7. Chủ nghĩa xã hội
Tác giả: Tiêu Dao Bảo Cự
Hầu như mỗi buổi sáng Hoài đi làm đều gặp ba bố con ông già kéo xe đi ngược chiều. Nơi gặp nhau thường cùng đúng vào giữa con dốc. Sự gặp gỡ và hình ảnh của ba bố con gây ấn tượng mạnh và ám ảnh Hoài cho mãi đến rất lâu sau này. Hoài không biết rõ nhưng cứ nghi là ba bố con, tuy ông bố có hơi già so với hai đứa con còn quá bé. Ông khoảng trên dưới sáu mươi, tóc râu đã điểm bạc. Ông đề ria mép và râu cằm thành chòm không dài lắm. Tóc, râu đều cứng, trông như những sợi thép. Chiếc đầu vuông, khuôn mặt rám nắng, hơi nhăn nheo và râu tóc cứng làm khuôn mặt như được tạc bằng đá, nhất là khi ông đăm đăm nhìn về phía trước. Bộ quần áo lính cũ kỹ, bạc màu, vá vài chỗ không hề thay đổi. Trên đường đi, ông vẫn thường nhìn thẳng, không ngoảnh đầu qua lại, không chú ý người đi ngược chiều. Hoài tưởng chừng như ông chỉ nhìn về tương lai hay quá khứ, không sống trong hiện tại. Hai đứa con, đứa lớn khoảng mười tuổi, đứa bé khoảng năm tuổi. Đứa lớn mặt cùng đăm đăm như bố, luôn mặc chiếc áo sơ- mi xanh bạc phếch và chiếc quần đùi đen, đầu đội mũ đen rộng vành. Đứa bé áo quần có khi thay đổi nhưng lúc nào cùng nhem nhuốc. Hiếm khi Hoài thấy nụ cười trẻ thơ trên môi bé.
Ba bố con đều đi chân không. Có lẽ giầy dép không chịu nổi những chuyến đi xa hằng ngày của họ và họ không đủ tiền mua sắm thay đồi. Chiếc xe của họ là một chiếc xe cải tiến cũ kỹ, bánh bằng gỗ có đóng một lớp đệm cao su lấy từ vỏ xe hơi cắt ra. Giữa hai càng xe có buộc một sợi dây da lớn để khi cần, người cầm càng quàng vào cổ tăng thêm sức kéo. Thường ông bố cầm càng, đứa con lớn đẩy phía sau và đứa bé chạy lon ton theo sau. Cũng có khi đứa con lớn được thay bố và đứa bé được cho ngồi lên xe, kể cả khi lên dốc.
Họ đi từ sáng sớm và về lúc năm, sáu giờ chiều, có khi tối mịt. Họ lấy củi trong rừng và theo chỗ Hoài biết nơi gần nhất cũng xa khoảng mười cây số. Nhiều bữa, củi chất đầy xe, thường là củi cành ngọn đã được chặt dài gàn bằng nhau, buộc lại thành bó, nhưng có khi chỉ là mấy gốc cây sần sùi. Củi càng ngày càng hiếm và họ phải đi xa hơn. Họ đã làm việc như thế gần hai năm nay, hầu như chưa nghỉ một ngày nào.
Ông già này là ai, nhiều khi Hoài tự hỏi. Một sĩ quan hay lính ngụy cũ? Một người lao động bình thường không có đất và công ăn việc làm? Sau giải phóng hầu như mọi người đều bị cuốn hút vào các tập đoàn, tập thể, tồ hợp, không ai làm ăn riêng lẻ hay tự do. Rõ ràng ông già này không vào tập thể và đã quyết tâm lựa chọn một công việc hoàn toàn tự do. Đôi chân, cánh tay, nắng lửa, mưa gió và củi rừng. Ông không lệ thuộc vào ai cả. Phải chăng đây là một thái độ chống đối, một cuộc chiến đấu tuyệt vọng không thấy tương lai. Chủ nghĩa xã hội mà đảng và các cán bộ trong đó có anh hô hào sẽ mang lại gì cho con người này. Mỗi tháng ông lại già thêm, khắc khổ hơn, hai đứa con có lớn thêm nhưng mệt mỏi và rách rưới hơn. Hoài thấy đau nhói trong lòng mỗi khi gặp ba bố con trên đường. Đôi lúc Hoài muốn đứng lại chuyện trò thăm hỏi nhưng lại tự thầm xấu hổ. Vả lại, ác nghiệt thay, nơi gặp nhau tình cờ vẫn là giữa con dốc, khi ba bố con gò lưng kéo, đẩy, mặt cúi xuống đường. Có lúc thoáng thấy chiếc xe cuối dốc, Hoài muốn đứng lại trên đầu dốc, đợi ba bó con lên hết dốc nghỉ ngơi sẽ tới chuyện trò. Hoài đã đợi nhưng khi ba bố con tới đầu dốc anh lại bỏ đi. Đôi mắt ông già nhìn anh một cách lạnh nhạt, hình như có chết khinh miệt và chối bỏ. Hoài không dám bắt chuyện. Một mặc cảm tội lỗi lạ lùng xâm chiếm anh. Anh đã hiến dâng và đấu tranh hết mình cho sự thắng lợi của chủ nghĩa xã hội, nhưng đến bao giờ chủ nghĩa xã hội mới thắng lợi? Thời kỳ quá độ khó khăn tạm thời sẽ kéo dài bao lâu? Ông già này có còn sống đến lúc chủ nghĩa xã hội toàn thắng theo mơ ước của anh không?
Một lần khác, trên con đường này, khi đi ngang qua một nhóm người đi ngược chiều, chợt Hoài nghe vang lên câu nói: "Các-táp nặng xách đến lệch cả vai". Anh nhìn lại nhưng họ đã đi qua, chỉ thấy sau lưng chứ không nhìn rỏ mặt năm, sáu người vác cuốc, rựa đi làm. Họ nói về anh chăng? Họ biết anh và mỉa mai? Anh trước đây dạy học và là người tại chỗ nên được nhiều người ở đây biết, nhất là sau giải phóng anh làm cán bộ và đi nói chuyện nhiều nơi với dân. Có phải họ mỉa mai anh là thứ quan liêu, giấy tờ? Anh có thói quen bỏ tất cả tài liệu thường dùng vào trong cặp và đi đâu cũng mang theo để tiện dùng. Chiếc cặp và mớ tài liệu này phải chăng dưới mắt người dân chủ là một thứ quan liêu xa rời thực tế cuộc sống? Và anh đang bị kéo trìu nặng bởi những chủ trương và ngôn từ sáo rỗng không có thực chất?
Không! Hoài không nghĩ như thế. Anh vẫn tin tưởng dù có khó khăn, chủ nghĩa xã hội vẫn thắng lợi và anh sẽ là người góp sức nhiệt tình cho cuộc đấu tranh này. Anh sẵn sàng chấp nhận thiệt thòi, bị hiểu lầm, thậm chí hy sinh trong một thời gian để lý tưởng này được thực hiện. Thời gian này chắc sẽ không quá lâu. Hoài đã khẳng định những điều này sau khi họp ở cơ quan huyện ủy trở về. Cuộc họp về phát động quần chúng xây dựng toàn diện ở vùng tôn giáo mà anh được cử vào làm thành viên của đội công tác.
Hầu như mỗi buổi sáng Hoài đi làm đều gặp ba bố con ông già kéo xe đi ngược chiều. Nơi gặp nhau thường cùng đúng vào giữa con dốc. Sự gặp gỡ và hình ảnh của ba bố con gây ấn tượng mạnh và ám ảnh Hoài cho mãi đến rất lâu sau này. Hoài không biết rõ nhưng cứ nghi là ba bố con, tuy ông bố có hơi già so với hai đứa con còn quá bé. Ông khoảng trên dưới sáu mươi, tóc râu đã điểm bạc. Ông đề ria mép và râu cằm thành chòm không dài lắm. Tóc, râu đều cứng, trông như những sợi thép. Chiếc đầu vuông, khuôn mặt rám nắng, hơi nhăn nheo và râu tóc cứng làm khuôn mặt như được tạc bằng đá, nhất là khi ông đăm đăm nhìn về phía trước. Bộ quần áo lính cũ kỹ, bạc màu, vá vài chỗ không hề thay đổi. Trên đường đi, ông vẫn thường nhìn thẳng, không ngoảnh đầu qua lại, không chú ý người đi ngược chiều. Hoài tưởng chừng như ông chỉ nhìn về tương lai hay quá khứ, không sống trong hiện tại. Hai đứa con, đứa lớn khoảng mười tuổi, đứa bé khoảng năm tuổi. Đứa lớn mặt cùng đăm đăm như bố, luôn mặc chiếc áo sơ- mi xanh bạc phếch và chiếc quần đùi đen, đầu đội mũ đen rộng vành. Đứa bé áo quần có khi thay đổi nhưng lúc nào cùng nhem nhuốc. Hiếm khi Hoài thấy nụ cười trẻ thơ trên môi bé.
Ba bố con đều đi chân không. Có lẽ giầy dép không chịu nổi những chuyến đi xa hằng ngày của họ và họ không đủ tiền mua sắm thay đồi. Chiếc xe của họ là một chiếc xe cải tiến cũ kỹ, bánh bằng gỗ có đóng một lớp đệm cao su lấy từ vỏ xe hơi cắt ra. Giữa hai càng xe có buộc một sợi dây da lớn để khi cần, người cầm càng quàng vào cổ tăng thêm sức kéo. Thường ông bố cầm càng, đứa con lớn đẩy phía sau và đứa bé chạy lon ton theo sau. Cũng có khi đứa con lớn được thay bố và đứa bé được cho ngồi lên xe, kể cả khi lên dốc.
Họ đi từ sáng sớm và về lúc năm, sáu giờ chiều, có khi tối mịt. Họ lấy củi trong rừng và theo chỗ Hoài biết nơi gần nhất cũng xa khoảng mười cây số. Nhiều bữa, củi chất đầy xe, thường là củi cành ngọn đã được chặt dài gàn bằng nhau, buộc lại thành bó, nhưng có khi chỉ là mấy gốc cây sần sùi. Củi càng ngày càng hiếm và họ phải đi xa hơn. Họ đã làm việc như thế gần hai năm nay, hầu như chưa nghỉ một ngày nào.
Ông già này là ai, nhiều khi Hoài tự hỏi. Một sĩ quan hay lính ngụy cũ? Một người lao động bình thường không có đất và công ăn việc làm? Sau giải phóng hầu như mọi người đều bị cuốn hút vào các tập đoàn, tập thể, tồ hợp, không ai làm ăn riêng lẻ hay tự do. Rõ ràng ông già này không vào tập thể và đã quyết tâm lựa chọn một công việc hoàn toàn tự do. Đôi chân, cánh tay, nắng lửa, mưa gió và củi rừng. Ông không lệ thuộc vào ai cả. Phải chăng đây là một thái độ chống đối, một cuộc chiến đấu tuyệt vọng không thấy tương lai. Chủ nghĩa xã hội mà đảng và các cán bộ trong đó có anh hô hào sẽ mang lại gì cho con người này. Mỗi tháng ông lại già thêm, khắc khổ hơn, hai đứa con có lớn thêm nhưng mệt mỏi và rách rưới hơn. Hoài thấy đau nhói trong lòng mỗi khi gặp ba bố con trên đường. Đôi lúc Hoài muốn đứng lại chuyện trò thăm hỏi nhưng lại tự thầm xấu hổ. Vả lại, ác nghiệt thay, nơi gặp nhau tình cờ vẫn là giữa con dốc, khi ba bố con gò lưng kéo, đẩy, mặt cúi xuống đường. Có lúc thoáng thấy chiếc xe cuối dốc, Hoài muốn đứng lại trên đầu dốc, đợi ba bó con lên hết dốc nghỉ ngơi sẽ tới chuyện trò. Hoài đã đợi nhưng khi ba bố con tới đầu dốc anh lại bỏ đi. Đôi mắt ông già nhìn anh một cách lạnh nhạt, hình như có chết khinh miệt và chối bỏ. Hoài không dám bắt chuyện. Một mặc cảm tội lỗi lạ lùng xâm chiếm anh. Anh đã hiến dâng và đấu tranh hết mình cho sự thắng lợi của chủ nghĩa xã hội, nhưng đến bao giờ chủ nghĩa xã hội mới thắng lợi? Thời kỳ quá độ khó khăn tạm thời sẽ kéo dài bao lâu? Ông già này có còn sống đến lúc chủ nghĩa xã hội toàn thắng theo mơ ước của anh không?
Một lần khác, trên con đường này, khi đi ngang qua một nhóm người đi ngược chiều, chợt Hoài nghe vang lên câu nói: "Các-táp nặng xách đến lệch cả vai". Anh nhìn lại nhưng họ đã đi qua, chỉ thấy sau lưng chứ không nhìn rỏ mặt năm, sáu người vác cuốc, rựa đi làm. Họ nói về anh chăng? Họ biết anh và mỉa mai? Anh trước đây dạy học và là người tại chỗ nên được nhiều người ở đây biết, nhất là sau giải phóng anh làm cán bộ và đi nói chuyện nhiều nơi với dân. Có phải họ mỉa mai anh là thứ quan liêu, giấy tờ? Anh có thói quen bỏ tất cả tài liệu thường dùng vào trong cặp và đi đâu cũng mang theo để tiện dùng. Chiếc cặp và mớ tài liệu này phải chăng dưới mắt người dân chủ là một thứ quan liêu xa rời thực tế cuộc sống? Và anh đang bị kéo trìu nặng bởi những chủ trương và ngôn từ sáo rỗng không có thực chất?
Không! Hoài không nghĩ như thế. Anh vẫn tin tưởng dù có khó khăn, chủ nghĩa xã hội vẫn thắng lợi và anh sẽ là người góp sức nhiệt tình cho cuộc đấu tranh này. Anh sẵn sàng chấp nhận thiệt thòi, bị hiểu lầm, thậm chí hy sinh trong một thời gian để lý tưởng này được thực hiện. Thời gian này chắc sẽ không quá lâu. Hoài đã khẳng định những điều này sau khi họp ở cơ quan huyện ủy trở về. Cuộc họp về phát động quần chúng xây dựng toàn diện ở vùng tôn giáo mà anh được cử vào làm thành viên của đội công tác.