIX
XXX
NHỮNG TRIỂN VỌNG CỦA CHIẾN TRANH
DU KÍCH PHỔ
XXXI
XXXII
TÌNH HÌNH QUÂN ĐỨC Ở PHÁP
XXXIII
XXXIV
XXXV
XXXVI
XXXVII
XXXVIII
XXXIX
XL
TÌNH HÌNH Ở PHÁP XÉT THEO QUAN ĐIỂM QUÂN SỰ
TAI HỌA CỦA BUỐC-BA-KI
Chú thích