watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Nửa đời nhìn lại-Đoạn trung chuyển - tác giả Tiêu Dao Bảo Cự Tiêu Dao Bảo Cự

Tiêu Dao Bảo Cự

Đoạn trung chuyển

Tác giả: Tiêu Dao Bảo Cự

Tạp Chí La Ban yểu mệnh, mới ra được ba số đã bị đình bản. Thực ra không phải là "yểu mệnh", đó chỉ là cách nói thông thường. Làm gì có số mệnh ở đây. Người ta chủ trương đổi mới thực hiện công khai và dân chủ, "cởi trói" cho văn nghệ sĩ nhưng cánh cửa tự do vừa hé mở, người ta đã hoảng sợ, vội vàng đóng sập lại. Chỉ cần một quyết định của Bộ Thông tin là tạp chí phải đóng cửa, bất chấp hiến pháp ghi đầy đủ mọi thứ tự do. Những người chủ trương tạp chí La Ban không chịu thua. Họ quyết tâm đấu tranh cho tự do báo chí, cho đổi mới, công khai và dân chủ thực sự. Họ quyết định thực hiện một chuyến đi dọc đường đất nước, liên minh với bạn bè các tỉnh khác, ra thủ đô để đấu tranh với những người cầm quyền ở trung ương. Minh Hương, Hoài cùng với Hữu Lần, người khách quý của tạp chí La Ban, cũng là kẻ đồng hội đồng thuyền, hình thành đoàn La Ban, thực hiện một chuyển đi từ Nam ra Bắc mà sau này tính lại đồng hồ trên xe hơi, chiếc xe đã lăn bánh 6.000 cây số trong thời gian một tháng 14 ngày.
Đoàn La Ban đi qua miền Trung, chiếc đòn gánh gánh hai đầu của đất nước, mỗi tỉnh dừng lại vài ngày để gặp gở các hội nhà văn và tạp chí văn nghệ các tỉnh bạn, gặp gỡ công chúng yêu văn nghệ, nhiệt tình với công cuộc đổi mới, để bàn bạc những vấn đề lớn của văn học nghệ thuật và đất nước, đi đến thống nhất hành động. Qua bảy tỉnh miền Trung, các hội nhà văn và tạp chí văn nghệ đã ký chung những kiến nghị gởi những người cầm quyền ở trung ương đòi tự do báo chí và xuất bản, yêu cầu thực hiện dân chủ và đỗi mới, yêu cầu cách chức một số người lãnh đạo ở trung ương, đặc biệt trong các ngành tư tưởng và văn học nghệ thuật. Một việc làm bình thường trong các nước tự do, nhưng lại chưa hề có trong các nước theo chế độ xã hội chủ nghĩa "dân chủ gấp triệu lần chế độ tư bản".
Để hỗ trợ cho kiến nghị của các hội nhà văn và tạp chí văn nghệ, đoàn La Ban đã đưa ra công chúng một bản "Tuyên bố" với nội dung tương tự để lấy chữ ký. 108 người, bao gồm văn nghệ sĩ, trí thức, công nhân, sinh viên học sinh, kể cả một số cán bộ, đảng viên ở bảy tỉnh miền Trung đã ký vào bản tuyên bố này. Một sự trùng hợp lạ lùng, con số người ký trùng với con số 108 anh hùng Lương Sơn Bạc ngày xưa tụ nghĩa chống triều đình phong kiến Trung hoa trong truyện Thủy Hử. Một luồng gió mới thổi qua miền Trung bất khuất. Thành phố Tháp Chàm ở cực nam Trung bộ tuy không ký chung vào kiến nghị và tuyên bồ nhưng vang lên giọng thơ bi tráng của Nguyễn Bắc Sơn. Thành phố Biển thơ mộng là nơi các văn bản kiến nghị và tuyên bố chính thức ra đời. Thành phố Đất Đỏ, nơi văn nghệ nằm trong bàn tay sắt cai trị của một xứ núi rừng, lớn tiếng đòi tự do, dù chỉ trong vài ngày. Thành phố Hoa Vàng cao nguyên nhiệt tình đón đoàn La Ban, lưu tuyến tiễn đoàn xuống núi tiếp tục cuộc hành trình. Thành phố Xứ Dừa đầy những quan chức bảo thủ và cơ hội vẫn không ngăn được tiếng nói bất khuất của kẻ sĩ trong thời đại mới. Thành phố Non Nước mạnh mẽ ủng hộ việc kêu đòi tự do. Thành phố Thơ dịu dàng lại sôi nổi bàn sách lược, chiến lược cho cuộc đấu tranh không cân sức. Gió đã nổi trên dặm dài đất nước.
Hữu Lần, một "nhân văn" cũ, sau 30 năm bị quản thúc ở quê nhà, đi đến đâu cùng sang sảng tố cáo chế độ độc tài, giả dối, bưng bít sự thật, trấn áp những người dám nói tiếng nói của lương tri. Những bài thơ chính luận trừ tình nẩy lửa của Minh Hương cất cao lời "hỏi tội những thằng thẻ đỏ tim đen", "những thằng đểu còn trong đảng". Hoài, người viết dự thảo các văn bản kiến nghị và tuyên bố làm người nghe ngạc nhiên và hào hứng với phong cách quyết liệt và sự sục sôi của một thời sinh viên học sinh đấu tranh trên các đô thị miền Nam. Sự kết hợp của ba người trong đoàn La Ban với ba quá khứ, ba tính cách khác nhau nhưng cùng một mục tiêu và sự đồng cảm sâu xa về vận nước và đường đi đích thực của văn học nghệ thuật tự do, cùng với sự hưởng ứng nồng nhiệt của bạn bè và công chúng trên khắp bảy tỉnh miền Trung đã trở thành một mối đe dọa cho chế độ.
Những quan chức bảo thủ của thành phố Non Nước và thành phố Xứ Dừa đã báo động về trung ương. Người ta đánh giá chuyến đi này là "một hoạt động bè phái có tính chất chính trị nghiêm trọng, lợi dụng công khai, tập dượt dân chủ, liên minh lực lượng để chống đối chế độ!!.
Thế là trung ương đảng đã điện cho cấp ủy các tỉnh, thành trong cả nước thông báo tình hình trên để có biện pháp đổi phó. Uỷ ban trung ương Liên hiệp Văn học nghệ thuật cùng gởi công văn và gọi điện thoại trực tiếp tức khắc đến các hội nhà văn các tỉnh để răn đe, ngăn chặn. Tỉnh ủy của thành phố Sương Mù khi được chỉ đạo của trung ương lập tức điện đuổi theo đoàn La Ban gọi Minh Hương và Hoài quay về kiểm điểm.
Tất cả đều không ngăn chặn được bước tiến của đoàn La Ban. Như Hữu Lần nói đùa "Ngày xưa, tướng đã ra ngoài biên ải có thể không tuân lệnh vua", tại thành phố Thơ, dù nhận được điện của tỉnh ủy thành phố Sương Mù, đoàn La Ban vẫn tiếp tục lên đường.
Ra thủ đô, đoàn La Ban đã đến văn phòng Ban bí thư trung ương đảng, đến các cơ quan trung ương như Ban tuyên huấn, Ban văn hóa tư tưởng, Bộ thông tin, ủy ban trung ương mặt trận, Uỷ ban trung ương Liên hiệp văn học nghệ thuật gặp những người lãnh đạo, trao kiến nghị và tuyên bố, công khai đấu tranh và bảo vệ nhưng kêu đòi của anh em văn nghệ miền Trung. Chuyến đi của đoàn La Ba trở thành một sự kiện, bước đầu thống nhất nhận thức, liên minh lực lượng, mở đầu một cuộc đấu tranh cho đổi mới, công khai và dân chủ trên phạm vi cả nước. Tuy nhiên, trong tình hình cụ thể của thời điểm này, đó là một cuộc đấu không cân sức.



Tạp Chí La Ban yểu mệnh, mới ra được ba số đã bị đình bản. Thực ra không phải là "yểu mệnh", đó chỉ là cách nói thông thường. Làm gì có số mệnh ở đây. Người ta chủ trương đổi mới thực hiện công khai và dân chủ, "cởi trói" cho văn nghệ sĩ nhưng cánh cửa tự do vừa hé mở, người ta đã hoảng sợ, vội vàng đóng sập lại. Chỉ cần một quyết định của Bộ Thông tin là tạp chí phải đóng cửa, bất chấp hiến pháp ghi đầy đủ mọi thứ tự do. Những người chủ trương tạp chí La Ban không chịu thua. Họ quyết tâm đấu tranh cho tự do báo chí, cho đổi mới, công khai và dân chủ thực sự. Họ quyết định thực hiện một chuyến đi dọc đường đất nước, liên minh với bạn bè các tỉnh khác, ra thủ đô để đấu tranh với những người cầm quyền ở trung ương. Minh Hương, Hoài cùng với Hữu Lần, người khách quý của tạp chí La Ban, cũng là kẻ đồng hội đồng thuyền, hình thành đoàn La Ban, thực hiện một chuyển đi từ Nam ra Bắc mà sau này tính lại đồng hồ trên xe hơi, chiếc xe đã lăn bánh 6.000 cây số trong thời gian một tháng 14 ngày.
Đoàn La Ban đi qua miền Trung, chiếc đòn gánh gánh hai đầu của đất nước, mỗi tỉnh dừng lại vài ngày để gặp gở các hội nhà văn và tạp chí văn nghệ các tỉnh bạn, gặp gỡ công chúng yêu văn nghệ, nhiệt tình với công cuộc đổi mới, để bàn bạc những vấn đề lớn của văn học nghệ thuật và đất nước, đi đến thống nhất hành động. Qua bảy tỉnh miền Trung, các hội nhà văn và tạp chí văn nghệ đã ký chung những kiến nghị gởi những người cầm quyền ở trung ương đòi tự do báo chí và xuất bản, yêu cầu thực hiện dân chủ và đỗi mới, yêu cầu cách chức một số người lãnh đạo ở trung ương, đặc biệt trong các ngành tư tưởng và văn học nghệ thuật. Một việc làm bình thường trong các nước tự do, nhưng lại chưa hề có trong các nước theo chế độ xã hội chủ nghĩa "dân chủ gấp triệu lần chế độ tư bản".
Để hỗ trợ cho kiến nghị của các hội nhà văn và tạp chí văn nghệ, đoàn La Ban đã đưa ra công chúng một bản "Tuyên bố" với nội dung tương tự để lấy chữ ký. 108 người, bao gồm văn nghệ sĩ, trí thức, công nhân, sinh viên học sinh, kể cả một số cán bộ, đảng viên ở bảy tỉnh miền Trung đã ký vào bản tuyên bố này. Một sự trùng hợp lạ lùng, con số người ký trùng với con số 108 anh hùng Lương Sơn Bạc ngày xưa tụ nghĩa chống triều đình phong kiến Trung hoa trong truyện Thủy Hử. Một luồng gió mới thổi qua miền Trung bất khuất. Thành phố Tháp Chàm ở cực nam Trung bộ tuy không ký chung vào kiến nghị và tuyên bồ nhưng vang lên giọng thơ bi tráng của Nguyễn Bắc Sơn. Thành phố Biển thơ mộng là nơi các văn bản kiến nghị và tuyên bố chính thức ra đời. Thành phố Đất Đỏ, nơi văn nghệ nằm trong bàn tay sắt cai trị của một xứ núi rừng, lớn tiếng đòi tự do, dù chỉ trong vài ngày. Thành phố Hoa Vàng cao nguyên nhiệt tình đón đoàn La Ban, lưu tuyến tiễn đoàn xuống núi tiếp tục cuộc hành trình. Thành phố Xứ Dừa đầy những quan chức bảo thủ và cơ hội vẫn không ngăn được tiếng nói bất khuất của kẻ sĩ trong thời đại mới. Thành phố Non Nước mạnh mẽ ủng hộ việc kêu đòi tự do. Thành phố Thơ dịu dàng lại sôi nổi bàn sách lược, chiến lược cho cuộc đấu tranh không cân sức. Gió đã nổi trên dặm dài đất nước.
Hữu Lần, một "nhân văn" cũ, sau 30 năm bị quản thúc ở quê nhà, đi đến đâu cùng sang sảng tố cáo chế độ độc tài, giả dối, bưng bít sự thật, trấn áp những người dám nói tiếng nói của lương tri. Những bài thơ chính luận trừ tình nẩy lửa của Minh Hương cất cao lời "hỏi tội những thằng thẻ đỏ tim đen", "những thằng đểu còn trong đảng". Hoài, người viết dự thảo các văn bản kiến nghị và tuyên bố làm người nghe ngạc nhiên và hào hứng với phong cách quyết liệt và sự sục sôi của một thời sinh viên học sinh đấu tranh trên các đô thị miền Nam. Sự kết hợp của ba người trong đoàn La Ban với ba quá khứ, ba tính cách khác nhau nhưng cùng một mục tiêu và sự đồng cảm sâu xa về vận nước và đường đi đích thực của văn học nghệ thuật tự do, cùng với sự hưởng ứng nồng nhiệt của bạn bè và công chúng trên khắp bảy tỉnh miền Trung đã trở thành một mối đe dọa cho chế độ.
Những quan chức bảo thủ của thành phố Non Nước và thành phố Xứ Dừa đã báo động về trung ương. Người ta đánh giá chuyến đi này là "một hoạt động bè phái có tính chất chính trị nghiêm trọng, lợi dụng công khai, tập dượt dân chủ, liên minh lực lượng để chống đối chế độ!!.
Thế là trung ương đảng đã điện cho cấp ủy các tỉnh, thành trong cả nước thông báo tình hình trên để có biện pháp đổi phó. Uỷ ban trung ương Liên hiệp Văn học nghệ thuật cùng gởi công văn và gọi điện thoại trực tiếp tức khắc đến các hội nhà văn các tỉnh để răn đe, ngăn chặn. Tỉnh ủy của thành phố Sương Mù khi được chỉ đạo của trung ương lập tức điện đuổi theo đoàn La Ban gọi Minh Hương và Hoài quay về kiểm điểm.
Tất cả đều không ngăn chặn được bước tiến của đoàn La Ban. Như Hữu Lần nói đùa "Ngày xưa, tướng đã ra ngoài biên ải có thể không tuân lệnh vua", tại thành phố Thơ, dù nhận được điện của tỉnh ủy thành phố Sương Mù, đoàn La Ban vẫn tiếp tục lên đường.
Ra thủ đô, đoàn La Ban đã đến văn phòng Ban bí thư trung ương đảng, đến các cơ quan trung ương như Ban tuyên huấn, Ban văn hóa tư tưởng, Bộ thông tin, ủy ban trung ương mặt trận, Uỷ ban trung ương Liên hiệp văn học nghệ thuật gặp những người lãnh đạo, trao kiến nghị và tuyên bố, công khai đấu tranh và bảo vệ nhưng kêu đòi của anh em văn nghệ miền Trung. Chuyến đi của đoàn La Ba trở thành một sự kiện, bước đầu thống nhất nhận thức, liên minh lực lượng, mở đầu một cuộc đấu tranh cho đổi mới, công khai và dân chủ trên phạm vi cả nước. Tuy nhiên, trong tình hình cụ thể của thời điểm này, đó là một cuộc đấu không cân sức.
Nửa đời nhìn lại
Tựa của Đặng Tiến
Đoạn mở đầu
1. Dấu hỏi đầu tiên
2. Một nét ưu tư
3. Nguồn gốc bi kịch
4. Chính trị và tình cảm
5. Xung đột
6. Chính trị và tình cảm
7. Chủ nghĩa xã hội
8. Tôn giáo
9. ích kỷ
10. ý đồ
11. Mây Đầu Non
12. Nỗi đau
13. Thực chất một chi bộ
14. Bài giảng trong nhà thờ
15. Giữa hai sức ép
16. Linh mục và tôn giáo
17. Thương cảm
18. Kiểm điểm
19. Né tránh trách nhiệm
20. Vĩnh biệt
21. Giọt nước làm tràn ly
22. Mây Đầu Non
23. Nhức nhối
24. Căm giận
25. Bất lực
26. Giã biệt. Những dấu hỏi
Phần II : Trong vòng kiềm tỏa
2. Lại về với nhau
3. Đối thoại với tỉnh ủy
4. Tạp chí La Ban
5. Bên bờ vực hư vô
6. Cú đấm trong bóng tối
7. Sơ Huyền ngày gặp lại
8. Âm mưu và đố kỵ
9. Ngựa hoang bị xiềng
10. Thủ đoạn
11. Bi kịch
12. Mây Đầu Non 3
13. Điều kiện
14. Đuổi bắt đến hư vô
15. Nhà văn và quyền lực chính trị
16. Tự do và ràng buộc
17. Sự thật ơi
18. Xót xa êm dịu
19. Câu chuyện một học giả
20. Đổi mới? Mây Đầu Non
21. Thêm một lần giã biệt
Đoạn trung chuyển
Phần III Cuộc đấu không cân sức
2. Đảng
3. Dưới mưa đêm
4. Tranh thủ hay đấu tranh
5. Bước đầu sôi động
6. Cơn lốc xoáy vào trong
7. Sức mạnh từ chân lý
8. Trước khi quá muộn
9. Chuyên chính vô sản
10 Phản trắc
11 Bút ký của người bị khai trừ đảng
12. Thung lũng mai anh đào
13. Ai đáng bị cách chức
14. Nguồn gốc của tai họa
15. Gốc thông trăm năm
16. Dân chủ và quyền lực
17. Con đường của quyền lực
18. Ân tình và khổ lụy
19. Sương mù
20. Mê đồ trận cuối cùng
21. Tiếng ngân dài trong hư không
Đoạn kết
Bạt ( của Hà Sĩ Phu)
Phụ Lục 1
Phụ Lục 2