watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Nửa đời nhìn lại-18. Kiểm điểm - tác giả Tiêu Dao Bảo Cự Tiêu Dao Bảo Cự

Tiêu Dao Bảo Cự

18. Kiểm điểm

Tác giả: Tiêu Dao Bảo Cự

Hoài được báo về huyện gấp để họp chi bộ. Chi bộ Hoài sinh hoạt có khá đông đảng viên vì bao gồm đảng viên các đoàn thể. Nghi là bí thư chi bộ kiêm tổ trưởng đảng tổ đảng huyện đoàn. Trên đường từ xã về huyện, Hoài cảm thấy buổi sinh hoạt chi bộ sắp tới có cái gì không bình thường và có thể bất lợi cho anh.
Sau buổi làm việc với bí thư huyện ủy khi tổng hợp tình hình phát động cả xã, Hoài thấy rõ bí thư huyện ủy không hài lòng về anh và sự thù nghịch, ác cảm của chi bộ xã đối với anh càng lúc càng bộc lộ rõ. Người ta đang chĩa mũi dùi vào anh. Không hiểu từ đâu, một số dư luận được tung ra nói xấu về anh. Nào là đi ăn nhậu và nhận hối lộ của cán bộ tập đoàn, bị linh mục chi phối, quan hệ mật thiết với các phần tử xấu, ngụy quân ngụy quyền trong xã, đặc biệt là quan hệ tình cảm bất chính với Nga... Mới đầu khi nghe một số cán bộ trong đội phát động phản ánh lại, Hoài chỉ mỉm cười vì thấy sự vu khống quá phi lý, trắng trợn và lố bịch. Nhưng dần dần anh cảm thấy các mũi nhọn đang chĩa vào anh mỗi lúc một nặng nề và bắt đầu thấy khó chịu nhưng không thể phản kích được vì sự tấn công này gần như vô hình.
Mở đầu, Nghi tuyên bố lý do của cuộc họp bất thường là để góp ý cho Hoài trong công tác phát động theo chỉ đạo của thường vụ huyện ủy. Điều này khá bất ngờ vì Hoài không nghĩ tình hình lại có thể nghiêm trọng đến thế.
Nghi báo cáo sơ bộ tình hình về Hoài từ khi xuống xã tham gia phát động, nhận xét một vài ưu điểm về nhiệt tình, tinh thần trách nhiệm rồi đặc biệt nhấn mạnh các dư luận xấu về Hoài mà Nghi cho là những dấu hiệu sai phạm nghiêm trọng và yêu cầu chi bộ góp ý xây dựng Hoài đề giúp Hoài sửa chữa kịp thời. Nghi trình bày cố ra vẻ khách qua nhưng không giấu nổi ác ý và thái độ gần như hả hê khi Hoài bị đưa lên bàn mổ. Trước khi chi bộ phát biểu, Nghi còn nói thêm:
- Bản thân tôi rất quý đồng chí Hoài vì đồng chí Hoài có năng lực, trình độ và nhiệt tình nhưng rõ ràng nhưng yếu tố đó chưa đủ cho một đảng viên cộng sản. Vấn đề cơ bản là lập trường giai cấp mà đây lại là chỗ yếu của đồng chí Hoài. Đồng chí Hoài xuất thân là trí thức tiểu tư sản, lại sống ở vùng tạm chiếm lâu năm nên không nhiều thì ít, chịu ảnh hưởng tư sản và tiểu tư sản, từ đó dễ giao động, nhất là trong tình hình còn khó khăn hiện nay. Tôi đề nghị chi bộ chân tình và thẳng thắn góp ý cho đồng chí Hoài, theo phương châm "trị bệnh cứu người" không để đồng chí Hoài tiếp tục sai phạm lớn hơn.
Anh ta nhìn Hoài một cách ý nghĩa và nói với riêng anh:
- Đồng chí Hoài nên bình tĩnh tiếp thu ý kiến của chi bộ. Đồng chí phải biểu lắng nghe vì ở đây ai cũng muốn xây dựng cho đồng chí cả.
"Ai cũng muốn xây dựng cho đồng chí cả". Hoài thầm lặp lại câu nói của Nghi và nhìn anh ta một cách khinh bỉ. "Có phải chính anh đã đạo diễn toàn bộ vụ này không? Anh muốn xây dựng gì khác hơn là tìm cách tống tôi ra khỏi đảng vì anh không chịu nổi thái độ đấu tranh của tôi đối với anh?" Dòng suy nghĩ của Hoài bị cắt ngang khi đồng chí chủ tịch hội nông dân giơ tay phát biểu. Đây là một ông già gay gò, mặt xương xấu, da cháy đen và bề ngoài lúc nào cùng mặc quần áo xuềnh xoàng trông rất "nông dân". Trong tay ông luôn có điếu thuốc rê to tướng bằng ngón tay cái bốc khói. Ông ngồi tại chỗ, giọng từ tốn như một người cha trong gia đình:
- Từ khi sinh hoạt cùng chi bộ, tôi thấy đồng chí Hoài rất nhiệt tình, có trình độ và chịu khiêm tốn học hỏi. Tuy nhiên, cũng như đồng chí nghĩ nhận xét, tôi sợ rằng do nguồn gốc xuất thân và thời gian hoạt động trong vùng tạm bị chiếm, lập trường quan điểm của đồng chí Hoài chưa vững vàng. Điều này không phải do trình độ mà có. Ngoài ra ý thức tổ chức kỷ luật của đồng chí Hoài tôi thấy cũng có những biểu hiện chưa tốt, nhất là khi đi công tác phát động dưới xã. Tại sao đồng chí Hoài tự động tiếp xúc với linh mục Hoan khi chưa có ý kiến chỉ đạo? Năng nổ, có sáng kiến là tốt, nhưng mọi hoạt động phải nằm trong kế hoạch và ý đồ chỉ đạo. Tiếp xúc với các linh mục không đơn giản. Tiếp xúc để làm gì phương thức ra sao, tất cả đều phải lính toán, không để bị lợi dụng. Tôi chưa hiểu rõ các hoạt động của đồng chí Hoài khi đi phát động dưới xã, nhưng những dư luận như thế không hay. Tôi chưa hoàn toàn tin những điều đó. Cán bộ phát động bị bôi nhọ là chuyện thường. Đây cũng là âm mưu thủ đoạn quen thuộc của địch để phá ta, nhất là ở vùng tôn giáo. Theo tôi, nên để đồng chí Hoài tự kiểm trước, chi bộ cử người đi xác minh rồi sẽ góp ý sau, sẽ chính xác hơn. Nói bây giờ sợ chưa đủ cơ sở.
Chủ tịch nông dân trong khi nói, thỉnh thoảng lại bập bập điếu thuốc rê, nhưng vì nói hơi dài nên cuối cùng điếu thuốc tắt ngấm. Ông ngừng nói, vất điếu thuốc xuống gian bàn, mở túi ni-lông đựng thuốc để trước mặt vấn điếu khác. Gần như thông lệ, trong các buổi họp chi bộ, sau chủ tịch nông dân là hội trưởng phụ nữ phát biểu. Chị là một cán bộ trước đây có hoạt động bí mật, bị tù nhiều lần trước khi thoát ly. Mái tóc dài buộc gọn phía sau một cách giản dị, lên khuôn mặt không nhan sắc của chị ngời lên một đòi mắt kiên trì và bao dung. Lâu nay chị đối với Hoài khá gần gũi. Chị là người thường chuyện trò với Hoài nhất trong số các đảng viên ở chi bộ, phần lớn đều là cán bộ thoát ly, từ trong rừng ra sau giải phóng. Hình như đối với họ, Hoài vẫn có một khoảng cách nhát định. Chị nói thong thả:
- Bản thân tôi không tin đồng chí Hoài sai phạm nghiêm trọng như thế trong một thời gian ngắn. Cái gì cũng có quá trình. Từ sau giải phóng, đồng chí Hoài và chứng tỏ sự vững vàng của mình trong nhận thức và công tác. Tuy tin ở đồng chí mình, tôi cũng lo ngại vì điều gì cũng có thể xảy ra cả. ở đây tôi hết sức chú ý đến âm mưu của địch nhằm bôi nhọ cán bộ và phá hoại chủ trương của ta. Đồng chí Hoài trước đây hoạt động trong lòng địch nên có nhiều quan hệ phức tạp. tôi nói không phải với nghĩa xấu, nhưng địch có thể lợi dụng các quan hệ đó đề tác động mà đồng chí Hoài không ngờ đến. Đó là việc cần cảnh giác. Riêng mối quan hệ với cô Nga, thanh niên ở xã, theo tôi không loại trừ đây là thủ đoạn của địch. Nghe nói cô này rất đẹp và lắng lơ, mà đàn ông, xin lỗi các đồng chí, ai cùng dễ xiêu lòng trước gái đẹp. Chúng ta vẫn nói tiền, gái, chính là những viên đạn bọc đường trong thời bình có thể bắn ngã những đồng chí kiên cường nhất không hề lùi bước trong chiến đấu. Đồng chí Hoài tuy có gia đình, lâu nay rất đứng đắn, nhưng còn trẻ, lại đẹp trai nữa, biết đâu... Xin lỗi đồng chí Hoài. Tôi nói thí dụ thôi, nhưng chỗ đồng chí thân tình, xây dựng nhau, đồng chí Hoài không nên xem thường vấn đề này. Nếu có biểu hiện gì phải ngưng lại kịp thời trước khi quá muộn. Trong chuyện này, người ta sa ngã lúc nào không hay và đã vướng vào thì khó giẫy ra vô cùng.
Chủ tịch mặt trận, một ủy viên ban thường vụ huyện ủy mới được bố trí sang phụ trách khối dân vận - mặt trận, đáng lý ông là người phát biểu đầu tiên có tính cách chỉ đạo nhưng vì ông mới tham gia sinh hoạt chi bộ, chưa nắm được những vấn đề cụ thề nên ông phát biểu sau. Nghe nói ông này tham gia cách mạng từ trước năm 1945, trình độ văn hóa thấp nhưng có nhiều kinh nghiệm trong công tác tổ chức. Bề ngoài ông xuề xòa, sát quần chúng, ngôn ngữ bình dân. Ông hắng giọng và đứng dậy nói tuy điều này không cần thiết:
- Tôi cho rằng đồng chí Hoài có trình độ, nhiệt tình nhưng cơ bản chưa vững. Vấn đề lớn là quan điểm lập trường. Trước đây hoạt động trong vùng địch, đồng chí Hoài dựa vào học sinh không cơ bản và quá chú ý tầng lớp trên mà coi nhẹ thành phần cơ bản, sau giải phóng cũng chưa chú ý gốc vì chưa xây dựng được cốt, do đó nếu sai lầm sẽ nguy hiểm. Nếu lập trường quan điểm không vững, lúc khó khăn dễ giao động, bộc lộ tính chất của thành phần xuất thân. Đồng chí Hoài tuy có trình độ nhưng cách nhìn, cách đánh giá còn đơn giản, có mặt đánh giá tuyệt đối, phân tích chưa sâu, chưa cân phân, phân biệt địch-ta chưa rõ. Thành khẩn là tốt nhưng thành khẩn với tổ chức, còn đối với địch phải hết sức cảnh giác, nhất là lúc này. Phải có quan điểm tấn công thường xuyên, đừng cho rằng bây giờ là thời bình mà thiếu cảnh giác. Trong việc chỉ đạo phát động xây dựng xã vùng tôn giáo, ban thường vụ huyện ủy họp đã có ý kiến về trường hợp đồng chí Hoài. Đảng vẫn tin cậy đồng chí nhưng yêu cầu đồng chí rèn luyện về tư tưởng, khắc phục các biểu hiện và ảnh hưởng của tư tưởng tư sản, tiểu tư sản. Phương hướng sửa chữa là phải gắn mình trong tổ chức và tập thể, giữ vững sinh hoạt và nền nếp báo cáo thỉnh thị, hướng vào nhiệm vụ chính trị trọng tâm của đảng trong công tác hiện nay.
Sau đồng chí chủ tịch mặt trận, các đảng viên khác lần lượt phát biểu. Chi bộ có gần hai mươi đảng viên, chỉ có vài người nói ngắn gọn nhất trí với các ý kiến đã phát biểu, phần lớn đâu có phân tích, đi sâu vào những ván đề cụ thể. Hoài phải thừa nhận rằng các đảng viên cộng sản, dù nhiều người trình độ văn hóa thấp, nhưng được học tập chính trị, hội họp phê bình kiểm điểm nhiều nên ai cũng có thể phân tích được những vấn đề đặt ra, tuy nói theo cùng một quan điểm, có khi máy móc. Một số đảng viên phê bình Hoài một cách chung chung nhưng một số khác nói có lý có tình và với tinh thần xây dựng thật sự. Rõ ràng tập thể đã giúp anh nhìn rõ mình hơn để tạo điều kiện tự hoàn thiện. Tuy nhiên có một điều gì đó làm anh cảm thấy bị thương tổn, hầu như không chịu đựng nổi. Tâm hồn con người không còn gì bí mật nữa.
Người ta phơi trần ra tất cả trước đám đông, không chừa một ngóc ngách nào. Con dao mổ của lý trí đến là kinh khiếp, thọc sâu vào tận những sợi thần kinh mong manh nhất. Mà thật sự cái lối phê bình, tự phê bình này có kết quả tốt trong mọi tình huống và người ta có hiểu được mọi việc một cách đầy đủ không? Đối với các đảng viên trong chi bộ, linh mục Hoan chỉ là một đối tượng của cách mạng đầy âm mưu thủ đoạn đang ra sức nắm giáo dân để chống lại các chủ trương chính sách của đảng, nhưng họ còn biết gì về tâm hồn của tu sĩ già này? Ông ta tin Chúa, hẳn nhiên rồi, và ông ta đã lo âu trăn trở, đã suy nghĩ, làm gì cho giáo dân của mình, có mang lại cho họ điều gì tốt đẹp như đảng đã mong ước và đảng đã làm không? Phải nhìn ông ta như một kẻ thù nguy hiểm hay như nhìn nhận một con người? Còn đối với Nga, cô gái xinh đẹp, hồn nhiên và trong sáng đó, lần đầu biết đến cách mạng và tình yêu, những gì đẹp đẽ thần thánh nhất, nhưng chính cách mạng và tình yêu lại mang đến cho cô bao nhiêu khổ đau và thất vọng. Ai chịu trách nhiệm về sự mất niềm tin này? Trước cô gái ngây thơ trong trắng này, ai là đảng, ai là cách mạng? Ông Nghi bí thư chi bộ, bí thư huyện đoàn ư? Trong một cuộc tranh cãi ở tổ đảng, chính Nghi đã nói với Hoài: "Tôi là đảng, đảng là tôi. Ai chống lại tôi là chống lại đảng". Chao ôi, nếu đảng toàn là loại đảng viên như ông Nghi thì đảng đã sụp đổ từ lâu rồi và Hoài cũng không vào đảng làm gì. Quân, người yêu của Nga, một thanh niên đẹp trai, có lý tưởng, đầy cao vọng đã trở thành một kẻ cơ hội ra sao? Điều gì đã làm anh ta gần như trở nên một tên phản bội, phản lại cả lý tưởng, tình yêu và sự trung thực trong cuộc sống? Hai giọt nước mắt lóng lánh trên khuôn mặt nhợt nhạt đau khổ nhưng sáng rờ như thiên thần của Nga trong buổi hoàng hôn hôm nào đã làm cho Hoài rung động xót xa đến ngần nào. Nếu anh có hôn lên hai giọt nước mắt sóng sánh tuyệt vời kia thì đó có phải là tội lỗi không?
Hoài làm sao có thể trình bày những điều này trong cuộc họp chi bộ. Anh sẽ trở nên vô cùng lố bịch. Anh không thiếu lý lẽ để phản bác, làm sáng tỏ những phân tích của chi bộ, nhưng cuối buổi họp, một nỗi buồn lạ lùng xâm chiếm làm anh kiệt sức. Khi được yêu cầu phát biểu, anh chỉ nói ngắn gọn kiều công thức:
"Xin cám ơn sự đóng góp của chi bộ. Tôi xin tiếp thu tất cả và hứa nghiêm túc xem xét, suy nghĩ để phát huy ưu điểm và khắc phục khuyết, nhược điểm".
"Có điều gì không phải là ưu điểm và khuyết, nhược điểm nhưng vô cùng quan trọng trong tâm hồn và cuộc sống con người?". ý nghĩ này trĩu nặng đầu óc Hoài khi anh lặng lẽ rời phòng họp.



Hoài được báo về huyện gấp để họp chi bộ. Chi bộ Hoài sinh hoạt có khá đông đảng viên vì bao gồm đảng viên các đoàn thể. Nghi là bí thư chi bộ kiêm tổ trưởng đảng tổ đảng huyện đoàn. Trên đường từ xã về huyện, Hoài cảm thấy buổi sinh hoạt chi bộ sắp tới có cái gì không bình thường và có thể bất lợi cho anh.
Sau buổi làm việc với bí thư huyện ủy khi tổng hợp tình hình phát động cả xã, Hoài thấy rõ bí thư huyện ủy không hài lòng về anh và sự thù nghịch, ác cảm của chi bộ xã đối với anh càng lúc càng bộc lộ rõ. Người ta đang chĩa mũi dùi vào anh. Không hiểu từ đâu, một số dư luận được tung ra nói xấu về anh. Nào là đi ăn nhậu và nhận hối lộ của cán bộ tập đoàn, bị linh mục chi phối, quan hệ mật thiết với các phần tử xấu, ngụy quân ngụy quyền trong xã, đặc biệt là quan hệ tình cảm bất chính với Nga... Mới đầu khi nghe một số cán bộ trong đội phát động phản ánh lại, Hoài chỉ mỉm cười vì thấy sự vu khống quá phi lý, trắng trợn và lố bịch. Nhưng dần dần anh cảm thấy các mũi nhọn đang chĩa vào anh mỗi lúc một nặng nề và bắt đầu thấy khó chịu nhưng không thể phản kích được vì sự tấn công này gần như vô hình.
Mở đầu, Nghi tuyên bố lý do của cuộc họp bất thường là để góp ý cho Hoài trong công tác phát động theo chỉ đạo của thường vụ huyện ủy. Điều này khá bất ngờ vì Hoài không nghĩ tình hình lại có thể nghiêm trọng đến thế.
Nghi báo cáo sơ bộ tình hình về Hoài từ khi xuống xã tham gia phát động, nhận xét một vài ưu điểm về nhiệt tình, tinh thần trách nhiệm rồi đặc biệt nhấn mạnh các dư luận xấu về Hoài mà Nghi cho là những dấu hiệu sai phạm nghiêm trọng và yêu cầu chi bộ góp ý xây dựng Hoài đề giúp Hoài sửa chữa kịp thời. Nghi trình bày cố ra vẻ khách qua nhưng không giấu nổi ác ý và thái độ gần như hả hê khi Hoài bị đưa lên bàn mổ. Trước khi chi bộ phát biểu, Nghi còn nói thêm:
- Bản thân tôi rất quý đồng chí Hoài vì đồng chí Hoài có năng lực, trình độ và nhiệt tình nhưng rõ ràng nhưng yếu tố đó chưa đủ cho một đảng viên cộng sản. Vấn đề cơ bản là lập trường giai cấp mà đây lại là chỗ yếu của đồng chí Hoài. Đồng chí Hoài xuất thân là trí thức tiểu tư sản, lại sống ở vùng tạm chiếm lâu năm nên không nhiều thì ít, chịu ảnh hưởng tư sản và tiểu tư sản, từ đó dễ giao động, nhất là trong tình hình còn khó khăn hiện nay. Tôi đề nghị chi bộ chân tình và thẳng thắn góp ý cho đồng chí Hoài, theo phương châm "trị bệnh cứu người" không để đồng chí Hoài tiếp tục sai phạm lớn hơn.
Anh ta nhìn Hoài một cách ý nghĩa và nói với riêng anh:
- Đồng chí Hoài nên bình tĩnh tiếp thu ý kiến của chi bộ. Đồng chí phải biểu lắng nghe vì ở đây ai cũng muốn xây dựng cho đồng chí cả.
"Ai cũng muốn xây dựng cho đồng chí cả". Hoài thầm lặp lại câu nói của Nghi và nhìn anh ta một cách khinh bỉ. "Có phải chính anh đã đạo diễn toàn bộ vụ này không? Anh muốn xây dựng gì khác hơn là tìm cách tống tôi ra khỏi đảng vì anh không chịu nổi thái độ đấu tranh của tôi đối với anh?" Dòng suy nghĩ của Hoài bị cắt ngang khi đồng chí chủ tịch hội nông dân giơ tay phát biểu. Đây là một ông già gay gò, mặt xương xấu, da cháy đen và bề ngoài lúc nào cùng mặc quần áo xuềnh xoàng trông rất "nông dân". Trong tay ông luôn có điếu thuốc rê to tướng bằng ngón tay cái bốc khói. Ông ngồi tại chỗ, giọng từ tốn như một người cha trong gia đình:
- Từ khi sinh hoạt cùng chi bộ, tôi thấy đồng chí Hoài rất nhiệt tình, có trình độ và chịu khiêm tốn học hỏi. Tuy nhiên, cũng như đồng chí nghĩ nhận xét, tôi sợ rằng do nguồn gốc xuất thân và thời gian hoạt động trong vùng tạm bị chiếm, lập trường quan điểm của đồng chí Hoài chưa vững vàng. Điều này không phải do trình độ mà có. Ngoài ra ý thức tổ chức kỷ luật của đồng chí Hoài tôi thấy cũng có những biểu hiện chưa tốt, nhất là khi đi công tác phát động dưới xã. Tại sao đồng chí Hoài tự động tiếp xúc với linh mục Hoan khi chưa có ý kiến chỉ đạo? Năng nổ, có sáng kiến là tốt, nhưng mọi hoạt động phải nằm trong kế hoạch và ý đồ chỉ đạo. Tiếp xúc với các linh mục không đơn giản. Tiếp xúc để làm gì phương thức ra sao, tất cả đều phải lính toán, không để bị lợi dụng. Tôi chưa hiểu rõ các hoạt động của đồng chí Hoài khi đi phát động dưới xã, nhưng những dư luận như thế không hay. Tôi chưa hoàn toàn tin những điều đó. Cán bộ phát động bị bôi nhọ là chuyện thường. Đây cũng là âm mưu thủ đoạn quen thuộc của địch để phá ta, nhất là ở vùng tôn giáo. Theo tôi, nên để đồng chí Hoài tự kiểm trước, chi bộ cử người đi xác minh rồi sẽ góp ý sau, sẽ chính xác hơn. Nói bây giờ sợ chưa đủ cơ sở.
Chủ tịch nông dân trong khi nói, thỉnh thoảng lại bập bập điếu thuốc rê, nhưng vì nói hơi dài nên cuối cùng điếu thuốc tắt ngấm. Ông ngừng nói, vất điếu thuốc xuống gian bàn, mở túi ni-lông đựng thuốc để trước mặt vấn điếu khác. Gần như thông lệ, trong các buổi họp chi bộ, sau chủ tịch nông dân là hội trưởng phụ nữ phát biểu. Chị là một cán bộ trước đây có hoạt động bí mật, bị tù nhiều lần trước khi thoát ly. Mái tóc dài buộc gọn phía sau một cách giản dị, lên khuôn mặt không nhan sắc của chị ngời lên một đòi mắt kiên trì và bao dung. Lâu nay chị đối với Hoài khá gần gũi. Chị là người thường chuyện trò với Hoài nhất trong số các đảng viên ở chi bộ, phần lớn đều là cán bộ thoát ly, từ trong rừng ra sau giải phóng. Hình như đối với họ, Hoài vẫn có một khoảng cách nhát định. Chị nói thong thả:
- Bản thân tôi không tin đồng chí Hoài sai phạm nghiêm trọng như thế trong một thời gian ngắn. Cái gì cũng có quá trình. Từ sau giải phóng, đồng chí Hoài và chứng tỏ sự vững vàng của mình trong nhận thức và công tác. Tuy tin ở đồng chí mình, tôi cũng lo ngại vì điều gì cũng có thể xảy ra cả. ở đây tôi hết sức chú ý đến âm mưu của địch nhằm bôi nhọ cán bộ và phá hoại chủ trương của ta. Đồng chí Hoài trước đây hoạt động trong lòng địch nên có nhiều quan hệ phức tạp. tôi nói không phải với nghĩa xấu, nhưng địch có thể lợi dụng các quan hệ đó đề tác động mà đồng chí Hoài không ngờ đến. Đó là việc cần cảnh giác. Riêng mối quan hệ với cô Nga, thanh niên ở xã, theo tôi không loại trừ đây là thủ đoạn của địch. Nghe nói cô này rất đẹp và lắng lơ, mà đàn ông, xin lỗi các đồng chí, ai cùng dễ xiêu lòng trước gái đẹp. Chúng ta vẫn nói tiền, gái, chính là những viên đạn bọc đường trong thời bình có thể bắn ngã những đồng chí kiên cường nhất không hề lùi bước trong chiến đấu. Đồng chí Hoài tuy có gia đình, lâu nay rất đứng đắn, nhưng còn trẻ, lại đẹp trai nữa, biết đâu... Xin lỗi đồng chí Hoài. Tôi nói thí dụ thôi, nhưng chỗ đồng chí thân tình, xây dựng nhau, đồng chí Hoài không nên xem thường vấn đề này. Nếu có biểu hiện gì phải ngưng lại kịp thời trước khi quá muộn. Trong chuyện này, người ta sa ngã lúc nào không hay và đã vướng vào thì khó giẫy ra vô cùng.
Chủ tịch mặt trận, một ủy viên ban thường vụ huyện ủy mới được bố trí sang phụ trách khối dân vận - mặt trận, đáng lý ông là người phát biểu đầu tiên có tính cách chỉ đạo nhưng vì ông mới tham gia sinh hoạt chi bộ, chưa nắm được những vấn đề cụ thề nên ông phát biểu sau. Nghe nói ông này tham gia cách mạng từ trước năm 1945, trình độ văn hóa thấp nhưng có nhiều kinh nghiệm trong công tác tổ chức. Bề ngoài ông xuề xòa, sát quần chúng, ngôn ngữ bình dân. Ông hắng giọng và đứng dậy nói tuy điều này không cần thiết:
- Tôi cho rằng đồng chí Hoài có trình độ, nhiệt tình nhưng cơ bản chưa vững. Vấn đề lớn là quan điểm lập trường. Trước đây hoạt động trong vùng địch, đồng chí Hoài dựa vào học sinh không cơ bản và quá chú ý tầng lớp trên mà coi nhẹ thành phần cơ bản, sau giải phóng cũng chưa chú ý gốc vì chưa xây dựng được cốt, do đó nếu sai lầm sẽ nguy hiểm. Nếu lập trường quan điểm không vững, lúc khó khăn dễ giao động, bộc lộ tính chất của thành phần xuất thân. Đồng chí Hoài tuy có trình độ nhưng cách nhìn, cách đánh giá còn đơn giản, có mặt đánh giá tuyệt đối, phân tích chưa sâu, chưa cân phân, phân biệt địch-ta chưa rõ. Thành khẩn là tốt nhưng thành khẩn với tổ chức, còn đối với địch phải hết sức cảnh giác, nhất là lúc này. Phải có quan điểm tấn công thường xuyên, đừng cho rằng bây giờ là thời bình mà thiếu cảnh giác. Trong việc chỉ đạo phát động xây dựng xã vùng tôn giáo, ban thường vụ huyện ủy họp đã có ý kiến về trường hợp đồng chí Hoài. Đảng vẫn tin cậy đồng chí nhưng yêu cầu đồng chí rèn luyện về tư tưởng, khắc phục các biểu hiện và ảnh hưởng của tư tưởng tư sản, tiểu tư sản. Phương hướng sửa chữa là phải gắn mình trong tổ chức và tập thể, giữ vững sinh hoạt và nền nếp báo cáo thỉnh thị, hướng vào nhiệm vụ chính trị trọng tâm của đảng trong công tác hiện nay.
Sau đồng chí chủ tịch mặt trận, các đảng viên khác lần lượt phát biểu. Chi bộ có gần hai mươi đảng viên, chỉ có vài người nói ngắn gọn nhất trí với các ý kiến đã phát biểu, phần lớn đâu có phân tích, đi sâu vào những ván đề cụ thể. Hoài phải thừa nhận rằng các đảng viên cộng sản, dù nhiều người trình độ văn hóa thấp, nhưng được học tập chính trị, hội họp phê bình kiểm điểm nhiều nên ai cũng có thể phân tích được những vấn đề đặt ra, tuy nói theo cùng một quan điểm, có khi máy móc. Một số đảng viên phê bình Hoài một cách chung chung nhưng một số khác nói có lý có tình và với tinh thần xây dựng thật sự. Rõ ràng tập thể đã giúp anh nhìn rõ mình hơn để tạo điều kiện tự hoàn thiện. Tuy nhiên có một điều gì đó làm anh cảm thấy bị thương tổn, hầu như không chịu đựng nổi. Tâm hồn con người không còn gì bí mật nữa.
Người ta phơi trần ra tất cả trước đám đông, không chừa một ngóc ngách nào. Con dao mổ của lý trí đến là kinh khiếp, thọc sâu vào tận những sợi thần kinh mong manh nhất. Mà thật sự cái lối phê bình, tự phê bình này có kết quả tốt trong mọi tình huống và người ta có hiểu được mọi việc một cách đầy đủ không? Đối với các đảng viên trong chi bộ, linh mục Hoan chỉ là một đối tượng của cách mạng đầy âm mưu thủ đoạn đang ra sức nắm giáo dân để chống lại các chủ trương chính sách của đảng, nhưng họ còn biết gì về tâm hồn của tu sĩ già này? Ông ta tin Chúa, hẳn nhiên rồi, và ông ta đã lo âu trăn trở, đã suy nghĩ, làm gì cho giáo dân của mình, có mang lại cho họ điều gì tốt đẹp như đảng đã mong ước và đảng đã làm không? Phải nhìn ông ta như một kẻ thù nguy hiểm hay như nhìn nhận một con người? Còn đối với Nga, cô gái xinh đẹp, hồn nhiên và trong sáng đó, lần đầu biết đến cách mạng và tình yêu, những gì đẹp đẽ thần thánh nhất, nhưng chính cách mạng và tình yêu lại mang đến cho cô bao nhiêu khổ đau và thất vọng. Ai chịu trách nhiệm về sự mất niềm tin này? Trước cô gái ngây thơ trong trắng này, ai là đảng, ai là cách mạng? Ông Nghi bí thư chi bộ, bí thư huyện đoàn ư? Trong một cuộc tranh cãi ở tổ đảng, chính Nghi đã nói với Hoài: "Tôi là đảng, đảng là tôi. Ai chống lại tôi là chống lại đảng". Chao ôi, nếu đảng toàn là loại đảng viên như ông Nghi thì đảng đã sụp đổ từ lâu rồi và Hoài cũng không vào đảng làm gì. Quân, người yêu của Nga, một thanh niên đẹp trai, có lý tưởng, đầy cao vọng đã trở thành một kẻ cơ hội ra sao? Điều gì đã làm anh ta gần như trở nên một tên phản bội, phản lại cả lý tưởng, tình yêu và sự trung thực trong cuộc sống? Hai giọt nước mắt lóng lánh trên khuôn mặt nhợt nhạt đau khổ nhưng sáng rờ như thiên thần của Nga trong buổi hoàng hôn hôm nào đã làm cho Hoài rung động xót xa đến ngần nào. Nếu anh có hôn lên hai giọt nước mắt sóng sánh tuyệt vời kia thì đó có phải là tội lỗi không?
Hoài làm sao có thể trình bày những điều này trong cuộc họp chi bộ. Anh sẽ trở nên vô cùng lố bịch. Anh không thiếu lý lẽ để phản bác, làm sáng tỏ những phân tích của chi bộ, nhưng cuối buổi họp, một nỗi buồn lạ lùng xâm chiếm làm anh kiệt sức. Khi được yêu cầu phát biểu, anh chỉ nói ngắn gọn kiều công thức:
"Xin cám ơn sự đóng góp của chi bộ. Tôi xin tiếp thu tất cả và hứa nghiêm túc xem xét, suy nghĩ để phát huy ưu điểm và khắc phục khuyết, nhược điểm".
"Có điều gì không phải là ưu điểm và khuyết, nhược điểm nhưng vô cùng quan trọng trong tâm hồn và cuộc sống con người?". ý nghĩ này trĩu nặng đầu óc Hoài khi anh lặng lẽ rời phòng họp.
Nửa đời nhìn lại
Tựa của Đặng Tiến
Đoạn mở đầu
1. Dấu hỏi đầu tiên
2. Một nét ưu tư
3. Nguồn gốc bi kịch
4. Chính trị và tình cảm
5. Xung đột
6. Chính trị và tình cảm
7. Chủ nghĩa xã hội
8. Tôn giáo
9. ích kỷ
10. ý đồ
11. Mây Đầu Non
12. Nỗi đau
13. Thực chất một chi bộ
14. Bài giảng trong nhà thờ
15. Giữa hai sức ép
16. Linh mục và tôn giáo
17. Thương cảm
18. Kiểm điểm
19. Né tránh trách nhiệm
20. Vĩnh biệt
21. Giọt nước làm tràn ly
22. Mây Đầu Non
23. Nhức nhối
24. Căm giận
25. Bất lực
26. Giã biệt. Những dấu hỏi
Phần II : Trong vòng kiềm tỏa
2. Lại về với nhau
3. Đối thoại với tỉnh ủy
4. Tạp chí La Ban
5. Bên bờ vực hư vô
6. Cú đấm trong bóng tối
7. Sơ Huyền ngày gặp lại
8. Âm mưu và đố kỵ
9. Ngựa hoang bị xiềng
10. Thủ đoạn
11. Bi kịch
12. Mây Đầu Non 3
13. Điều kiện
14. Đuổi bắt đến hư vô
15. Nhà văn và quyền lực chính trị
16. Tự do và ràng buộc
17. Sự thật ơi
18. Xót xa êm dịu
19. Câu chuyện một học giả
20. Đổi mới? Mây Đầu Non
21. Thêm một lần giã biệt
Đoạn trung chuyển
Phần III Cuộc đấu không cân sức
2. Đảng
3. Dưới mưa đêm
4. Tranh thủ hay đấu tranh
5. Bước đầu sôi động
6. Cơn lốc xoáy vào trong
7. Sức mạnh từ chân lý
8. Trước khi quá muộn
9. Chuyên chính vô sản
10 Phản trắc
11 Bút ký của người bị khai trừ đảng
12. Thung lũng mai anh đào
13. Ai đáng bị cách chức
14. Nguồn gốc của tai họa
15. Gốc thông trăm năm
16. Dân chủ và quyền lực
17. Con đường của quyền lực
18. Ân tình và khổ lụy
19. Sương mù
20. Mê đồ trận cuối cùng
21. Tiếng ngân dài trong hư không
Đoạn kết
Bạt ( của Hà Sĩ Phu)
Phụ Lục 1
Phụ Lục 2