25. Bất lực
Tác giả: Tiêu Dao Bảo Cự
Nga xin đi làm công nhân nông trường. Trong cơn khủng hoảng, cô muốn đi tu nhưng ở thời buổi này đi tu cũng không phải dễ. Các dòng tu muốn nhận người phải xin phép chính quyền, và chính quyền viện nhiều lý do để ngăn cản chuyện này. Người ta đang vận động để các tu sĩ xuất tu ra đời. Tu hành nào ích lợi gì cho ai trong khi nhân dân đang cần lao động sản xuất làm ra của cải cho xã hội. Các dòng tu cũng phải tổ chức lao động, tự nuôi sống và bán sản phẩm cho nhà nước. Có nơi còn thành lập hẳn các tổ, đội sản xuất đặt dưới sự quản lý của hợp tác xã nông nghiệp, cũng phải nhận chỉ tiêu kế hoạch, thực hiện hợp đồng hai chiều như các tập đoàn sản xuất khác.
Nga không thể đi ngược dòng lịch sử dù tâm trạng cô thế nào. Cá nhân cô quá nhỏ bé và phải bị hòa tan, xóa nhòa vào tập thể. Cô xin đi làm công nhân trực tiếp sản xuất trồng dâu nuôi tằm. Điều này đối với cô không có gì khó khăn vì cô vốn là con nhà lao động và ở nhà cô cũng phải làm việc cật lực.
Đất trồng dâu ở đây mênh mông và có điều kiện phát triển rất nhanh. Nếu làm cỏ sạch, có đủ phần bón, đặt hom dâu xuống chỉ ba tháng sau, lá dâu đã mượt mà phủ xanh cả một ngọn đồi. Vùng đất này được thiên nhiên ưu đãi, đặc biệt thích hợp với cây công nghiệp dài ngày như chè, cà-phê, dâu tằm. Riêng dâu tằm, trước đây các chuyên gia nước ngoài đã nghiên cứu và kết luận vùng đất này sẽ là "kho bạc trong của Đông Nam á". Tương lai đó chưa biết bao giờ sẽ tới nhưng hiện nay tuy trong điều kiện đát đai thích hợp nhưng trong được cây dâu xanh tốt không phải là điều đơn giản. Cỏ tranh bại ngàn, cuốc lật, đốt, phơi nắng mấy mùa nhưng khi đặt cây dâu xuống, những lá tranh non nhọn sắc như dao vẫn đâm lên tua tủa. Công nhân đã đổ bao mồ hôi trên nhưng vùng đất mới khai hoang này nhưng có khi vô ích vì vật tư, phân bón cung cáp không kịp thời. Người ta chạy theo chỉ tiêu khối lượng, tính diện tích để báo cáo lấy thành tích và đôi khi những con số chỉ tồn tại trên giấy tờ. Đặc biệt ở các xã, hợp tác xã do có chính sách đối lưu và nhà nước cung cấp một phần lương thực trước nên người ta lại càng chạy theo số lượng.
Dù sao làm việc ở nông trường này một thời gian, Nga cũng thấy khuây khỏa. Nắng, gió làm cô hơi đen đi, nhưng cô lại có vẻ hồng hào khỏe mạnh hơn. Nét buồn rầu còn phảng phất lên mặt cô nhưng tính hồn nhiên, nhí nhảnh của tuổi mới lớn vẫn làm cô rạng rỡ giữa đám công nhân lam lũi, phần đông là những người lớn tuổi, trong đó có cả một số đồng bào dân tộc ít người. Những lúc nghỉ ngơi, có khi cô cất tiếng hát và giọng hát của cô bay lên giữa không gian trong xanh, hòa lẫn với tiếng chim ríu rít. Nét xinh đẹp tươi trẻ của Nga lọt vào mắt của gã đội trưởng sản xuất. Gã là một đảng viên mới được kết nạp, khoảng hơn ba mươi tuổi. Gã khá đẹp trai và hào hoa với mái tóc gợn sóng tự nhiên, miệng lưỡi ngọt ngào, đã làm cho nhiều cô công nhân trong đội khốn đốn. Gã tán tỉnh Nga ngay từ khi cô mới xin vào làm việc ở đội nhưng Nga đâu còn tâm trí nào nghĩ đến chuyện yêu đương. Hơn nữa, Nga biết rõ gã đã có vợ con và vợ gã cũng làm ở nông trường này. Hằng ngày Nga đi làm sớm, trưa ở lại và chiếu về nhà. Tuy cô đi hơi xa nhưng đi về còn thoải mái hơn nhiều so với ở lán trại tập thể của nông trường chẳng khác gì một cái chuồng bò.
Một buổi chiều, khi Nga sửa soạn ra về, gã đội trưởng đến chuyện trò lăng nhăng và mời Nga ở lại tối xem phim do nông trường chiếu cho công nhân xem. Nga từ chối ra về nhưng gã vẩn bám theo lải nhải. Đến một khoảng vắng, gã định làm liều, nhưng Nga đã xô gã ngã lăn quay và bỏ chạy được, tuy cô đã bị gã xé rách mất một vạt áo. Sau vụ đó, Nga nghỉ ở nhà hai ngày rồi vào báo cáo với giám đốc nông trường.
Giám đốc nông trường là một cán bộ đã đứng tuổi, nguyên cán bộ miền Nam tập kết ra Bắc. Ông có vợ con ngoài quê ở một tỉnh miền Trung nhưng trong khi ông đi tập kết, vợ ở nhà đã lấy chồng khác. Hiện ông sống một mình ở nông trường. Giám đốc nông trường sau khi nghe Nga trình bày, ngắm nghía cô một cách chăm chú, hỏi kỹ cô về hoàn cảnh gia đình, ông trầm ngâm tính toán một lúc rồi nói:
- Thôi được. Chú sẽ cho kiểm điểm đội trưởng về chuyện này. Còn cháu, bắt đầu từ ngày mai, chú chuyển cháu lên văn phòng nông trường để làm tiếp tân cho chú. Cháu đồng ý không?
Từ đó, Nga làm công việc gọi là tiếp tân ở văn phòng nông trường, những việc lặt vặt như vệ sinh nhà cửa, trà nước, ly chén, cắm hoa... Nét tươi trẻ, tính ngăn nắp sạch sẽ và sự khéo tay của Nga đã làm giám đốc hài lòng, nhất là những khi có khách khứa, hội nghị, Nga phục vụ rất chu đáo. Giám đốc cùng tỏ ra quan tâm chăm sóc Nga. Ông bố trí cho Nga một phòng riêng để nghỉ trưa và nghỉ lại đêm khi cần thiết. Những lúc rảnh rồi ông vẫn thường chuyện trò với cô. Nga xem ông như chú và cũng có khi giúp đỡ, săn sóc khi ông ốm đau, nhất là thấy ông sống cô độc, Nga cùng thấy thương thương.
Một hôm, đề chuẩn bị cho một hội nghị tổng kết quan trọng của nông trường có nhiều đại biểu cấp trên và đơn vị bạn về dự, giám đốc bảo Nga đêm ngủ lại văn phòng để sáng mai kịp lo phục vụ hội nghị. Buổi tối, Nga thức khuya để làm một số công việc chuẩn bị dần cho ngày mai. Hội trường và văn phòng vắng vẻ vì khu tập thể công nhân ở xa, chỉ có cô và giám đốc ở khu vực này.
Giám đốc cùng thức đề xem lại các bản báo cáo sẽ trình bày trước hội nghị. Thỉnh thoảng ông ngưng công việc xem Nga làm và chỉ bảo cô sửa cái này, cái nọ theo ý ông. Khi Nga chuẩn bị đi ngủ, ông sang mời Nga qua phòng ông uống ly sữa bồi dương. Ông nói thân mật:
- Hôm nay cháu vất vả đấy. Cháu sang phòng chú uống ly sữa nóng rồi đi ngủ. Chế độ ta "làm theo năng lực, hưởng theo lao động" mà. Cháu đáng được bồi dưỡng.
Nga cảm động vì sự chăm sóc của ông. Cô cởi chiếc áo choàng ngoài khoác lên ghế. Hai chú cháu ngồi nhấm nháp ly sữa nói chuyện bâng quơ. Chợt ông cầm lấy tay Nga, giọng hơi lạc đi:
- Chú thương cháu quá.
Nga ngạc nhiên nhìn ông:
- Cháu đáng thương lắm sao?
Hơi thở ông bỗng trở nên hồn hển, nhưng cố kìm chế nói với vẻ bình thường:
- Cháu xinh đẹp, thông minh, đáng lý phải được học hành tử tế và làm cái gì khác hơn công việc phục vụ này.
Nga rút tay khỏi tay ông:
- Vậy thì chú cho cháu đi học đi. Học văn hóa, kế toán hay nghiệp vụ gì đó cũng được.
Ông kéo ghế ngồi xích lại gằn Nga hơn:
- Chú cũng đã tính rồi, nhưng với một điều kiện.
Nga nhìn ông dò hỏi:
- Điều kiện gì?
Ông nói với vẻ ngập ngừng:
- Điều kiện dễ thôi... Rất dề... Tùy cháu... Cháu phải thương chú.
- Cháu vẫn thương chú đấy thôi.
- Không phải thương như vậy. Thương khác kia.
Vừa nói ông vừa choàng tay qua vai Nga kéo cô sát lại gần.
- Nga hốt hoảng đẩy ông ra:
- Chú kỳ quá. Không được đâu. Cháu xem chú như cha cháu.
Ông vẫn ôm choàng lấy Nga, mặc cho cô chống cự:
- Chú thương cháu thật mà... Rồi chú sẽ... cho cháu đi học... Chiều chú một chút thôi.
Giọng nói ông đã trở thành mất bình tĩnh. Ông không còn kìm chế được nữa. Ngọn lửa dục ông đè nén lâu nay đang có cơ hội bùng lên. Ông đứng hẳn dậy bế xốc Nga vào giường của ông cạnh đó. Ông đã gần sáu mươi nhưng thân hình cao lớn và đôi cánh tay to khỏe nhắc cô lên một cách nhẹ nhàng mặc cô chống cự Nga đấm đạp lung tung vào mặt, vào người ông nhưng ông đã đè ngửa được cô xuống giường. Nga quay vội mặt đi khi bộ mặt của ông áp lại gàn. Không còn là bộ mặt đạo mạo, hiền lành bình thường nữa. Đó là một con thú dữ mới sồng chuồng. Đôi mắt ngầu lên một nỗi thèm muốn hung dữ, cánh mũi phập phồng, hàm răng lo khỏe đen xỉn khói thuốc nhe ra như muốn cắn ngập vào cổ cô. Cô muốn hét lên nhưng ông đã vội vàng nhét chiếc khăn mặt vát đầu giường vào miệng cô. Cô hết sức chống cự nhưng ông quá khỏe nên vẫn xé toạc được quần áo cô ra và tham lam xục sạo đôi bàn tay và chiếc mõm cá ngão khắp người cô. Nga cong người dẫy dụa như một con cá nằm trên thớt. Trong một lúc cô như bị tê liệt đi rồi lại quằn quại dưới sức nặng và cơn điên rồ của ông. Có khi ông cắn ngập răng vào cả bầu vú non tơ đầy đặn trắng như tuyết của cô làm cô đau quá kêu thét lên nhưng chỉ ú ớ trong chiếc khăn mặt đang chặn lấy miệng làm cô nghẹt thở. Có đến hơn mười phút như thế trôi qua. Trong khi Nga gần lịm đi, cả người đầy vết răng và dấu cào xước, ông giám đốc mới lăn sang bên cởi vội quần áo. Nga bỗng thấy mình nhẹ đi. Cô ngước lên và dùng hết sức bình sinh đạp vào hạ bộ ông. Ông kêu rú lên ngã lăn từ trên giường xuống và ôm lấy hạ bộ rên rỉ. Nga vội vãng rút khăn trong miệng ra, kéo vội quần áo lên, quơ đại chiếc áo choàng mắc ở lưng ghế khoác vội lên người rồi tông cửa chạy ra ngoài trời đêm.
Cuối cùng Nga cùng chạy về được đến nhà sau khi đã mò mẫm ngã lên ngã xuống không biết bao lần trên đường khuya vắng. May mà cô quen đường và trời không tối lắm. Khi cô đập cửa và mẹ cô hốt hoảng thắp đèn mở. Cô chỉ thều thào được mấy tiếng " con bị... giám đóc... " rồi ngất đi trong tay mẹ.
Đêm hôm sau, Nga uống thuốc sâu tự tử và được đưa vào bệnh viện cấp cứu. Nghe tin, Hoài vào bệnh viện thăm cô. Cô đã được xúc ruột và đang nằm ở phòng hồi sức. Hoài thương cảm nhìn cô nằm thiêm thiếp. Khuôn mặt tráng xanh nhợt nhạt như nhòa đi trên áo gối và tấm trải giường màu trắng. Cánh tay đang chuyền nước biển cùng xanh xao yếu đuối. Chỉ có mái tóc của cô tuy có chết bù rối nhưng vẫn đen tuyền óng ả, tương phản và làm tăng thêm vẻ nhợt nhạt của khuôn mặt cô, trong cơn mê vẫn hằn lên nỗi đau kho khốn cùng. Đâu còn cô thiếu nữ mười tám xinh đẹp hơn nhiên tràn đầy sức sống. Đây là một cái đẹp cheo leo bên bờ vực tử sinh. Chậm một chút nữa thôi, cô sẽ đi vào hư vô như một vẻ đẹp và đam mê vô ích của đời người.
Điều dáng băn khoăn là ở bệnh viện, Hoài nghe một vài người nói về nguyên nhân tự tử của Nga. Có người nói cô thất vọng vì tình. Có người bảo cô bị giám đốc cưỡng hiếp. Có người bảo cô ở trong một tổ chức phản động của tôn giáo, định đặt chất nổ ám hại một số cán bộ lãnh đạo sắp dự hội nghị ở nông trường nhưng bị bại lộ. Nguồn tin sau cùng chính thức do nông trường đưa ra. Hoài không tin Nga có thể làm điều đó nhưng biết bên trong vụ này có uẩn khúc và chắc chắn Nga chỉ là nạn nhân. Tại sao cô thiếu nữ ngây thơ, đầy tin yêu như thế lại luôn là nạn nhân của bao nhiêu tính toán hèn hạ, cả trong tình yêu và tham vọng của con người? Và bao trùm lên tất cả là chính trị. Một thứ chính trị nhân danh hạnh phúc con người. Lấy đa số đè bẹp thiểu số. Lấy mục đích biện minh cho phương tiện. Lấy khẩu hiệu thay thế cho thực chất. Và tội ác cứ từng bước phát triển, hoành hành bên trong vỏ bọc ngôn từ và hào nhoáng.
Hai ngày sau, Nga được đưa về nhà. Hoài nhân đi công tác ở xã lại đến thăm cô. Nga đã tỉnh và khi trông thấy Hoài, hai dòng nước mắt trào ra ướt đầm khuôn mặt. Cô cứ để cho nước mắt tuôn trào và khi đã hết thồn thức, cô nghẹn ngào thuật lại cho Hoài nghe câu chuyện ở văn phòng nông trường. Đây là lần đầu tiên cô nói ra sự việc, với Hoài là người cô có đủ tin cậy và ý muốn chia xẻ Hoài cầm lấy tay cô muốn nói một lời an ủi nhưng anh không nói được điều gì. Cả anh và cả ý nghĩ của anh cũng nghẹn đắng.
Nga nhắm mắt lại, nói trong hơi thở mệt nhọc:
- Sao người ta cứu em làm gì? Em chỉ muốn chết thôi. Em làm sao sống được trong cái xã hội dã man trá ngụy này?
Hoài bóp chặt tay cô, ấp úng:
- Em... em đừng nghĩ thế. Anh... Anh có thể giúp gì cho em không?
Nga mở mắt ra, nhìn Hoài bằng một ánh mắt xót thương, như thề cô không phải là người đang gặp tai họa mà chính là Hoài:
- Anh không làm gì được đâu. Dù anh là một người tốt, một người cộng sản tốt. Anh không cứu được em mà cũng không cứu được anh đâu. Anh cùng bất lực thôi... như em...
Nga cố gắng nói một hơi rồi mất hết sức lực. Cô lại chìm vào cơn hôn mê.
Hoài nhìn sừng vào khuôn mặt xanh xao đượm buồn của cô. Anh lẩm bẩm:
- Lẽ nào... Mọi sự đều bất lực hay sao...
Nga xin đi làm công nhân nông trường. Trong cơn khủng hoảng, cô muốn đi tu nhưng ở thời buổi này đi tu cũng không phải dễ. Các dòng tu muốn nhận người phải xin phép chính quyền, và chính quyền viện nhiều lý do để ngăn cản chuyện này. Người ta đang vận động để các tu sĩ xuất tu ra đời. Tu hành nào ích lợi gì cho ai trong khi nhân dân đang cần lao động sản xuất làm ra của cải cho xã hội. Các dòng tu cũng phải tổ chức lao động, tự nuôi sống và bán sản phẩm cho nhà nước. Có nơi còn thành lập hẳn các tổ, đội sản xuất đặt dưới sự quản lý của hợp tác xã nông nghiệp, cũng phải nhận chỉ tiêu kế hoạch, thực hiện hợp đồng hai chiều như các tập đoàn sản xuất khác.
Nga không thể đi ngược dòng lịch sử dù tâm trạng cô thế nào. Cá nhân cô quá nhỏ bé và phải bị hòa tan, xóa nhòa vào tập thể. Cô xin đi làm công nhân trực tiếp sản xuất trồng dâu nuôi tằm. Điều này đối với cô không có gì khó khăn vì cô vốn là con nhà lao động và ở nhà cô cũng phải làm việc cật lực.
Đất trồng dâu ở đây mênh mông và có điều kiện phát triển rất nhanh. Nếu làm cỏ sạch, có đủ phần bón, đặt hom dâu xuống chỉ ba tháng sau, lá dâu đã mượt mà phủ xanh cả một ngọn đồi. Vùng đất này được thiên nhiên ưu đãi, đặc biệt thích hợp với cây công nghiệp dài ngày như chè, cà-phê, dâu tằm. Riêng dâu tằm, trước đây các chuyên gia nước ngoài đã nghiên cứu và kết luận vùng đất này sẽ là "kho bạc trong của Đông Nam á". Tương lai đó chưa biết bao giờ sẽ tới nhưng hiện nay tuy trong điều kiện đát đai thích hợp nhưng trong được cây dâu xanh tốt không phải là điều đơn giản. Cỏ tranh bại ngàn, cuốc lật, đốt, phơi nắng mấy mùa nhưng khi đặt cây dâu xuống, những lá tranh non nhọn sắc như dao vẫn đâm lên tua tủa. Công nhân đã đổ bao mồ hôi trên nhưng vùng đất mới khai hoang này nhưng có khi vô ích vì vật tư, phân bón cung cáp không kịp thời. Người ta chạy theo chỉ tiêu khối lượng, tính diện tích để báo cáo lấy thành tích và đôi khi những con số chỉ tồn tại trên giấy tờ. Đặc biệt ở các xã, hợp tác xã do có chính sách đối lưu và nhà nước cung cấp một phần lương thực trước nên người ta lại càng chạy theo số lượng.
Dù sao làm việc ở nông trường này một thời gian, Nga cũng thấy khuây khỏa. Nắng, gió làm cô hơi đen đi, nhưng cô lại có vẻ hồng hào khỏe mạnh hơn. Nét buồn rầu còn phảng phất lên mặt cô nhưng tính hồn nhiên, nhí nhảnh của tuổi mới lớn vẫn làm cô rạng rỡ giữa đám công nhân lam lũi, phần đông là những người lớn tuổi, trong đó có cả một số đồng bào dân tộc ít người. Những lúc nghỉ ngơi, có khi cô cất tiếng hát và giọng hát của cô bay lên giữa không gian trong xanh, hòa lẫn với tiếng chim ríu rít. Nét xinh đẹp tươi trẻ của Nga lọt vào mắt của gã đội trưởng sản xuất. Gã là một đảng viên mới được kết nạp, khoảng hơn ba mươi tuổi. Gã khá đẹp trai và hào hoa với mái tóc gợn sóng tự nhiên, miệng lưỡi ngọt ngào, đã làm cho nhiều cô công nhân trong đội khốn đốn. Gã tán tỉnh Nga ngay từ khi cô mới xin vào làm việc ở đội nhưng Nga đâu còn tâm trí nào nghĩ đến chuyện yêu đương. Hơn nữa, Nga biết rõ gã đã có vợ con và vợ gã cũng làm ở nông trường này. Hằng ngày Nga đi làm sớm, trưa ở lại và chiếu về nhà. Tuy cô đi hơi xa nhưng đi về còn thoải mái hơn nhiều so với ở lán trại tập thể của nông trường chẳng khác gì một cái chuồng bò.
Một buổi chiều, khi Nga sửa soạn ra về, gã đội trưởng đến chuyện trò lăng nhăng và mời Nga ở lại tối xem phim do nông trường chiếu cho công nhân xem. Nga từ chối ra về nhưng gã vẩn bám theo lải nhải. Đến một khoảng vắng, gã định làm liều, nhưng Nga đã xô gã ngã lăn quay và bỏ chạy được, tuy cô đã bị gã xé rách mất một vạt áo. Sau vụ đó, Nga nghỉ ở nhà hai ngày rồi vào báo cáo với giám đốc nông trường.
Giám đốc nông trường là một cán bộ đã đứng tuổi, nguyên cán bộ miền Nam tập kết ra Bắc. Ông có vợ con ngoài quê ở một tỉnh miền Trung nhưng trong khi ông đi tập kết, vợ ở nhà đã lấy chồng khác. Hiện ông sống một mình ở nông trường. Giám đốc nông trường sau khi nghe Nga trình bày, ngắm nghía cô một cách chăm chú, hỏi kỹ cô về hoàn cảnh gia đình, ông trầm ngâm tính toán một lúc rồi nói:
- Thôi được. Chú sẽ cho kiểm điểm đội trưởng về chuyện này. Còn cháu, bắt đầu từ ngày mai, chú chuyển cháu lên văn phòng nông trường để làm tiếp tân cho chú. Cháu đồng ý không?
Từ đó, Nga làm công việc gọi là tiếp tân ở văn phòng nông trường, những việc lặt vặt như vệ sinh nhà cửa, trà nước, ly chén, cắm hoa... Nét tươi trẻ, tính ngăn nắp sạch sẽ và sự khéo tay của Nga đã làm giám đốc hài lòng, nhất là những khi có khách khứa, hội nghị, Nga phục vụ rất chu đáo. Giám đốc cùng tỏ ra quan tâm chăm sóc Nga. Ông bố trí cho Nga một phòng riêng để nghỉ trưa và nghỉ lại đêm khi cần thiết. Những lúc rảnh rồi ông vẫn thường chuyện trò với cô. Nga xem ông như chú và cũng có khi giúp đỡ, săn sóc khi ông ốm đau, nhất là thấy ông sống cô độc, Nga cùng thấy thương thương.
Một hôm, đề chuẩn bị cho một hội nghị tổng kết quan trọng của nông trường có nhiều đại biểu cấp trên và đơn vị bạn về dự, giám đốc bảo Nga đêm ngủ lại văn phòng để sáng mai kịp lo phục vụ hội nghị. Buổi tối, Nga thức khuya để làm một số công việc chuẩn bị dần cho ngày mai. Hội trường và văn phòng vắng vẻ vì khu tập thể công nhân ở xa, chỉ có cô và giám đốc ở khu vực này.
Giám đốc cùng thức đề xem lại các bản báo cáo sẽ trình bày trước hội nghị. Thỉnh thoảng ông ngưng công việc xem Nga làm và chỉ bảo cô sửa cái này, cái nọ theo ý ông. Khi Nga chuẩn bị đi ngủ, ông sang mời Nga qua phòng ông uống ly sữa bồi dương. Ông nói thân mật:
- Hôm nay cháu vất vả đấy. Cháu sang phòng chú uống ly sữa nóng rồi đi ngủ. Chế độ ta "làm theo năng lực, hưởng theo lao động" mà. Cháu đáng được bồi dưỡng.
Nga cảm động vì sự chăm sóc của ông. Cô cởi chiếc áo choàng ngoài khoác lên ghế. Hai chú cháu ngồi nhấm nháp ly sữa nói chuyện bâng quơ. Chợt ông cầm lấy tay Nga, giọng hơi lạc đi:
- Chú thương cháu quá.
Nga ngạc nhiên nhìn ông:
- Cháu đáng thương lắm sao?
Hơi thở ông bỗng trở nên hồn hển, nhưng cố kìm chế nói với vẻ bình thường:
- Cháu xinh đẹp, thông minh, đáng lý phải được học hành tử tế và làm cái gì khác hơn công việc phục vụ này.
Nga rút tay khỏi tay ông:
- Vậy thì chú cho cháu đi học đi. Học văn hóa, kế toán hay nghiệp vụ gì đó cũng được.
Ông kéo ghế ngồi xích lại gằn Nga hơn:
- Chú cũng đã tính rồi, nhưng với một điều kiện.
Nga nhìn ông dò hỏi:
- Điều kiện gì?
Ông nói với vẻ ngập ngừng:
- Điều kiện dễ thôi... Rất dề... Tùy cháu... Cháu phải thương chú.
- Cháu vẫn thương chú đấy thôi.
- Không phải thương như vậy. Thương khác kia.
Vừa nói ông vừa choàng tay qua vai Nga kéo cô sát lại gần.
- Nga hốt hoảng đẩy ông ra:
- Chú kỳ quá. Không được đâu. Cháu xem chú như cha cháu.
Ông vẫn ôm choàng lấy Nga, mặc cho cô chống cự:
- Chú thương cháu thật mà... Rồi chú sẽ... cho cháu đi học... Chiều chú một chút thôi.
Giọng nói ông đã trở thành mất bình tĩnh. Ông không còn kìm chế được nữa. Ngọn lửa dục ông đè nén lâu nay đang có cơ hội bùng lên. Ông đứng hẳn dậy bế xốc Nga vào giường của ông cạnh đó. Ông đã gần sáu mươi nhưng thân hình cao lớn và đôi cánh tay to khỏe nhắc cô lên một cách nhẹ nhàng mặc cô chống cự Nga đấm đạp lung tung vào mặt, vào người ông nhưng ông đã đè ngửa được cô xuống giường. Nga quay vội mặt đi khi bộ mặt của ông áp lại gàn. Không còn là bộ mặt đạo mạo, hiền lành bình thường nữa. Đó là một con thú dữ mới sồng chuồng. Đôi mắt ngầu lên một nỗi thèm muốn hung dữ, cánh mũi phập phồng, hàm răng lo khỏe đen xỉn khói thuốc nhe ra như muốn cắn ngập vào cổ cô. Cô muốn hét lên nhưng ông đã vội vàng nhét chiếc khăn mặt vát đầu giường vào miệng cô. Cô hết sức chống cự nhưng ông quá khỏe nên vẫn xé toạc được quần áo cô ra và tham lam xục sạo đôi bàn tay và chiếc mõm cá ngão khắp người cô. Nga cong người dẫy dụa như một con cá nằm trên thớt. Trong một lúc cô như bị tê liệt đi rồi lại quằn quại dưới sức nặng và cơn điên rồ của ông. Có khi ông cắn ngập răng vào cả bầu vú non tơ đầy đặn trắng như tuyết của cô làm cô đau quá kêu thét lên nhưng chỉ ú ớ trong chiếc khăn mặt đang chặn lấy miệng làm cô nghẹt thở. Có đến hơn mười phút như thế trôi qua. Trong khi Nga gần lịm đi, cả người đầy vết răng và dấu cào xước, ông giám đốc mới lăn sang bên cởi vội quần áo. Nga bỗng thấy mình nhẹ đi. Cô ngước lên và dùng hết sức bình sinh đạp vào hạ bộ ông. Ông kêu rú lên ngã lăn từ trên giường xuống và ôm lấy hạ bộ rên rỉ. Nga vội vãng rút khăn trong miệng ra, kéo vội quần áo lên, quơ đại chiếc áo choàng mắc ở lưng ghế khoác vội lên người rồi tông cửa chạy ra ngoài trời đêm.
Cuối cùng Nga cùng chạy về được đến nhà sau khi đã mò mẫm ngã lên ngã xuống không biết bao lần trên đường khuya vắng. May mà cô quen đường và trời không tối lắm. Khi cô đập cửa và mẹ cô hốt hoảng thắp đèn mở. Cô chỉ thều thào được mấy tiếng " con bị... giám đóc... " rồi ngất đi trong tay mẹ.
Đêm hôm sau, Nga uống thuốc sâu tự tử và được đưa vào bệnh viện cấp cứu. Nghe tin, Hoài vào bệnh viện thăm cô. Cô đã được xúc ruột và đang nằm ở phòng hồi sức. Hoài thương cảm nhìn cô nằm thiêm thiếp. Khuôn mặt tráng xanh nhợt nhạt như nhòa đi trên áo gối và tấm trải giường màu trắng. Cánh tay đang chuyền nước biển cùng xanh xao yếu đuối. Chỉ có mái tóc của cô tuy có chết bù rối nhưng vẫn đen tuyền óng ả, tương phản và làm tăng thêm vẻ nhợt nhạt của khuôn mặt cô, trong cơn mê vẫn hằn lên nỗi đau kho khốn cùng. Đâu còn cô thiếu nữ mười tám xinh đẹp hơn nhiên tràn đầy sức sống. Đây là một cái đẹp cheo leo bên bờ vực tử sinh. Chậm một chút nữa thôi, cô sẽ đi vào hư vô như một vẻ đẹp và đam mê vô ích của đời người.
Điều dáng băn khoăn là ở bệnh viện, Hoài nghe một vài người nói về nguyên nhân tự tử của Nga. Có người nói cô thất vọng vì tình. Có người bảo cô bị giám đốc cưỡng hiếp. Có người bảo cô ở trong một tổ chức phản động của tôn giáo, định đặt chất nổ ám hại một số cán bộ lãnh đạo sắp dự hội nghị ở nông trường nhưng bị bại lộ. Nguồn tin sau cùng chính thức do nông trường đưa ra. Hoài không tin Nga có thể làm điều đó nhưng biết bên trong vụ này có uẩn khúc và chắc chắn Nga chỉ là nạn nhân. Tại sao cô thiếu nữ ngây thơ, đầy tin yêu như thế lại luôn là nạn nhân của bao nhiêu tính toán hèn hạ, cả trong tình yêu và tham vọng của con người? Và bao trùm lên tất cả là chính trị. Một thứ chính trị nhân danh hạnh phúc con người. Lấy đa số đè bẹp thiểu số. Lấy mục đích biện minh cho phương tiện. Lấy khẩu hiệu thay thế cho thực chất. Và tội ác cứ từng bước phát triển, hoành hành bên trong vỏ bọc ngôn từ và hào nhoáng.
Hai ngày sau, Nga được đưa về nhà. Hoài nhân đi công tác ở xã lại đến thăm cô. Nga đã tỉnh và khi trông thấy Hoài, hai dòng nước mắt trào ra ướt đầm khuôn mặt. Cô cứ để cho nước mắt tuôn trào và khi đã hết thồn thức, cô nghẹn ngào thuật lại cho Hoài nghe câu chuyện ở văn phòng nông trường. Đây là lần đầu tiên cô nói ra sự việc, với Hoài là người cô có đủ tin cậy và ý muốn chia xẻ Hoài cầm lấy tay cô muốn nói một lời an ủi nhưng anh không nói được điều gì. Cả anh và cả ý nghĩ của anh cũng nghẹn đắng.
Nga nhắm mắt lại, nói trong hơi thở mệt nhọc:
- Sao người ta cứu em làm gì? Em chỉ muốn chết thôi. Em làm sao sống được trong cái xã hội dã man trá ngụy này?
Hoài bóp chặt tay cô, ấp úng:
- Em... em đừng nghĩ thế. Anh... Anh có thể giúp gì cho em không?
Nga mở mắt ra, nhìn Hoài bằng một ánh mắt xót thương, như thề cô không phải là người đang gặp tai họa mà chính là Hoài:
- Anh không làm gì được đâu. Dù anh là một người tốt, một người cộng sản tốt. Anh không cứu được em mà cũng không cứu được anh đâu. Anh cùng bất lực thôi... như em...
Nga cố gắng nói một hơi rồi mất hết sức lực. Cô lại chìm vào cơn hôn mê.
Hoài nhìn sừng vào khuôn mặt xanh xao đượm buồn của cô. Anh lẩm bẩm:
- Lẽ nào... Mọi sự đều bất lực hay sao...