watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Nửa đời nhìn lại-2. Lại về với nhau - tác giả Tiêu Dao Bảo Cự Tiêu Dao Bảo Cự

Tiêu Dao Bảo Cự

2. Lại về với nhau

Tác giả: Tiêu Dao Bảo Cự

Tỉnh đã cấp nhà để làm trụ sở của hội nhà văn. Đây là một biệt thự nằm trên đường Thông Xanh, con đường đẹp và yên tĩnh nhất thành phố Sương Mù. Biệt thự này cũ kỹ và có thể nói là xấu nhất trong hàng trăm biệt thự trên con đường này, lại ở cuối đường, nơi một khu vực khá hẻo lánh, xa trung tâm nên việc đi lại rất bất tiện. Các biệt thự sang trọng, tiện nghi đã được dành làm nơi nghỉ dưỡng của các ông lớn hoặc làm khách sạn du lịch. Sau nhiều tháng anh em nhà văn đề xuất, cuối cùng nhân có một cơ quan sắp nhập vào một cơ quan khác theo chủ trương của trên, trụ sở phải chuyển đi, nên người ta lấy trụ sở đó cấp cho hội nhà văn. Thế cũng là quan tâm lắm, không thể đòi hỏi gì hơn đối với cái hội sinh sau đẻ muộn và phù phiếm này. Ưu điểm của biệt thự này là không khí yên tĩnh và khoảng sân rộng trước nhà. Thật ra đó không phải là sân mà là một khu vườn rộng chỉ có thông và hoa cỏ dại. Chủ nhân trước đây xây dựng ngôi nhà hẳn là một kẻ muốn xa lánh cuộc đời nên dù ngay ở khu vực lặng lẽ này, ông ta đã cho xây nhà sâu vào bên trong đến gần hai trăm mét trong khi các biệt thự khác đều xây dựng sát đường cái. Sáng sớm và lúc chiều về, sương mù làng đàng trong vườn thông, quyện lấy căn nhà bằng một vùng bồng bềnh tơ trắng. Khi nắng lên, sương tan và bài cỏ xanh mượt mà dần đổi sắc, điểm đầy hoa vàng. Những bông hoa bé nhỏ yếu ớt, chiều và đêm xếp lại náu mình trong cỏ xanh, chỉ xuất hiện một cách bất ngờ khi có ánh nắng mặt trời ban mai. Không gì tuyệt thú bằng được nằm dài trên đám cỏ xanh điểm hoa vàng này, nhắm mắt lơ mơ nghe nắng nhảy múa trên mặt, không suy nghĩ gì hay chỉ tơ tưởng về một chuyện đời xưa cũ.
Đối với Hoài, có khi một đám cỏ xanh cần hơn một bữa ăn, một chén rượu, một trang sách, một nụ hôn và có thể hơn bất cứ thứ gì trên đời này. Thời trước 75, có thời gian ba tháng Hoài phải đi huấn luyện quân sự ở quân trường, sau những giờ tập luyện, huấn nhục mệt mỏi và chán chường, Hoài vẫn ngả mình trên cỏ xanh. Dù dưới nắng gay gắt, những ngọn cỏ chạm vào má anh, mềm mại dưới lưng, đem lại cho Hoài cảm giác ấp ủ tươi mát. Những cọng cỏ may chập chờn trước mắt anh bỗng lớn cao như những đại thụ, che được cả mặt trời đổ lửa trên cao. Trong sổ tay của Hoài thời kỳ đó, anh về đầy những đám cỏ non. Chính nhờ những đám cỏ non này mà anh đã không phát điên hay nổi loạn trong cái quân trường khủng khiếp mà bọn anh gọi là "địa ngục màu ô-liu" đó.
Mặc dù một số điều bất tiện của nó, Minh Hương và Hoài vẫn thích ngôi nhà này. Hai người chiếm hai phòng trên làu có cửa sổ quay về hai hướng đông, tây và có một phòng khách chung ở giữa. Phía trước lầu có một khoảng bao lơn khá rộng nhìn ra bài cỏ Hai người vẫn uống cà-phê mỗi sáng và uống rượu mỗi buổi chiều nói chuyện văn chương và bàn công việc. Cả Minh Hương và Hoài đều đã đi nhậu, sống trải nhiều, nên ngôi biệt thự lặng lẽ này chính là nơi thích hợp để họ nghiền ngẫm và sáng tác. Anh em nhà văn ở đây hoặc thật tâm huyết, hoặc có công việc thật cần thiết mới đến nên hai người cùng đỡ phải tiếp khách, vốn là một công việc thú vị nhưng rất mất thì giờ ở các hội nhà văn. Đây là một thành phố du lịch, anh em văn nghệ sĩ các nơi hay qua lại nên hội có rất nhiều khách bất ngờ kể cả quen và lạ. Vì văn chương, vì "đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu" nên chỉ một tách trà suông, một ly rượu nhạt, câu chuyện văn chương, thế sự có thể kéo dài hàng buổi, thậm chí thâu đêm.
Hoài bây giờ trở thành kẻ "độc thân bất đắc dĩ" vì Vy, vợ anh, đã mang con đi từ mười năm trước. Trong khoảng thời gian đó, hai người có thư từ qua lại, thỉnh thoảng gặp nhau khi Hoài về Sài Gòn thăm con nhưng giữa hai người vẫn còn một khoảng xa cách và họ vẫn chưa tính chuyện về lại với nhau, chủ yếu do Vy chưa muốn vì cô cho rằng Hoài vẫn như xưa và việc vợ chồng lại chung sống chưa chắc đã có hạnh phúc. Tình trạng ly thân làm cả hai người đều khắc khoải nhưng về lại với nhau cũng là điều không dễ dàng
Mười năm qua, về mặt tình cảm, hầu như Hoài sống khép kín. Sau khi Vy ra đi và chi bộ kiểm lên kiểm xuống về mối quan hệ với Nga, một quan hệ hoàn toàn trong sáng và đượm tình người, Hoài như thấy tình cảm mình thui chột đi. Nga cũng đã chuyển đi nơi khác, nghe nói về Sài Gòn buôn bán hay theo người bà con về làm vườn ở một tỉnh nào đó miền công nam bộ. Trước khi ra đi, Nga cũng không từ biệt anh.
Hoài đã sống trong nỗi khắc khoải nội tâm về tình cảm và dằn vặt về những vấn đề chính trị. Anh cảm thấy cô đơn một cách khủng khiếp và lặng lẽ gậm nhấm nỗi đau sâu xa vô hình của mình. Thời trẻ anh có nhiều mối tình, tất cả đều nồng cháy và ngắn ngủi, kể cả cuộc tình sau cùng với Vy đã đưa đến đời sống hôn nhân. Những lúc một mình hay trong đêm khuya không ngủ, Hoài hồi tưởng lại những cuộc tình cũ và những khuôn mặt thân thiết hiện lên làng đàng trong sương mù quá khứ, những nụ hôn ảo ảnh như vẫn còn nóng bỏng và những vòng tay siết si mê chập chờn trong cơn thức ngủ. Anh sống trong mộng tưởng, trong ảo giác nhiều hơn trong đời thực. Những câu hỏi về chính trị cùng giằng xé anh không nguôi. Việc liên quan đến cá nhân anh và chi bộ Trung Kiên đã là một nỗi đau nhưng tình hình chung còn làm anh nhức nhối không kém. Người ta sử dụng nhưng không tin tưởng anh, một đảng viên kết nạp trong vùng tạm bị chiếm, có thành phần tiểu tư sản trí thức và quan hệ phức tạp, một thứ con nuôi của cách mạng. Anh đề xuất nhiều kế hoạch hợp lý, táo bạo nhưng anh không có quyền quyết định điều gì. Anh làm việc hết sức mình nhưng thành tích thuộc về lãnh đạo. Tình hình chung sau giải phóng hơn mười năm càng ngày càng xuống dốc về mọi mặt, lòng tin của quan chúng vào đảng lãnh đạo ngày càng sa sút, trở thành công khai. Anh như bị kẹp giữa hai gọng kìm của đảng và quần chúng. Tin và thiếu tin. Trung thành và bất mãn. Phục tùng và phản kháng. Anh luôn luôn nằm trong mâu thuẫn. Trong căn phòng yên tĩnh và cô quạnh của trụ sở hội nhà văn, Hoài thích nhất những giờ phút khuya khoắt, anh nằm một mình nhìn trời đêm qua cửa sổ. Có những lúc không chịu nổi cô độc, Minh Hương đã bỏ đi chơi đâu đó, có lẽ tìm đến một cô gái mới quen ở thành phố Sương Mù này, nhưng Hoài thích một mình gặm nhấm nỗi cô độc của mình hơn. Đây là một thói quen, một nhu cầu của Hoài từ thời trẻ. Phải chăng đây là định mệnh và mối mâu thuẫn không nguôi của đời anh. Giữa đám đông anh bỗng thèm một mình. Lúc một mình anh cưỡng lại ý muốn tìm đến đám đông, đến người khác, để lặn sâu vào vùng đen tối hồn mang của tâm thức mình. Anh tìm thấy trong đó một thú đau thương mà cả quá khứ, hiện tại và tương lai đều quay cuồng trong ảo ảnh.
Căn phòng của Hoài hai mặt tường có cửa kính lớn. Khí hậu buốt giá về đêm ở đây không cho phép anh mở cửa, nhưng cửa kính trong suốt vẫn cho anh thấy một vùng trời sao, cả những ngọn thông lắt lay trong gió. Có khi tiếng gió vi vu qua rừng thông vọng vào ru anh trong cơn chập chờn. Có khi ngọn gió gào thét trong cơn lạnh ghê người và những cơn mưa vật và. Nàng tiên xứ hoa thơ mộng này không phải lúc nào cùng dịu dàng yêu kiều như người ta vẫn mơ tưởng. Hoài vẫn thường tắt điện, nằm trong căn phòng tối mờ và quạnh què của mình như nằm trong một quan tài lớn. Tất cả nhân gian thể sự đều ở bên ngoài, ngoài cả căn phòng và tâm thức anh.
Một đêm khuya, trời trong veo và buốt giá, Hoài đang nằm lơ mơ bỗng nghe tiếng gõ cửa. Anh chợt tỉnh, bật đèn đứng lên mở cửa. Và anh như không tin ở mắt mình. Vy đang đứng trước mặt anh tái xanh run rẩy. Cô không nói gì cả, chỉ nhìn anh bằng đôi mắt rực sáng ngọn lửa nồng nàn. Anh cất chiếc xắc cho Vy và đưa cô vào ngồi lên giường lấy chăn trùm lên vai cho cô. Vy ôm choàng lấy anh rồi gục đầu vào ngực anh thổn thức. Hoài choàng tay qua vai vợ, sưởi cho cô ấm dần lên rồi nhẹ nhàng gờ tay cô đi pha cho cô một ly sửa nóng. Mãi đến bây giờ hai người mới có thể chuyện trò. Hoài hỏi Vy:
- Em đi xe gì mà bây giờ mới tới nơi? Sao không đánh điện báo tin trước để anh đi đón?
Vy ngồi sát vào người anh, vòng tay ôm ngang lưng anh và cho hai bàn tay vào túi áo ngủ của anh để tìm hơi ấm như thói quen của hai vợ chồng những năm nào.
- Em đi từ sáng sớm, người ta bảo trưa sẽ tới nhưng rồi xe hư ở đèo Đến tối xe sửa mãi không xong, không đón được xe khác và không muốn qua đêm trên đèo nên nhiều hành khách rủ nhau đi bộ. Em cùng đi theo và may có người đi cùng đường này chứ nếu không em đã lạc và không chừng chết rét ở cái xứ thơ mộng của anh. Em phải đi bộ hơn hai tiếng đồng hồ đó. Anh bắt đền em đi. Anh viết thư cứ khoe mãi về cái thành phố gọi là "lưng trời" này.
- Thôi cho anh xin lỗi. "Lỗi lại tôi, lỗi tại tôi mọi đàng". Hoài nói đùa như ngày xưa. Anh sẽ bắt đền cho em. A, nhưng mà còn con đâu? Sao em không đưa nó đi thăm anh?
- Con đang chuẩn bị thi vào trường cấp ba. Em sẽ cho con đi sau. Cùng may hôm nay Mộng Chiêu không đi chứ thế này chắc nó sẽ sợ tới già. Em cũng chưa định đi thăm anh đâu. Nhân có công việc phải lên đây nên đến anh luôn. Biết anh có tiếp không hay lại đang ở với cô nào rồi đuổi em ra.
Hoài nhìn vào mắt vợ. Đôi mắt Vy ánh lên niềm mong đợi và cả sự nghi ngờ. Anh mắt đã làm anh ấm áp và khổ tâm bao lần trong quá khứ. Anh cầm tay Vy, bóp nhẹ từng ngón:
- Em đừng lo. Anh chỉ lấy vợ một lần trong đời thôi. "Một lần đã tởn tới già". Anh lại nói đùa như ngày xưa.
Vy vùng vằng:
- Tại anh chán em chứ gì?
- Không phải đâu. Em hiểu anh quá rồi mà. Đáng lý anh không nên lấy vợ. Anh là đứa thích cô độc, ích kỷ, yêu mình hơn người khác nên lập gia đình chỉ làm khổ vợ con thôi. Chính em cũng đã nói về anh như thế mà. Nhưng thôi, khoan nói chuyện đó đã. Để anh đi làm cái gì em ăn nhé. Chắc em đói lắm. Anh lúc nào cùng dự trừ mấy gói mì ăn liền đây.
Vy nhảy ra khỏi giường, chạy đến lục xắc:
- Em cũng có bánh mì và quà cho anh đây, pâté chaud, các thứ bánh ngọt mà anh vẫn thích. Pâté chaud bây giờ trở thành "pâté froid" rồi. Anh có bếp điện chứ gì. Để em làm đồ ăn cho. Mình phải ăn mừng ngày gặp nhau chứ.
Hoài hưởng ứng ngay:
- Anh cùng còn nửa chai rượu đây. Thế là thành bữa tiệc trùng phùng rồi. Nhưng em có ở lại luôn không và chúng ta có thể "lại về với nhau lần thứ hai không?
Vy ngừng tay, ngước nhìn anh và chợt hai người nhìn nhau đăm đăm. Mấy tiếng "về với nhau" Hoài vừa nhắc đến đối với họ biết bao nhiêu thiêng liêng, biết bao dịu dàng và đau đớn. Một lúc sau, Vy lẩm bầm như thì thầm:
- Tùy anh thôi.
Rồi cô bỗng đứng dậy, chạy bổ đến ôm choàng lấy anh:
- Anh đừng ruồng bỏ em. Em khổ lắm.
Hoài siết chặt vợ vào ngực mình và Vy vít đầu anh xuống, hôn cuồng nhiệt lên mắt lên môi anh, trong khi hai dòng nước mắt cô nhòe nhoẹt trên má.



Tỉnh đã cấp nhà để làm trụ sở của hội nhà văn. Đây là một biệt thự nằm trên đường Thông Xanh, con đường đẹp và yên tĩnh nhất thành phố Sương Mù. Biệt thự này cũ kỹ và có thể nói là xấu nhất trong hàng trăm biệt thự trên con đường này, lại ở cuối đường, nơi một khu vực khá hẻo lánh, xa trung tâm nên việc đi lại rất bất tiện. Các biệt thự sang trọng, tiện nghi đã được dành làm nơi nghỉ dưỡng của các ông lớn hoặc làm khách sạn du lịch. Sau nhiều tháng anh em nhà văn đề xuất, cuối cùng nhân có một cơ quan sắp nhập vào một cơ quan khác theo chủ trương của trên, trụ sở phải chuyển đi, nên người ta lấy trụ sở đó cấp cho hội nhà văn. Thế cũng là quan tâm lắm, không thể đòi hỏi gì hơn đối với cái hội sinh sau đẻ muộn và phù phiếm này. Ưu điểm của biệt thự này là không khí yên tĩnh và khoảng sân rộng trước nhà. Thật ra đó không phải là sân mà là một khu vườn rộng chỉ có thông và hoa cỏ dại. Chủ nhân trước đây xây dựng ngôi nhà hẳn là một kẻ muốn xa lánh cuộc đời nên dù ngay ở khu vực lặng lẽ này, ông ta đã cho xây nhà sâu vào bên trong đến gần hai trăm mét trong khi các biệt thự khác đều xây dựng sát đường cái. Sáng sớm và lúc chiều về, sương mù làng đàng trong vườn thông, quyện lấy căn nhà bằng một vùng bồng bềnh tơ trắng. Khi nắng lên, sương tan và bài cỏ xanh mượt mà dần đổi sắc, điểm đầy hoa vàng. Những bông hoa bé nhỏ yếu ớt, chiều và đêm xếp lại náu mình trong cỏ xanh, chỉ xuất hiện một cách bất ngờ khi có ánh nắng mặt trời ban mai. Không gì tuyệt thú bằng được nằm dài trên đám cỏ xanh điểm hoa vàng này, nhắm mắt lơ mơ nghe nắng nhảy múa trên mặt, không suy nghĩ gì hay chỉ tơ tưởng về một chuyện đời xưa cũ.
Đối với Hoài, có khi một đám cỏ xanh cần hơn một bữa ăn, một chén rượu, một trang sách, một nụ hôn và có thể hơn bất cứ thứ gì trên đời này. Thời trước 75, có thời gian ba tháng Hoài phải đi huấn luyện quân sự ở quân trường, sau những giờ tập luyện, huấn nhục mệt mỏi và chán chường, Hoài vẫn ngả mình trên cỏ xanh. Dù dưới nắng gay gắt, những ngọn cỏ chạm vào má anh, mềm mại dưới lưng, đem lại cho Hoài cảm giác ấp ủ tươi mát. Những cọng cỏ may chập chờn trước mắt anh bỗng lớn cao như những đại thụ, che được cả mặt trời đổ lửa trên cao. Trong sổ tay của Hoài thời kỳ đó, anh về đầy những đám cỏ non. Chính nhờ những đám cỏ non này mà anh đã không phát điên hay nổi loạn trong cái quân trường khủng khiếp mà bọn anh gọi là "địa ngục màu ô-liu" đó.
Mặc dù một số điều bất tiện của nó, Minh Hương và Hoài vẫn thích ngôi nhà này. Hai người chiếm hai phòng trên làu có cửa sổ quay về hai hướng đông, tây và có một phòng khách chung ở giữa. Phía trước lầu có một khoảng bao lơn khá rộng nhìn ra bài cỏ Hai người vẫn uống cà-phê mỗi sáng và uống rượu mỗi buổi chiều nói chuyện văn chương và bàn công việc. Cả Minh Hương và Hoài đều đã đi nhậu, sống trải nhiều, nên ngôi biệt thự lặng lẽ này chính là nơi thích hợp để họ nghiền ngẫm và sáng tác. Anh em nhà văn ở đây hoặc thật tâm huyết, hoặc có công việc thật cần thiết mới đến nên hai người cùng đỡ phải tiếp khách, vốn là một công việc thú vị nhưng rất mất thì giờ ở các hội nhà văn. Đây là một thành phố du lịch, anh em văn nghệ sĩ các nơi hay qua lại nên hội có rất nhiều khách bất ngờ kể cả quen và lạ. Vì văn chương, vì "đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu" nên chỉ một tách trà suông, một ly rượu nhạt, câu chuyện văn chương, thế sự có thể kéo dài hàng buổi, thậm chí thâu đêm.
Hoài bây giờ trở thành kẻ "độc thân bất đắc dĩ" vì Vy, vợ anh, đã mang con đi từ mười năm trước. Trong khoảng thời gian đó, hai người có thư từ qua lại, thỉnh thoảng gặp nhau khi Hoài về Sài Gòn thăm con nhưng giữa hai người vẫn còn một khoảng xa cách và họ vẫn chưa tính chuyện về lại với nhau, chủ yếu do Vy chưa muốn vì cô cho rằng Hoài vẫn như xưa và việc vợ chồng lại chung sống chưa chắc đã có hạnh phúc. Tình trạng ly thân làm cả hai người đều khắc khoải nhưng về lại với nhau cũng là điều không dễ dàng
Mười năm qua, về mặt tình cảm, hầu như Hoài sống khép kín. Sau khi Vy ra đi và chi bộ kiểm lên kiểm xuống về mối quan hệ với Nga, một quan hệ hoàn toàn trong sáng và đượm tình người, Hoài như thấy tình cảm mình thui chột đi. Nga cũng đã chuyển đi nơi khác, nghe nói về Sài Gòn buôn bán hay theo người bà con về làm vườn ở một tỉnh nào đó miền công nam bộ. Trước khi ra đi, Nga cũng không từ biệt anh.
Hoài đã sống trong nỗi khắc khoải nội tâm về tình cảm và dằn vặt về những vấn đề chính trị. Anh cảm thấy cô đơn một cách khủng khiếp và lặng lẽ gậm nhấm nỗi đau sâu xa vô hình của mình. Thời trẻ anh có nhiều mối tình, tất cả đều nồng cháy và ngắn ngủi, kể cả cuộc tình sau cùng với Vy đã đưa đến đời sống hôn nhân. Những lúc một mình hay trong đêm khuya không ngủ, Hoài hồi tưởng lại những cuộc tình cũ và những khuôn mặt thân thiết hiện lên làng đàng trong sương mù quá khứ, những nụ hôn ảo ảnh như vẫn còn nóng bỏng và những vòng tay siết si mê chập chờn trong cơn thức ngủ. Anh sống trong mộng tưởng, trong ảo giác nhiều hơn trong đời thực. Những câu hỏi về chính trị cùng giằng xé anh không nguôi. Việc liên quan đến cá nhân anh và chi bộ Trung Kiên đã là một nỗi đau nhưng tình hình chung còn làm anh nhức nhối không kém. Người ta sử dụng nhưng không tin tưởng anh, một đảng viên kết nạp trong vùng tạm bị chiếm, có thành phần tiểu tư sản trí thức và quan hệ phức tạp, một thứ con nuôi của cách mạng. Anh đề xuất nhiều kế hoạch hợp lý, táo bạo nhưng anh không có quyền quyết định điều gì. Anh làm việc hết sức mình nhưng thành tích thuộc về lãnh đạo. Tình hình chung sau giải phóng hơn mười năm càng ngày càng xuống dốc về mọi mặt, lòng tin của quan chúng vào đảng lãnh đạo ngày càng sa sút, trở thành công khai. Anh như bị kẹp giữa hai gọng kìm của đảng và quần chúng. Tin và thiếu tin. Trung thành và bất mãn. Phục tùng và phản kháng. Anh luôn luôn nằm trong mâu thuẫn. Trong căn phòng yên tĩnh và cô quạnh của trụ sở hội nhà văn, Hoài thích nhất những giờ phút khuya khoắt, anh nằm một mình nhìn trời đêm qua cửa sổ. Có những lúc không chịu nổi cô độc, Minh Hương đã bỏ đi chơi đâu đó, có lẽ tìm đến một cô gái mới quen ở thành phố Sương Mù này, nhưng Hoài thích một mình gặm nhấm nỗi cô độc của mình hơn. Đây là một thói quen, một nhu cầu của Hoài từ thời trẻ. Phải chăng đây là định mệnh và mối mâu thuẫn không nguôi của đời anh. Giữa đám đông anh bỗng thèm một mình. Lúc một mình anh cưỡng lại ý muốn tìm đến đám đông, đến người khác, để lặn sâu vào vùng đen tối hồn mang của tâm thức mình. Anh tìm thấy trong đó một thú đau thương mà cả quá khứ, hiện tại và tương lai đều quay cuồng trong ảo ảnh.
Căn phòng của Hoài hai mặt tường có cửa kính lớn. Khí hậu buốt giá về đêm ở đây không cho phép anh mở cửa, nhưng cửa kính trong suốt vẫn cho anh thấy một vùng trời sao, cả những ngọn thông lắt lay trong gió. Có khi tiếng gió vi vu qua rừng thông vọng vào ru anh trong cơn chập chờn. Có khi ngọn gió gào thét trong cơn lạnh ghê người và những cơn mưa vật và. Nàng tiên xứ hoa thơ mộng này không phải lúc nào cùng dịu dàng yêu kiều như người ta vẫn mơ tưởng. Hoài vẫn thường tắt điện, nằm trong căn phòng tối mờ và quạnh què của mình như nằm trong một quan tài lớn. Tất cả nhân gian thể sự đều ở bên ngoài, ngoài cả căn phòng và tâm thức anh.
Một đêm khuya, trời trong veo và buốt giá, Hoài đang nằm lơ mơ bỗng nghe tiếng gõ cửa. Anh chợt tỉnh, bật đèn đứng lên mở cửa. Và anh như không tin ở mắt mình. Vy đang đứng trước mặt anh tái xanh run rẩy. Cô không nói gì cả, chỉ nhìn anh bằng đôi mắt rực sáng ngọn lửa nồng nàn. Anh cất chiếc xắc cho Vy và đưa cô vào ngồi lên giường lấy chăn trùm lên vai cho cô. Vy ôm choàng lấy anh rồi gục đầu vào ngực anh thổn thức. Hoài choàng tay qua vai vợ, sưởi cho cô ấm dần lên rồi nhẹ nhàng gờ tay cô đi pha cho cô một ly sửa nóng. Mãi đến bây giờ hai người mới có thể chuyện trò. Hoài hỏi Vy:
- Em đi xe gì mà bây giờ mới tới nơi? Sao không đánh điện báo tin trước để anh đi đón?
Vy ngồi sát vào người anh, vòng tay ôm ngang lưng anh và cho hai bàn tay vào túi áo ngủ của anh để tìm hơi ấm như thói quen của hai vợ chồng những năm nào.
- Em đi từ sáng sớm, người ta bảo trưa sẽ tới nhưng rồi xe hư ở đèo Đến tối xe sửa mãi không xong, không đón được xe khác và không muốn qua đêm trên đèo nên nhiều hành khách rủ nhau đi bộ. Em cùng đi theo và may có người đi cùng đường này chứ nếu không em đã lạc và không chừng chết rét ở cái xứ thơ mộng của anh. Em phải đi bộ hơn hai tiếng đồng hồ đó. Anh bắt đền em đi. Anh viết thư cứ khoe mãi về cái thành phố gọi là "lưng trời" này.
- Thôi cho anh xin lỗi. "Lỗi lại tôi, lỗi tại tôi mọi đàng". Hoài nói đùa như ngày xưa. Anh sẽ bắt đền cho em. A, nhưng mà còn con đâu? Sao em không đưa nó đi thăm anh?
- Con đang chuẩn bị thi vào trường cấp ba. Em sẽ cho con đi sau. Cùng may hôm nay Mộng Chiêu không đi chứ thế này chắc nó sẽ sợ tới già. Em cũng chưa định đi thăm anh đâu. Nhân có công việc phải lên đây nên đến anh luôn. Biết anh có tiếp không hay lại đang ở với cô nào rồi đuổi em ra.
Hoài nhìn vào mắt vợ. Đôi mắt Vy ánh lên niềm mong đợi và cả sự nghi ngờ. Anh mắt đã làm anh ấm áp và khổ tâm bao lần trong quá khứ. Anh cầm tay Vy, bóp nhẹ từng ngón:
- Em đừng lo. Anh chỉ lấy vợ một lần trong đời thôi. "Một lần đã tởn tới già". Anh lại nói đùa như ngày xưa.
Vy vùng vằng:
- Tại anh chán em chứ gì?
- Không phải đâu. Em hiểu anh quá rồi mà. Đáng lý anh không nên lấy vợ. Anh là đứa thích cô độc, ích kỷ, yêu mình hơn người khác nên lập gia đình chỉ làm khổ vợ con thôi. Chính em cũng đã nói về anh như thế mà. Nhưng thôi, khoan nói chuyện đó đã. Để anh đi làm cái gì em ăn nhé. Chắc em đói lắm. Anh lúc nào cùng dự trừ mấy gói mì ăn liền đây.
Vy nhảy ra khỏi giường, chạy đến lục xắc:
- Em cũng có bánh mì và quà cho anh đây, pâté chaud, các thứ bánh ngọt mà anh vẫn thích. Pâté chaud bây giờ trở thành "pâté froid" rồi. Anh có bếp điện chứ gì. Để em làm đồ ăn cho. Mình phải ăn mừng ngày gặp nhau chứ.
Hoài hưởng ứng ngay:
- Anh cùng còn nửa chai rượu đây. Thế là thành bữa tiệc trùng phùng rồi. Nhưng em có ở lại luôn không và chúng ta có thể "lại về với nhau lần thứ hai không?
Vy ngừng tay, ngước nhìn anh và chợt hai người nhìn nhau đăm đăm. Mấy tiếng "về với nhau" Hoài vừa nhắc đến đối với họ biết bao nhiêu thiêng liêng, biết bao dịu dàng và đau đớn. Một lúc sau, Vy lẩm bầm như thì thầm:
- Tùy anh thôi.
Rồi cô bỗng đứng dậy, chạy bổ đến ôm choàng lấy anh:
- Anh đừng ruồng bỏ em. Em khổ lắm.
Hoài siết chặt vợ vào ngực mình và Vy vít đầu anh xuống, hôn cuồng nhiệt lên mắt lên môi anh, trong khi hai dòng nước mắt cô nhòe nhoẹt trên má.
Nửa đời nhìn lại
Tựa của Đặng Tiến
Đoạn mở đầu
1. Dấu hỏi đầu tiên
2. Một nét ưu tư
3. Nguồn gốc bi kịch
4. Chính trị và tình cảm
5. Xung đột
6. Chính trị và tình cảm
7. Chủ nghĩa xã hội
8. Tôn giáo
9. ích kỷ
10. ý đồ
11. Mây Đầu Non
12. Nỗi đau
13. Thực chất một chi bộ
14. Bài giảng trong nhà thờ
15. Giữa hai sức ép
16. Linh mục và tôn giáo
17. Thương cảm
18. Kiểm điểm
19. Né tránh trách nhiệm
20. Vĩnh biệt
21. Giọt nước làm tràn ly
22. Mây Đầu Non
23. Nhức nhối
24. Căm giận
25. Bất lực
26. Giã biệt. Những dấu hỏi
Phần II : Trong vòng kiềm tỏa
2. Lại về với nhau
3. Đối thoại với tỉnh ủy
4. Tạp chí La Ban
5. Bên bờ vực hư vô
6. Cú đấm trong bóng tối
7. Sơ Huyền ngày gặp lại
8. Âm mưu và đố kỵ
9. Ngựa hoang bị xiềng
10. Thủ đoạn
11. Bi kịch
12. Mây Đầu Non 3
13. Điều kiện
14. Đuổi bắt đến hư vô
15. Nhà văn và quyền lực chính trị
16. Tự do và ràng buộc
17. Sự thật ơi
18. Xót xa êm dịu
19. Câu chuyện một học giả
20. Đổi mới? Mây Đầu Non
21. Thêm một lần giã biệt
Đoạn trung chuyển
Phần III Cuộc đấu không cân sức
2. Đảng
3. Dưới mưa đêm
4. Tranh thủ hay đấu tranh
5. Bước đầu sôi động
6. Cơn lốc xoáy vào trong
7. Sức mạnh từ chân lý
8. Trước khi quá muộn
9. Chuyên chính vô sản
10 Phản trắc
11 Bút ký của người bị khai trừ đảng
12. Thung lũng mai anh đào
13. Ai đáng bị cách chức
14. Nguồn gốc của tai họa
15. Gốc thông trăm năm
16. Dân chủ và quyền lực
17. Con đường của quyền lực
18. Ân tình và khổ lụy
19. Sương mù
20. Mê đồ trận cuối cùng
21. Tiếng ngân dài trong hư không
Đoạn kết
Bạt ( của Hà Sĩ Phu)
Phụ Lục 1
Phụ Lục 2