watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Nửa đời nhìn lại-5. Bên bờ vực hư vô - tác giả Tiêu Dao Bảo Cự Tiêu Dao Bảo Cự

Tiêu Dao Bảo Cự

5. Bên bờ vực hư vô

Tác giả: Tiêu Dao Bảo Cự

ở nhà hàng Thủy Tạ ra, Minh Hương và Hoài đi bộ về nhà. Cơn mưa đã tạnh đột ngột như khi nó bắt đầu. Cuối mùa mưa, đầu mùa khô của xứ này, khoảng tháng 10, 11, có những cơn mưa gần như mưa rào của xứ nóng. Sau cơn mưa, không khí lạnh thêm đến gần như buốt giá. Trời đã vào đêm. Những ngọn đèn đường tù mù và hiếm hoi nhưng trên con đường đẹp nhất thành phố này, những nghệ sĩ lang thang và những cặp tình nhân không cần đến ánh điện. Mây đã tan hết. Sao nhấp nháy trong hàng cây phủ ngợp mặt đường. Dưới xa kia, những ngọn đèn và những ô cửa sổ của thành phố lờ mờ trong biển sương như một xứ sở nào xa xăm.
Mùi hoa dại, lá cỏ mục phảng phất. Thỉnh thoảng, một đám sương mù dày đặc từ trong rừng ùa ra rồi tan đi. Hai người đi bên nhau, lâng lâng chếnh choáng. Hoài chợt nói, giọng tỉnh táo:
- Minh Hương này, có một chuyện chỗ anh em tôi hỏi thực anh nhé. Mong anh đừng hiểu làm vì tôi cùng rất ghét việc xen vào đời riêng của người khác. Nhưng đây là thiện ý mà tôi sẽ giải thích cho anh sau.
Minh Hương không ngạc nhiên. Anh đã quen tính bộc trực của người bạn mới:
- Ông cứ nói đi. Đừng ngại. Tôi cũng không có gì cần giữ bí mật đâu.
- ở ngoài kia anh đã ly hôn với vợ chưa?
- à! Minh Hương ngập ngừng một chút rồi nói chậm rãi. Ông muốn biết chuyện đó à? Tụi tôi đã làm xong thủ tục và đang đợi quyết định của tòa án. Chắc sắp có rồi. Nhưng sao tự dưng ông lại hỏi chuyện đó?
Hoài cười thành tiếng:
- Chẳng dính dáng gì đến công việc và văn học cả phải không? Tôi cũng chưa định hỏi anh về chuyện đó nếu anh không tự nói. Nhưng vừa rồi ông Tú có nhờ tôi lượng tình thân với anh, hỏi thăm anh về chuyện đó..
Nghe nhắc đến ông Tú, Minh Hương thật sự ngạc nhiên. Ông Tú là cán bộ của ban tuyên huấn, mới được tỉnh ủy đưa sang cơ quan hội nhà văn để cùng với Minh Hương và Hoài thành lập chi bộ do ông được chỉ định làm bí thư. Về chuyên môn, ông phụ trách hành chính quản trị của cơ quan. Minh Hương và Hoài biết ý của thường vụ tỉnh ủy là muốn cắm một cán bộ đảng tin cậy vào cơ quan hội để theo dõi, uốn nắn hoạt động của anh em nhà văn. Ngay Minh Hương và Hoài là đảng viên nhưng là văn nghệ sĩ nên tỉnh uỷ chưa thật tin tưởng. Minh Hương đã có lần nói riêng với Hoài; "Tôi chán nhất là các ông cán bộ tổ chức và tuyên huấn. Cứ là cán bộ của hai cơ quan này thì hình như họ nhiều đảng tính hơn và có quyền răn dạy người khác. Lạ kỳ thật!". Tuy nhiên từ khi ông Tú được điều về, Minh Hương và Hoài cũng chưa có gì cấn cái vì ông tỏ ra cởi mở và khá dễ thương.
Minh Hương lẩm bẩm:
- Chà, chi bộ quan tâm sâu sát thật.
Hoài thấy cần nói rõ hơn:
- Vừa rồi ông Tú có nói với tói về chuyện này. Chi bộ quan tâm vì lý do gì là chuyện của đảng nhưng về phần anh em mình tôi thấy cũng cần lưu ý. Vừa rồi có dư luận loan ra là anh đang có vợ ngoài kia nhưng mới vào trong này đã quan hệ lăng nhăng với cô này cô khác. Họ muốn đánh vào uy tín của anh. Như anh đã biết, một số người trong tỉnh ủy và cả trong anh em văn nghệ không thích anh. Họ cho anh là người ngoài, không có công lao gì với tỉnh và muốn đưa một người khác chủ trì công việc của hội. Đây là một sự tranh chấp ngấm ngầm từ đầu và vì sắp đại hội thành lập hội nhà văn nên người ta bắt đầu tung ra dư luận để hạ uy tín của anh trong đại hội.
Một đám sương mù lại tạt ngang trên đường. Hoài nghe giọng Minh Hương bực bội, không che giấu:
- Thật đê tiện. ở đâu cũng có cái trò này. Người ta sống không có gì là riêng tư cả sao? Nào tôi có cần quái gì cái chức chủ tịch hội nhà văn. Chính người ta mời tôi vào đây và yêu cầu tôi làm chứ tôi có muốn đâu? Tôi yêu thành phố yên tĩnh này và muốn dừng chân ở đây chặng cuối đời mình để chiêm nghiệm và viết một cái gì dài hơi cho những điều đã sống trải. Tôi không thích bon chen đâu. Ai muốn làm tôi sẽ nhường ngay.
Hoài đốt một điều thuốc và trao bao thuốc cho Minh Hương. Đốm lửa và ngọn khói trong đêm lạnh làm Hoài thấy sảng khoái hắn. Anh trầm ngâm rít vài hơi thuốc:
- Thôi, chuyện tổ chức đại hội và bầu bán như thế nào, ai sẽ làm gì ta sẽ bàn sau. Tôi muốn chia xẻ với anh về chuyện gia đình. Vừa qua anh không được hạnh phúc sao?
Nghe nói đến hai tiếng hạnh phúc, Minh Hương thấy tim mình đau nhói. Cũng đã khá lâu anh không nói đến chuyện riêng của mình với ai nhưng anh không thể quên được điều gì, kể cả khi chếnh choáng hơi men hay đi lang thang một mình trên những con đường tuyệt diệu đầm sương khói này. Anh chợt muốn mở lòng mình ra:
- Có lẽ không thể xác định được chân dung của hạnh phúc. Trong hạnh phúc có sẵn mầm đau khổ. Thực ra tôi vẫn yêu vợ, bây giờ vẫn còn yêu, có thể còn yêu hơn, nhưng tình yêu đã xen lẫn với căm hận. Có khi tôi không hiểu được đàn bà, xin lỗi, họ "ngu quá" hay bản chất họ là thế. Yêu thương chiều chuộng đến mức phụng sự vẫn không làm họ hài lòng. Có lẽ đây là kinh nghiệm đau xót của tôi về phụ nữ chăng? Về phía họ, họ là kẻ ích kỷ hơn ai hết và muốn độc chiếm la như một vật sở hữu, coi ta như kẻ nô lệ trong khi họ lại muốn hoàn toàn tự do.
- Có thể nào khái quát được đặc điểm của mọi phụ nữ không?
- Dĩ nhiên là có biệt lệ. Nhưng tôi cho rằng phần đông là thế.
- Tôi sợ anh bị ám ảnh chuyện riêng nhiều quá và suy nghĩ hơi phiến diện chăng?
- Có thể là thế. Nhưng điều đau khổ cho ta là ta không thiếu họ được. Thiếu họ thì ta cũng không còn là ta hoàn chỉnh, đậm sắc nữa mà chỉ là một cái bóng vật vờ trong cuộc sống. Đáng lý Chúa phải trừng phạt nặng nề hơn kẻ cám dỗ đầu tiên trong vườn địa đàng.
Hoài cười thầm một mình, anh nói giọng hơi diễu cợt:
- Anh tự cho mình vô tội sao?
- Không. Tôi cũng là kẻ tội lỗi nhưng xét cho cùng tội lỗi đàn bà nặng hơn.
- Không chừng anh sẽ bị phụ nữ kiện vì tội vu oan.
- Nói thế chứ dù sao tôi vẫn yêu họ và không thể thiếu họ dù chỉ trong một ngày. Quỷ quái thật? à, vừa rồi bà xã ông mới lên thăm phải không? Chuyện hai ông bà thế nào?
Hoài im lặng rít hết điếu thuốc, búng tàn thuốc thành một vệt đỏ trong đám sương mù:
- Chuyện của tụi tôi lại khác. Tụi tôi tự ý ly thân, không cần đến pháp luật và không ai muốn lập gia đình khác. Tôi cũng cảm thấy trong yêu thương có căm giận và trong trung thành có phản bội. Gần gũi và xa cách. Gắn bó và chia lìa. Tự do và chiếm đoạt ích kỷ và vị tha... Toàn là những phạm trù đối nghịch đi bên nhau, đan xen vào nhau. Không có cái gì thuận chiều, đồng nhất. Có lẽ tụi tôi lại sắp về với nhau sau hơn mười năm xa cách. Nhưng có bền lâu không tôi không dám chắc. Bền lâu trong ngắn ngủi. Ngắn ngủi nhưng lâu bền. Lại một cặp phạm trù đối nghịch nữa. Tôi chấp nhận điều đó nên đau khổ mà vẫn hạnh phúc. Hạnh phúc trong khổ đau. Cũng là một cách diễn đạt khác chính điều anh muốn nói về hạnh phúc thôi. Có lẽ anh em chúng ta bị dằn vặt bởi những vấn đề nội tâm nhiều quá. Không biết những người khác như thế nào?
- Theo tôi, con người ai cũng có suy nghĩ về những vấn đề thiết yếu này cũng như những tra hỏi về ý nghĩa cuộc sống. Có điều độ sâu sắc và cách diên đạt tùy bản tính và trình độ. Con người là một cái gì phổ quát.
- Anh có định viết cái gì về tình yêu, gia đình và hạnh phúc không?
- Về tiểu thuyết tôi định viết một cuốn về chiến tranh, dĩ nhiên trong đó có số phận con người. Còn về thơ, đó là những chủ đề trong thơ tôi từ nhiều năm qua và cả trong thời gian tới.
Hai người đã đi đến cổng cơ quan hội. Từ ngoài đường nhìn vào cuối dốc, ngôi biệt thự không có ánh đèn chìm sâu phía dưới, lặng lẽ một cách âm thầm. Minh Hương ngần ngừ một lúc rồi nói:
- Thôi, ông vào một mình nhé. Tôi phải đi có việc tí.
Hoài ngẩng nhìn Minh Hương:
- Anh không chịu nỗi cô độc hay không thể thiếu được phụ nữ, dù chỉ một ngày?
Minh Hương cười gượng, gần như thế nhận:
- Có lẽ cả hai.
Hoài cười lớn, tiếng cười vang dài trong bóng đêm:
- Đó là sống thật. Chúc anh vui vẻ. Còn tôi, tôi thích được cô độc hơn.
Hoài đợi cho tiếng bước chân Minh Hương đi ngược lại quãng đường vừa qua tắt hẳn mới lững thững xuống con dốc đi vào nhà.
Anh thấy rõ mình đang đi xuống vực sâu, lạnh lẽo đến rợn người. Anh mò mẫm mở khóa trong ánh sao mờ nhạt. Anh mở cửa, đóng cửa. Rồi không bật đèn, dò dẫm đi lên thang gác. Lại mở cửa phòng, đóng cửa phòng, không bật đèn. Anh ngồi xuống chiếc ghế. Đốt một điếu thuốc. Tất cả đều một mình. Một mình thôi.
Vị cô độc thấm đầm anh như sương mù bao phủ anh trên đường đi ngoài kia. Tôi còn có ai trong cuộc đời? Vy ư? Có lẽ ít lâu nửa Vy sẽ thu xếp để lên ở chung với anh. Rồi được bao lâu? Mười năm xa cách có đủ xóa tan các ngộ nhận và lấp đầy các khoảng cách do quá gần gũi gây ra? Xét cho cùng, tôi không hiểu được Vy và Vy cũng không hiểu được tôi dù chúng ta có thể đọc trong nhau đến từng ý nghì. Vậy thì còn ai? Những bóng hình xưa cũ lâng lâng Hoài trong tôi đã thành ám ảnh. Và ai nữa? Những con người trong tương lai tôi chưa hề gặp mà vẫn khao khát đến dại khờ đuối sức? Hoài bỗng nhớ một câu thơ ngày trước của mình:
Tôi chỉ là tôi
Không có em, không có ai
Tôi chỉ là tôi
Một đời tôi đói khát
Anh biết mình thèm khát. Một cái gì có lẽ cao hơn cả tình yêu, hơn cả sự đồng cảm. Anh chìm vào trong cái tôi. Và thấy mình cheo leo bên bờ vực hư vô.



ở nhà hàng Thủy Tạ ra, Minh Hương và Hoài đi bộ về nhà. Cơn mưa đã tạnh đột ngột như khi nó bắt đầu. Cuối mùa mưa, đầu mùa khô của xứ này, khoảng tháng 10, 11, có những cơn mưa gần như mưa rào của xứ nóng. Sau cơn mưa, không khí lạnh thêm đến gần như buốt giá. Trời đã vào đêm. Những ngọn đèn đường tù mù và hiếm hoi nhưng trên con đường đẹp nhất thành phố này, những nghệ sĩ lang thang và những cặp tình nhân không cần đến ánh điện. Mây đã tan hết. Sao nhấp nháy trong hàng cây phủ ngợp mặt đường. Dưới xa kia, những ngọn đèn và những ô cửa sổ của thành phố lờ mờ trong biển sương như một xứ sở nào xa xăm.
Mùi hoa dại, lá cỏ mục phảng phất. Thỉnh thoảng, một đám sương mù dày đặc từ trong rừng ùa ra rồi tan đi. Hai người đi bên nhau, lâng lâng chếnh choáng. Hoài chợt nói, giọng tỉnh táo:
- Minh Hương này, có một chuyện chỗ anh em tôi hỏi thực anh nhé. Mong anh đừng hiểu làm vì tôi cùng rất ghét việc xen vào đời riêng của người khác. Nhưng đây là thiện ý mà tôi sẽ giải thích cho anh sau.
Minh Hương không ngạc nhiên. Anh đã quen tính bộc trực của người bạn mới:
- Ông cứ nói đi. Đừng ngại. Tôi cũng không có gì cần giữ bí mật đâu.
- ở ngoài kia anh đã ly hôn với vợ chưa?
- à! Minh Hương ngập ngừng một chút rồi nói chậm rãi. Ông muốn biết chuyện đó à? Tụi tôi đã làm xong thủ tục và đang đợi quyết định của tòa án. Chắc sắp có rồi. Nhưng sao tự dưng ông lại hỏi chuyện đó?
Hoài cười thành tiếng:
- Chẳng dính dáng gì đến công việc và văn học cả phải không? Tôi cũng chưa định hỏi anh về chuyện đó nếu anh không tự nói. Nhưng vừa rồi ông Tú có nhờ tôi lượng tình thân với anh, hỏi thăm anh về chuyện đó..
Nghe nhắc đến ông Tú, Minh Hương thật sự ngạc nhiên. Ông Tú là cán bộ của ban tuyên huấn, mới được tỉnh ủy đưa sang cơ quan hội nhà văn để cùng với Minh Hương và Hoài thành lập chi bộ do ông được chỉ định làm bí thư. Về chuyên môn, ông phụ trách hành chính quản trị của cơ quan. Minh Hương và Hoài biết ý của thường vụ tỉnh ủy là muốn cắm một cán bộ đảng tin cậy vào cơ quan hội để theo dõi, uốn nắn hoạt động của anh em nhà văn. Ngay Minh Hương và Hoài là đảng viên nhưng là văn nghệ sĩ nên tỉnh uỷ chưa thật tin tưởng. Minh Hương đã có lần nói riêng với Hoài; "Tôi chán nhất là các ông cán bộ tổ chức và tuyên huấn. Cứ là cán bộ của hai cơ quan này thì hình như họ nhiều đảng tính hơn và có quyền răn dạy người khác. Lạ kỳ thật!". Tuy nhiên từ khi ông Tú được điều về, Minh Hương và Hoài cũng chưa có gì cấn cái vì ông tỏ ra cởi mở và khá dễ thương.
Minh Hương lẩm bẩm:
- Chà, chi bộ quan tâm sâu sát thật.
Hoài thấy cần nói rõ hơn:
- Vừa rồi ông Tú có nói với tói về chuyện này. Chi bộ quan tâm vì lý do gì là chuyện của đảng nhưng về phần anh em mình tôi thấy cũng cần lưu ý. Vừa rồi có dư luận loan ra là anh đang có vợ ngoài kia nhưng mới vào trong này đã quan hệ lăng nhăng với cô này cô khác. Họ muốn đánh vào uy tín của anh. Như anh đã biết, một số người trong tỉnh ủy và cả trong anh em văn nghệ không thích anh. Họ cho anh là người ngoài, không có công lao gì với tỉnh và muốn đưa một người khác chủ trì công việc của hội. Đây là một sự tranh chấp ngấm ngầm từ đầu và vì sắp đại hội thành lập hội nhà văn nên người ta bắt đầu tung ra dư luận để hạ uy tín của anh trong đại hội.
Một đám sương mù lại tạt ngang trên đường. Hoài nghe giọng Minh Hương bực bội, không che giấu:
- Thật đê tiện. ở đâu cũng có cái trò này. Người ta sống không có gì là riêng tư cả sao? Nào tôi có cần quái gì cái chức chủ tịch hội nhà văn. Chính người ta mời tôi vào đây và yêu cầu tôi làm chứ tôi có muốn đâu? Tôi yêu thành phố yên tĩnh này và muốn dừng chân ở đây chặng cuối đời mình để chiêm nghiệm và viết một cái gì dài hơi cho những điều đã sống trải. Tôi không thích bon chen đâu. Ai muốn làm tôi sẽ nhường ngay.
Hoài đốt một điều thuốc và trao bao thuốc cho Minh Hương. Đốm lửa và ngọn khói trong đêm lạnh làm Hoài thấy sảng khoái hắn. Anh trầm ngâm rít vài hơi thuốc:
- Thôi, chuyện tổ chức đại hội và bầu bán như thế nào, ai sẽ làm gì ta sẽ bàn sau. Tôi muốn chia xẻ với anh về chuyện gia đình. Vừa qua anh không được hạnh phúc sao?
Nghe nói đến hai tiếng hạnh phúc, Minh Hương thấy tim mình đau nhói. Cũng đã khá lâu anh không nói đến chuyện riêng của mình với ai nhưng anh không thể quên được điều gì, kể cả khi chếnh choáng hơi men hay đi lang thang một mình trên những con đường tuyệt diệu đầm sương khói này. Anh chợt muốn mở lòng mình ra:
- Có lẽ không thể xác định được chân dung của hạnh phúc. Trong hạnh phúc có sẵn mầm đau khổ. Thực ra tôi vẫn yêu vợ, bây giờ vẫn còn yêu, có thể còn yêu hơn, nhưng tình yêu đã xen lẫn với căm hận. Có khi tôi không hiểu được đàn bà, xin lỗi, họ "ngu quá" hay bản chất họ là thế. Yêu thương chiều chuộng đến mức phụng sự vẫn không làm họ hài lòng. Có lẽ đây là kinh nghiệm đau xót của tôi về phụ nữ chăng? Về phía họ, họ là kẻ ích kỷ hơn ai hết và muốn độc chiếm la như một vật sở hữu, coi ta như kẻ nô lệ trong khi họ lại muốn hoàn toàn tự do.
- Có thể nào khái quát được đặc điểm của mọi phụ nữ không?
- Dĩ nhiên là có biệt lệ. Nhưng tôi cho rằng phần đông là thế.
- Tôi sợ anh bị ám ảnh chuyện riêng nhiều quá và suy nghĩ hơi phiến diện chăng?
- Có thể là thế. Nhưng điều đau khổ cho ta là ta không thiếu họ được. Thiếu họ thì ta cũng không còn là ta hoàn chỉnh, đậm sắc nữa mà chỉ là một cái bóng vật vờ trong cuộc sống. Đáng lý Chúa phải trừng phạt nặng nề hơn kẻ cám dỗ đầu tiên trong vườn địa đàng.
Hoài cười thầm một mình, anh nói giọng hơi diễu cợt:
- Anh tự cho mình vô tội sao?
- Không. Tôi cũng là kẻ tội lỗi nhưng xét cho cùng tội lỗi đàn bà nặng hơn.
- Không chừng anh sẽ bị phụ nữ kiện vì tội vu oan.
- Nói thế chứ dù sao tôi vẫn yêu họ và không thể thiếu họ dù chỉ trong một ngày. Quỷ quái thật? à, vừa rồi bà xã ông mới lên thăm phải không? Chuyện hai ông bà thế nào?
Hoài im lặng rít hết điếu thuốc, búng tàn thuốc thành một vệt đỏ trong đám sương mù:
- Chuyện của tụi tôi lại khác. Tụi tôi tự ý ly thân, không cần đến pháp luật và không ai muốn lập gia đình khác. Tôi cũng cảm thấy trong yêu thương có căm giận và trong trung thành có phản bội. Gần gũi và xa cách. Gắn bó và chia lìa. Tự do và chiếm đoạt ích kỷ và vị tha... Toàn là những phạm trù đối nghịch đi bên nhau, đan xen vào nhau. Không có cái gì thuận chiều, đồng nhất. Có lẽ tụi tôi lại sắp về với nhau sau hơn mười năm xa cách. Nhưng có bền lâu không tôi không dám chắc. Bền lâu trong ngắn ngủi. Ngắn ngủi nhưng lâu bền. Lại một cặp phạm trù đối nghịch nữa. Tôi chấp nhận điều đó nên đau khổ mà vẫn hạnh phúc. Hạnh phúc trong khổ đau. Cũng là một cách diễn đạt khác chính điều anh muốn nói về hạnh phúc thôi. Có lẽ anh em chúng ta bị dằn vặt bởi những vấn đề nội tâm nhiều quá. Không biết những người khác như thế nào?
- Theo tôi, con người ai cũng có suy nghĩ về những vấn đề thiết yếu này cũng như những tra hỏi về ý nghĩa cuộc sống. Có điều độ sâu sắc và cách diên đạt tùy bản tính và trình độ. Con người là một cái gì phổ quát.
- Anh có định viết cái gì về tình yêu, gia đình và hạnh phúc không?
- Về tiểu thuyết tôi định viết một cuốn về chiến tranh, dĩ nhiên trong đó có số phận con người. Còn về thơ, đó là những chủ đề trong thơ tôi từ nhiều năm qua và cả trong thời gian tới.
Hai người đã đi đến cổng cơ quan hội. Từ ngoài đường nhìn vào cuối dốc, ngôi biệt thự không có ánh đèn chìm sâu phía dưới, lặng lẽ một cách âm thầm. Minh Hương ngần ngừ một lúc rồi nói:
- Thôi, ông vào một mình nhé. Tôi phải đi có việc tí.
Hoài ngẩng nhìn Minh Hương:
- Anh không chịu nỗi cô độc hay không thể thiếu được phụ nữ, dù chỉ một ngày?
Minh Hương cười gượng, gần như thế nhận:
- Có lẽ cả hai.
Hoài cười lớn, tiếng cười vang dài trong bóng đêm:
- Đó là sống thật. Chúc anh vui vẻ. Còn tôi, tôi thích được cô độc hơn.
Hoài đợi cho tiếng bước chân Minh Hương đi ngược lại quãng đường vừa qua tắt hẳn mới lững thững xuống con dốc đi vào nhà.
Anh thấy rõ mình đang đi xuống vực sâu, lạnh lẽo đến rợn người. Anh mò mẫm mở khóa trong ánh sao mờ nhạt. Anh mở cửa, đóng cửa. Rồi không bật đèn, dò dẫm đi lên thang gác. Lại mở cửa phòng, đóng cửa phòng, không bật đèn. Anh ngồi xuống chiếc ghế. Đốt một điếu thuốc. Tất cả đều một mình. Một mình thôi.
Vị cô độc thấm đầm anh như sương mù bao phủ anh trên đường đi ngoài kia. Tôi còn có ai trong cuộc đời? Vy ư? Có lẽ ít lâu nửa Vy sẽ thu xếp để lên ở chung với anh. Rồi được bao lâu? Mười năm xa cách có đủ xóa tan các ngộ nhận và lấp đầy các khoảng cách do quá gần gũi gây ra? Xét cho cùng, tôi không hiểu được Vy và Vy cũng không hiểu được tôi dù chúng ta có thể đọc trong nhau đến từng ý nghì. Vậy thì còn ai? Những bóng hình xưa cũ lâng lâng Hoài trong tôi đã thành ám ảnh. Và ai nữa? Những con người trong tương lai tôi chưa hề gặp mà vẫn khao khát đến dại khờ đuối sức? Hoài bỗng nhớ một câu thơ ngày trước của mình:
Tôi chỉ là tôi
Không có em, không có ai
Tôi chỉ là tôi
Một đời tôi đói khát
Anh biết mình thèm khát. Một cái gì có lẽ cao hơn cả tình yêu, hơn cả sự đồng cảm. Anh chìm vào trong cái tôi. Và thấy mình cheo leo bên bờ vực hư vô.
Nửa đời nhìn lại
Tựa của Đặng Tiến
Đoạn mở đầu
1. Dấu hỏi đầu tiên
2. Một nét ưu tư
3. Nguồn gốc bi kịch
4. Chính trị và tình cảm
5. Xung đột
6. Chính trị và tình cảm
7. Chủ nghĩa xã hội
8. Tôn giáo
9. ích kỷ
10. ý đồ
11. Mây Đầu Non
12. Nỗi đau
13. Thực chất một chi bộ
14. Bài giảng trong nhà thờ
15. Giữa hai sức ép
16. Linh mục và tôn giáo
17. Thương cảm
18. Kiểm điểm
19. Né tránh trách nhiệm
20. Vĩnh biệt
21. Giọt nước làm tràn ly
22. Mây Đầu Non
23. Nhức nhối
24. Căm giận
25. Bất lực
26. Giã biệt. Những dấu hỏi
Phần II : Trong vòng kiềm tỏa
2. Lại về với nhau
3. Đối thoại với tỉnh ủy
4. Tạp chí La Ban
5. Bên bờ vực hư vô
6. Cú đấm trong bóng tối
7. Sơ Huyền ngày gặp lại
8. Âm mưu và đố kỵ
9. Ngựa hoang bị xiềng
10. Thủ đoạn
11. Bi kịch
12. Mây Đầu Non 3
13. Điều kiện
14. Đuổi bắt đến hư vô
15. Nhà văn và quyền lực chính trị
16. Tự do và ràng buộc
17. Sự thật ơi
18. Xót xa êm dịu
19. Câu chuyện một học giả
20. Đổi mới? Mây Đầu Non
21. Thêm một lần giã biệt
Đoạn trung chuyển
Phần III Cuộc đấu không cân sức
2. Đảng
3. Dưới mưa đêm
4. Tranh thủ hay đấu tranh
5. Bước đầu sôi động
6. Cơn lốc xoáy vào trong
7. Sức mạnh từ chân lý
8. Trước khi quá muộn
9. Chuyên chính vô sản
10 Phản trắc
11 Bút ký của người bị khai trừ đảng
12. Thung lũng mai anh đào
13. Ai đáng bị cách chức
14. Nguồn gốc của tai họa
15. Gốc thông trăm năm
16. Dân chủ và quyền lực
17. Con đường của quyền lực
18. Ân tình và khổ lụy
19. Sương mù
20. Mê đồ trận cuối cùng
21. Tiếng ngân dài trong hư không
Đoạn kết
Bạt ( của Hà Sĩ Phu)
Phụ Lục 1
Phụ Lục 2