watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Nửa đời nhìn lại-17. Sự thật ơi - tác giả Tiêu Dao Bảo Cự Tiêu Dao Bảo Cự

Tiêu Dao Bảo Cự

17. Sự thật ơi

Tác giả: Tiêu Dao Bảo Cự

Sau đại hội thành lập hội nhà văn, các hoạt động của hội được đẩy mạnh hơn, vị trí của Minh Hương và Hoài cùng được củng cố hơn. Ngoài các buổi tọa đàm, nói chuyện, đọc thơ, hội còn xuất bản một số sách và quan trọng là đã ra được hai số La Ban 2 và 3.
Mặc dù chỉ mới được tỉnh cấp giấy phép tạm thời cho từng số, chưa có giấy phép chính thức của bộ văn hóa thông tin, Minh Hương và Hoài vẫn quyết định nâng cao chất lượng tạp chí về mặt quan điểm, biểu lộ rõ dần xu hướng cấp tiến của mình. Tuy còn non trẻ, La Ban không thể là một tờ lá cải hay chỉ là một tờ báo có tính cách minh họa. Nó phải mang tính chiến đấu, là diễn đàn công khai, dân chủ về những vấn đề văn học nghệ thuật và chính trị, xã hội. La Ban số 2 đăng thư phê phán của một số độc giả về các bài thơ của Thanh Thu và Đăng Ván, La Ban số 3 đăng tiếp các ý kiến phản bác đã gây ra không khí tranh luận khá sôi nổi trong hội viên, bạn đọc và cả giới lãnh đạo chính trị. Các nhà lãnh đạo này bắt đầu dè dặt hơn khi nói đến văn nghệ vì người ta thấy rõ, không thể lớn tiếng bằng sự ngu dốt, thô bạo dù có uy quyền trong tay khi bầu khí dân chủ bắt đầu được khơi mở.
Trụ sở hội thời gian này thường xuyên có anh em lui tới. Hôm nay, Minh Hương và Hoài đang tiếp hai ngươi khách: Yên Trung, cán bộ ban tuyên huấn tỉnh ủy và Chinh Ba, một sĩ quan quân đội, đều là hội viên của hội. Yên Trung ngồi cạnh Minh Hương, thân mật vỗ vai anh:
- Tâm huyết lắm! Tâm huyết lắm! Tôi đánh giá rất cao và ủng hộ việc các anh làm. Có điều các anh thông cảm là trong thời gian qua tôi không công khai ủng hộ được vì tôi là cán bộ tuyên huấn, chịu sự ràng buộc gắt gao và khó nói trái ý lãnh đạo. Khi La Ban số 2 đăng ý kiến phê phán nặng nề của một số bạn đọc mà thực ra tôi biết rõ chúng được viết theo ý kiến chỉ đạo, tôi thấy các anh thật dũng cảm, dám chịu đòn trước và cùng hơi lo cho các anh, vì không biết những người ủng hộ các anh có dám nhảy vào vòng chiến không. Đến khi La Ban 3 ra đời tôi mới nhẹ người. Thì ra anh em tâm huyết không thiếu và cũng không ít người dũng cảm. Thành thật mà nói, tôi thấy mình cùng hơi hèn vì đã không dám công khai tỏ thái độ dù tôi ủng hộ các anh. Chỉ sợ các anh đánh giá và không hiểu hết anh em.
Minh Hương trấn an ngay:
- Anh đừng lo chuyện đó. Chúng tôi hiểu mỗi người có vị trí và cách thế riêng của mình trong cuộc đấu tranh này. Anh ủng hộ chúng tôi là điều đáng quý rồi.
Chinh Ba lật lật tờ La Ban số 3 anh mang theo, trong đó nhiều trang anh đánh dấu và gạch dưới các dòng quan trọng. Anh nói:
- Đọc mấy bài tranh luận lý thú thật. Bao nhiêu giọng điệu và lý lẽ của bạn đọc không những trong tỉnh mà còn ở các tỉnh bạn. Tôi tán thành quan điểm cho rằng phê bình thơ mà thoát ly đặc trưng của thơ là điều tối kỵ, đến mức chỉ nhìn những nguyên lý trần trụi từ những dòng thơ. Đòi hỏi người sáng tác phải phản ánh hiện thực theo cách nhìn chủ quan của mình, kể cả của đảng, là một sự áp đặt phi nghệ thuật. Lại còn sự suy diễn vừa nông cạn vừa thô bạo, dẫn đến sự tố cáo, đe dọa và chụp mủ chính trị. Họ không hiểu rằng bằng sức mạnh của hình tượng nghệ thuật và bằng lương tri, dự cảm, dự báo, người viết có thể và phải đi tiên phong trong cuộc đấu tranh cho dân chủ và công bằng xã hội. Văn chương phải phản ánh nổi đau của nhân dân và cuộc chiến đấu đầy hy sinh mất mát để từng bước chiến thắng cái ác, dù chỉ là chiến thắng nhỏ nhoi. Đó thật sự là sứ mạng nặng nề khó nhọc của những người cầm bút, nếu chưa được thực hiện trọn vẹn thì cũng đừng quay lưng với thực tại ngổn ngang, để chỉ làm nên những bản "tụng ca" minh họa những nguyên lý cao đẹp vốn đang còn ở xa phía trước mà cứ ngộ nhận hay giả vờ như đã trở thành hiện thực quanh mình.
Yên Trung vừa nghe Chinh Ba nói, vừa gật gù hưởng ứng. Bỗng anh vỗ đùi đánh bốp, giật lấy tờ tạp chí trên tay Chinh Ba:
- Thú vị thật! Có những ý kiến dí dỏm lạ thường. Tôi rất khoái cách nói của ông Hà Sĩ Phu nào đấy. Tôi đọc nguyên văn đoạn này các ông nghe lại nhé: "Đảng vẫn nói mình đang đi "ngược nắng", các bạn bắt bẻ rằng ám chỉ cả xã hội đang đi ngược quy luật. Đảng vẫn nói mình đang đi "dọc sắc lá bàng", các bạn lại cũng bắt bẻ rằng tác giả chỉ thấy riêng mình đi xuôi quy luật. Vậy là người ta "đi ngược" hay "đi xuôi" các bạn đều bắt bẻ, chính là vì các bạn chỉ biết đi xuôi theo một quỳ đạo đã cũ mòn, đi ngược với đồng tư duy đổi mới hiện nay, chứ không biết ngược xuôi gì cả. "Đi ngược nắng" sao không thể hiểu là đi về phía mặt trời, về phía ánh sáng? Còn "đi dọc" thì tôi thấy các nhà văn, nhà thơ họ hay "đi dọc" lắm. "Đi dọc những tháng năm", "đi dọc nỗi đầu, "đi dọc những biến cố"... Có người lại còn "đi ngang đồi cỏ, " Đi dọc, đi ngang, đi xuôi, đi ngược để hiểu cuộc đời, chứ có phải họ chống đối ai đâu? Chỉ biết đi xuôi một đường thôi thì biết được gì?"
Ông Hà Sĩ Phu này còn kết thúc bài tranh luận bằng bài thơ, giọng điệu cùng dí dỏm, mỉa mai không kém:
Thơ đề nghị...
Mỗi cô gái còn có cách tỏ tình riêng,
Sao bắt thơ phải nói lời toán học?
Anh cán bộ quản lý thơ
Bắt từng câu từng chữ bây giờ
phải khai hộ khẩu.
Chữ này lạ mặt, phải khai tạm trú,
Chữ từ đâu, đến để làm chi?
Với chủ nhân quan hệ là gì?
Nhân danh
an ninh khu vực
yêu cầu các tâm hồn
hãy mở cửa ra
cho kiểm tra
hành chính
Con tim đen người kiểm tra
thì được quyền đóng kín,
Tối như bưng, chẳng khai báo bao giờ
Và bây giờ
Nhân danh
an ninh con ngườií
thơ đề nghị
Kiểm tra !
Cái ông Hà Sĩ Phu này độc đáo thật. Các anh có biết ông này là ai và ở đâu không? Tôi muốn gặp nói chuyện với ông ta quá.
Minh Hương cười:
- Dễ thôi. Ông Hà Sĩ Phu ở ngay thành phố này. Có điều hay là ông này là nhà khoa học chứ không phải dân văn chương. Ông có đến đây một lần và đã gởi tôi một tập thơ châm biếm, đọc thú vị lắm.
Hoài nói:
- Sau khi La Ban số 2 đăng bài phê phán trước tôi cũng hơi lo, sợ ít người hưởng ứng tham gia cuộc tranh luận khá nguy hiểm này vì có thể nói là trực tiếp đối đầu với hệ tuyên huấn. Không ngờ bạn đọc rất nhiệt tình, không phải ở đây mà còn ở nhiều tỉnh khác. Đặc biệt ở thủ đô còn có người viết thư chúc mừng, "chia vui" với La Ban, vì chúng ta đã có được một điển hình mà hiếm hoi lắm mới chịu xuất hiện rõ ràng và công khai như thế. Ông này nhận xét rằng những người phê phán thơ thực ra không phải vì thơ, vì xã hội mà chính vì những người đó muốn chứng tỏ ta đây giác ngộ với cấp trên và từ đó "tiến bộ" lên bằng cách đánh các nhà thơ với những đòn không thương tiếc.
Điều nhiều bạn đọc cho "đáng mừng" là vì những người phê phán lần này đã đề địa chỉ rõ ràng, lại còn đóng cả dấu ban tuyên huấn vào bì thư gởi đi nữa. Đó là lưỡi gươm với những người sử dụng cụ thể chứ không còn là lưỡi gươm vô hình treo lơ lửng như lâu nay nữa. Vì thế, có bạn đọc đồng tình với Đăng Vẫn và lấy làm tiếc là các nhà khoa học đã quên hoặc không nghĩ ra loại máy tính, máy "đo chất người chuẩn xác". Nếu họ sáng chế ra được loại máy như vậy thì chúng ta đỡ khổ vì sẽ phát hiện được bọn biến chất, thoái hóa trá hình, ngoài miệng thương giống thương nòi, nhưng trong bụng chỉ thương tiền, thương chiếc "ghế", đặc biệt là bọn "đổi mới ngoài mồm" hiện nay.
Có một bạn đọc gởi một bài thơ, hình như Nguyên Thân, không phải tham gia góp ý, chỉ đề tặng Đăng Vẫn và Thanh Thu, mà trong khi sắp xếp bài vở, tôi đã đưa vào cuối mục diễn đàn tranh luận. Các anh có để ý không? Tôi cho rằng bài thơ này có sức khái quát cao không những tinh thần của cuộc tranh luận mà còn là hình ảnh bộ mặt văn học nghệ thuật của chúng ta hôm nay.
Yên Trung lại vỗ đùi, gần như la lớn:
- Đúng. Đúng. Rất đồng ý với anh Hoài. Để tôi đọc các anh nghe.
Yên Trung lật tìm thấy ngay bài thơ rồi hắng giọng, nửa đọc, nửa ngâm:
Sự thật ơi
Sự thật ơi
Em là con chim nhỏ lạc đường bay
Thiên hạ thi nhau nhằm bắn
Ôi những giọt máu lan dài
Tôi xin đem trái tim để thấm.
Em mang mũi tên bay khắp biển trời
Vạch trong không gian những lằn tứa máu
Giọt máu em - Những bông hoa rắc xuống cuộc đời
Mặc sự gian trá đang giũa mòn tiếng nói.
Sự thật ơi
Còn bao điều tôi khônh thể nói ra
Bởi ngôn ngữ trần gian chừng như xa lạ
Chừng như bị bôi đen bởi lòng man trá
Bên em - tôi trở thành một tên câm
Anh ưng trái tim ràn rụa những âm thanh...
Đọc xong, Yên Trung nhăn mặt hít hà:
- Tuyệt vời? Làm văn nghệ cùng thú thật các anh ạ. Hạnh phúc biết bao nhiêu khi được đọc những ý kiến, những bài thơ như thế này. Tôi muốn bỏ nghề tuyên huấn sang đầu quân làm việc với các anh quá. Thời đại bây giờ đã khác xưa rồi, không còn dễ bịt mồm người khác nữa.
Minh Hương nhìn Yên Trung và nói lên lo nghĩ của anh, điều anh dự cảm sau khi La Ban số 3 được xuất bản:
- Tôi cho rằng không thể lạc quan sớm đâu. Về tranh luận công khai, sau loạt bài này có thể những người bảo thủ không dám và không có khả năng đối đáp lại vì họ không đủ lý luận. Nhưng vấn đề ở đây không phải là chân lý mà là "lý của kẻ mạnh".
Chúng ta có chân lý nhưng chúng ta chưa phải là kẻ mạnh. Tôi đang chờ đợi những đòn phép ma giáo hơn, thâm độc hơn. Mong rằng lúc đó các anh vẩn tiếp lục ủng hộ chúng tôi. Nhất là anh Yên Trung, anh nhé.
Yên Trung dùng cả hai tay ôm choàng lấy Minh Hương và Hoài, vừa siết vừa lắc:
- Các anh yên chí đi. Tâm huyết lắm! Tâm huyết lắm? Anh em mình sẽ cùng nhau chiến đấu.



Sau đại hội thành lập hội nhà văn, các hoạt động của hội được đẩy mạnh hơn, vị trí của Minh Hương và Hoài cùng được củng cố hơn. Ngoài các buổi tọa đàm, nói chuyện, đọc thơ, hội còn xuất bản một số sách và quan trọng là đã ra được hai số La Ban 2 và 3.

Mặc dù chỉ mới được tỉnh cấp giấy phép tạm thời cho từng số, chưa có giấy phép chính thức của bộ văn hóa thông tin, Minh Hương và Hoài vẫn quyết định nâng cao chất lượng tạp chí về mặt quan điểm, biểu lộ rõ dần xu hướng cấp tiến của mình. Tuy còn non trẻ, La Ban không thể là một tờ lá cải hay chỉ là một tờ báo có tính cách minh họa. Nó phải mang tính chiến đấu, là diễn đàn công khai, dân chủ về những vấn đề văn học nghệ thuật và chính trị, xã hội. La Ban số 2 đăng thư phê phán của một số độc giả về các bài thơ của Thanh Thu và Đăng Ván, La Ban số 3 đăng tiếp các ý kiến phản bác đã gây ra không khí tranh luận khá sôi nổi trong hội viên, bạn đọc và cả giới lãnh đạo chính trị. Các nhà lãnh đạo này bắt đầu dè dặt hơn khi nói đến văn nghệ vì người ta thấy rõ, không thể lớn tiếng bằng sự ngu dốt, thô bạo dù có uy quyền trong tay khi bầu khí dân chủ bắt đầu được khơi mở.
Trụ sở hội thời gian này thường xuyên có anh em lui tới. Hôm nay, Minh Hương và Hoài đang tiếp hai ngươi khách: Yên Trung, cán bộ ban tuyên huấn tỉnh ủy và Chinh Ba, một sĩ quan quân đội, đều là hội viên của hội. Yên Trung ngồi cạnh Minh Hương, thân mật vỗ vai anh:
- Tâm huyết lắm! Tâm huyết lắm! Tôi đánh giá rất cao và ủng hộ việc các anh làm. Có điều các anh thông cảm là trong thời gian qua tôi không công khai ủng hộ được vì tôi là cán bộ tuyên huấn, chịu sự ràng buộc gắt gao và khó nói trái ý lãnh đạo. Khi La Ban số 2 đăng ý kiến phê phán nặng nề của một số bạn đọc mà thực ra tôi biết rõ chúng được viết theo ý kiến chỉ đạo, tôi thấy các anh thật dũng cảm, dám chịu đòn trước và cùng hơi lo cho các anh, vì không biết những người ủng hộ các anh có dám nhảy vào vòng chiến không. Đến khi La Ban 3 ra đời tôi mới nhẹ người. Thì ra anh em tâm huyết không thiếu và cũng không ít người dũng cảm. Thành thật mà nói, tôi thấy mình cùng hơi hèn vì đã không dám công khai tỏ thái độ dù tôi ủng hộ các anh. Chỉ sợ các anh đánh giá và không hiểu hết anh em.
Minh Hương trấn an ngay:
- Anh đừng lo chuyện đó. Chúng tôi hiểu mỗi người có vị trí và cách thế riêng của mình trong cuộc đấu tranh này. Anh ủng hộ chúng tôi là điều đáng quý rồi.
Chinh Ba lật lật tờ La Ban số 3 anh mang theo, trong đó nhiều trang anh đánh dấu và gạch dưới các dòng quan trọng. Anh nói:
- Đọc mấy bài tranh luận lý thú thật. Bao nhiêu giọng điệu và lý lẽ của bạn đọc không những trong tỉnh mà còn ở các tỉnh bạn. Tôi tán thành quan điểm cho rằng phê bình thơ mà thoát ly đặc trưng của thơ là điều tối kỵ, đến mức chỉ nhìn những nguyên lý trần trụi từ những dòng thơ. Đòi hỏi người sáng tác phải phản ánh hiện thực theo cách nhìn chủ quan của mình, kể cả của đảng, là một sự áp đặt phi nghệ thuật. Lại còn sự suy diễn vừa nông cạn vừa thô bạo, dẫn đến sự tố cáo, đe dọa và chụp mủ chính trị. Họ không hiểu rằng bằng sức mạnh của hình tượng nghệ thuật và bằng lương tri, dự cảm, dự báo, người viết có thể và phải đi tiên phong trong cuộc đấu tranh cho dân chủ và công bằng xã hội. Văn chương phải phản ánh nổi đau của nhân dân và cuộc chiến đấu đầy hy sinh mất mát để từng bước chiến thắng cái ác, dù chỉ là chiến thắng nhỏ nhoi. Đó thật sự là sứ mạng nặng nề khó nhọc của những người cầm bút, nếu chưa được thực hiện trọn vẹn thì cũng đừng quay lưng với thực tại ngổn ngang, để chỉ làm nên những bản "tụng ca" minh họa những nguyên lý cao đẹp vốn đang còn ở xa phía trước mà cứ ngộ nhận hay giả vờ như đã trở thành hiện thực quanh mình.
Yên Trung vừa nghe Chinh Ba nói, vừa gật gù hưởng ứng. Bỗng anh vỗ đùi đánh bốp, giật lấy tờ tạp chí trên tay Chinh Ba:
- Thú vị thật! Có những ý kiến dí dỏm lạ thường. Tôi rất khoái cách nói của ông Hà Sĩ Phu nào đấy. Tôi đọc nguyên văn đoạn này các ông nghe lại nhé: "Đảng vẫn nói mình đang đi "ngược nắng", các bạn bắt bẻ rằng ám chỉ cả xã hội đang đi ngược quy luật. Đảng vẫn nói mình đang đi "dọc sắc lá bàng", các bạn lại cũng bắt bẻ rằng tác giả chỉ thấy riêng mình đi xuôi quy luật. Vậy là người ta "đi ngược" hay "đi xuôi" các bạn đều bắt bẻ, chính là vì các bạn chỉ biết đi xuôi theo một quỳ đạo đã cũ mòn, đi ngược với đồng tư duy đổi mới hiện nay, chứ không biết ngược xuôi gì cả. "Đi ngược nắng" sao không thể hiểu là đi về phía mặt trời, về phía ánh sáng? Còn "đi dọc" thì tôi thấy các nhà văn, nhà thơ họ hay "đi dọc" lắm. "Đi dọc những tháng năm", "đi dọc nỗi đầu, "đi dọc những biến cố"... Có người lại còn "đi ngang đồi cỏ, " Đi dọc, đi ngang, đi xuôi, đi ngược để hiểu cuộc đời, chứ có phải họ chống đối ai đâu? Chỉ biết đi xuôi một đường thôi thì biết được gì?"
Ông Hà Sĩ Phu này còn kết thúc bài tranh luận bằng bài thơ, giọng điệu cùng dí dỏm, mỉa mai không kém:

Thơ đề nghị...
Mỗi cô gái còn có cách tỏ tình riêng,
Sao bắt thơ phải nói lời toán học?
Anh cán bộ quản lý thơ
Bắt từng câu từng chữ bây giờ
phải khai hộ khẩu.
Chữ này lạ mặt, phải khai tạm trú,
Chữ từ đâu, đến để làm chi?
Với chủ nhân quan hệ là gì?
Nhân danh
an ninh khu vực
yêu cầu các tâm hồn
hãy mở cửa ra
cho kiểm tra
hành chính
Con tim đen người kiểm tra
thì được quyền đóng kín,
Tối như bưng, chẳng khai báo bao giờ
Và bây giờ
Nhân danh
an ninh con ngườií
thơ đề nghị
Kiểm tra !
Cái ông Hà Sĩ Phu này độc đáo thật. Các anh có biết ông này là ai và ở đâu không? Tôi muốn gặp nói chuyện với ông ta quá.
Minh Hương cười:
- Dễ thôi. Ông Hà Sĩ Phu ở ngay thành phố này. Có điều hay là ông này là nhà khoa học chứ không phải dân văn chương. Ông có đến đây một lần và đã gởi tôi một tập thơ châm biếm, đọc thú vị lắm.
Hoài nói:
- Sau khi La Ban số 2 đăng bài phê phán trước tôi cũng hơi lo, sợ ít người hưởng ứng tham gia cuộc tranh luận khá nguy hiểm này vì có thể nói là trực tiếp đối đầu với hệ tuyên huấn. Không ngờ bạn đọc rất nhiệt tình, không phải ở đây mà còn ở nhiều tỉnh khác. Đặc biệt ở thủ đô còn có người viết thư chúc mừng, "chia vui" với La Ban, vì chúng ta đã có được một điển hình mà hiếm hoi lắm mới chịu xuất hiện rõ ràng và công khai như thế. Ông này nhận xét rằng những người phê phán thơ thực ra không phải vì thơ, vì xã hội mà chính vì những người đó muốn chứng tỏ ta đây giác ngộ với cấp trên và từ đó "tiến bộ" lên bằng cách đánh các nhà thơ với những đòn không thương tiếc.
Điều nhiều bạn đọc cho "đáng mừng" là vì những người phê phán lần này đã đề địa chỉ rõ ràng, lại còn đóng cả dấu ban tuyên huấn vào bì thư gởi đi nữa. Đó là lưỡi gươm với những người sử dụng cụ thể chứ không còn là lưỡi gươm vô hình treo lơ lửng như lâu nay nữa. Vì thế, có bạn đọc đồng tình với Đăng Vẫn và lấy làm tiếc là các nhà khoa học đã quên hoặc không nghĩ ra loại máy tính, máy "đo chất người chuẩn xác". Nếu họ sáng chế ra được loại máy như vậy thì chúng ta đỡ khổ vì sẽ phát hiện được bọn biến chất, thoái hóa trá hình, ngoài miệng thương giống thương nòi, nhưng trong bụng chỉ thương tiền, thương chiếc "ghế", đặc biệt là bọn "đổi mới ngoài mồm" hiện nay.
Có một bạn đọc gởi một bài thơ, hình như Nguyên Thân, không phải tham gia góp ý, chỉ đề tặng Đăng Vẫn và Thanh Thu, mà trong khi sắp xếp bài vở, tôi đã đưa vào cuối mục diễn đàn tranh luận. Các anh có để ý không? Tôi cho rằng bài thơ này có sức khái quát cao không những tinh thần của cuộc tranh luận mà còn là hình ảnh bộ mặt văn học nghệ thuật của chúng ta hôm nay.
Yên Trung lại vỗ đùi, gần như la lớn:
- Đúng. Đúng. Rất đồng ý với anh Hoài. Để tôi đọc các anh nghe.
Yên Trung lật tìm thấy ngay bài thơ rồi hắng giọng, nửa đọc, nửa ngâm:
Sự thật ơi
Sự thật ơi
Em là con chim nhỏ lạc đường bay
Thiên hạ thi nhau nhằm bắn
Ôi những giọt máu lan dài
Tôi xin đem trái tim để thấm.
Em mang mũi tên bay khắp biển trời
Vạch trong không gian những lằn tứa máu
Giọt máu em - Những bông hoa rắc xuống cuộc đời
Mặc sự gian trá đang giũa mòn tiếng nói.
Sự thật ơi
Còn bao điều tôi khônh thể nói ra
Bởi ngôn ngữ trần gian chừng như xa lạ
Chừng như bị bôi đen bởi lòng man trá
Bên em - tôi trở thành một tên câm
Anh ưng trái tim ràn rụa những âm thanh...

Đọc xong, Yên Trung nhăn mặt hít hà:
- Tuyệt vời? Làm văn nghệ cùng thú thật các anh ạ. Hạnh phúc biết bao nhiêu khi được đọc những ý kiến, những bài thơ như thế này. Tôi muốn bỏ nghề tuyên huấn sang đầu quân làm việc với các anh quá. Thời đại bây giờ đã khác xưa rồi, không còn dễ bịt mồm người khác nữa.
Minh Hương nhìn Yên Trung và nói lên lo nghĩ của anh, điều anh dự cảm sau khi La Ban số 3 được xuất bản:

- Tôi cho rằng không thể lạc quan sớm đâu. Về tranh luận công khai, sau loạt bài này có thể những người bảo thủ không dám và không có khả năng đối đáp lại vì họ không đủ lý luận. Nhưng vấn đề ở đây không phải là chân lý mà là "lý của kẻ mạnh".
Chúng ta có chân lý nhưng chúng ta chưa phải là kẻ mạnh. Tôi đang chờ đợi những đòn phép ma giáo hơn, thâm độc hơn. Mong rằng lúc đó các anh vẩn tiếp lục ủng hộ chúng tôi. Nhất là anh Yên Trung, anh nhé.
Yên Trung dùng cả hai tay ôm choàng lấy Minh Hương và Hoài, vừa siết vừa lắc:
- Các anh yên chí đi. Tâm huyết lắm! Tâm huyết lắm? Anh em mình sẽ cùng nhau chiến đấu.
Nửa đời nhìn lại
Tựa của Đặng Tiến
Đoạn mở đầu
1. Dấu hỏi đầu tiên
2. Một nét ưu tư
3. Nguồn gốc bi kịch
4. Chính trị và tình cảm
5. Xung đột
6. Chính trị và tình cảm
7. Chủ nghĩa xã hội
8. Tôn giáo
9. ích kỷ
10. ý đồ
11. Mây Đầu Non
12. Nỗi đau
13. Thực chất một chi bộ
14. Bài giảng trong nhà thờ
15. Giữa hai sức ép
16. Linh mục và tôn giáo
17. Thương cảm
18. Kiểm điểm
19. Né tránh trách nhiệm
20. Vĩnh biệt
21. Giọt nước làm tràn ly
22. Mây Đầu Non
23. Nhức nhối
24. Căm giận
25. Bất lực
26. Giã biệt. Những dấu hỏi
Phần II : Trong vòng kiềm tỏa
2. Lại về với nhau
3. Đối thoại với tỉnh ủy
4. Tạp chí La Ban
5. Bên bờ vực hư vô
6. Cú đấm trong bóng tối
7. Sơ Huyền ngày gặp lại
8. Âm mưu và đố kỵ
9. Ngựa hoang bị xiềng
10. Thủ đoạn
11. Bi kịch
12. Mây Đầu Non 3
13. Điều kiện
14. Đuổi bắt đến hư vô
15. Nhà văn và quyền lực chính trị
16. Tự do và ràng buộc
17. Sự thật ơi
18. Xót xa êm dịu
19. Câu chuyện một học giả
20. Đổi mới? Mây Đầu Non
21. Thêm một lần giã biệt
Đoạn trung chuyển
Phần III Cuộc đấu không cân sức
2. Đảng
3. Dưới mưa đêm
4. Tranh thủ hay đấu tranh
5. Bước đầu sôi động
6. Cơn lốc xoáy vào trong
7. Sức mạnh từ chân lý
8. Trước khi quá muộn
9. Chuyên chính vô sản
10 Phản trắc
11 Bút ký của người bị khai trừ đảng
12. Thung lũng mai anh đào
13. Ai đáng bị cách chức
14. Nguồn gốc của tai họa
15. Gốc thông trăm năm
16. Dân chủ và quyền lực
17. Con đường của quyền lực
18. Ân tình và khổ lụy
19. Sương mù
20. Mê đồ trận cuối cùng
21. Tiếng ngân dài trong hư không
Đoạn kết
Bạt ( của Hà Sĩ Phu)
Phụ Lục 1
Phụ Lục 2