watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Nửa đời nhìn lại-7. Sức mạnh từ chân lý - tác giả Tiêu Dao Bảo Cự Tiêu Dao Bảo Cự

Tiêu Dao Bảo Cự

7. Sức mạnh từ chân lý

Tác giả: Tiêu Dao Bảo Cự

Cuộc đấu trong giai đoạn này diễn ra chủ yếu bằng báo chí, văn bản và hội nghị. Một bên là Minh Hương, Hoài và một số anh em văn nghệ tâm huyết, cấp tiến trong tỉnh và các tỉnh bạn, một bên là bộ máy đảng từ trung ương đến địa phương với tất cả quyền lực và các công cụ của mình. Rõ ràng cuộc đấu không cân sức Những cuộc đấu vẫn cứ diễn ra.
Sau khi trưởng ban tuyên huấn trung ương viết bài trên báo đảng trung ương quy chụp chuyến đi của Minh Hương và Hoài là lợi dụng đổi mới để hoạt động bè phái, dân chủ tư sản, gây rối tình hình, hai anh lập tức viết bài "Chúng tôi lên tiếng" để trả lời, thách thức công khai tranh luận, nhưng gởi đi, báo đảng trung ương và các báo khác đau không đăng. Hai anh liền viết tiếp một "Thư ngỏ về công khai và dân chủ" quay ronéo gởi đi khắp nơi, trong đó công khai hóa mọi chuyện để cung cấp thông tin cho các báo chí, các cơ quan của trung ương, các hội nhà văn và anh em văn nghệ sĩ, trí thức trong cả nước.
Cùng trong thời gian này, Nguyễn Đại Lư viết một loạt bài về luật pháp hóa sự lãnh đạo của đảng, Hoài viết mấy bài về tự do báo chí và sắp xếp lại báo chí, động dao về chủ nghĩa xã hội, bàn về đổi mới, công khai và dân chủ. Một điều khá ngạc nhiên là báo đảng của tỉnh lại chịu đăng các bài này vì tổng biên tập muốn tỏ ra mình đổi mới. Ngay sau đó, thường trực tỉnh ủy chỉ đạo một số cán bộ chủ chốt của các ngành viết bài phê phán kịch liệt các bài của Nguyễn Đại Lư và Hoài, kiểm điểm tổng biên tập báo đáng tỉnh, không cho đăng các bài khác tham gia tranh luận, bênh vực hai anh cũng như bài trả lời của hai anh. Chính bí thư tỉnh ủy khi đi chỉ đạo đại hội đảng bộ các huyện đã mang mấy bài báo của hai anh ra phân tích như biểu hiện điển hình của tư tưởng và dân chủ tư sản hết sức nguy hiểm cần phải cảnh giác và đấu tranh.
Minh Hương và Hoài lại triệu tập họp hội viên để thảo luận về vấn đề tự do báo chí và góp ý về việc xử lý kỷ luật của tỉnh ủy đối với Minh Hương và Hoài. Thường trực tỉnh ủy định ngăn chặn cuộc họp với lý do nội dung không phù hợp, chưa báo cáo trước với ban tuyên huấn. Anh em nhà văn nghe tin bảo nhau dù tỉnh ủy không cho họp cũng cứ đến. Sợ gây căng thẳng không có lợi nên cuối cùng tỉnh ủy không ngăn chặn nhưng đích thân phó bí thư tỉnh ủy đến dự. Một cuộc đấu khẩu nổ ra và anh em nhà văn không hề kiêng nể phó bí thư cũng như các cán bộ của tỉnh ủy dự họp.
Có hai ý kiến và thái độ gây ấn tượng mạnh nhất làm phó bí thư sửng sốt và anh em nhà văn nức lòng.
Hằng Nga, nhà thơ nữ, con gái của một cựu tổng bí thư trung ương đảng, hiện đang sống ở đây, cũng là hội viên hội nhà văn thành phố Sương Mù, nói rất ít, rất nhỏ nhẹ nhưng đầy sức nặng:
- Tôi không có quan hệ thân thiết gì với hai anh Minh Hương và Hoài. Tôi đối với hai anh chỉ là hội viên đối với các anh trong ban chấp hành hội nhà văn như bao nhiêu người khác. Mới đây, tôi nghe tin hai anh sẽ bị khai trừ đảng và cách chức nên tôi phải có ý kiến. Ai có lương tâm cũng phải áy náy trước việc này. Tôi biết đảng có thể làm mọi chuyện. Như vụ Hoàng Minh Chính trước đây, bị trù dập hai mươi năm nhưng không hề công bố kỷ luật hay đưa ra tòa. Chỉ có đảng cộng sản Việt nam vì đại mới làm được chuyện đó thôi.
Vì chân thành với đảng nên tôi phải có ý kiến. Đừng làm cho người ta mất tín nhiệm với đảng. Đảng lãnh đạo phải có nghệ thuật. Hai anh Minh Hương và Hoài trong hoạt dộng của mình cũng phải có nghệ thuật, không phải thiếu trung thực. Đó là cách làm việc của hai anh, quy vào tính đảng là không đúng.
Qua phát biểu của đồng chí phó bí thư tỉnh ủy, tôi hiểu là hai anh Minh Hương và Hoài có thể bị khai trừ đảng và cách chức. Do đó tôi phải phát biểu trước điều sau đây nhân danh là hội viên hội nhà văn, là đảng viên và chi ủy viên chi bộ cơ quan tôi đang công tác. Tôi tự thấy năng lực và sự cống hiến của mình không bằng hai anh Minh Hương và Hoài, do đó nếu hai anh Minh Hương và Hoài bị khai trừ, tôi cũng không xứng đáng là đảng viên, tôi sẽ xin ra khỏi đảng.
Tiếp theo lời phát biểu đầy xúc động của Hằng Nga làm mọi người lặng đi lại là một sự việc vừa khôi hài vừa khó chịu. Trần Dương. một hội viên có thái độ bất nhất đối với Minh Hương và Hoài bỗng chạy bổ đến trước mặt Hằng Nga, cúi đầu, chắp tay, nói rất kịch, vừa nói vừa thổn thức lau nước mắt như đang khóc thật:
- Tôi xin chị. Tôi can chị. Tôi rất xúc động trước ý kiến của chị nhưng tôi xin chị đừng làm thế. Hai anh Minh Hương và Hoài không xứng đáng với thái độ của chị đâu. Tôi đau khổ quá. Tôi đau khổ vì không thể cung cấp một thông tin về Minh Hương và Hoài nhưng hai anh không xứng đáng đâu.
Mọi người nhao nhao lên:
- Thông tin gì? Nói đi. Nói đại đi.
Trần Dương giơ hai tay lên trời rồi ôm đầu lảo đảo trở về chỗ ngồi vừa rên rỉ:
- Tôi không thể kể. Tôi đau khổ quá nhưng rất tiếc không nói được. Không nói được.
Rồi anh ta ngồi im, gục đầu xuống làm mọi người tức giận ồn ào lên một lúc.
Nguyễn Đại Lư không đi dự họp nhưng đã gởi tới một bài phát biểu dài đến mười trang đánh máy nhờ Nguyễn Hữu đọc thay. Chắc anh phải thức đến mấy đêm tiến để chuẩn bị cho bài phát biểu gay go này.
"Ngày mai tôi phải dự một cuộc họp khác mà tôi không thể vắng mặt, tôi không thể đến dự cuộc họp của hội được. Tôi muốn qua lá thư này để phát biểu công khai quan điểm của mình về một vấn đề có trong chương trình nghị sự, đó là vấn đề xử lý kỷ luật hai anh Minh Hương và Hoài.
Trước đây, tôi chưa phát biểu công khai về việc này, bởi vì tôi chưa rõ hai anh bị quy về những khuyết điểm nào. Điều đáng tiếc là cho đến nay, tôi vẫn chưa được nghe lãnh đạo công bố chính thức những khuyết điểm của hai anh, phần lớn cũng chỉ nghe những lời truyền khẩu, mà cũng không phải là từ miệng những đồng chí lãnh đạo. Phát biểu trong hoàn cảnh như vậy kể cùng hơi khó. Tuy nhiên, điều làm tôi và một số anh chị em trong hội lo ngại là gần đây có tin đồn hai anh sắp bị thi hành kỷ luật. Không phát biểu sớm, tôi e rằng có khi lại quá muộn. Vì vậy tôi cứ mạnh dạn nói lên suy nghĩ chân thành của mình.
Trước hết, cần dẹp bỏ cái giáo điều cho rằng không phải là đảng viên thì không được quyền bàn việc của đảng. Trong một đất nước mà đảng giữ vai trò lãnh đạo, mọi hoạt động của đảng đều có ảnh hưởng ít nhiều đến vận mệnh quốc gia, đến cuộc sống từng người dân, cấm bàn chuyện đảng là điều cực kỳ phi lý. Hơn nữa, tuy không phải là đảng viên, tôi cũng không phải xa lạ gì với sinh hoạt của đảng. Hai năm ở chiến khu, đã từng là đối tượng đảng, quan hệ công tác với nhiều đảng viên, không ít bạn bè là đảng viên, sao tôi lại không hiểu được những vấn đề của đảng. Chính là với tư cách một người gần gũi với đảng, tin yêu và lo lắng cho đảng mà tôi phát biểu những điều sau đây.
Về trường hợp của hai anh Minh Hương và Hoài, theo những gì tôi nắm được, hai anh không phải là những kẻ phản bội, cũng không phải là sâu dân mọt nước, tham ô hối lộ, thoái hóa biến chất... Nếu hai anh bị thi hành kỷ luật vì những lý do tương tự tôi không phải nhọc công viết lá thư này.
Vậy thì tội tôi của hai anh là gì? Theo những gì tôi nghe được thì khuyết điểm chủ yếu của hai anh là đã dấu tranh mà không thông qua tổ chức đảng, nghĩa là thiếu ý thức kỷ luật. Nếu kê khai cụ thể thì có thể có bốn điểm, năm điều gì đó nhưng thực chất vấn đề có lẽ cũng chỉ có thế.
Tôi nghĩ rằng nếu xã hội ta thực sự dân chủ, nếu những quyền cơ bản của công dân được ghi trong hiến pháp được cụ thể hóa một cách đầy đủ thì hai anh Minh Hương và Hoài đã chẳng phải nhọc công đi hàng ngàn cây số ra tận thủ đô để nêu kiến nghị. Chỉ cần gửi cho bất cứ tờ báo nào là có thể bày tỏ công khai ý kiến của mình, hoặc chỉ cần nhờ một đại biểu quốc hội nào đó là có thể lên tiếng tại quốc hội. Có người cho rằng kiến nghị thì được nhưng vận động lấy chữ ký để làm kiến nghị tập thể thì không được. Tôi cho rằng đó là cách nói đế che đậy sự thật mà thôi. Biểu thị công khai ý kiến của mình về một vấn đề nào đó, dù là cá nhân hay tập thể, có gì là ghê gớm? Ta đã chẳng từng có phong trào lấy chữ ký vì hòa bình đó sao?
Hay là hai anh Minh Hương và Hoài sai lầm ở chỗ dám đòi cách chức một số vị lãnh đạo nào đó ở trung ương? Quả thật, đó là điều đáng coi là kinh khủng dưới chế độ chiếm hữu nô lệ hay chế độ phong kiến. ấy thế mà ngày xưa ông Chu Văn An dám dâng sớ xin chém đầu bảy tên nịnh thần, sử sách thời phong kiến cùng chẳng hè lên án. ở các nước dân chủ tư sản ngày nay, phê bình hay đòi cách chức cả đến tổng thống, thủ tướng có gì là đáng kinh hoàng đâu?
Có người cho rằng hai anh Minh Hương và Hoài đấu tranh như thế là "ngoài vòng của tổ chức". Đấu tranh trong pháp luật thì còn hiểu dược, chứ đấu tranh "trong vòng của tổ chức" thì thật khó hiểu. Nếu thủ trưởng của tôi là một kẻ thoái hóa, biến chất chẳng hạn, đấu tranh "trong vòng của tổ chức" có nghĩa là tôi tự mình biến thành "con vật tế thần", thành đối tượng trù dập của chính người bị tôi tố cáo. Lâu nay, không ít trường hợp đơn khiếu tố, khiếu nại lại chạy vòng vo, cuối cùng trở về tay kẻ bị khiếu nại, tố cáo. Thế là người tố cáo bị chính người mà mình tố cáo trù đập. Quần chúng làm sao còn có đủ can đảm để tiếp tục đấu tranh? Trong trường hợp hai anh Minh Hương và Hoài, hai anh đấu tranh cho dân chủ, cho báo chí, liên quan đến những vấn đề rộng lớn của cả nước. Nếu phải đấu tranh trong vòng tổ chức thì làm sao kiến nghị lên tới được trung ương? Và đã chắc gì đấu tranh trong tổ chức mà hai anh lại không bị quy cho khuyết điểm này nọ?
Vấn đề là phải xét xem các anh ấy và văn nghệ sĩ kiến nghị có hợp lý hay không để giải quyết thỏa đáng, chứ không phải thi hành kỷ luật hai anh ấy trước khi giải quyết xong những vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt đối với cả nước. Suy cho cùng, theo tôi, hai anh Minh Hương và Hoài đã phạm phải khuyết điểm sau đây: đã dám vượt qua ràng buộc của chế độ cũ lỗi thời để làm tròn trách nhiệm của những văn nghệ sĩ - công dân.
Đã từ lâu tôi có cảm nghĩ rằng điều lệ và những nguyên tắc hoạt động của đảng không còn phù hợp với tình hình mới. Trong kháng chiến, trong đấu tranh bí mật. sự đánh phá của kè thù vô cùng ác liệt, vì vậy, "bí mật của đảng" là điều cần bảo vệ tuyệt đối. Do điều kiện của cuộc đấu tranh gian khổ ấy, không thể áp dụng các phương pháp dân chủ. Sự phục tùng vô điều kiện đối với cấp trên là yêu cầu hàng đầu. Nhưng ngày nay tình hình đã đổi khác. "Bí mật nội bộ" rất dễ bị các phần lử thoái hóa biến chất trong đảng lợi dụng đê bao che nhau. Nạn "ô dù" phát triển là vì thế. Còn sự "phục tùng tuyệt đối" cùng dễ trở thành có lợi cho chủ nghĩa quan liêu.
Đảng là tổ chức tiên phong của giai cấp công nhân. Muốn giữ vững vai trò lãnh đạo của mình, đảng phải tự đổi mới để thích ứng với điều kiện mới, hoàn cảnh mới. Đáng tiếc là sự đổi mới ấy còn quá ít, quá chậm. Do vậy, mà không ít đảng viên đã cảm thấy bị ràng buộc, đứng trong hàng ngũ của đảng mà vẫn cảm thấy mình không làm tròn nhiệm vụ, không làm tròn được vai trò công dân gương mâu. Gần đây, hai người bạn của tôi đã làm đơn xin ra khỏi đảng: một người nguyên là tỉnh ủy viên, phó giám đốc trường đảng tỉnh, một người nguyên là thành ủy viên, phó chủ tịch ủy ban nhân dân thành phố. Bản thân tôi cũng không hoàn toàn tán thành hành động của hai anh, nhưng tôi tôn trọng tấm lòng của hai anh và hoàn toàn thông cảm với tâm tư của hai anh. Bởi vì, nếu đứng trong hàng ngũ của đảng mà không làm gì có lợi cho dân cho nước thì thà ra khỏi đảng còn hơn. Đó là những con người trung thực, mà những quần chúng trung thực thì bao giờ cùng đáng quý hơn những đảng viên không trung thực.
Còn bây giờ thì hai anh Minh Hương và Hoài đứng trong hàng ngũ của đảng để đấu tranh cho sự nghiệp đổi mới lại có nguy cơ bị khai trừ. Sự thật quả là ác nghiệt. Cái sự thật của một thời kỳ "quá độ" đen mức "quá quắt" này. Những con người đã từng một lòng một dạ với đảng và cho đến nay vẫn băn khoăn ray rứt với lý tưởng của đảng thì lại bị khai trừ hoặc tự mình rời khỏi hàng ngũ của đảng. Trong khi đó, không ít kẻ thoái hóa, biến chất, cơ hội, thậm chí sâu dân mọt nước, vẫn còn tiếp tục dùng danh nghĩa của đảng để mưu cầu lợi ích cá nhân. Không hiểu sao tôi cứ nghĩ rằng: nếu hai anh Minh Hương và Hoài bị khai trừ ra khỏi đảng thì điều đau xót ấy cùng chẳng khác gì sự đau xót của ông già Tanabai trong "Vĩnh biệt Gunxaru" của nhà văn Tsinghiz Aimatop. Người đảng viên bị khai trừ một cách oan ức ấy, vào một đêm khuya, đã phi ngựa như bay qua thảo nguyên để đến văn phòng huyện ủy trao lại lấm thẻ đảng của người bí thư chi bộ cũ của mình vừa từ trần, để được nới lên nói oan khuất của mình, nhưng chỉ gặp được những gương mặt lạnh lùng, thản nhiên của những cán bộ, nhân viên ở đấy. Sự đau xót của ông già Tanabai theo tôi, không phải là nỗi đau riêng tư. Và sự đau xót của hai anh Minh Hương và Hoài cũng là nỗi đau xót chung của chúng ta, của dân tộc này, và cả của đảng nữa.
Dù sao tôi vẫn tin rằng như một quy luật, muốn tồn tại và đứng vững, đảng phải tự mình thay đổi, hay như nhiều người thường nói, phải "tự lột xác". Cái bi kịch của hai anh Minh Hương và Hoài là đã bước một bước quá sớm. Nhưng ai đóng vai trò tiên phong mà không phải chấp nhận hy sinh, mất mát?
Có thể những điều tôi nói trong lá thư này là quá táo bạo và gây ra nguy hiểm cho chính bản thân tôi. Những bài báo của tôi trong thời gian vừa qua đã chúng đem lại cho tôi ít nhiều tai vạ đó sao? Có thể lãnh đạo sẽ nghe ý kiến chúng ta và cũng có thể không nghe. Nhưng điều quan trọng là chúng ta phải bày tỏ một lập trường, một thái độ dứt khoát, rõ ràng. Để cho con cháu chúng ta sau này vẫn còn tin rằng trên đời này còn có lẽ phải. Để cho các thế hệ sau này, khi tìm hiểu lại lịch sử, biết rằng: dù là trong thời buổi đảo điên, chân lý bị đánh lộn sòng, trắng đen lẫn lộn, vẫn còn có những con người trung thực, dũng cảm, dám đứng lên bảo vệ chân lý. Chúng ta, những người cằm bút, vốn không phải là những "anh hùng", những người có quyền lực. Nhưng chúng ta có sức mạnh. Sức mạnh ấy không phải do bản thân mỗi chúng ta, mà bắt nguồn từ chân lý, từ lòng tin vào nhân dân. Sức mạnh ấy, theo tôi nghĩ, chẳng ai có thể bẻ gầy được".
Sau cuộc họp, Minh Hương và Hoài tiếp tục nhận được nhiều thư từ của bạn bè văn nghệ khắp nơi gởi về chia xẻ, động viên.
Một loạt kiến nghị của anh em văn nghệ sĩ, trí thức trong tình, của các nhà văn là đảng viên ở bảy tỉnh miền Trung đã cùng ký các văn bản kiến nghị, tuyên bố với Minh Hương và Hoài trong chuyến đi, tới lấp gởi về thường trực tỉnh ủy yêu cầu không xử lý kỷ luật Minh Hương và Hoài. Các kiến nghị này rơi vào im lặng nặng nề của bộ máy đảng thành phố Sương Mù nhưng lại rung vang lời tâm huyết trong lòng anh em nhà văn. Điều đó làm Minh Hương và Hoài tăng thêm niềm tin vào sức mạnh của chân lý để tiếp tục cuộc đấu tranh.



Cuộc đấu trong giai đoạn này diễn ra chủ yếu bằng báo chí, văn bản và hội nghị. Một bên là Minh Hương, Hoài và một số anh em văn nghệ tâm huyết, cấp tiến trong tỉnh và các tỉnh bạn, một bên là bộ máy đảng từ trung ương đến địa phương với tất cả quyền lực và các công cụ của mình. Rõ ràng cuộc đấu không cân sức Những cuộc đấu vẫn cứ diễn ra.
Sau khi trưởng ban tuyên huấn trung ương viết bài trên báo đảng trung ương quy chụp chuyến đi của Minh Hương và Hoài là lợi dụng đổi mới để hoạt động bè phái, dân chủ tư sản, gây rối tình hình, hai anh lập tức viết bài "Chúng tôi lên tiếng" để trả lời, thách thức công khai tranh luận, nhưng gởi đi, báo đảng trung ương và các báo khác đau không đăng. Hai anh liền viết tiếp một "Thư ngỏ về công khai và dân chủ" quay ronéo gởi đi khắp nơi, trong đó công khai hóa mọi chuyện để cung cấp thông tin cho các báo chí, các cơ quan của trung ương, các hội nhà văn và anh em văn nghệ sĩ, trí thức trong cả nước.
Cùng trong thời gian này, Nguyễn Đại Lư viết một loạt bài về luật pháp hóa sự lãnh đạo của đảng, Hoài viết mấy bài về tự do báo chí và sắp xếp lại báo chí, động dao về chủ nghĩa xã hội, bàn về đổi mới, công khai và dân chủ. Một điều khá ngạc nhiên là báo đảng của tỉnh lại chịu đăng các bài này vì tổng biên tập muốn tỏ ra mình đổi mới. Ngay sau đó, thường trực tỉnh ủy chỉ đạo một số cán bộ chủ chốt của các ngành viết bài phê phán kịch liệt các bài của Nguyễn Đại Lư và Hoài, kiểm điểm tổng biên tập báo đáng tỉnh, không cho đăng các bài khác tham gia tranh luận, bênh vực hai anh cũng như bài trả lời của hai anh. Chính bí thư tỉnh ủy khi đi chỉ đạo đại hội đảng bộ các huyện đã mang mấy bài báo của hai anh ra phân tích như biểu hiện điển hình của tư tưởng và dân chủ tư sản hết sức nguy hiểm cần phải cảnh giác và đấu tranh.
Minh Hương và Hoài lại triệu tập họp hội viên để thảo luận về vấn đề tự do báo chí và góp ý về việc xử lý kỷ luật của tỉnh ủy đối với Minh Hương và Hoài. Thường trực tỉnh ủy định ngăn chặn cuộc họp với lý do nội dung không phù hợp, chưa báo cáo trước với ban tuyên huấn. Anh em nhà văn nghe tin bảo nhau dù tỉnh ủy không cho họp cũng cứ đến. Sợ gây căng thẳng không có lợi nên cuối cùng tỉnh ủy không ngăn chặn nhưng đích thân phó bí thư tỉnh ủy đến dự. Một cuộc đấu khẩu nổ ra và anh em nhà văn không hề kiêng nể phó bí thư cũng như các cán bộ của tỉnh ủy dự họp.
Có hai ý kiến và thái độ gây ấn tượng mạnh nhất làm phó bí thư sửng sốt và anh em nhà văn nức lòng.
Hằng Nga, nhà thơ nữ, con gái của một cựu tổng bí thư trung ương đảng, hiện đang sống ở đây, cũng là hội viên hội nhà văn thành phố Sương Mù, nói rất ít, rất nhỏ nhẹ nhưng đầy sức nặng:
- Tôi không có quan hệ thân thiết gì với hai anh Minh Hương và Hoài. Tôi đối với hai anh chỉ là hội viên đối với các anh trong ban chấp hành hội nhà văn như bao nhiêu người khác. Mới đây, tôi nghe tin hai anh sẽ bị khai trừ đảng và cách chức nên tôi phải có ý kiến. Ai có lương tâm cũng phải áy náy trước việc này. Tôi biết đảng có thể làm mọi chuyện. Như vụ Hoàng Minh Chính trước đây, bị trù dập hai mươi năm nhưng không hề công bố kỷ luật hay đưa ra tòa. Chỉ có đảng cộng sản Việt nam vì đại mới làm được chuyện đó thôi.
Vì chân thành với đảng nên tôi phải có ý kiến. Đừng làm cho người ta mất tín nhiệm với đảng. Đảng lãnh đạo phải có nghệ thuật. Hai anh Minh Hương và Hoài trong hoạt dộng của mình cũng phải có nghệ thuật, không phải thiếu trung thực. Đó là cách làm việc của hai anh, quy vào tính đảng là không đúng.
Qua phát biểu của đồng chí phó bí thư tỉnh ủy, tôi hiểu là hai anh Minh Hương và Hoài có thể bị khai trừ đảng và cách chức. Do đó tôi phải phát biểu trước điều sau đây nhân danh là hội viên hội nhà văn, là đảng viên và chi ủy viên chi bộ cơ quan tôi đang công tác. Tôi tự thấy năng lực và sự cống hiến của mình không bằng hai anh Minh Hương và Hoài, do đó nếu hai anh Minh Hương và Hoài bị khai trừ, tôi cũng không xứng đáng là đảng viên, tôi sẽ xin ra khỏi đảng.
Tiếp theo lời phát biểu đầy xúc động của Hằng Nga làm mọi người lặng đi lại là một sự việc vừa khôi hài vừa khó chịu. Trần Dương. một hội viên có thái độ bất nhất đối với Minh Hương và Hoài bỗng chạy bổ đến trước mặt Hằng Nga, cúi đầu, chắp tay, nói rất kịch, vừa nói vừa thổn thức lau nước mắt như đang khóc thật:
- Tôi xin chị. Tôi can chị. Tôi rất xúc động trước ý kiến của chị nhưng tôi xin chị đừng làm thế. Hai anh Minh Hương và Hoài không xứng đáng với thái độ của chị đâu. Tôi đau khổ quá. Tôi đau khổ vì không thể cung cấp một thông tin về Minh Hương và Hoài nhưng hai anh không xứng đáng đâu.
Mọi người nhao nhao lên:
- Thông tin gì? Nói đi. Nói đại đi.
Trần Dương giơ hai tay lên trời rồi ôm đầu lảo đảo trở về chỗ ngồi vừa rên rỉ:
- Tôi không thể kể. Tôi đau khổ quá nhưng rất tiếc không nói được. Không nói được.
Rồi anh ta ngồi im, gục đầu xuống làm mọi người tức giận ồn ào lên một lúc.
Nguyễn Đại Lư không đi dự họp nhưng đã gởi tới một bài phát biểu dài đến mười trang đánh máy nhờ Nguyễn Hữu đọc thay. Chắc anh phải thức đến mấy đêm tiến để chuẩn bị cho bài phát biểu gay go này.
"Ngày mai tôi phải dự một cuộc họp khác mà tôi không thể vắng mặt, tôi không thể đến dự cuộc họp của hội được. Tôi muốn qua lá thư này để phát biểu công khai quan điểm của mình về một vấn đề có trong chương trình nghị sự, đó là vấn đề xử lý kỷ luật hai anh Minh Hương và Hoài.
Trước đây, tôi chưa phát biểu công khai về việc này, bởi vì tôi chưa rõ hai anh bị quy về những khuyết điểm nào. Điều đáng tiếc là cho đến nay, tôi vẫn chưa được nghe lãnh đạo công bố chính thức những khuyết điểm của hai anh, phần lớn cũng chỉ nghe những lời truyền khẩu, mà cũng không phải là từ miệng những đồng chí lãnh đạo. Phát biểu trong hoàn cảnh như vậy kể cùng hơi khó. Tuy nhiên, điều làm tôi và một số anh chị em trong hội lo ngại là gần đây có tin đồn hai anh sắp bị thi hành kỷ luật. Không phát biểu sớm, tôi e rằng có khi lại quá muộn. Vì vậy tôi cứ mạnh dạn nói lên suy nghĩ chân thành của mình.
Trước hết, cần dẹp bỏ cái giáo điều cho rằng không phải là đảng viên thì không được quyền bàn việc của đảng. Trong một đất nước mà đảng giữ vai trò lãnh đạo, mọi hoạt động của đảng đều có ảnh hưởng ít nhiều đến vận mệnh quốc gia, đến cuộc sống từng người dân, cấm bàn chuyện đảng là điều cực kỳ phi lý. Hơn nữa, tuy không phải là đảng viên, tôi cũng không phải xa lạ gì với sinh hoạt của đảng. Hai năm ở chiến khu, đã từng là đối tượng đảng, quan hệ công tác với nhiều đảng viên, không ít bạn bè là đảng viên, sao tôi lại không hiểu được những vấn đề của đảng. Chính là với tư cách một người gần gũi với đảng, tin yêu và lo lắng cho đảng mà tôi phát biểu những điều sau đây.
Về trường hợp của hai anh Minh Hương và Hoài, theo những gì tôi nắm được, hai anh không phải là những kẻ phản bội, cũng không phải là sâu dân mọt nước, tham ô hối lộ, thoái hóa biến chất... Nếu hai anh bị thi hành kỷ luật vì những lý do tương tự tôi không phải nhọc công viết lá thư này.
Vậy thì tội tôi của hai anh là gì? Theo những gì tôi nghe được thì khuyết điểm chủ yếu của hai anh là đã dấu tranh mà không thông qua tổ chức đảng, nghĩa là thiếu ý thức kỷ luật. Nếu kê khai cụ thể thì có thể có bốn điểm, năm điều gì đó nhưng thực chất vấn đề có lẽ cũng chỉ có thế.
Tôi nghĩ rằng nếu xã hội ta thực sự dân chủ, nếu những quyền cơ bản của công dân được ghi trong hiến pháp được cụ thể hóa một cách đầy đủ thì hai anh Minh Hương và Hoài đã chẳng phải nhọc công đi hàng ngàn cây số ra tận thủ đô để nêu kiến nghị. Chỉ cần gửi cho bất cứ tờ báo nào là có thể bày tỏ công khai ý kiến của mình, hoặc chỉ cần nhờ một đại biểu quốc hội nào đó là có thể lên tiếng tại quốc hội. Có người cho rằng kiến nghị thì được nhưng vận động lấy chữ ký để làm kiến nghị tập thể thì không được. Tôi cho rằng đó là cách nói đế che đậy sự thật mà thôi. Biểu thị công khai ý kiến của mình về một vấn đề nào đó, dù là cá nhân hay tập thể, có gì là ghê gớm? Ta đã chẳng từng có phong trào lấy chữ ký vì hòa bình đó sao?
Hay là hai anh Minh Hương và Hoài sai lầm ở chỗ dám đòi cách chức một số vị lãnh đạo nào đó ở trung ương? Quả thật, đó là điều đáng coi là kinh khủng dưới chế độ chiếm hữu nô lệ hay chế độ phong kiến. ấy thế mà ngày xưa ông Chu Văn An dám dâng sớ xin chém đầu bảy tên nịnh thần, sử sách thời phong kiến cùng chẳng hè lên án. ở các nước dân chủ tư sản ngày nay, phê bình hay đòi cách chức cả đến tổng thống, thủ tướng có gì là đáng kinh hoàng đâu?
Có người cho rằng hai anh Minh Hương và Hoài đấu tranh như thế là "ngoài vòng của tổ chức". Đấu tranh trong pháp luật thì còn hiểu dược, chứ đấu tranh "trong vòng của tổ chức" thì thật khó hiểu. Nếu thủ trưởng của tôi là một kẻ thoái hóa, biến chất chẳng hạn, đấu tranh "trong vòng của tổ chức" có nghĩa là tôi tự mình biến thành "con vật tế thần", thành đối tượng trù dập của chính người bị tôi tố cáo. Lâu nay, không ít trường hợp đơn khiếu tố, khiếu nại lại chạy vòng vo, cuối cùng trở về tay kẻ bị khiếu nại, tố cáo. Thế là người tố cáo bị chính người mà mình tố cáo trù đập. Quần chúng làm sao còn có đủ can đảm để tiếp tục đấu tranh? Trong trường hợp hai anh Minh Hương và Hoài, hai anh đấu tranh cho dân chủ, cho báo chí, liên quan đến những vấn đề rộng lớn của cả nước. Nếu phải đấu tranh trong vòng tổ chức thì làm sao kiến nghị lên tới được trung ương? Và đã chắc gì đấu tranh trong tổ chức mà hai anh lại không bị quy cho khuyết điểm này nọ?
Vấn đề là phải xét xem các anh ấy và văn nghệ sĩ kiến nghị có hợp lý hay không để giải quyết thỏa đáng, chứ không phải thi hành kỷ luật hai anh ấy trước khi giải quyết xong những vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt đối với cả nước. Suy cho cùng, theo tôi, hai anh Minh Hương và Hoài đã phạm phải khuyết điểm sau đây: đã dám vượt qua ràng buộc của chế độ cũ lỗi thời để làm tròn trách nhiệm của những văn nghệ sĩ - công dân.
Đã từ lâu tôi có cảm nghĩ rằng điều lệ và những nguyên tắc hoạt động của đảng không còn phù hợp với tình hình mới. Trong kháng chiến, trong đấu tranh bí mật. sự đánh phá của kè thù vô cùng ác liệt, vì vậy, "bí mật của đảng" là điều cần bảo vệ tuyệt đối. Do điều kiện của cuộc đấu tranh gian khổ ấy, không thể áp dụng các phương pháp dân chủ. Sự phục tùng vô điều kiện đối với cấp trên là yêu cầu hàng đầu. Nhưng ngày nay tình hình đã đổi khác. "Bí mật nội bộ" rất dễ bị các phần lử thoái hóa biến chất trong đảng lợi dụng đê bao che nhau. Nạn "ô dù" phát triển là vì thế. Còn sự "phục tùng tuyệt đối" cùng dễ trở thành có lợi cho chủ nghĩa quan liêu.
Đảng là tổ chức tiên phong của giai cấp công nhân. Muốn giữ vững vai trò lãnh đạo của mình, đảng phải tự đổi mới để thích ứng với điều kiện mới, hoàn cảnh mới. Đáng tiếc là sự đổi mới ấy còn quá ít, quá chậm. Do vậy, mà không ít đảng viên đã cảm thấy bị ràng buộc, đứng trong hàng ngũ của đảng mà vẫn cảm thấy mình không làm tròn nhiệm vụ, không làm tròn được vai trò công dân gương mâu. Gần đây, hai người bạn của tôi đã làm đơn xin ra khỏi đảng: một người nguyên là tỉnh ủy viên, phó giám đốc trường đảng tỉnh, một người nguyên là thành ủy viên, phó chủ tịch ủy ban nhân dân thành phố. Bản thân tôi cũng không hoàn toàn tán thành hành động của hai anh, nhưng tôi tôn trọng tấm lòng của hai anh và hoàn toàn thông cảm với tâm tư của hai anh. Bởi vì, nếu đứng trong hàng ngũ của đảng mà không làm gì có lợi cho dân cho nước thì thà ra khỏi đảng còn hơn. Đó là những con người trung thực, mà những quần chúng trung thực thì bao giờ cùng đáng quý hơn những đảng viên không trung thực.
Còn bây giờ thì hai anh Minh Hương và Hoài đứng trong hàng ngũ của đảng để đấu tranh cho sự nghiệp đổi mới lại có nguy cơ bị khai trừ. Sự thật quả là ác nghiệt. Cái sự thật của một thời kỳ "quá độ" đen mức "quá quắt" này. Những con người đã từng một lòng một dạ với đảng và cho đến nay vẫn băn khoăn ray rứt với lý tưởng của đảng thì lại bị khai trừ hoặc tự mình rời khỏi hàng ngũ của đảng. Trong khi đó, không ít kẻ thoái hóa, biến chất, cơ hội, thậm chí sâu dân mọt nước, vẫn còn tiếp tục dùng danh nghĩa của đảng để mưu cầu lợi ích cá nhân. Không hiểu sao tôi cứ nghĩ rằng: nếu hai anh Minh Hương và Hoài bị khai trừ ra khỏi đảng thì điều đau xót ấy cùng chẳng khác gì sự đau xót của ông già Tanabai trong "Vĩnh biệt Gunxaru" của nhà văn Tsinghiz Aimatop. Người đảng viên bị khai trừ một cách oan ức ấy, vào một đêm khuya, đã phi ngựa như bay qua thảo nguyên để đến văn phòng huyện ủy trao lại lấm thẻ đảng của người bí thư chi bộ cũ của mình vừa từ trần, để được nới lên nói oan khuất của mình, nhưng chỉ gặp được những gương mặt lạnh lùng, thản nhiên của những cán bộ, nhân viên ở đấy. Sự đau xót của ông già Tanabai theo tôi, không phải là nỗi đau riêng tư. Và sự đau xót của hai anh Minh Hương và Hoài cũng là nỗi đau xót chung của chúng ta, của dân tộc này, và cả của đảng nữa.
Dù sao tôi vẫn tin rằng như một quy luật, muốn tồn tại và đứng vững, đảng phải tự mình thay đổi, hay như nhiều người thường nói, phải "tự lột xác". Cái bi kịch của hai anh Minh Hương và Hoài là đã bước một bước quá sớm. Nhưng ai đóng vai trò tiên phong mà không phải chấp nhận hy sinh, mất mát?
Có thể những điều tôi nói trong lá thư này là quá táo bạo và gây ra nguy hiểm cho chính bản thân tôi. Những bài báo của tôi trong thời gian vừa qua đã chúng đem lại cho tôi ít nhiều tai vạ đó sao? Có thể lãnh đạo sẽ nghe ý kiến chúng ta và cũng có thể không nghe. Nhưng điều quan trọng là chúng ta phải bày tỏ một lập trường, một thái độ dứt khoát, rõ ràng. Để cho con cháu chúng ta sau này vẫn còn tin rằng trên đời này còn có lẽ phải. Để cho các thế hệ sau này, khi tìm hiểu lại lịch sử, biết rằng: dù là trong thời buổi đảo điên, chân lý bị đánh lộn sòng, trắng đen lẫn lộn, vẫn còn có những con người trung thực, dũng cảm, dám đứng lên bảo vệ chân lý. Chúng ta, những người cằm bút, vốn không phải là những "anh hùng", những người có quyền lực. Nhưng chúng ta có sức mạnh. Sức mạnh ấy không phải do bản thân mỗi chúng ta, mà bắt nguồn từ chân lý, từ lòng tin vào nhân dân. Sức mạnh ấy, theo tôi nghĩ, chẳng ai có thể bẻ gầy được".
Sau cuộc họp, Minh Hương và Hoài tiếp tục nhận được nhiều thư từ của bạn bè văn nghệ khắp nơi gởi về chia xẻ, động viên.
Một loạt kiến nghị của anh em văn nghệ sĩ, trí thức trong tình, của các nhà văn là đảng viên ở bảy tỉnh miền Trung đã cùng ký các văn bản kiến nghị, tuyên bố với Minh Hương và Hoài trong chuyến đi, tới lấp gởi về thường trực tỉnh ủy yêu cầu không xử lý kỷ luật Minh Hương và Hoài. Các kiến nghị này rơi vào im lặng nặng nề của bộ máy đảng thành phố Sương Mù nhưng lại rung vang lời tâm huyết trong lòng anh em nhà văn. Điều đó làm Minh Hương và Hoài tăng thêm niềm tin vào sức mạnh của chân lý để tiếp tục cuộc đấu tranh.
Nửa đời nhìn lại
Tựa của Đặng Tiến
Đoạn mở đầu
1. Dấu hỏi đầu tiên
2. Một nét ưu tư
3. Nguồn gốc bi kịch
4. Chính trị và tình cảm
5. Xung đột
6. Chính trị và tình cảm
7. Chủ nghĩa xã hội
8. Tôn giáo
9. ích kỷ
10. ý đồ
11. Mây Đầu Non
12. Nỗi đau
13. Thực chất một chi bộ
14. Bài giảng trong nhà thờ
15. Giữa hai sức ép
16. Linh mục và tôn giáo
17. Thương cảm
18. Kiểm điểm
19. Né tránh trách nhiệm
20. Vĩnh biệt
21. Giọt nước làm tràn ly
22. Mây Đầu Non
23. Nhức nhối
24. Căm giận
25. Bất lực
26. Giã biệt. Những dấu hỏi
Phần II : Trong vòng kiềm tỏa
2. Lại về với nhau
3. Đối thoại với tỉnh ủy
4. Tạp chí La Ban
5. Bên bờ vực hư vô
6. Cú đấm trong bóng tối
7. Sơ Huyền ngày gặp lại
8. Âm mưu và đố kỵ
9. Ngựa hoang bị xiềng
10. Thủ đoạn
11. Bi kịch
12. Mây Đầu Non 3
13. Điều kiện
14. Đuổi bắt đến hư vô
15. Nhà văn và quyền lực chính trị
16. Tự do và ràng buộc
17. Sự thật ơi
18. Xót xa êm dịu
19. Câu chuyện một học giả
20. Đổi mới? Mây Đầu Non
21. Thêm một lần giã biệt
Đoạn trung chuyển
Phần III Cuộc đấu không cân sức
2. Đảng
3. Dưới mưa đêm
4. Tranh thủ hay đấu tranh
5. Bước đầu sôi động
6. Cơn lốc xoáy vào trong
7. Sức mạnh từ chân lý
8. Trước khi quá muộn
9. Chuyên chính vô sản
10 Phản trắc
11 Bút ký của người bị khai trừ đảng
12. Thung lũng mai anh đào
13. Ai đáng bị cách chức
14. Nguồn gốc của tai họa
15. Gốc thông trăm năm
16. Dân chủ và quyền lực
17. Con đường của quyền lực
18. Ân tình và khổ lụy
19. Sương mù
20. Mê đồ trận cuối cùng
21. Tiếng ngân dài trong hư không
Đoạn kết
Bạt ( của Hà Sĩ Phu)
Phụ Lục 1
Phụ Lục 2