1. Dấu hỏi đầu tiên
Tác giả: Tiêu Dao Bảo Cự
Trong cảm giác mệt mỏi rã rời qua ba đêm ngày làm việc căng thắng của đại hội Đoàn thanh niên cộng sản huyện lần thứ nhất sau giải phóng, một tâm trạng chán nản, cay đắng và tức giận xâm chiếm Hoài sau cuộc họp chiều của ban chấp hành mới được bầu trong đại hội.
Với sự chỉ đạo trực tiếp của đồng chí Hoàng, bí thư huyện ủy, việc bầu ban thường vụ huyện đoàn gần như chỉ định. Hoài, người chủ chốt của ban chấp hành lâm thời, thực sự điều hành mọi hoạt động của huyện đoàn từ ngày giải phóng đến trước đại hội mà năng lực và sự tín nhiệm đổi với thanh niên đã được tỏ rõ, người có số phiếu cao nhất trong cuộc bầu ban chấp hành, đã bị gạt ra khỏi ban thường vụ. Cuộc bầu cử ban thường vụ đã diễn ra một cách hoàn toàn hình thức, mà ai giữ chức vụ bí thư, phó bí thư, ủy viên thường vụ đã được nói rõ trước khi bầu. Một vài ủy viên chấp hành có ý không hài lòng với việc áp đặt như thế nhưng không dám chống đối lại. Còn Hoài thì há miệng mắc quai không thể tự nói về mình và thấy bí thư huyện ủy có ý định rõ ràng không muốn cho Hoài giữ một chức vụ chủ chốt trong ban thường vụ.
Chưa bao giờ Hoài có tâm trạng đau xót và cay đắng như thế. Nỗi bất mãn và phần nộ bừng bừng tự lắc nghẹn nơi cuống họng, không thể nói thành lời. Trước đây, khi hoạt động trong phong trào thanh niên sinh viên học sinh đô thị miền Nam, đối mặt với kẻ thù, trước lưỡi lê, trong vòng dây kèm gai, Hoài và bạn bè bao giờ cùng lớn tiếng tố cáo. Nhưng bây giờ là nội bộ, là đảng lành đạo, có phải chống kẻ thù đâu.
Sau cuộc họp, Hoài trở về nhà bỏ ăn tối, vào phòng đóng cửa nằm trăn trở. Vy, vợ Hoài hỏi nhưng Hoài chỉ kêu mệt, trả lời qua loa rồi bảo Vy để anh yên. Anh muốn nghiền ngẫm sự việc này và có thái độ. Anh không phải là một kẻ tham quyền cố vị nhưng không phải là một thằng hèn cứ cam chịu những điều mình thấy không hợp lý.
Hoài vùng dậy thay quần áo. Anh cần phải đi gặp ngay bí thư huyện ủy để làm rõ vấn đề. Trong đầu anh đang có nhưng dấu hỏi lớn. Bí thư huyện ủy không hiểu anh hay chính là quyết định của tập thể ban thường vụ huyện ủy? Điều gì đã dẫn đến quyết định đó? Anh đã sai phạm gì hay không được tin cậy?
Nơi làm việc và nơi ở của bí thư huyện ủy là một biệt thự nằm trong khu vực cơ quan huyện ủy. Hoài đã đến đây họp vài lần. Như thường lệ, cổng trước luôn luôn đóng, anh đi vòng qua cổng bên vào gõ cửa. Một lúc sau, chính ông Hoàng, bí thư huyện ủy ra mở cửa. Ông có vẻ ngạc nhiên nheo mắt nhìn anh một lúc rồi mới mời anh vào. Ông người cao lớn, lực lưỡng, khuôn mặt đen sạm thoạt nhìn như một nông dân nhưng mái tóc bạc và đôi mắt sâu sắc bén nhìn như xoáy vào mắt người khác làm người đối diện phải e dè.
Trong khi ông pha trà mời khách, Hoài quyết định sẽ nói thẳng ngay vào vấn đề và chọn cách xưng hô chính thức như trong các cuộc họp, mặc dù bình thường trong tiếp xúc, Hoài vẫn xưng hô "anh-em" với ông vì ông hơn gấp đôi tuổi Hoài. Cách xưng hô thân mật "anh-em, chú-cháư" thậm chí đôi lúc "mày-tao" đã thành tập quán trong giới cán bộ từ sau giải phóng, cách xưng hô hoàn toàn do thân tình chứ không phải vì lý do gì khác.
- Thưa đồng chí bí thư, tôi muốn trao đổi thêm với đồng chí về một số vấn đề trong cuộc họp bầu ban thường vụ huyện đoàn chiều nay.
Hoàng đang cầm tách nước chưa uống đặt xuống. Ông nhìn Hoài với vẻ dò xét và chờ đợi:
- Đồng chí cứ nói.
Hoài cố nén sự phấn khích đang trào dâng từ suốt buổi chiều, anh cố gắng bắt đầu một cách chậm rãi:
- Tôi cho rằng cuộc bầu cử chiều nay không được dân chủ và cơ cấu chưa hợp lý. Một vài người trong ban thường vụ quá yếu về năng lực. Tôi theo dõi phong trào và cán bộ đoàn từ ngày giải phóng đến nay nên hiểu rõ. Về bản thân, tôi nói thẳng là tôi thấy rõ đồng chí có chủ ý gạt tôi ra khỏi ban thường vụ, tôi thắc mắc và xin được nói rõ tôi có sai phạm gì, không đủ năng lực hay vì một lý do nào khác.
Bí thư huyện ủy cầm tách nước lên uống vài hớp như để đắn đo câu trả lời:
- Tôi biết đồng chí có thắc mắc và nói ra như thế là tốt. Chế độ ta là chế độ dân chủ nhưng có đảng lãnh đạo. Cuộc bầu cử chiều nay cũng có đảng lãnh đạo và tôi đã phát biểu với trách nhiệm của một bí thư huyện ủy. Tập thể thường vụ huyện ủy đã có họp xem xét nhân sự của ban chấp hành và thường vụ huyện đoàn, đó không phải là ý kiến cá nhân tôi.
- Thường vụ huyện ủy có xem xét năng lực cụ thể của từng người không?
- Tôi biết có vài người yếu nhưng đó là do yêu cầu cơ cấu nữ và cơ sở. Vả lại cơ cấu như thế cùng là một cách nâng dần trình độ và tạo điều kiện đào tạo họ sau này. Bây giờ họ yếu nhưng nếu được bồi dưỡng họ sẽ tiến bộ, hơn nữa họ đều là thành phần cơ bản.
- Nhưng bây giờ họ là cán bộ lãnh đạo chứ không phải sau này họ mới lãnh đạo.
- Lãnh đạo là tập thể chứ không phải cá nhân.
Bí thư huyện ủy có vẻ hơi nổi giận. Ông trả lời tức khắc và gay gắt ý kiến của Hoài.
"Ai lãnh đạo và ai sẽ làm việc trong ban chấp hành đoàn này?". Hoài thầm nghĩ và nhớ lại bao nhiêu cuộc họp cán bộ đoàn mà những cán bộ kiểu như thế không bao giờ phát biểu được một ý kiến, phong trào ở cơ sở do họ phụ trách không có gì đặc sắc nhưng họ vẫn được cấp ủy cơ sở tín nhiệm. Hoài hiểu hoàn cảnh hiện nay của huyện và cơ sở, những khó khăn trong việc lựa chọn cán bộ nhưng không phải là không thể chọn cán bộ có năng lực hơn. Vấn đề là sự đánh giá và lòng tin của đảng đối với quần chúng ở một vùng mới giải phóng. Quan điểm của đảng rất rõ, nhân dân lao động dù ở vùng tạm bị chiếm cùng rất cách mạng. Nhưng đó là quan điểm chung của đảng. Còn đảng ở đây rất cụ thể, là bí thư huyện ủy, từng huyện ủy viên, từng bí thư chi bộ, từng đảng viên, những người có chức có quyền. Tôi cùng là đảng viên, nhưng đảng viên như thế nào'? Hoài trở lại với mình và cay đắng lặp lại câu hỏi anh đã nêu từ đầu:
- Xin đồng chí cho biết tôi đã sai phạm gì?
- Đồng chí không có sai phạm gì cả và rất có năng lực hoạt động thanh niên nhưng đảng thấy nên sắp xếp như thế.
Tôi không được tin cậy hay sao?
- Tin chứ. Nếu không tin tại sao huyện ủy vẫn công nhận đồng chí là đảng viên và bố trí đồng chí làm cán bộ cho đảng?
- Xin đồng chí nói thẳng, sử dụng nhưng không đủ tin cậy, có phải thế không?
Bí thư huyện ủy gõ gõ ngón tay xuống mặt bàn, ông cân nhắc từng lời:
- Đây là một vấn đề rất tế nhị và phức tạp, vấn đề bảo vệ đảng. Trong giai đoạn này, tổ chức đảng cần phải hết sức trong sạch và tổ chức đoàn phải hết sức đáng tin cậy. Các đồng chí đảng viên trước đây bị địch bắt giam hoặc hoạt động trong vùng tạm bị chiếm phần lớn rất dũng cảm, kiên cường, trung thành với đảng nhưng kẻ thù cùng rất lắm âm mưu thủ đoạn và có nhiều vấn đề cần phải xác minh, phải có thời gian. Có đồng chí đã phải chịu đựng, thậm chí chịu oan khuất hàng chục năm trời, nhưng nếu thực sự vì đảng, các đồng chí đó cung vui lòng và cuối cùng nhất định đảng sẽ làm sáng tỏ.
Nghe những điều này, Hoài cảm thấy bối rối và một thoáng se lòng. Vì đảng ư? Chính những năm tháng sống trong vùng tạm bị chiếm, lúc kẻ địch cực kỳ tàn bạo và mọi hoạt động gọi là đối lập, phản kháng của một số anh em trí thức bất mãn như Hoài hoàn toàn thảm bại, anh em đã hướng về đảng như một niềm hy vọng cuối cùng. Đảng ở đâu? Anh em biết có đảng hoạt động nhưng chưa tìm được đầu mối để đến với đảng. Cuối cùng đảng đã đến với anh em. Đảng không phải ai xa lạ mà chính là những người anh em vẫn thường gặp trong số học sinh và phụ huynh học sinh của mình.
Hoài nhớ lại vào năm 1970, nhân ngày Quốc Tế Lao Động 1 tháng 5, Hoài và một số anh em nhận được thư của Công đoàn giải phóng gửi qua đường bưu điện. Bức thư nói lên ý nghĩa của ngày lễ quốc tế trọng đại này và kêu gọi những người lao động, công nhân, trí thức góp phần vào sự nghiệp giải phóng dân tộc. Hoài và hai người bạn thân nhất đã ngồi lại với nhau trao đổi và đều nói ra nỗi khát khao được gặp đảng, tham gia hoạt động cụ thể dưới sự lãnh đạo của đảng. Những hoạt động tự phát chống Mỹ-ngụy theo cách thế riêng, tiếp nối từ phong trào đấu tranh đô thị của sinh viên học sinh miền Nam, các anh đã tổ chức nhiều và đã tự thấy không có hiệu quả như mong muốn.
Đảng đã đến với Hoài như một điều tất yếu, ngược lại Hoài cũng đã đến với đảng như một điều không thể khác được, dù sự gặp gỡ này, đối với riêng Hoài, trước đó đã là một thời kỳ khá gian truân. Sau bốn năm hoạt động thử thách, Hoài được kết nạp vào đảng. Chi bộ Trung Kiên hoạt động bí mật ở thị xã đã báo cáo với Thị ủy bên ngoài và được Thị ủy quyết định kết nạp. Hoài nhớ rất rõ buổi lễ kết nạp. Đó là một buổi sáng đẹp trời, nắng ấm. Căn phòng tổ chức lễ trong ngôi nhà của dộng chí bí thư chi bộ ở ven thị xã rất sáng sủa, cửa sổ mở hướng ra một đồi trà bát ngái, từ trong nhà có thể kiểm soát thấy rõ cả một vùng không gian rộng. Đồng chí Tân, bí thư chi bộ đã cho mấy đứa con nhỏ là đội viên Thiếu niên tiền phong giải phóng cảnh giới ở hai đầu đường chạy ngang trước ngõ. Cổng vào nhà cùng không đóng. Tất cả đều tạo ra một vẻ bình thường để ai đi ngoài đường nhìn vào cùng không có gì nghi ngờ hoặc chú ý.
Bàn thờ tổ quốc có hình bác Hồ là bức ảnh lớn của Bác cắt từ bìa tờ báo Newsweek. Cờ đảng và khẩu hiệu cắt bằng giấy đến phút cuối mới gắn lên và có thể hủy trong một phút nếu có báo động. Chứng kiến buổi lễ chỉ có hai người, đồng chí Tân, bí thư chi bộ, cũng là người giới thiệu thứ nhất và đồng chí Sang, người giới thiệu thứ hai. Sau khi nghe công bố quyết định của ban thường vụ thị ủy và đọc lời thề, phát biểu của Hoài đã làm cho hai đồng chí đảng viên tham dự ngạc nhiên. Đại khái Hoài nói việc vào đảng hôm nay đối với Hoài không gây ra một xúc động lớn như đáng lý phải có mà ngược lại Hoài thấy rất bình thường, rất tự nhiên, như một điều tất yếu không thể khác được. Hoài chỉ tiếc là điều này xảy ra hơi muộn vì con đường từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa cộng sản của riêng Hoài, do điều kiện không thuận lợi đã kéo dài đến mười năm và từ khi được chi bộ móc nối, Hoài đã tự coi mình như một người cộng sản, sống và chiến đấu như một người cộng sản giữa vòng vây của kẻ thù.
Một thoáng nhớ lại quá khứ làm Hoài dấy lên một niềm tự hào. Anh nhìn thẳng vào mắt bí thư huyện ủy:
- Tôi chưa rõ thời gian hoạt động trong vùng tạm bị chiếm tôi có vấn đề gì để nghi ngờ. Đối với tôi, tất cả đều rõ ràng.
- Có những việc đồng chí chưa rõ hết được - Hoàng trả lời như một cách né tránh.
Hoài không từ bỏ ý định muốn làm rõ vấn đề của mình, anh tiếp tục gần như chất vấn:
- Ngay sau giải phóng, tỉnh ủy đã lổ chức một lớp học tập, thực chất là lớp chỉnh đảng cho toàn thể đảng viên phong trào trong vùng tạm bị chiếm, chúng tôi đã kiểm điểm và tự báo đầy đủ. Đảng cũng đã xác minh và ai không đủ tiêu chuẩn, đảng đã không công nhận là đảng viên. Tôi đã được công nhận, thế thì còn vấn đề gì?
Hoàng đứng dậy đặt tay lên vai Hoài:
- Đúng thế! Nhưng có nhiều vấn đề liên quan đến cái chung mà đảng đang xem xét. Nếu quả thực đồng chí vì đảng, đồng chí nên chấp nhận một cách vui lòng và tiếp tục cống hiến ở cương vị của mình. ở vị trí nào, người đảng viên cũng phải chiến đấu và vẫn đóng góp cho lý tưởng của đảng được. Đồng chí có đồng ý như thế không? Có những việc hiện nay chưa nói rõ được nhưng rồi đảng sẽ làm rõ, đồng chí cứ yên tâm.
Thế là bí thư huyện ủy đã thoát ra dễ dàng cuộc tấn công của Hoài mà anh nghĩ Hoàng không thể né tránh nói lên sự thực. Đâu là sự thực của vấn đề này?
Trên đường về nhà, trong đêm khuya, Hoài hơi hoang mang. Hoài cảm thấy vừa bị bí thư huyện ủy thuyết phục, vừa hoài nghi. Những điều ông ta nói có thực không, ẩn giấu bên trong vấn đề gì? Chỉ có một vấn đề lớn cần xem xét theo kiểu đó: sự phản bội. Hoài tự khẳng định mình chưa bao giờ phản bội, kể cả khi anh đứng trước mũi súng của tên an ninh quân đội năm nào. Hoài bước chậm trong đêm vắng. Sao đầy trời cao lồng lộng. Những cây sao cao vút ở quảng trường thị xã vẫn hiên ngang như ngày nào. Con đường này thân quen đến độ anh có thể đi bình thường trong đêm tối dày đặc. Anh đã từng đi như thế những lần họp chi bộ trong vùng tạm bị chiếm trước đây. Anh đã từng đi như thế trong những ngày tháng công tác dồn dập sau giải phóng.
Con đường này lúc nào cùng là của anh. Anh chưa bao giờ phản bội nó. Đảng có hiểu anh như thế không?
Trong cảm giác mệt mỏi rã rời qua ba đêm ngày làm việc căng thắng của đại hội Đoàn thanh niên cộng sản huyện lần thứ nhất sau giải phóng, một tâm trạng chán nản, cay đắng và tức giận xâm chiếm Hoài sau cuộc họp chiều của ban chấp hành mới được bầu trong đại hội.
Với sự chỉ đạo trực tiếp của đồng chí Hoàng, bí thư huyện ủy, việc bầu ban thường vụ huyện đoàn gần như chỉ định. Hoài, người chủ chốt của ban chấp hành lâm thời, thực sự điều hành mọi hoạt động của huyện đoàn từ ngày giải phóng đến trước đại hội mà năng lực và sự tín nhiệm đổi với thanh niên đã được tỏ rõ, người có số phiếu cao nhất trong cuộc bầu ban chấp hành, đã bị gạt ra khỏi ban thường vụ. Cuộc bầu cử ban thường vụ đã diễn ra một cách hoàn toàn hình thức, mà ai giữ chức vụ bí thư, phó bí thư, ủy viên thường vụ đã được nói rõ trước khi bầu. Một vài ủy viên chấp hành có ý không hài lòng với việc áp đặt như thế nhưng không dám chống đối lại. Còn Hoài thì há miệng mắc quai không thể tự nói về mình và thấy bí thư huyện ủy có ý định rõ ràng không muốn cho Hoài giữ một chức vụ chủ chốt trong ban thường vụ.
Chưa bao giờ Hoài có tâm trạng đau xót và cay đắng như thế. Nỗi bất mãn và phần nộ bừng bừng tự lắc nghẹn nơi cuống họng, không thể nói thành lời. Trước đây, khi hoạt động trong phong trào thanh niên sinh viên học sinh đô thị miền Nam, đối mặt với kẻ thù, trước lưỡi lê, trong vòng dây kèm gai, Hoài và bạn bè bao giờ cùng lớn tiếng tố cáo. Nhưng bây giờ là nội bộ, là đảng lành đạo, có phải chống kẻ thù đâu.
Sau cuộc họp, Hoài trở về nhà bỏ ăn tối, vào phòng đóng cửa nằm trăn trở. Vy, vợ Hoài hỏi nhưng Hoài chỉ kêu mệt, trả lời qua loa rồi bảo Vy để anh yên. Anh muốn nghiền ngẫm sự việc này và có thái độ. Anh không phải là một kẻ tham quyền cố vị nhưng không phải là một thằng hèn cứ cam chịu những điều mình thấy không hợp lý.
Hoài vùng dậy thay quần áo. Anh cần phải đi gặp ngay bí thư huyện ủy để làm rõ vấn đề. Trong đầu anh đang có nhưng dấu hỏi lớn. Bí thư huyện ủy không hiểu anh hay chính là quyết định của tập thể ban thường vụ huyện ủy? Điều gì đã dẫn đến quyết định đó? Anh đã sai phạm gì hay không được tin cậy?
Nơi làm việc và nơi ở của bí thư huyện ủy là một biệt thự nằm trong khu vực cơ quan huyện ủy. Hoài đã đến đây họp vài lần. Như thường lệ, cổng trước luôn luôn đóng, anh đi vòng qua cổng bên vào gõ cửa. Một lúc sau, chính ông Hoàng, bí thư huyện ủy ra mở cửa. Ông có vẻ ngạc nhiên nheo mắt nhìn anh một lúc rồi mới mời anh vào. Ông người cao lớn, lực lưỡng, khuôn mặt đen sạm thoạt nhìn như một nông dân nhưng mái tóc bạc và đôi mắt sâu sắc bén nhìn như xoáy vào mắt người khác làm người đối diện phải e dè.
Trong khi ông pha trà mời khách, Hoài quyết định sẽ nói thẳng ngay vào vấn đề và chọn cách xưng hô chính thức như trong các cuộc họp, mặc dù bình thường trong tiếp xúc, Hoài vẫn xưng hô "anh-em" với ông vì ông hơn gấp đôi tuổi Hoài. Cách xưng hô thân mật "anh-em, chú-cháư" thậm chí đôi lúc "mày-tao" đã thành tập quán trong giới cán bộ từ sau giải phóng, cách xưng hô hoàn toàn do thân tình chứ không phải vì lý do gì khác.
- Thưa đồng chí bí thư, tôi muốn trao đổi thêm với đồng chí về một số vấn đề trong cuộc họp bầu ban thường vụ huyện đoàn chiều nay.
Hoàng đang cầm tách nước chưa uống đặt xuống. Ông nhìn Hoài với vẻ dò xét và chờ đợi:
- Đồng chí cứ nói.
Hoài cố nén sự phấn khích đang trào dâng từ suốt buổi chiều, anh cố gắng bắt đầu một cách chậm rãi:
- Tôi cho rằng cuộc bầu cử chiều nay không được dân chủ và cơ cấu chưa hợp lý. Một vài người trong ban thường vụ quá yếu về năng lực. Tôi theo dõi phong trào và cán bộ đoàn từ ngày giải phóng đến nay nên hiểu rõ. Về bản thân, tôi nói thẳng là tôi thấy rõ đồng chí có chủ ý gạt tôi ra khỏi ban thường vụ, tôi thắc mắc và xin được nói rõ tôi có sai phạm gì, không đủ năng lực hay vì một lý do nào khác.
Bí thư huyện ủy cầm tách nước lên uống vài hớp như để đắn đo câu trả lời:
- Tôi biết đồng chí có thắc mắc và nói ra như thế là tốt. Chế độ ta là chế độ dân chủ nhưng có đảng lãnh đạo. Cuộc bầu cử chiều nay cũng có đảng lãnh đạo và tôi đã phát biểu với trách nhiệm của một bí thư huyện ủy. Tập thể thường vụ huyện ủy đã có họp xem xét nhân sự của ban chấp hành và thường vụ huyện đoàn, đó không phải là ý kiến cá nhân tôi.
- Thường vụ huyện ủy có xem xét năng lực cụ thể của từng người không?
- Tôi biết có vài người yếu nhưng đó là do yêu cầu cơ cấu nữ và cơ sở. Vả lại cơ cấu như thế cùng là một cách nâng dần trình độ và tạo điều kiện đào tạo họ sau này. Bây giờ họ yếu nhưng nếu được bồi dưỡng họ sẽ tiến bộ, hơn nữa họ đều là thành phần cơ bản.
- Nhưng bây giờ họ là cán bộ lãnh đạo chứ không phải sau này họ mới lãnh đạo.
- Lãnh đạo là tập thể chứ không phải cá nhân.
Bí thư huyện ủy có vẻ hơi nổi giận. Ông trả lời tức khắc và gay gắt ý kiến của Hoài.
"Ai lãnh đạo và ai sẽ làm việc trong ban chấp hành đoàn này?". Hoài thầm nghĩ và nhớ lại bao nhiêu cuộc họp cán bộ đoàn mà những cán bộ kiểu như thế không bao giờ phát biểu được một ý kiến, phong trào ở cơ sở do họ phụ trách không có gì đặc sắc nhưng họ vẫn được cấp ủy cơ sở tín nhiệm. Hoài hiểu hoàn cảnh hiện nay của huyện và cơ sở, những khó khăn trong việc lựa chọn cán bộ nhưng không phải là không thể chọn cán bộ có năng lực hơn. Vấn đề là sự đánh giá và lòng tin của đảng đối với quần chúng ở một vùng mới giải phóng. Quan điểm của đảng rất rõ, nhân dân lao động dù ở vùng tạm bị chiếm cùng rất cách mạng. Nhưng đó là quan điểm chung của đảng. Còn đảng ở đây rất cụ thể, là bí thư huyện ủy, từng huyện ủy viên, từng bí thư chi bộ, từng đảng viên, những người có chức có quyền. Tôi cùng là đảng viên, nhưng đảng viên như thế nào'? Hoài trở lại với mình và cay đắng lặp lại câu hỏi anh đã nêu từ đầu:
- Xin đồng chí cho biết tôi đã sai phạm gì?
- Đồng chí không có sai phạm gì cả và rất có năng lực hoạt động thanh niên nhưng đảng thấy nên sắp xếp như thế.
Tôi không được tin cậy hay sao?
- Tin chứ. Nếu không tin tại sao huyện ủy vẫn công nhận đồng chí là đảng viên và bố trí đồng chí làm cán bộ cho đảng?
- Xin đồng chí nói thẳng, sử dụng nhưng không đủ tin cậy, có phải thế không?
Bí thư huyện ủy gõ gõ ngón tay xuống mặt bàn, ông cân nhắc từng lời:
- Đây là một vấn đề rất tế nhị và phức tạp, vấn đề bảo vệ đảng. Trong giai đoạn này, tổ chức đảng cần phải hết sức trong sạch và tổ chức đoàn phải hết sức đáng tin cậy. Các đồng chí đảng viên trước đây bị địch bắt giam hoặc hoạt động trong vùng tạm bị chiếm phần lớn rất dũng cảm, kiên cường, trung thành với đảng nhưng kẻ thù cùng rất lắm âm mưu thủ đoạn và có nhiều vấn đề cần phải xác minh, phải có thời gian. Có đồng chí đã phải chịu đựng, thậm chí chịu oan khuất hàng chục năm trời, nhưng nếu thực sự vì đảng, các đồng chí đó cung vui lòng và cuối cùng nhất định đảng sẽ làm sáng tỏ.
Nghe những điều này, Hoài cảm thấy bối rối và một thoáng se lòng. Vì đảng ư? Chính những năm tháng sống trong vùng tạm bị chiếm, lúc kẻ địch cực kỳ tàn bạo và mọi hoạt động gọi là đối lập, phản kháng của một số anh em trí thức bất mãn như Hoài hoàn toàn thảm bại, anh em đã hướng về đảng như một niềm hy vọng cuối cùng. Đảng ở đâu? Anh em biết có đảng hoạt động nhưng chưa tìm được đầu mối để đến với đảng. Cuối cùng đảng đã đến với anh em. Đảng không phải ai xa lạ mà chính là những người anh em vẫn thường gặp trong số học sinh và phụ huynh học sinh của mình.
Hoài nhớ lại vào năm 1970, nhân ngày Quốc Tế Lao Động 1 tháng 5, Hoài và một số anh em nhận được thư của Công đoàn giải phóng gửi qua đường bưu điện. Bức thư nói lên ý nghĩa của ngày lễ quốc tế trọng đại này và kêu gọi những người lao động, công nhân, trí thức góp phần vào sự nghiệp giải phóng dân tộc. Hoài và hai người bạn thân nhất đã ngồi lại với nhau trao đổi và đều nói ra nỗi khát khao được gặp đảng, tham gia hoạt động cụ thể dưới sự lãnh đạo của đảng. Những hoạt động tự phát chống Mỹ-ngụy theo cách thế riêng, tiếp nối từ phong trào đấu tranh đô thị của sinh viên học sinh miền Nam, các anh đã tổ chức nhiều và đã tự thấy không có hiệu quả như mong muốn.
Đảng đã đến với Hoài như một điều tất yếu, ngược lại Hoài cũng đã đến với đảng như một điều không thể khác được, dù sự gặp gỡ này, đối với riêng Hoài, trước đó đã là một thời kỳ khá gian truân. Sau bốn năm hoạt động thử thách, Hoài được kết nạp vào đảng. Chi bộ Trung Kiên hoạt động bí mật ở thị xã đã báo cáo với Thị ủy bên ngoài và được Thị ủy quyết định kết nạp. Hoài nhớ rất rõ buổi lễ kết nạp. Đó là một buổi sáng đẹp trời, nắng ấm. Căn phòng tổ chức lễ trong ngôi nhà của dộng chí bí thư chi bộ ở ven thị xã rất sáng sủa, cửa sổ mở hướng ra một đồi trà bát ngái, từ trong nhà có thể kiểm soát thấy rõ cả một vùng không gian rộng. Đồng chí Tân, bí thư chi bộ đã cho mấy đứa con nhỏ là đội viên Thiếu niên tiền phong giải phóng cảnh giới ở hai đầu đường chạy ngang trước ngõ. Cổng vào nhà cùng không đóng. Tất cả đều tạo ra một vẻ bình thường để ai đi ngoài đường nhìn vào cùng không có gì nghi ngờ hoặc chú ý.
Bàn thờ tổ quốc có hình bác Hồ là bức ảnh lớn của Bác cắt từ bìa tờ báo Newsweek. Cờ đảng và khẩu hiệu cắt bằng giấy đến phút cuối mới gắn lên và có thể hủy trong một phút nếu có báo động. Chứng kiến buổi lễ chỉ có hai người, đồng chí Tân, bí thư chi bộ, cũng là người giới thiệu thứ nhất và đồng chí Sang, người giới thiệu thứ hai. Sau khi nghe công bố quyết định của ban thường vụ thị ủy và đọc lời thề, phát biểu của Hoài đã làm cho hai đồng chí đảng viên tham dự ngạc nhiên. Đại khái Hoài nói việc vào đảng hôm nay đối với Hoài không gây ra một xúc động lớn như đáng lý phải có mà ngược lại Hoài thấy rất bình thường, rất tự nhiên, như một điều tất yếu không thể khác được. Hoài chỉ tiếc là điều này xảy ra hơi muộn vì con đường từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa cộng sản của riêng Hoài, do điều kiện không thuận lợi đã kéo dài đến mười năm và từ khi được chi bộ móc nối, Hoài đã tự coi mình như một người cộng sản, sống và chiến đấu như một người cộng sản giữa vòng vây của kẻ thù.
Một thoáng nhớ lại quá khứ làm Hoài dấy lên một niềm tự hào. Anh nhìn thẳng vào mắt bí thư huyện ủy:
- Tôi chưa rõ thời gian hoạt động trong vùng tạm bị chiếm tôi có vấn đề gì để nghi ngờ. Đối với tôi, tất cả đều rõ ràng.
- Có những việc đồng chí chưa rõ hết được - Hoàng trả lời như một cách né tránh.
Hoài không từ bỏ ý định muốn làm rõ vấn đề của mình, anh tiếp tục gần như chất vấn:
- Ngay sau giải phóng, tỉnh ủy đã lổ chức một lớp học tập, thực chất là lớp chỉnh đảng cho toàn thể đảng viên phong trào trong vùng tạm bị chiếm, chúng tôi đã kiểm điểm và tự báo đầy đủ. Đảng cũng đã xác minh và ai không đủ tiêu chuẩn, đảng đã không công nhận là đảng viên. Tôi đã được công nhận, thế thì còn vấn đề gì?
Hoàng đứng dậy đặt tay lên vai Hoài:
- Đúng thế! Nhưng có nhiều vấn đề liên quan đến cái chung mà đảng đang xem xét. Nếu quả thực đồng chí vì đảng, đồng chí nên chấp nhận một cách vui lòng và tiếp tục cống hiến ở cương vị của mình. ở vị trí nào, người đảng viên cũng phải chiến đấu và vẫn đóng góp cho lý tưởng của đảng được. Đồng chí có đồng ý như thế không? Có những việc hiện nay chưa nói rõ được nhưng rồi đảng sẽ làm rõ, đồng chí cứ yên tâm.
Thế là bí thư huyện ủy đã thoát ra dễ dàng cuộc tấn công của Hoài mà anh nghĩ Hoàng không thể né tránh nói lên sự thực. Đâu là sự thực của vấn đề này?
Trên đường về nhà, trong đêm khuya, Hoài hơi hoang mang. Hoài cảm thấy vừa bị bí thư huyện ủy thuyết phục, vừa hoài nghi. Những điều ông ta nói có thực không, ẩn giấu bên trong vấn đề gì? Chỉ có một vấn đề lớn cần xem xét theo kiểu đó: sự phản bội. Hoài tự khẳng định mình chưa bao giờ phản bội, kể cả khi anh đứng trước mũi súng của tên an ninh quân đội năm nào. Hoài bước chậm trong đêm vắng. Sao đầy trời cao lồng lộng. Những cây sao cao vút ở quảng trường thị xã vẫn hiên ngang như ngày nào. Con đường này thân quen đến độ anh có thể đi bình thường trong đêm tối dày đặc. Anh đã từng đi như thế những lần họp chi bộ trong vùng tạm bị chiếm trước đây. Anh đã từng đi như thế trong những ngày tháng công tác dồn dập sau giải phóng.
Con đường này lúc nào cùng là của anh. Anh chưa bao giờ phản bội nó. Đảng có hiểu anh như thế không?