10 Phản trắc
Tác giả: Tiêu Dao Bảo Cự
Vy cảm thấy quá lo lắng khi Hoài nhận được giấy mời của tỉnh ủy đến gặp vì vấn đề xử lý kỷ luật. Cô không sợ Hoài bị kỷ luật, dù với hình thức nào, mà cao nhất là khai trừ đảng. Cô đoán trước Hoài thế nào cùng bị khai trừ dù Hoài không tin điều đó. Hoài nói lẽ nào người ta thô bạo và vô lý đến thế. Ngược lại, cô tin người ta có thể làm mọi chuyện, còn ghê gớm hơn nữa kìa. Không phải cô hiểu hơn Hoài về cộng sản nhưng trực giác và cảm tính của phụ nữ làm cô nhận thức vấn đề khác Hoài. Chính Hoài đã kể lại một số người có kinh nghiệm về cộng sản đã nói về chuyện của Minh Hương và Hoài "Hai ông này ngây thơ quá và chưa hiểu cộng sản là gì. Giá như những năm trước hai ông chắc đã nằm nhà đá lâu rồi chứ ở đó mà đấu với tranh. " Hoài thuật lại nhận định trên và nói thêm: "Dù thế họ cũng phải thừa nhận là thời đại đã đổi khác. Bây giờ không ai có thể đọc tài theo kiều cũ được". Hoài vẫn tin tưởng vào tinh thần đổi mới của đảng và sự trưởng thành của nhân dân.
Khi Hoài đi gặp tỉnh ủy theo giờ hẹn trong giấy mời vào đầu buổi chiều, Hoài nói cuối buổi anh sẽ về. Vy ở nhà đừng sốt ruột. Anh còn hứa khi về anh sẽ đưa Vy đi uống cà-phê kể chuyện gặp tỉnh ủy. Anh vẫn bình thản như không và cho rằng anh đã có đủ lý lẽ và phương thức để đổi phó với mọi tình huống.
Hoài đi rồi, Vy không thể nào bình tâm được. Cô cảm thấy bồn chồn quá. Cô làm những việc lặt vặt trong nhà nhưng tâm trí không ngớt lo nghĩ về Hoài làm cô nhầm lần và để đồ đạc rơi vỡ lung tung. Đến khoảng ba giờ, không thể chịu đựng nổi tình trạng chờ đợi căng thẳng, cô quyết định đi đón Hoài.
Cô biết Hoài sẽ không bằng lòng và cho rằng đây là một biểu hiện của sự mềm yếu. Cô đã bị Hoài phê phán nhiều về chuyện này, trong đó có một lần cô vẫn bị ám ảnh cho đến bây giờ. Lần đó, cô phải đi dự một lớp tập huấn tập trung của ngành giáo dục, phải xa nhà khoảng một tháng. Cùng đi có một người bạn của Hoài là đảng viên, công tác trong ngành giáo dục. Lần đầu phải xa nhà, xa chồng con khá lâu, Vy rất nhớ. Cô vẫn theo dõi tốt việc học tập nhưng giờ rảnh cô thường thân thơ đi một mình nhớ chồng con và thường xuyên viết thư về nhà. Sau hai tuần, nhân ngày nghỉ chủ nhật cô đã tranh thủ về thăm nhà và bỏ mất một buổi học. Người bạn đảng viên của Hoài đã viết thư cho Hoài bảo anh nên góp ý xây dựng vợ có tinh thần chịu đựng hơn. Sau đó, Hoài đã nói chuyện với Vy về việc này, tuy không gay gắt nhưng lý lẽ của Hoài làm cô thấy thương tổn sâu xa. Hoài bảo trong chiến tranh, có người phải xa gia đình hàng chục năm, có khi vừa mới cưới vợ xong đã phải đi nhưng người ta vẫn chịu đựng được. Vy còn nhớ lý lẽ của cô lúc đó để phản bác chồng là cô đồng ý người ta phải chịu đựng và chịu đựng được trong hoàn cảnh đó nhưng chắc chắn là người ta phải đau khổ và nhớ thương. Điều đó đảng và cách mạng không cấm được. Tuy nhiên điều cô uất ức là chính người bạn đảng viên của Hoài lại cùng bỏ học mấy buổi vì có hẹn với người yêu mà cô biết rõ. Thì ra từ việc lớn đến việc nhỏ, người ta chỉ nói và buộc người khác lắm chứ bản thân mình không làm và tự cho có quyền vượt lên trên. Đó cũng là một kinh nghiệm của cô về những người cộng sản. Từ đó cô có ác cảm sâu xa với người bạn đảng viên của Hoài mà tình thân của anh ta với Hoài cũng không sao xóa nhòa hay làm dịu bớt được.
Bây giờ cô vẫn yếu đuối như xưa nếu quả thực đó là yếu đuối. Mà có phải là yếu đuối không? Ngắm lại đời mình, cô thấy tình cảm chi phối cô rất mạnh và cô đã dám làm mọi chuyện theo thôi thúc của tình cảm. Cô đã từ bỏ tất cả, gia đình, học hành, thành phố sinh trưởng, cùng Hoài đến một tỉnh ly heo hút để sống với Hoài, để dựng cuộc chung đôi theo mơ ước dù phải chịu đựng trăm ngàn cay đắng. Cô đã òa khóc khi hai tên cảnh sát bóp còng số 8 vào tay Hoài lôi đi ngày nào nhưng sau đó cô đã một mình đến ty cảnh sát và nhà giam để đấu tranh và thăm Hoài dù đang bụng mang dạ chửa đứa con đầu lòng. Cô đã ăn bát bo bo thay cơm với chết nước mắm và bát canh rau hái ngoài vườn hàng tháng ròng cùng đứa con thơ trong những ngày đầu của cách mạng. Cô vẫn sống và tin yêu. Thế có phải là yếu đuối không?
Bây giờ cô đang đi trên con đường ngang qua cơ quan của ban kiểm tra đảng, nơi Hoài đã có lần chỉ cho cô, và bây giờ trong đó có lẽ Hoài đang chịu một cuộc đấu tranh căng thẳng. Cô đã ra khỏi nhà và đến đây lúc nào không hay, gần như trong một cơn mộng du. Đây là một con đường yên tĩnh có nhiều biệt thự, trước đây là các cơ quan của Mỹ và các cơ quan mật của chính quyền cũ. Sau 75, khu vực này trở thành nơi đặt các cơ quan của tỉnh ủy hai đầu đường có rào chắn và lính gác, dân thường không ai được qua lại, trở thành một khu vực tôn nghiêm biệt lập đầy bí mật đối với người ngoài. Mới vài năm trở lại đây, khi có chính sách đổi mới, các rào cản được bỏ đi, rồi lính gác cùng rút lui vào sát bên trong các tòa nhà của tỉnh ủy. Một số nhà là cơ quan bây giờ trở thành nơi sản xuất, làm kinh tế của đảng. Nào là công ty liên doanh của văn phòng tỉnh ủy, nào là xí nghĩệp của ban tổ chức, cơ sở sản xuất của công an... Thật lạ lùng. Cô đã chứng kiến nhiều chuyện kỳ quặc trong công cuộc đổi mới này. Cơ quan hành chính đi sản xuất, mua bán, công an xây dựng khách sạn và mở phòng mát-xa, ngành thương nghiệp mua bán thua lỗ lại cho tư nhân mướn bảng hiệu, thuê mặt bằng, các đoàn thể cùng cho thuê đều của cơ quan làm nơi buôn bán... Cứ thế bao nhiêu chuyện tiêu cực xảy ra. Người ta tha hồ ăn cắp, hối lộ, móc ngoặc, làm ăn phi pháp. Nhưng kỷ cương của đảng, pháp luật của nhà nước lúc nào cùng được rêu rao trên đài, trên báo. Hình như Vy đã đi qua đi lại trên con đường ngắn này đến bốn năm lượt, ngang qua ngôi nhà của ban kiểm tra đảng, ý nghĩ sôi lên những điều bất bình và lo lắng. Ngôi nhà của ban kiểm tra đảng trông thật khô khan và lạnh lùng. Một loạt ô kính cửa sổ vuông vức sơn màu xanh đậm, bờ tường vàng bẩn, mảnh sân xi- măng trơ trụi, những cánh cửa đóng im ỉm không người ra vào trông khắc khổ và ảm đạm. Cô tự hỏi Hoài đang ngồi đâu trong ngôi nhà đó, giữa một đám người thù địch đầy âm mưu thủ đoạn. Hoài không thừa nhận nhưng trong thâm tâm Vy thấy rõ Hoài đã là kẻ thù đối với họ. Tuy danh nghĩa vẫn là đồng chí nhưng họ làm sao chịu nổi những tư tưởng và hành động táo bạo của anh và bạn bè? Nếu những việc làm của anh thành công, những cán bộ, đảng viên đã trở thành quan cách mạng ăn trên ngồi trốc làm sao có thể yên thân để thụ hưởng được nữa? Họ biết rõ điều đó nên nếu các anh không coi họ là kẻ thù thì họ cùng xem các anh là thù địch. Họ đã gán cho các anh những từ tự do tư sản, vô chính phủ, kích động lật đổ, không kẻ thù thì là gì nửa trong lý thuyết của đảng cộng sản? Hoài vẩn còn tin tưởng vào tình đồng chí, cái từ thiêng liêng đối với anh ngày xưa nhưng liệu bây giờ từ đó còn nội dung cũ nữa không hay đâu thay đổi, biến chất quá nhiều mà anh chưa chịu thừa nhận?
Vy đau đởn thấy giữa cò và Hoài có những khía cạnh không chia xẻ được. Đó là những gì thật sự sâu xa mà chính vì thế hai người đã tìm về với nhau, chung cùng trong hơn mười lăm năm gần gũi. Có phải đó là sự cảm thông giữa hai tâm hồn, ngôi nhà bé nhỏ ẩm cúng, bài cỏ non với thanh bình riêng rẽ, cả nỗi phẫn nộ của người dán nó lệ và nhược tiểu, cả những cuộc đấu tranh cho khát vọng làm người đích thực, cả những hy sinh mất mát? Nhưng Hoài có trung thực không? Phẩm chất tốt đẹp hai người đòi hỏi ở nhau mà thiếu nó mọi điều sẽ rạn nứt. Thế sao Hoài vẫn còn tin khi mọi sự đã quá rõ ràng về bản chất của một chế độ?
Hoài cuồng tín hay ngụy tín? Những cuộc tranh cãi vô tận chỉ làm khoảng cách giữa cô và Hoài xa thêm.
Như bây giờ đây, Hoài đi vào ngôi nhà của dàng kia để làm gì, để nói gì, thuyết phục được ai? Theo cô, Hoài nên vứt bỏ tất cả. Thẻ đảng và đồng chí còn có nghĩa gì khì mọi việc đã trở thành dối trá, phản trắc? Hoài đã tự hào về lòng trung thực, bây giờ anh hãy trung thực đi. Hay cũng như họ, tuy dưới một cách khác, Hoài đã đi gần đến sự phản trắc mà không hề tự biết khi anh bị huyên hoặc bởi những chiêu bài, những lý tưởng đã được đóng khung, mạ vàng và tôn thờ vĩnh viễn, bất chấp sự biến chuyển của lịch sử? Vy hốt hoảng bởi ý nghĩ này chợt đến. Có thể nào như thế được không? Nếu thế, giữa cô và Hoài chắc chắn khoảng cách sẽ trở nên rộng dài không sao với tới được. Và tiếp đó sẽ là chia lìa, mất mát. Cô đâu còn ai thân thuộc và quý giá trên đời ngoài Hoài và đứa con yêu dấu? Ôi, Mộng Chiêu của mẹ, ước gì có con ở đây để chia xẻ với mẹ trong giờ phút này. Trời tối dần. Con đường dưới hàng cây đã trở nên âm u. Khí lạnh thấm vào da thịt và ngọn gió phơ phất làm cô rùng mình khép chặt tấm áo khoác. Chợt cô hoảng hốt la thầm: "Trời ơi! Hay người ta bắt anh đi rồi?" Cô tự trách mình ngu ngốc và cũng cả tin đến thế. Cô chợt nhớ đến những điều một số bạn Hoài đã nói. Trước dây, biết bao người chóng đối đã bị bắt, đưa đi giam cầm không cần lệnh, tòa án, pháp luật gì cả. Họ được mời đi họp rồi đi luôn không về, có khi cả vài năm sau gia đình mới biết tin. Có người bị đụng xe đạp ngoài đường rồi cảnh sát đưa đi lập biên bản và cùng mất tích luôn. Và bao nhiêu trường hợp chính cô đã biết, đã chứng kiến. Người ta gọi đi học tập cải tạo ba ngày, mười ngày rồi sẽ trở thành ba năm, mười năm. Chính sách khoan hồng, nhân đạo của người cộng sản đã được thực hiện như thế từ sau ngày gọi là giải phóng đất nước. sự lo lắng bùng lên trong cô như một ngọn lửa. Cô cả quyết đâm bổ vào ngôi nhà vẫn đóng cửa im ỉm kia để hỏi cho ra lẽ. Đúng lúc đó Hoài mở cửa bước ra. Mắt anh quốc lên và môi anh mím lại toát ra một sự phẫn nộ không cùng. Vy lao đến ôm chầm lấy anh, bất chấp mọi điều cô phải gìn giữ.
Vy cảm thấy quá lo lắng khi Hoài nhận được giấy mời của tỉnh ủy đến gặp vì vấn đề xử lý kỷ luật. Cô không sợ Hoài bị kỷ luật, dù với hình thức nào, mà cao nhất là khai trừ đảng. Cô đoán trước Hoài thế nào cùng bị khai trừ dù Hoài không tin điều đó. Hoài nói lẽ nào người ta thô bạo và vô lý đến thế. Ngược lại, cô tin người ta có thể làm mọi chuyện, còn ghê gớm hơn nữa kìa. Không phải cô hiểu hơn Hoài về cộng sản nhưng trực giác và cảm tính của phụ nữ làm cô nhận thức vấn đề khác Hoài. Chính Hoài đã kể lại một số người có kinh nghiệm về cộng sản đã nói về chuyện của Minh Hương và Hoài "Hai ông này ngây thơ quá và chưa hiểu cộng sản là gì. Giá như những năm trước hai ông chắc đã nằm nhà đá lâu rồi chứ ở đó mà đấu với tranh. " Hoài thuật lại nhận định trên và nói thêm: "Dù thế họ cũng phải thừa nhận là thời đại đã đổi khác. Bây giờ không ai có thể đọc tài theo kiều cũ được". Hoài vẫn tin tưởng vào tinh thần đổi mới của đảng và sự trưởng thành của nhân dân.
Khi Hoài đi gặp tỉnh ủy theo giờ hẹn trong giấy mời vào đầu buổi chiều, Hoài nói cuối buổi anh sẽ về. Vy ở nhà đừng sốt ruột. Anh còn hứa khi về anh sẽ đưa Vy đi uống cà-phê kể chuyện gặp tỉnh ủy. Anh vẫn bình thản như không và cho rằng anh đã có đủ lý lẽ và phương thức để đổi phó với mọi tình huống.
Hoài đi rồi, Vy không thể nào bình tâm được. Cô cảm thấy bồn chồn quá. Cô làm những việc lặt vặt trong nhà nhưng tâm trí không ngớt lo nghĩ về Hoài làm cô nhầm lần và để đồ đạc rơi vỡ lung tung. Đến khoảng ba giờ, không thể chịu đựng nổi tình trạng chờ đợi căng thẳng, cô quyết định đi đón Hoài.
Cô biết Hoài sẽ không bằng lòng và cho rằng đây là một biểu hiện của sự mềm yếu. Cô đã bị Hoài phê phán nhiều về chuyện này, trong đó có một lần cô vẫn bị ám ảnh cho đến bây giờ. Lần đó, cô phải đi dự một lớp tập huấn tập trung của ngành giáo dục, phải xa nhà khoảng một tháng. Cùng đi có một người bạn của Hoài là đảng viên, công tác trong ngành giáo dục. Lần đầu phải xa nhà, xa chồng con khá lâu, Vy rất nhớ. Cô vẫn theo dõi tốt việc học tập nhưng giờ rảnh cô thường thân thơ đi một mình nhớ chồng con và thường xuyên viết thư về nhà. Sau hai tuần, nhân ngày nghỉ chủ nhật cô đã tranh thủ về thăm nhà và bỏ mất một buổi học. Người bạn đảng viên của Hoài đã viết thư cho Hoài bảo anh nên góp ý xây dựng vợ có tinh thần chịu đựng hơn. Sau đó, Hoài đã nói chuyện với Vy về việc này, tuy không gay gắt nhưng lý lẽ của Hoài làm cô thấy thương tổn sâu xa. Hoài bảo trong chiến tranh, có người phải xa gia đình hàng chục năm, có khi vừa mới cưới vợ xong đã phải đi nhưng người ta vẫn chịu đựng được. Vy còn nhớ lý lẽ của cô lúc đó để phản bác chồng là cô đồng ý người ta phải chịu đựng và chịu đựng được trong hoàn cảnh đó nhưng chắc chắn là người ta phải đau khổ và nhớ thương. Điều đó đảng và cách mạng không cấm được. Tuy nhiên điều cô uất ức là chính người bạn đảng viên của Hoài lại cùng bỏ học mấy buổi vì có hẹn với người yêu mà cô biết rõ. Thì ra từ việc lớn đến việc nhỏ, người ta chỉ nói và buộc người khác lắm chứ bản thân mình không làm và tự cho có quyền vượt lên trên. Đó cũng là một kinh nghiệm của cô về những người cộng sản. Từ đó cô có ác cảm sâu xa với người bạn đảng viên của Hoài mà tình thân của anh ta với Hoài cũng không sao xóa nhòa hay làm dịu bớt được.
Bây giờ cô vẫn yếu đuối như xưa nếu quả thực đó là yếu đuối. Mà có phải là yếu đuối không? Ngắm lại đời mình, cô thấy tình cảm chi phối cô rất mạnh và cô đã dám làm mọi chuyện theo thôi thúc của tình cảm. Cô đã từ bỏ tất cả, gia đình, học hành, thành phố sinh trưởng, cùng Hoài đến một tỉnh ly heo hút để sống với Hoài, để dựng cuộc chung đôi theo mơ ước dù phải chịu đựng trăm ngàn cay đắng. Cô đã òa khóc khi hai tên cảnh sát bóp còng số 8 vào tay Hoài lôi đi ngày nào nhưng sau đó cô đã một mình đến ty cảnh sát và nhà giam để đấu tranh và thăm Hoài dù đang bụng mang dạ chửa đứa con đầu lòng. Cô đã ăn bát bo bo thay cơm với chết nước mắm và bát canh rau hái ngoài vườn hàng tháng ròng cùng đứa con thơ trong những ngày đầu của cách mạng. Cô vẫn sống và tin yêu. Thế có phải là yếu đuối không?
Bây giờ cô đang đi trên con đường ngang qua cơ quan của ban kiểm tra đảng, nơi Hoài đã có lần chỉ cho cô, và bây giờ trong đó có lẽ Hoài đang chịu một cuộc đấu tranh căng thẳng. Cô đã ra khỏi nhà và đến đây lúc nào không hay, gần như trong một cơn mộng du. Đây là một con đường yên tĩnh có nhiều biệt thự, trước đây là các cơ quan của Mỹ và các cơ quan mật của chính quyền cũ. Sau 75, khu vực này trở thành nơi đặt các cơ quan của tỉnh ủy hai đầu đường có rào chắn và lính gác, dân thường không ai được qua lại, trở thành một khu vực tôn nghiêm biệt lập đầy bí mật đối với người ngoài. Mới vài năm trở lại đây, khi có chính sách đổi mới, các rào cản được bỏ đi, rồi lính gác cùng rút lui vào sát bên trong các tòa nhà của tỉnh ủy. Một số nhà là cơ quan bây giờ trở thành nơi sản xuất, làm kinh tế của đảng. Nào là công ty liên doanh của văn phòng tỉnh ủy, nào là xí nghĩệp của ban tổ chức, cơ sở sản xuất của công an... Thật lạ lùng. Cô đã chứng kiến nhiều chuyện kỳ quặc trong công cuộc đổi mới này. Cơ quan hành chính đi sản xuất, mua bán, công an xây dựng khách sạn và mở phòng mát-xa, ngành thương nghiệp mua bán thua lỗ lại cho tư nhân mướn bảng hiệu, thuê mặt bằng, các đoàn thể cùng cho thuê đều của cơ quan làm nơi buôn bán... Cứ thế bao nhiêu chuyện tiêu cực xảy ra. Người ta tha hồ ăn cắp, hối lộ, móc ngoặc, làm ăn phi pháp. Nhưng kỷ cương của đảng, pháp luật của nhà nước lúc nào cùng được rêu rao trên đài, trên báo. Hình như Vy đã đi qua đi lại trên con đường ngắn này đến bốn năm lượt, ngang qua ngôi nhà của ban kiểm tra đảng, ý nghĩ sôi lên những điều bất bình và lo lắng. Ngôi nhà của ban kiểm tra đảng trông thật khô khan và lạnh lùng. Một loạt ô kính cửa sổ vuông vức sơn màu xanh đậm, bờ tường vàng bẩn, mảnh sân xi- măng trơ trụi, những cánh cửa đóng im ỉm không người ra vào trông khắc khổ và ảm đạm. Cô tự hỏi Hoài đang ngồi đâu trong ngôi nhà đó, giữa một đám người thù địch đầy âm mưu thủ đoạn. Hoài không thừa nhận nhưng trong thâm tâm Vy thấy rõ Hoài đã là kẻ thù đối với họ. Tuy danh nghĩa vẫn là đồng chí nhưng họ làm sao chịu nổi những tư tưởng và hành động táo bạo của anh và bạn bè? Nếu những việc làm của anh thành công, những cán bộ, đảng viên đã trở thành quan cách mạng ăn trên ngồi trốc làm sao có thể yên thân để thụ hưởng được nữa? Họ biết rõ điều đó nên nếu các anh không coi họ là kẻ thù thì họ cùng xem các anh là thù địch. Họ đã gán cho các anh những từ tự do tư sản, vô chính phủ, kích động lật đổ, không kẻ thù thì là gì nửa trong lý thuyết của đảng cộng sản? Hoài vẩn còn tin tưởng vào tình đồng chí, cái từ thiêng liêng đối với anh ngày xưa nhưng liệu bây giờ từ đó còn nội dung cũ nữa không hay đâu thay đổi, biến chất quá nhiều mà anh chưa chịu thừa nhận?
Vy đau đởn thấy giữa cò và Hoài có những khía cạnh không chia xẻ được. Đó là những gì thật sự sâu xa mà chính vì thế hai người đã tìm về với nhau, chung cùng trong hơn mười lăm năm gần gũi. Có phải đó là sự cảm thông giữa hai tâm hồn, ngôi nhà bé nhỏ ẩm cúng, bài cỏ non với thanh bình riêng rẽ, cả nỗi phẫn nộ của người dán nó lệ và nhược tiểu, cả những cuộc đấu tranh cho khát vọng làm người đích thực, cả những hy sinh mất mát? Nhưng Hoài có trung thực không? Phẩm chất tốt đẹp hai người đòi hỏi ở nhau mà thiếu nó mọi điều sẽ rạn nứt. Thế sao Hoài vẫn còn tin khi mọi sự đã quá rõ ràng về bản chất của một chế độ?
Hoài cuồng tín hay ngụy tín? Những cuộc tranh cãi vô tận chỉ làm khoảng cách giữa cô và Hoài xa thêm.
Như bây giờ đây, Hoài đi vào ngôi nhà của dàng kia để làm gì, để nói gì, thuyết phục được ai? Theo cô, Hoài nên vứt bỏ tất cả. Thẻ đảng và đồng chí còn có nghĩa gì khì mọi việc đã trở thành dối trá, phản trắc? Hoài đã tự hào về lòng trung thực, bây giờ anh hãy trung thực đi. Hay cũng như họ, tuy dưới một cách khác, Hoài đã đi gần đến sự phản trắc mà không hề tự biết khi anh bị huyên hoặc bởi những chiêu bài, những lý tưởng đã được đóng khung, mạ vàng và tôn thờ vĩnh viễn, bất chấp sự biến chuyển của lịch sử? Vy hốt hoảng bởi ý nghĩ này chợt đến. Có thể nào như thế được không? Nếu thế, giữa cô và Hoài chắc chắn khoảng cách sẽ trở nên rộng dài không sao với tới được. Và tiếp đó sẽ là chia lìa, mất mát. Cô đâu còn ai thân thuộc và quý giá trên đời ngoài Hoài và đứa con yêu dấu? Ôi, Mộng Chiêu của mẹ, ước gì có con ở đây để chia xẻ với mẹ trong giờ phút này. Trời tối dần. Con đường dưới hàng cây đã trở nên âm u. Khí lạnh thấm vào da thịt và ngọn gió phơ phất làm cô rùng mình khép chặt tấm áo khoác. Chợt cô hoảng hốt la thầm: "Trời ơi! Hay người ta bắt anh đi rồi?" Cô tự trách mình ngu ngốc và cũng cả tin đến thế. Cô chợt nhớ đến những điều một số bạn Hoài đã nói. Trước dây, biết bao người chóng đối đã bị bắt, đưa đi giam cầm không cần lệnh, tòa án, pháp luật gì cả. Họ được mời đi họp rồi đi luôn không về, có khi cả vài năm sau gia đình mới biết tin. Có người bị đụng xe đạp ngoài đường rồi cảnh sát đưa đi lập biên bản và cùng mất tích luôn. Và bao nhiêu trường hợp chính cô đã biết, đã chứng kiến. Người ta gọi đi học tập cải tạo ba ngày, mười ngày rồi sẽ trở thành ba năm, mười năm. Chính sách khoan hồng, nhân đạo của người cộng sản đã được thực hiện như thế từ sau ngày gọi là giải phóng đất nước. sự lo lắng bùng lên trong cô như một ngọn lửa. Cô cả quyết đâm bổ vào ngôi nhà vẫn đóng cửa im ỉm kia để hỏi cho ra lẽ. Đúng lúc đó Hoài mở cửa bước ra. Mắt anh quốc lên và môi anh mím lại toát ra một sự phẫn nộ không cùng. Vy lao đến ôm chầm lấy anh, bất chấp mọi điều cô phải gìn giữ.