watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Nửa đời nhìn lại-13. Thực chất một chi bộ - tác giả Tiêu Dao Bảo Cự Tiêu Dao Bảo Cự

Tiêu Dao Bảo Cự

13. Thực chất một chi bộ

Tác giả: Tiêu Dao Bảo Cự

- Báo cáo tổng hợp của đồng chí có trung thực không? Bí thư huyện ủy nheo mắt hỏi Hoài, trong ánh mắt ông ánh lên vẻ thận trọng và cảnh giác. Hoài cảm thấy mặt nóng bừng, anh cố tự kiềm chế:
Tại sao đồng chí nói thế? Tình hình này tôi lấy ở đâu ra được? Chính các đồng chí trong đội công tác đi ba cùng phản ánh lại. Đồng chí có thể kiểm tra bằng cách trực tiếp làm việc với họ. Sau một tháng công tác, báo cáo tổng hợp toàn diện đầu tiên của đội phát động về tình hình của xã làm chính Hoài cùng ngạc nhiên, và hôm nay bí thư huyện ủy cũng hơi hoảng hốt. Tình hình xấu hơn dự đoán rất nhiều, không phải về phía quần chúng hay hoạt động của giáo hội mà lại về phía chi bộ và các đoàn thể cách mạng.
Trong thời gian hai tuần đầu, các cuộc họp chính thức của đội phát động với dân không mang lại kết quả nào tích cực. Dân đi đồng, chịu khó ngồi lắng nghe cán bộ nói nhưng không ai có ý kiến gì. Những lời hô hào đi vào khoảng không, không một chút hồi âm, theo kiều "phát" mà không "động". Đội họp rút kinh nghiệm, thay đổi phương thức bằng cách đi sâu trò chuyện với từng người, nhất là số quần chúng nghèo khổ. Phương thức này mang lại kết quả bất ngờ mà sau khi tổng hợp, Hoài phải yêu cầu chỉ báo cáo riêng với bí thư huyện ủy.
Bí thư chi bộ xã, một cán bộ vững vàng và tin cậy do huyện đưa xuống cắm ở một xã trọng điểm, sau hai năm đã là một con người hoàn toàn khác. Ông đã xây dựng một mạng lưới, không phải là cơ sở cách mạng mà chính là một bè phái để thao túng xã, bao gồm cả những thành phần có chức quyền và tham gia bóc lột trong chế độ cũ. Có nhiều bằng chứng cho thấy ông ăn hối lộ, bị mua chuộc và khống chế. Đất xã cấp cho gia đình ông sản xuất là một vườn chè tốt nhất của một tư sản cũ đã bỏ trốn. Ông đã chuẩn bị đầy đủ vật liệu để xây một ngôi nhà hai tầng vĩ đại mà không tốn một đồng nào, kể cả công thợ sẽ làm trong thời gian tới. Trưởng công an xã bắt từng cân trà của dân nghèo chạy chợ hằng ngày trong khi bao che bọn buôn lậu đưa hàng lấn chè ra khỏi xã. Xã đội trưởng là một người suốt ngày sực mùi rượu, đang quan hệ bất chính với một nhân viên hợp tác xã mua bán, nguyên là nữ tu xuất. Một đảng viên khác, là cán bộ về hưu, mới được đưa về sinh hoạt chi bộ ở đây, ngày nào cùng xách giỏ đi chợ mua thịt, cá không trả tiền, dân sợ không dám đòi nhưng rất khinh... Còn bao nhiêu chuyện bê bối khác nữa. Đây không phải là một chi bộ cộng sản mà là một tập đoàn cường hào mới ở nông thôn. Bí thư chi bộ là một ông vua nhỏ, một lãnh chúa ở xã này. Nguyên nhân tình hình xấu của xã không phải như chi bộ báo cáo trước đây.
Dân chỉ bán hai mươi phần trăm sản lượng chè cho nhà nước không phải chỉ vì dân không muốn chấp hành chính sách, giáo hội chống đối mà vì dân đói, một trăm phần trăm hộ trong xã đều làm chè lậu, trong đó có bí thư chi bộ. Dân không tích cực xây dựng tập đoàn sản xuất vì làm ra chỉ có cán bộ hưởng. Bất cứ sau cuộc họp nào của tập đoàn, của xã cùng đều có đánh chén và không hề váng mặt các đồng chí trong chi bộ. Toàn bộ bộ máy chính quyền, đoàn thể của xã không có hiệu lực vì không làm theo chính sách của nhà nước mà làm theo chủ trương của bí thư chi bộ, vì quyền lợi riêng của mình và bè phái. Người dân nghèo thấp cổ bé họng bị mấy tầng áp bức nhưng không dám kêu, họ tìm an ủi trong niềm tin tôn giáo nên số người đi lễ nhà thờ hằng ngày còn đông hơn trước giải phóng. Giáo hội ở xã bề ngoài có vẻ tuân phục chính quyền mới nhưng bên trong hoạt động nắm chắc quần chúng và âm ỉ tinh thần chống đối. Tình hình thực sự là một nguy cơ cho huyện.
Trong khi nghe Hoài báo cáo, bí thư huyện ủy không ngớt nhăn mặt, miệng phát ra những tiếng "chà, chà" ngạc nhiên và khó chịu. Sau phần tình hình, Hoài đề xuất bổ sung phương án hoạt động đã được vạch ra từ trước:
- Theo ý kiến của nhiều đồng chí trong đội công tác, muốn tiếp tục phát động xây dựng có hiệu quả, biện pháp đầu tiên là huyện phải thay đổi bí thư chi bộ, trưởng công an và xã đội trưởng, vì còn những người này dân sẽ không tin và ngay chính họ cũng là lực cản đối với chủ trương phát động, xây dựng của huyện.
Bí thư huyện ủy trầm ngâm khi nghe đề xuất này, tay gõ gõ xuống bàn. Một lúc sau ông mới nói:
- Tôi sẽ nghiên cứu và xin ý kiến của tập thể thường vụ. Nhưng theo tôi, trước mắt chưa được đâu. Lấy cán bộ ở đâu ra để thay trong khi huyện đang thiếu cán bộ nghiêm trọng? Vả lại, tình hình phản ánh về chi bộ xã này cùng phải xem xét thêm, không loại trừ bọn xấu nhân đợt phát động này để bôi nhọ cán bộ, đảng viên. Ta luôn luôn phải nhìn vấn đề hai mặt. Tôi không tin rằng cán bộ ta có thể suy thoái nhanh chóng như thế. Việc đưa người mới thâm nhập địa bàn này cũng không dễ dàng gì, phải mất vài năm mới nắm được tình hình. Ta đã đầu tư người vào đây giữa chừng lại thay rất khó, phải bảo vệ cán bộ của mình. Nếu anh em có gì sai, ta kiểm điểm rút kinh nghiệm, không thể xử lý ngay được.
Suy nghĩ nhiều về vấn đề này, anh chưa đồng tình với bí thư huyện ủy:
- Dĩ nhiên cần xem xét kỳ nhiều mặt, nhưng tôi cho rằng việc thay đổi các đồng chí trong chi bộ ở đây rất bức xúc, nhất là ta đang tiến hành phát động quần chúng. Ta quý cán bộ đảng viên của mình nhưng nếu ai hư hỏng mà ta vẫn bao che thì quần chúng sẽ mất tin tưởng ngay vì họ chính là hiện thân của đảng ở cơ sở...
- Đồng chí nói ai bao che? - Bí thư huyện ủy phản ứng một cách tức thời theo thói quen của ông khi gặp điều không đồng ý- Bản thân tôi và thường vụ huyện ủy không bao giờ bao che cán bộ sai trái cả. Nhưng phải hiểu rằng cán bộ, đảng viên của ta đã có quá trình hy sinh, cống hiến cho cách mạng, nay nếu sai trái phải xem xét có lý, có tình, có chiếu cố đến công lao, chứ không thể xử lý thẳng băng được đâu.
Hoài cũng đối đáp tức thời, bộc trực theo thói quen của anh:
- Đồng ý phải xem xét đến công lao nhưng không phải vì công lao rồi muốn làm gì thì làm, đi ngược lại đường lối, bôi nhọ uy tín của đảng. Cán bộ, đảng viên như thế không còn xây dựng đảng nữa mà thực chất là phá hoại, chống lại đảng, làm cho đảng suy yếu Theo tôi, nếu muốn đền đáp công lao, nhà nước nên có chính sách cấp nhà, cấp đất cho họ nghỉ ngơi an dưỡng, nhất là đối với những người không đủ trình độ để đáp ứng yêu cầu của giai đoạn mới. Chưa nói đến chuyện thoái hóa, nhiệt tình cộng với ngu dốt chỉ là phá hoại thôi. Nhiệm vụ cách mạng hiện nay nên giao lại cho những người có trình độ hơn.
Hoài nói những điều này khi liên tưởng đến những cán bộ lãnh đạo của huyện mà sự ngu dốt và kiêu ngạo đã làm cho không ít người khó chịu. Có người trong khi truyền đạt nghị quyết đã giải thích lò rèn là công nghiệp nặng vì công việc rất nặng nề. Có người nói với giáo viên và học sinh: "Đại học mà làm gì. Đại học ngụy không bằng cấp hai của ta. Tôi không có đại học, chỉ "học đại, mà cùng đủ sức lãnh đạo cách mạng bao nhiêu năm nay". Có người khi học tập, phát biếu dân không hiểu, thắc mắc, đã nói: "Vừa rồi tôi nói trình độ trên đại học và đại học mới hiểu được, bây giờ tôi nói lại cho trình độ phổ thông và bà con nghe". Sau đó, người ta vẫn không hiểu những từ rất kêu của ông có nghĩa gì mà cứ "vấn đề là trên cơ sở... trên cơ sở của vấn đề..." lặp lại không ngớt. Thậm chí có cán bộ khi phát biểu về tôn giáo, không phân biệt nhà thờ và chùa, bên nào thờ Chúa, bên nào thờ Phật, khi có người bắt bẻ đã nổi giận: "Phật, Chúa cùng đều là sản phẩm của giai cấp tư sản cả, đều là thuốc phiện của quần chúng, không cần gì phân biệt".
Hoài vừa đối đáp vừa liên tưởng, không chú ý đến thái độ của bí thư huyện ủy. Ông hình như vừa bị chạm nọc, đứng phắt dậy khi anh vừa nói hết câu:
- Đồng chí đừng tự kiêu. Ai là kẻ ngu dót? Bằng cấp chưa phải là trí thức và chưa chắc đã có ích cho cách mạng đâu. Học cấp một nhưng yêu nước, có giác ngộ giai cấp, hy sinh vì cách mạng còn ích lợi hơn hằng trăm trí thức đi theo địch hay chỉ biết lo cho bản thân. Trí thức rất hay giao động, kể cả trí thức giác ngộ cách mạng như đồng chí. Chúng tôi là nông dân, đi theo cách mạng mấy chục năm nay vẫn chí cốt, chưa hề chao đảo. Đồng chí phải nhận rõ điều đó, nhất là khi đi công tác cơ sở, đừng để kẻ xấu tác động, đưa đến chỗ sai quan điểm...
Bí thư huyện ủy còn thuyết một tràng dài về lập trường giai cấp, quan điểm cách mạng. Ông đi lại trong phòng, giọng vang vang một cách hùng hòn như khi thuyết giảng trước đông người.
Bí thư chi bộ xã và mấy người nữa ở phòng bên nghe tiếng nói lớn chạy sang xem có chuyện gì. Hoài chợt giật mình khi thấy bí thư chi bộ xã, anh đang làm việc với bí thư huyện ủy trong phòng họp của xã, phòng này chỉ cách phòng bên bằng một vách gỗ.
Không loại trừ việc bí thư chi bộ xã đã theo dõi nghe được toàn bộ nội dung buổi làm việc. Trong mắt ông ta khi nhìn Hoài, anh thấy ánh lên một ác cảm không che giấu.



- Báo cáo tổng hợp của đồng chí có trung thực không? Bí thư huyện ủy nheo mắt hỏi Hoài, trong ánh mắt ông ánh lên vẻ thận trọng và cảnh giác. Hoài cảm thấy mặt nóng bừng, anh cố tự kiềm chế:
Tại sao đồng chí nói thế? Tình hình này tôi lấy ở đâu ra được? Chính các đồng chí trong đội công tác đi ba cùng phản ánh lại. Đồng chí có thể kiểm tra bằng cách trực tiếp làm việc với họ. Sau một tháng công tác, báo cáo tổng hợp toàn diện đầu tiên của đội phát động về tình hình của xã làm chính Hoài cùng ngạc nhiên, và hôm nay bí thư huyện ủy cũng hơi hoảng hốt. Tình hình xấu hơn dự đoán rất nhiều, không phải về phía quần chúng hay hoạt động của giáo hội mà lại về phía chi bộ và các đoàn thể cách mạng.
Trong thời gian hai tuần đầu, các cuộc họp chính thức của đội phát động với dân không mang lại kết quả nào tích cực. Dân đi đồng, chịu khó ngồi lắng nghe cán bộ nói nhưng không ai có ý kiến gì. Những lời hô hào đi vào khoảng không, không một chút hồi âm, theo kiều "phát" mà không "động". Đội họp rút kinh nghiệm, thay đổi phương thức bằng cách đi sâu trò chuyện với từng người, nhất là số quần chúng nghèo khổ. Phương thức này mang lại kết quả bất ngờ mà sau khi tổng hợp, Hoài phải yêu cầu chỉ báo cáo riêng với bí thư huyện ủy.
Bí thư chi bộ xã, một cán bộ vững vàng và tin cậy do huyện đưa xuống cắm ở một xã trọng điểm, sau hai năm đã là một con người hoàn toàn khác. Ông đã xây dựng một mạng lưới, không phải là cơ sở cách mạng mà chính là một bè phái để thao túng xã, bao gồm cả những thành phần có chức quyền và tham gia bóc lột trong chế độ cũ. Có nhiều bằng chứng cho thấy ông ăn hối lộ, bị mua chuộc và khống chế. Đất xã cấp cho gia đình ông sản xuất là một vườn chè tốt nhất của một tư sản cũ đã bỏ trốn. Ông đã chuẩn bị đầy đủ vật liệu để xây một ngôi nhà hai tầng vĩ đại mà không tốn một đồng nào, kể cả công thợ sẽ làm trong thời gian tới. Trưởng công an xã bắt từng cân trà của dân nghèo chạy chợ hằng ngày trong khi bao che bọn buôn lậu đưa hàng lấn chè ra khỏi xã. Xã đội trưởng là một người suốt ngày sực mùi rượu, đang quan hệ bất chính với một nhân viên hợp tác xã mua bán, nguyên là nữ tu xuất. Một đảng viên khác, là cán bộ về hưu, mới được đưa về sinh hoạt chi bộ ở đây, ngày nào cùng xách giỏ đi chợ mua thịt, cá không trả tiền, dân sợ không dám đòi nhưng rất khinh... Còn bao nhiêu chuyện bê bối khác nữa. Đây không phải là một chi bộ cộng sản mà là một tập đoàn cường hào mới ở nông thôn. Bí thư chi bộ là một ông vua nhỏ, một lãnh chúa ở xã này. Nguyên nhân tình hình xấu của xã không phải như chi bộ báo cáo trước đây.
Dân chỉ bán hai mươi phần trăm sản lượng chè cho nhà nước không phải chỉ vì dân không muốn chấp hành chính sách, giáo hội chống đối mà vì dân đói, một trăm phần trăm hộ trong xã đều làm chè lậu, trong đó có bí thư chi bộ. Dân không tích cực xây dựng tập đoàn sản xuất vì làm ra chỉ có cán bộ hưởng. Bất cứ sau cuộc họp nào của tập đoàn, của xã cùng đều có đánh chén và không hề váng mặt các đồng chí trong chi bộ. Toàn bộ bộ máy chính quyền, đoàn thể của xã không có hiệu lực vì không làm theo chính sách của nhà nước mà làm theo chủ trương của bí thư chi bộ, vì quyền lợi riêng của mình và bè phái. Người dân nghèo thấp cổ bé họng bị mấy tầng áp bức nhưng không dám kêu, họ tìm an ủi trong niềm tin tôn giáo nên số người đi lễ nhà thờ hằng ngày còn đông hơn trước giải phóng. Giáo hội ở xã bề ngoài có vẻ tuân phục chính quyền mới nhưng bên trong hoạt động nắm chắc quần chúng và âm ỉ tinh thần chống đối. Tình hình thực sự là một nguy cơ cho huyện.
Trong khi nghe Hoài báo cáo, bí thư huyện ủy không ngớt nhăn mặt, miệng phát ra những tiếng "chà, chà" ngạc nhiên và khó chịu. Sau phần tình hình, Hoài đề xuất bổ sung phương án hoạt động đã được vạch ra từ trước:
- Theo ý kiến của nhiều đồng chí trong đội công tác, muốn tiếp tục phát động xây dựng có hiệu quả, biện pháp đầu tiên là huyện phải thay đổi bí thư chi bộ, trưởng công an và xã đội trưởng, vì còn những người này dân sẽ không tin và ngay chính họ cũng là lực cản đối với chủ trương phát động, xây dựng của huyện.
Bí thư huyện ủy trầm ngâm khi nghe đề xuất này, tay gõ gõ xuống bàn. Một lúc sau ông mới nói:
- Tôi sẽ nghiên cứu và xin ý kiến của tập thể thường vụ. Nhưng theo tôi, trước mắt chưa được đâu. Lấy cán bộ ở đâu ra để thay trong khi huyện đang thiếu cán bộ nghiêm trọng? Vả lại, tình hình phản ánh về chi bộ xã này cùng phải xem xét thêm, không loại trừ bọn xấu nhân đợt phát động này để bôi nhọ cán bộ, đảng viên. Ta luôn luôn phải nhìn vấn đề hai mặt. Tôi không tin rằng cán bộ ta có thể suy thoái nhanh chóng như thế. Việc đưa người mới thâm nhập địa bàn này cũng không dễ dàng gì, phải mất vài năm mới nắm được tình hình. Ta đã đầu tư người vào đây giữa chừng lại thay rất khó, phải bảo vệ cán bộ của mình. Nếu anh em có gì sai, ta kiểm điểm rút kinh nghiệm, không thể xử lý ngay được.
Suy nghĩ nhiều về vấn đề này, anh chưa đồng tình với bí thư huyện ủy:
- Dĩ nhiên cần xem xét kỳ nhiều mặt, nhưng tôi cho rằng việc thay đổi các đồng chí trong chi bộ ở đây rất bức xúc, nhất là ta đang tiến hành phát động quần chúng. Ta quý cán bộ đảng viên của mình nhưng nếu ai hư hỏng mà ta vẫn bao che thì quần chúng sẽ mất tin tưởng ngay vì họ chính là hiện thân của đảng ở cơ sở...
- Đồng chí nói ai bao che? - Bí thư huyện ủy phản ứng một cách tức thời theo thói quen của ông khi gặp điều không đồng ý- Bản thân tôi và thường vụ huyện ủy không bao giờ bao che cán bộ sai trái cả. Nhưng phải hiểu rằng cán bộ, đảng viên của ta đã có quá trình hy sinh, cống hiến cho cách mạng, nay nếu sai trái phải xem xét có lý, có tình, có chiếu cố đến công lao, chứ không thể xử lý thẳng băng được đâu.
Hoài cũng đối đáp tức thời, bộc trực theo thói quen của anh:
- Đồng ý phải xem xét đến công lao nhưng không phải vì công lao rồi muốn làm gì thì làm, đi ngược lại đường lối, bôi nhọ uy tín của đảng. Cán bộ, đảng viên như thế không còn xây dựng đảng nữa mà thực chất là phá hoại, chống lại đảng, làm cho đảng suy yếu Theo tôi, nếu muốn đền đáp công lao, nhà nước nên có chính sách cấp nhà, cấp đất cho họ nghỉ ngơi an dưỡng, nhất là đối với những người không đủ trình độ để đáp ứng yêu cầu của giai đoạn mới. Chưa nói đến chuyện thoái hóa, nhiệt tình cộng với ngu dốt chỉ là phá hoại thôi. Nhiệm vụ cách mạng hiện nay nên giao lại cho những người có trình độ hơn.
Hoài nói những điều này khi liên tưởng đến những cán bộ lãnh đạo của huyện mà sự ngu dốt và kiêu ngạo đã làm cho không ít người khó chịu. Có người trong khi truyền đạt nghị quyết đã giải thích lò rèn là công nghiệp nặng vì công việc rất nặng nề. Có người nói với giáo viên và học sinh: "Đại học mà làm gì. Đại học ngụy không bằng cấp hai của ta. Tôi không có đại học, chỉ "học đại, mà cùng đủ sức lãnh đạo cách mạng bao nhiêu năm nay". Có người khi học tập, phát biếu dân không hiểu, thắc mắc, đã nói: "Vừa rồi tôi nói trình độ trên đại học và đại học mới hiểu được, bây giờ tôi nói lại cho trình độ phổ thông và bà con nghe". Sau đó, người ta vẫn không hiểu những từ rất kêu của ông có nghĩa gì mà cứ "vấn đề là trên cơ sở... trên cơ sở của vấn đề..." lặp lại không ngớt. Thậm chí có cán bộ khi phát biểu về tôn giáo, không phân biệt nhà thờ và chùa, bên nào thờ Chúa, bên nào thờ Phật, khi có người bắt bẻ đã nổi giận: "Phật, Chúa cùng đều là sản phẩm của giai cấp tư sản cả, đều là thuốc phiện của quần chúng, không cần gì phân biệt".
Hoài vừa đối đáp vừa liên tưởng, không chú ý đến thái độ của bí thư huyện ủy. Ông hình như vừa bị chạm nọc, đứng phắt dậy khi anh vừa nói hết câu:
- Đồng chí đừng tự kiêu. Ai là kẻ ngu dót? Bằng cấp chưa phải là trí thức và chưa chắc đã có ích cho cách mạng đâu. Học cấp một nhưng yêu nước, có giác ngộ giai cấp, hy sinh vì cách mạng còn ích lợi hơn hằng trăm trí thức đi theo địch hay chỉ biết lo cho bản thân. Trí thức rất hay giao động, kể cả trí thức giác ngộ cách mạng như đồng chí. Chúng tôi là nông dân, đi theo cách mạng mấy chục năm nay vẫn chí cốt, chưa hề chao đảo. Đồng chí phải nhận rõ điều đó, nhất là khi đi công tác cơ sở, đừng để kẻ xấu tác động, đưa đến chỗ sai quan điểm...
Bí thư huyện ủy còn thuyết một tràng dài về lập trường giai cấp, quan điểm cách mạng. Ông đi lại trong phòng, giọng vang vang một cách hùng hòn như khi thuyết giảng trước đông người.
Bí thư chi bộ xã và mấy người nữa ở phòng bên nghe tiếng nói lớn chạy sang xem có chuyện gì. Hoài chợt giật mình khi thấy bí thư chi bộ xã, anh đang làm việc với bí thư huyện ủy trong phòng họp của xã, phòng này chỉ cách phòng bên bằng một vách gỗ.
Không loại trừ việc bí thư chi bộ xã đã theo dõi nghe được toàn bộ nội dung buổi làm việc. Trong mắt ông ta khi nhìn Hoài, anh thấy ánh lên một ác cảm không che giấu.
Nửa đời nhìn lại
Tựa của Đặng Tiến
Đoạn mở đầu
1. Dấu hỏi đầu tiên
2. Một nét ưu tư
3. Nguồn gốc bi kịch
4. Chính trị và tình cảm
5. Xung đột
6. Chính trị và tình cảm
7. Chủ nghĩa xã hội
8. Tôn giáo
9. ích kỷ
10. ý đồ
11. Mây Đầu Non
12. Nỗi đau
13. Thực chất một chi bộ
14. Bài giảng trong nhà thờ
15. Giữa hai sức ép
16. Linh mục và tôn giáo
17. Thương cảm
18. Kiểm điểm
19. Né tránh trách nhiệm
20. Vĩnh biệt
21. Giọt nước làm tràn ly
22. Mây Đầu Non
23. Nhức nhối
24. Căm giận
25. Bất lực
26. Giã biệt. Những dấu hỏi
Phần II : Trong vòng kiềm tỏa
2. Lại về với nhau
3. Đối thoại với tỉnh ủy
4. Tạp chí La Ban
5. Bên bờ vực hư vô
6. Cú đấm trong bóng tối
7. Sơ Huyền ngày gặp lại
8. Âm mưu và đố kỵ
9. Ngựa hoang bị xiềng
10. Thủ đoạn
11. Bi kịch
12. Mây Đầu Non 3
13. Điều kiện
14. Đuổi bắt đến hư vô
15. Nhà văn và quyền lực chính trị
16. Tự do và ràng buộc
17. Sự thật ơi
18. Xót xa êm dịu
19. Câu chuyện một học giả
20. Đổi mới? Mây Đầu Non
21. Thêm một lần giã biệt
Đoạn trung chuyển
Phần III Cuộc đấu không cân sức
2. Đảng
3. Dưới mưa đêm
4. Tranh thủ hay đấu tranh
5. Bước đầu sôi động
6. Cơn lốc xoáy vào trong
7. Sức mạnh từ chân lý
8. Trước khi quá muộn
9. Chuyên chính vô sản
10 Phản trắc
11 Bút ký của người bị khai trừ đảng
12. Thung lũng mai anh đào
13. Ai đáng bị cách chức
14. Nguồn gốc của tai họa
15. Gốc thông trăm năm
16. Dân chủ và quyền lực
17. Con đường của quyền lực
18. Ân tình và khổ lụy
19. Sương mù
20. Mê đồ trận cuối cùng
21. Tiếng ngân dài trong hư không
Đoạn kết
Bạt ( của Hà Sĩ Phu)
Phụ Lục 1
Phụ Lục 2