watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Nửa đời nhìn lại-6. Cơn lốc xoáy vào trong - tác giả Tiêu Dao Bảo Cự Tiêu Dao Bảo Cự

Tiêu Dao Bảo Cự

6. Cơn lốc xoáy vào trong

Tác giả: Tiêu Dao Bảo Cự

Thư Sơ Huyền gởi Hoài:
Anh yêu quý,
Thế là anh đã đi qua thành phố Thơ này như một cơn bão.
Nào chúng ta đã nói gì được với nhau riêng tư giữa bao nhiêu cuộc tranh cãi sôi động với bạn bè về chuyến đi của các anh. Em đã nhìn ngắm anh và lại thấy anh như ngày xưa, biết bao gần gũi, nhưng em lại chẳng có phút nào giành anh riêng cho em cả. Anh đang giữa cơn lốc. Và chính anh cũng là một cơn lốc đã xoáy vào trong em, lâu lắm không tan. Sau khi anh đi qua rồi, trong im lặng của đời thường, em vẫn cứ Hoài nghe tiếng cơn bão ấy vẫn vũ thổi trên cuộc đời mình và khi cơn bão ấy đột ngột tắt, em không ngờ sự im lặng trồng rồng ấy hóa ra còn khủng khiếp gấp trăm lần.
Nhưng thôi, có lẽ em không nên nói chuyện riêng của em nữa, khi mà anh đang đứng giữa cuộc giao tranh, cuộc giao tranh mà em biết rõ không cân sức. Em mới nghe sau chuyến đi xuyên Việt của các anh, trung ương có họp phổ biến và lên án về hai vụ "lạm dụng dân chủ là vụ tờ Truyền thống kháng chiến ở Sài Gòn và vụ La Ban đi "kiện trời". Điều đáng buồn là khi nội dung đó được truyền đạt về thành phố Thơ này, trong một cuộc họp, chính một người ủng hộ các anh lại lên tiếng khẳng định việc làm của các anh là "gây kích động". Anh em ở đây gọi "đồng chí" đó là "bộ trưởng chiêu hồi". Anh thấy đó, trước sức mạnh của uy quyền, không dễ có mấy người đứng vững. Nhưng đa số anh em ở đây đâu có cảm tình với các anh và mong muốn La Ban phải sống hoặc chết đi trong danh dự chứ đừng đầu hàng.
Em cùng nghe nói sau khi La Ban đi qua thành phố Biển, anh em văn nghệ ở đó bị phân hóa thành hai nhóm, nhóm ký tuyên bố và nhóm không ký, bắt đầu mâu thuẫn nhau. Phải chăng như ai đó đã nói, La Ban là sao chổi, đi đến đâu là gieo rắc tai họa đến đó? Thực ra em nghĩ tai họa tự nó vón có, bây giờ chấn động chỉ làm nứt rạn bức màn giả tạo che lấp nó mà thôi. ở đây cũng có vụ gay cấn tiếp tục bùng lên chung quanh việc tạp chí Sông Thơm đăng bài thơ "Người đàn ông bốn mươi ba tuổi tự nói về mình" của Tràn Vàng Sao mà anh đã biết. Anh em ở đây đang sôi sục lên vì chuyện này sau chuyến đi của các anh. Nhiều người muốn "yên ổn" nhưng có được đâu. Khi người ta muốn bịt miệng, bắt văn nghệ sĩ uốn cong ngòi bút, thậm chí khom lưng quỳ gối thì ai chấp nhận là đã bán rẻ lương tri, phẩm giá của mình. Điều đáng mừng là số đó không nhiều và sắp tới, thành phố Thơ và dòng sông Thơm này chắc chắn sẽ có nhiều sóng gió.
Em lo cho anh quá nhưng chưa biết phải làm cách nào, làm được gì cho anh. Em không khóc nhưng những giọt nước mắt chảy vào trong mới thực nặng nề vì không làm sao lau khô được. Em khắc khoải chờ đợi tin anh. Đó có lẽ cũng là một thứ hạnh- phúc-khổ-đau như anh nói. Điều khủng khiếp cho một người là không có gì để chờ và không muốn chờ đợi gì nữa cả. Yêu thương một người chân thực, hết lòng và say đắm, điều đó không phải ai cũng có dược và không phải lúc nào trong đời cũng có được Đó là phép mầu. Nó làm cho những sự sống buồn tẻ trở nên rực sáng
Em nghĩ đau buồn và thất vọng, sự hiểu biết về cuộc đời, dù trả giá như thế nào cũng không phải là đắt. Theo một cách nghĩ nào đó thì nỗi đau có khi cùng rất bổ dưỡng cho tâm hồn con người. Nó làm cho mình chín chắn và tỉnh táo hơn. Em nói thế nhưng em biết mình cực kỳ mâu thuẫn. Vì khi hai chúng ta được cần hòa trong nhau thì hình như chính niềm đau cùng trở thành êm dịu. Nhưng để làm gì, hai niềm đau cộng lại cũng chỉ là bất lực anh không thể có một cuộc đời thứ hai để cho em và em cũng thế. Vậy thì dìm ngập phần đời còn lại trong những tiếc nuối phỏng có ích gì? Em thích chuyện cổ vì chuyện cổ bao giờ cũng có hậu, còn cuộc đời thì không thế. Dù sao ta cũng phải sống trong cuộc đời "vô hậu" này và cũng phải suy nghĩ về nhau cho trọn vẹn, dù là trước khi chia lìa đi nữa.
Em viết lung tung quá. Anh chắc đã rồi rắm lắm rồi. Em cầu mong anh và La Ban vượt qua được những thử thách mà em biết sẽ vô cùng gay go.
Nhớ và mong tin anh vô cùng.
Sơ Huyền



Thư Sơ Huyền gởi Hoài:
Anh yêu quý,
Thế là anh đã đi qua thành phố Thơ này như một cơn bão.
Nào chúng ta đã nói gì được với nhau riêng tư giữa bao nhiêu cuộc tranh cãi sôi động với bạn bè về chuyến đi của các anh. Em đã nhìn ngắm anh và lại thấy anh như ngày xưa, biết bao gần gũi, nhưng em lại chẳng có phút nào giành anh riêng cho em cả. Anh đang giữa cơn lốc. Và chính anh cũng là một cơn lốc đã xoáy vào trong em, lâu lắm không tan. Sau khi anh đi qua rồi, trong im lặng của đời thường, em vẫn cứ Hoài nghe tiếng cơn bão ấy vẫn vũ thổi trên cuộc đời mình và khi cơn bão ấy đột ngột tắt, em không ngờ sự im lặng trồng rồng ấy hóa ra còn khủng khiếp gấp trăm lần.
Nhưng thôi, có lẽ em không nên nói chuyện riêng của em nữa, khi mà anh đang đứng giữa cuộc giao tranh, cuộc giao tranh mà em biết rõ không cân sức. Em mới nghe sau chuyến đi xuyên Việt của các anh, trung ương có họp phổ biến và lên án về hai vụ "lạm dụng dân chủ là vụ tờ Truyền thống kháng chiến ở Sài Gòn và vụ La Ban đi "kiện trời". Điều đáng buồn là khi nội dung đó được truyền đạt về thành phố Thơ này, trong một cuộc họp, chính một người ủng hộ các anh lại lên tiếng khẳng định việc làm của các anh là "gây kích động". Anh em ở đây gọi "đồng chí" đó là "bộ trưởng chiêu hồi". Anh thấy đó, trước sức mạnh của uy quyền, không dễ có mấy người đứng vững. Nhưng đa số anh em ở đây đâu có cảm tình với các anh và mong muốn La Ban phải sống hoặc chết đi trong danh dự chứ đừng đầu hàng.
Em cùng nghe nói sau khi La Ban đi qua thành phố Biển, anh em văn nghệ ở đó bị phân hóa thành hai nhóm, nhóm ký tuyên bố và nhóm không ký, bắt đầu mâu thuẫn nhau. Phải chăng như ai đó đã nói, La Ban là sao chổi, đi đến đâu là gieo rắc tai họa đến đó? Thực ra em nghĩ tai họa tự nó vón có, bây giờ chấn động chỉ làm nứt rạn bức màn giả tạo che lấp nó mà thôi. ở đây cũng có vụ gay cấn tiếp tục bùng lên chung quanh việc tạp chí Sông Thơm đăng bài thơ "Người đàn ông bốn mươi ba tuổi tự nói về mình" của Tràn Vàng Sao mà anh đã biết. Anh em ở đây đang sôi sục lên vì chuyện này sau chuyến đi của các anh. Nhiều người muốn "yên ổn" nhưng có được đâu. Khi người ta muốn bịt miệng, bắt văn nghệ sĩ uốn cong ngòi bút, thậm chí khom lưng quỳ gối thì ai chấp nhận là đã bán rẻ lương tri, phẩm giá của mình. Điều đáng mừng là số đó không nhiều và sắp tới, thành phố Thơ và dòng sông Thơm này chắc chắn sẽ có nhiều sóng gió.
Em lo cho anh quá nhưng chưa biết phải làm cách nào, làm được gì cho anh. Em không khóc nhưng những giọt nước mắt chảy vào trong mới thực nặng nề vì không làm sao lau khô được. Em khắc khoải chờ đợi tin anh. Đó có lẽ cũng là một thứ hạnh- phúc-khổ-đau như anh nói. Điều khủng khiếp cho một người là không có gì để chờ và không muốn chờ đợi gì nữa cả. Yêu thương một người chân thực, hết lòng và say đắm, điều đó không phải ai cũng có dược và không phải lúc nào trong đời cũng có được Đó là phép mầu. Nó làm cho những sự sống buồn tẻ trở nên rực sáng
Em nghĩ đau buồn và thất vọng, sự hiểu biết về cuộc đời, dù trả giá như thế nào cũng không phải là đắt. Theo một cách nghĩ nào đó thì nỗi đau có khi cùng rất bổ dưỡng cho tâm hồn con người. Nó làm cho mình chín chắn và tỉnh táo hơn. Em nói thế nhưng em biết mình cực kỳ mâu thuẫn. Vì khi hai chúng ta được cần hòa trong nhau thì hình như chính niềm đau cùng trở thành êm dịu. Nhưng để làm gì, hai niềm đau cộng lại cũng chỉ là bất lực anh không thể có một cuộc đời thứ hai để cho em và em cũng thế. Vậy thì dìm ngập phần đời còn lại trong những tiếc nuối phỏng có ích gì? Em thích chuyện cổ vì chuyện cổ bao giờ cũng có hậu, còn cuộc đời thì không thế. Dù sao ta cũng phải sống trong cuộc đời "vô hậu" này và cũng phải suy nghĩ về nhau cho trọn vẹn, dù là trước khi chia lìa đi nữa.
Em viết lung tung quá. Anh chắc đã rồi rắm lắm rồi. Em cầu mong anh và La Ban vượt qua được những thử thách mà em biết sẽ vô cùng gay go.
Nhớ và mong tin anh vô cùng.
Sơ Huyền
Nửa đời nhìn lại
Tựa của Đặng Tiến
Đoạn mở đầu
1. Dấu hỏi đầu tiên
2. Một nét ưu tư
3. Nguồn gốc bi kịch
4. Chính trị và tình cảm
5. Xung đột
6. Chính trị và tình cảm
7. Chủ nghĩa xã hội
8. Tôn giáo
9. ích kỷ
10. ý đồ
11. Mây Đầu Non
12. Nỗi đau
13. Thực chất một chi bộ
14. Bài giảng trong nhà thờ
15. Giữa hai sức ép
16. Linh mục và tôn giáo
17. Thương cảm
18. Kiểm điểm
19. Né tránh trách nhiệm
20. Vĩnh biệt
21. Giọt nước làm tràn ly
22. Mây Đầu Non
23. Nhức nhối
24. Căm giận
25. Bất lực
26. Giã biệt. Những dấu hỏi
Phần II : Trong vòng kiềm tỏa
2. Lại về với nhau
3. Đối thoại với tỉnh ủy
4. Tạp chí La Ban
5. Bên bờ vực hư vô
6. Cú đấm trong bóng tối
7. Sơ Huyền ngày gặp lại
8. Âm mưu và đố kỵ
9. Ngựa hoang bị xiềng
10. Thủ đoạn
11. Bi kịch
12. Mây Đầu Non 3
13. Điều kiện
14. Đuổi bắt đến hư vô
15. Nhà văn và quyền lực chính trị
16. Tự do và ràng buộc
17. Sự thật ơi
18. Xót xa êm dịu
19. Câu chuyện một học giả
20. Đổi mới? Mây Đầu Non
21. Thêm một lần giã biệt
Đoạn trung chuyển
Phần III Cuộc đấu không cân sức
2. Đảng
3. Dưới mưa đêm
4. Tranh thủ hay đấu tranh
5. Bước đầu sôi động
6. Cơn lốc xoáy vào trong
7. Sức mạnh từ chân lý
8. Trước khi quá muộn
9. Chuyên chính vô sản
10 Phản trắc
11 Bút ký của người bị khai trừ đảng
12. Thung lũng mai anh đào
13. Ai đáng bị cách chức
14. Nguồn gốc của tai họa
15. Gốc thông trăm năm
16. Dân chủ và quyền lực
17. Con đường của quyền lực
18. Ân tình và khổ lụy
19. Sương mù
20. Mê đồ trận cuối cùng
21. Tiếng ngân dài trong hư không
Đoạn kết
Bạt ( của Hà Sĩ Phu)
Phụ Lục 1
Phụ Lục 2