watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Nửa đời nhìn lại-4. Chính trị và tình cảm - tác giả Tiêu Dao Bảo Cự Tiêu Dao Bảo Cự

Tiêu Dao Bảo Cự

4. Chính trị và tình cảm

Tác giả: Tiêu Dao Bảo Cự

Từ chỗ ông Tân ra, Hoài về nhà đã hơn 12 giờ trưa. Vừa bước vào nhà, Vy, vợ anh đang ngồi ở cửa nói ngay, giọng khó chịu:
- Sao anh không đợi tối hãy về một thể.
Hoài thấy nóng mặt, anh chưa kịp nói gì, Vy hỏi luôn:
- Anh có biết hôm nay là ngày gì không mà đi kỳ thế?
Hoài ngớ ra trong một giây:
"Chết rồi". Anh nghĩ thầm. Hôm nay là kỷ niệm đám cưới, đúng hơn là kỷ niệm "ngày về với nhau" như cách nói của vợ chồng anh. Hoài bước tới nắm tay Vy:
- Anh xin lỗi. Anh vẫn nhớ chứ nhưng hôm nay có việc quan trọng quá.
Vy rút tay ra, giận dỗi:
- Việc gì của anh mà chẳng quan trọng. Chỉ có việc ở nhà này là không quan trọng thôi.
"Lại cái giọng đó". Hoài nghĩ thầm nhưng anh cố gượng cười:
- Thôi. Anh xin lỗi rồi mà. Chiều nay anh sẽ đưa em và con đi chơi. Chịu không?
Hai vợ chồng anh vẫn có thói quen kỷ niệm "ngày về với nhau" của mình hằng năm bằng cách riêng tư. Thường là một bữa ăn đặc biệt, một buổi dạo chơi ngoài trời, một buổi uống cà-phê có bánh ngọt do Vy tự làm. Đây là dịp họ ôn lại những kỷ niệm đẹp trong quá khứ và trao đổi giải quyết những vấn đề vướng mắc phát sinh trong quá trình chung sống. Họ về với nhau thế mà đã năm năm và đã có một đứa con đầu lòng. Những lần kỷ niệm này thường êm ả nhưng cũng có lúc đầy sóng gió vì cuộc chung sống giữa Hoài và Vy nhiều hòa thuận nhưng cũng không ít bất đồng, từ tính cách cho đến quan điểm tư tưởng, lối sống. Hai năm sau giải phóng, trong cuộc sống mọi gian khổ hơn, những bất đồng giữa hai người càng sâu sắc hơn. Tuy nhiên cuộc sống chung lớn lao đã như một cơn lũ cuốn băng đi các số phận cá nhân, không cho họ thiếu thời gian để soi rọi lại nội tâm mình.
Buổi chiều. Hoài lấy xe gán máy chở Vy và bé Mộng Chiêu đi ra ngoại ô chơi. Chiếc xe cà tàng vẫn còn đủ sức chở ba người leo lên những dốc thoai thoải của con đường quốc lộ chạy qua thị xã vùng cao này. Từ sau giải phóng, hàu như gia đình Hoài đã mất đi thói quen đi chơi ngoài trời hằng tuần, một "tập quán tiểu tư sản đáng yêu" như lời Hoài nói. Những cuộc đi chơi không tốn kém, thoát ra khỏi cảnh chật hẹp của phố xá và cả những tù đọng quanh quẩn của tư tưởng hàng ngày để tìm một thoáng đạt thanh bình cho tâm hơn. Công việc hội họp không cho Hoài ngơi ra một lúc nào, kể cả ngày nghỉ và ban đêm.
Những đồi chè bạt ngàn hai bên đường chạy dài đến tận bìa rừng không còn xanh tươi như trước. Các đồn điền chè của tư sản cũ bị quốc hữu hóa, do các nông trường quốc doanh không đủ công nhân nên có nơi để cỏ mọc lút che phủ cả chè. Các nương chè của hợp tác xã thiếu phân bón nên còi cọc. Những đám mì, lang trồng chống đói mọc lên một cách trái cựa ở vệ đường, những nơi đất còn trống, tạo ra một cảm giác thiếu hòa hợp, thiếu thẩm mỹ một cách khó chịu.
Hoài dựng xe bên lẽ đường và ba người leo dốc lên đồi Thanh Xuân. Không hiểu sao người ta gọi tên ngọn đồi này là Thanh Xuân, nơi ở của một chủ đồn điền Pháp ngày trước. Ngọn đồi khá cao nổi lên sát quốc lộ, giữa một vùng chè bát ngát. Chung quanh sườn đồi và cả trên đỉnh, những cây rừng vẫn còn để mọc tự nhiên. Lên tới đỉnh đồi, Hoài và Vy cùng sửng sốt. Ngôi nhà ngói hai tầng của chủ đồn điền cũ mà trước đây hai người đã có dịp đến chơi đã biến mất như một phép lạ. Thỉnh thoảng Hoài vẫn đi ngang dưới đường nhưng không chú ý vì ngôi nhà bị che khuất sau rừng cây. Cuộc sống thiếu thốn đã làm người ta thanh toán sạch ngôi nhà vắng chủ này. Chỉ còn lại cái nền đá cùng bị đào bới nham nhở. "Chao ôi! Sự phá hoại rõ ràng nhanh hơn xây dựng nhiều". Hoài nghĩ một cách cay đắng.
Hoài tìm một bãi cỏ ở phía tây đỉnh đồi, trải tấm bạt và Vy bày các thứ bánh kẹo, nước uống mang theo ra. Bé Mộng Chiêu thích thú chạy sục sạo vào các bụi cây để hái hoa, bắt bướm, không thèm đến bánh kẹo mẹ đưa cho.
Hoài nằm ngửa gối đầu lên tay, Vy ngồi bên cạnh anh cùng nhìn mặt trời đang xuống dần sau kẽ lá của rừng sao cao vút. Ngọn gió phóng khoáng hình như không bao giờ thổi rì rào trên đỉnh cao êm ả này. Tiếng gió không làm khuấy động không gian yên tĩnh mà hình như lướt đi êm theo những con đường riêng của mình, những con đường không rõ ràng và không biên giới.
Hoài nói với Vy mà như tự nói với mình:
- Ngày trước chúng ta về với nhau để tìm một thanh bình riêng rẽ nhưng có lẽ đó chỉ là một ước vọng và những thoáng ngắn ngủi trong cuộc sống xô bồ này thôi. Làm sao có thể có được những yên bình riêng lâu dài trong cuộc sống này?
Vy không nhìn anh, củng nói như theo đuổi ý riêng:
- Nói gì đến yên bình lâu dài. Chỉ một thoáng thôi cũng đã hiếm hoi lắm rồi. Anh và cả em nữa, đâu còn thì giờ cho riêng mình.
- Biết sao được. Chúng ra sống trong xã hội mà. Hơn nữa lại là cuộc sống có trách nhiệm, sống bằng dấn thân cho lý tưởng chứ không phải sống cầu an.
- Anh luôn luôn nói đến lý tưởng, trách nhiệm. Điều đó đúng thôi. Em đâu phải không chia xẻ. Nhưng anh có nghĩ là đến một lúc nào đó, mình đánh mất cả mình không?
- Làm sao đánh mất mình được khi mình luôn sống bằng chính con người mình?
- Chưa chắc đâu. Đã có những lúc anh bị dụ vào hoàn cảnh và phải làm những điều anh không hề muốn hay không mấy tin tưởng.
- Em đừng nói thế. Anh luôn lin tưởng vào việc anh làm.
- Có chắc không? Những lời hô hào của anh và những ông cách mạng hiện nay có mang lại hiệu quả gì như lời hô hào không?
Hoài nén lại câu đối đáp của mình. Anh nghe trong giọng nói của Vy đâu có nhiều gay gắt, cả của anh nữa. Tại sao thế? Gần đây những cuộc nói chuyện của hai vợ chồng thường xuyên trở nên gay gắt vì bất đồng quan điểm. Kể cả trong buổi chiều êm ả này hay sao?
Hoài cố tình nín lặng. Tiếng nói của Vy bay lên như một mũi kim nhói buốt xuyên vào sự yên tĩnh hiếm hoi của không gian và của cả tâm hồn Hoài.
- Cách mạng hô hào nhiều quá. Bao nhiêu đường lối, nghị quyết, khẩu hiệu. Nhưng phải chăng đó chỉ là những ngôn từ không có thực chất? Đâu phải em không từng tin tưởng và thực hiện? Hai năm qua, em đã học bao nhiêu lớp chính trị, đã phê bình và tự phê bình ra trò, đã soạn giáo án, thăm lớp, dự giờ, đăng ký thi đua, hoạt động công đoàn, rồi cả thêm dạy xóa nạn mù chữ, sinh hoạt với thanh niên địa phương và bao nhiêu thứ hằm bà lằng khác. Sống vì tập thể, dẹp bỏ cá nhân đến nỗi không có thì giờ lo cho cái gì riêng tư của mình nữa. Nhiều bữa gởi con không được phải mang nó đến lớp, có khi nó khóc nhè, đái ỉa cả trong giờ học. Thế mà vẫn bị phê là thiếu phấn đấu, ảnh hưởng tiểu tư sản, không được vô biên chế, không được kết nạp đoàn. Còn những ông bà cán bộ, từ trường cho đến phòng giáo dục thì lè phè, vô trách nhiệm, chỉ biết đi giáo huấn và phê bình người khác, kiểm điểm người khác trong khi bản thân mình không một chút gương mẫu. Các ông bà ở ngoài bắc vào, trong rừng ra đã bắt đầu "miền Nam hóa", sắm xe cộ, máy móc, quần áo mốt, xây nhà cửa. Tiền bạc ở đâu ra nếu không phải là hối lộ, ăn cắp? Thế mà một số dân miền Nam lại học đòi đội mũ cối, mặc áo đại cán, đi dép râu.
Thật nực cười! Hình tượng người cán bộ cách mạng, anh bộ đội cụ Hồ sáng ngời hào quang ngày mới giải phóng đã hoen ố rồi. Ngay cả chính anh cũng có lần đã có một cái mũ tai bèo và một đôi dép râu, may mà chưa có mũ cối và áo đại cán! Anh đâu từng nói cán bộ cách mạng cũng có quyền được hưởng thụ, có nhà cửa xe cộ sau bao nhiêu hy sinh, mất mát trong một cuộc chiến tranh dài. Đồng ý. Nhưng "cán bộ là đầy tớ của nhân dân, khổ trước nhân dân, sướng sau nhân dân" kia mà! Nhân dân còn khổ lắm.
Dân miền Nam đâu phải ai cùng là đồ bóc lột, tư sản, "ngụy" hết. Bao nhiêu người lao động trước đây và hiện nay vẫn đổ mồ hôi, sôi nước mắt vẫn không đủ sống. Kể cả gia đình chúng ta đây đã có mấy lúc không nợ đâu. Nhà cửa, đồ đạc nào có gì ra hồn. Cách mạng xóa bỏ bất công ư? Bất công cũ chưa xóa được, bất công mới đã hình thành. Cán bộ có phải là một giai cấp mới không? Dĩ nhiên, không chối cãi rằng có một số cán bộ tốt, cho đến giờ vẫn sống đạm bạc, làm việc nhiều, nhưng số cán bộ không làm đúng điều bác Hồ dạy không phải là ít. Chức quyền, tư tưởng công thần đã làm họ hư hỏng nhanh chóng. Chính họ đã nhiễm độc tàn dư của chế độ cũ mà họ lên án nhanh hơn ai cả. Vậy thì làm sao có cách mạng được? Đến bao giờ nhân dân mới có hạnh phúc khi tình hình diễn ra theo chiều hướng này, kinh tế suy sụp cán bộ thoái hóa biến chất cho dù đảng ra hết nghị quyết này đến nghị quyết khác?
Bản thân anh nữa. Anh có phải là cách mạng không dù anh là đảng viên? Người ta có tin tưởng anh không, thứ "trí thức tiểu tư sản miền Nam", gia đình dính líu ngụy? Lại còn cái chuyện rắc rối gì đó liên quan đến chi bộ Trung Kiên của anh và việc tổ chức bố trí công tác mà anh đâu nói. Người ta đâu có tin anh vì anh không phải là cách mạng gộc, thứ thiệt. Phải ở ngoài bắc vào hay trong rừng ra kìa. Anh đã công tác hết mình nhưng mang lại được gì? Lòng tin của tổ chức, của nhân dân, của ngay gia đình này, có không? Anh cứ nói xã hội tốt, gia đình sẽ tốt nhưng đến bao giờ xã hội mới tốt? Xã hội nào lo cho vợ con anh? Xã hội chưa tốt nhưng con anh tuy còn bé đã bắt đầu nhiễm các tính xấu. Anh không giáo dục thì ai sẽ giáo dục nó? Anh lấy thì giờ đâu ra để dạy con, chăm sóc vợ? Chao ôi, khi anh về nhà, thấy vợ con còn sống là anh yên lòng chứ anh hiểu được vợ anh nghĩ gì, con anh hư hỏng ra sao? Anh trách móc khi về đến nhà vợ con không vui vẻ. Phải mặc quan áo đẹp, xức nước hoa, sửa soạn sẵn nụ cười để đón anh chăng? Em cũng muốn lắm. Nhưng dạy học mệt bã người, về là phải lăn vào bếp, đầu tắt mặt tối đủ thứ việc, cười gì nổi nữa. Anh đi về mệt, anh cũng chỉ nằm vật ra đấy thôi, còn quan tâm đến ai nữa. Hạnh phúc gia đình, thanh bình riêng rẽ.
Anh nói như trong tiểu thuyết. Thời đại này không có chỗ cho gia đình, cá nhân đâu. Anh còn muốn bán cả nhà để vào ở tập thể nữa kìa... Giọng Vy bỗng nghẹn đi, tức tưởi. Hoài nhìn vợ. Hai dòng nước mắt chảy dài trên má Vy, trên khuôn mặt hằn một nỗi đau khổ vô hình nhưng rõ ràng đến làm anh phát sợ. Những lời nói của Vy xuyên suốt tâm can anh như một nhát dao đâm nhức nhối. Anh phản ứng trong im lặng từng lời, từng ý của vợ anh. Anh đâu thiếu lý luận. Anh được trang bị đầy đủ bằng các nghị quyết và cả niềm tin, nhiệt tình cách mạng của chính anh. Thời kỳ quá độ, khó khăn tạm thời, ảnh hưởng của chế độ cũ, tư tưởng công thần và diễn biển hòa bình trong một số cán bộ, đảng viên, những vấn đề của lịch sử, vừa có vừa chưa có chủ nghĩa xã hội, cuộc đấu tranh "ai thắng ai"... Đã bao lần vợ chồng anh tranh luận. Anh đã thuyết phục được nhiều người nhưng không thuyết phục được vợ anh. Mà có thực anh thuyết phục được mọi người không khi anh đứng trên bục giảng trong các phòng họp? Người ta nghe anh phát biểu, thảo luận theo nghị quyết nhưng thực sự người ta nghĩ gì?
Hôm nay anh không muốn tranh luận với Vy vì anh biết sẽ vô ích. Anh muốn ôm lấy vợ, hôn lên khuôn mặt đầy nước mắt của Vy nhưng sao anh lại ngại ngần, sợ mình trở thành lố bịch. Chính trị xen vào tình cảm làm thui chột cả tình cảm chăng? Anh nằm trơ như đá nhìn lên bầu trời đã nhuốm hoàng hôn, nghe tiếng tức tưởi của Vy tràn ngập cả không gian, vang động cả rừng cây, cả tâm hồn anh. Một ý nghĩ kiêu hãnh đã nhiều lần chi phối anh: "Người cộng sản có thể cải tạo cả thế giới, có lý nào không cải tạo được đất nước, gia đình mình?" Giờ phút này, anh vẫn còn tin vào điều đó.
"Mẹ ơi?" Tiếng bé Mộng Chiêu thét lên làm cả hai người choàng tỉnh. Vy và Hoài chạy bổ đến bụi cây nơi bé vừa ngã xuống, không biết rõ gai đâm hay con gì cắn.



Từ chỗ ông Tân ra, Hoài về nhà đã hơn 12 giờ trưa. Vừa bước vào nhà, Vy, vợ anh đang ngồi ở cửa nói ngay, giọng khó chịu:
- Sao anh không đợi tối hãy về một thể.
Hoài thấy nóng mặt, anh chưa kịp nói gì, Vy hỏi luôn:
- Anh có biết hôm nay là ngày gì không mà đi kỳ thế?
Hoài ngớ ra trong một giây:
"Chết rồi". Anh nghĩ thầm. Hôm nay là kỷ niệm đám cưới, đúng hơn là kỷ niệm "ngày về với nhau" như cách nói của vợ chồng anh. Hoài bước tới nắm tay Vy:
- Anh xin lỗi. Anh vẫn nhớ chứ nhưng hôm nay có việc quan trọng quá.
Vy rút tay ra, giận dỗi:
- Việc gì của anh mà chẳng quan trọng. Chỉ có việc ở nhà này là không quan trọng thôi.
"Lại cái giọng đó". Hoài nghĩ thầm nhưng anh cố gượng cười:
- Thôi. Anh xin lỗi rồi mà. Chiều nay anh sẽ đưa em và con đi chơi. Chịu không?
Hai vợ chồng anh vẫn có thói quen kỷ niệm "ngày về với nhau" của mình hằng năm bằng cách riêng tư. Thường là một bữa ăn đặc biệt, một buổi dạo chơi ngoài trời, một buổi uống cà-phê có bánh ngọt do Vy tự làm. Đây là dịp họ ôn lại những kỷ niệm đẹp trong quá khứ và trao đổi giải quyết những vấn đề vướng mắc phát sinh trong quá trình chung sống. Họ về với nhau thế mà đã năm năm và đã có một đứa con đầu lòng. Những lần kỷ niệm này thường êm ả nhưng cũng có lúc đầy sóng gió vì cuộc chung sống giữa Hoài và Vy nhiều hòa thuận nhưng cũng không ít bất đồng, từ tính cách cho đến quan điểm tư tưởng, lối sống. Hai năm sau giải phóng, trong cuộc sống mọi gian khổ hơn, những bất đồng giữa hai người càng sâu sắc hơn. Tuy nhiên cuộc sống chung lớn lao đã như một cơn lũ cuốn băng đi các số phận cá nhân, không cho họ thiếu thời gian để soi rọi lại nội tâm mình.
Buổi chiều. Hoài lấy xe gán máy chở Vy và bé Mộng Chiêu đi ra ngoại ô chơi. Chiếc xe cà tàng vẫn còn đủ sức chở ba người leo lên những dốc thoai thoải của con đường quốc lộ chạy qua thị xã vùng cao này. Từ sau giải phóng, hàu như gia đình Hoài đã mất đi thói quen đi chơi ngoài trời hằng tuần, một "tập quán tiểu tư sản đáng yêu" như lời Hoài nói. Những cuộc đi chơi không tốn kém, thoát ra khỏi cảnh chật hẹp của phố xá và cả những tù đọng quanh quẩn của tư tưởng hàng ngày để tìm một thoáng đạt thanh bình cho tâm hơn. Công việc hội họp không cho Hoài ngơi ra một lúc nào, kể cả ngày nghỉ và ban đêm.
Những đồi chè bạt ngàn hai bên đường chạy dài đến tận bìa rừng không còn xanh tươi như trước. Các đồn điền chè của tư sản cũ bị quốc hữu hóa, do các nông trường quốc doanh không đủ công nhân nên có nơi để cỏ mọc lút che phủ cả chè. Các nương chè của hợp tác xã thiếu phân bón nên còi cọc. Những đám mì, lang trồng chống đói mọc lên một cách trái cựa ở vệ đường, những nơi đất còn trống, tạo ra một cảm giác thiếu hòa hợp, thiếu thẩm mỹ một cách khó chịu.
Hoài dựng xe bên lẽ đường và ba người leo dốc lên đồi Thanh Xuân. Không hiểu sao người ta gọi tên ngọn đồi này là Thanh Xuân, nơi ở của một chủ đồn điền Pháp ngày trước. Ngọn đồi khá cao nổi lên sát quốc lộ, giữa một vùng chè bát ngát. Chung quanh sườn đồi và cả trên đỉnh, những cây rừng vẫn còn để mọc tự nhiên. Lên tới đỉnh đồi, Hoài và Vy cùng sửng sốt. Ngôi nhà ngói hai tầng của chủ đồn điền cũ mà trước đây hai người đã có dịp đến chơi đã biến mất như một phép lạ. Thỉnh thoảng Hoài vẫn đi ngang dưới đường nhưng không chú ý vì ngôi nhà bị che khuất sau rừng cây. Cuộc sống thiếu thốn đã làm người ta thanh toán sạch ngôi nhà vắng chủ này. Chỉ còn lại cái nền đá cùng bị đào bới nham nhở. "Chao ôi! Sự phá hoại rõ ràng nhanh hơn xây dựng nhiều". Hoài nghĩ một cách cay đắng.
Hoài tìm một bãi cỏ ở phía tây đỉnh đồi, trải tấm bạt và Vy bày các thứ bánh kẹo, nước uống mang theo ra. Bé Mộng Chiêu thích thú chạy sục sạo vào các bụi cây để hái hoa, bắt bướm, không thèm đến bánh kẹo mẹ đưa cho.
Hoài nằm ngửa gối đầu lên tay, Vy ngồi bên cạnh anh cùng nhìn mặt trời đang xuống dần sau kẽ lá của rừng sao cao vút. Ngọn gió phóng khoáng hình như không bao giờ thổi rì rào trên đỉnh cao êm ả này. Tiếng gió không làm khuấy động không gian yên tĩnh mà hình như lướt đi êm theo những con đường riêng của mình, những con đường không rõ ràng và không biên giới.
Hoài nói với Vy mà như tự nói với mình:
- Ngày trước chúng ta về với nhau để tìm một thanh bình riêng rẽ nhưng có lẽ đó chỉ là một ước vọng và những thoáng ngắn ngủi trong cuộc sống xô bồ này thôi. Làm sao có thể có được những yên bình riêng lâu dài trong cuộc sống này?
Vy không nhìn anh, củng nói như theo đuổi ý riêng:
- Nói gì đến yên bình lâu dài. Chỉ một thoáng thôi cũng đã hiếm hoi lắm rồi. Anh và cả em nữa, đâu còn thì giờ cho riêng mình.
- Biết sao được. Chúng ra sống trong xã hội mà. Hơn nữa lại là cuộc sống có trách nhiệm, sống bằng dấn thân cho lý tưởng chứ không phải sống cầu an.
- Anh luôn luôn nói đến lý tưởng, trách nhiệm. Điều đó đúng thôi. Em đâu phải không chia xẻ. Nhưng anh có nghĩ là đến một lúc nào đó, mình đánh mất cả mình không?
- Làm sao đánh mất mình được khi mình luôn sống bằng chính con người mình?
- Chưa chắc đâu. Đã có những lúc anh bị dụ vào hoàn cảnh và phải làm những điều anh không hề muốn hay không mấy tin tưởng.
- Em đừng nói thế. Anh luôn lin tưởng vào việc anh làm.
- Có chắc không? Những lời hô hào của anh và những ông cách mạng hiện nay có mang lại hiệu quả gì như lời hô hào không?
Hoài nén lại câu đối đáp của mình. Anh nghe trong giọng nói của Vy đâu có nhiều gay gắt, cả của anh nữa. Tại sao thế? Gần đây những cuộc nói chuyện của hai vợ chồng thường xuyên trở nên gay gắt vì bất đồng quan điểm. Kể cả trong buổi chiều êm ả này hay sao?
Hoài cố tình nín lặng. Tiếng nói của Vy bay lên như một mũi kim nhói buốt xuyên vào sự yên tĩnh hiếm hoi của không gian và của cả tâm hồn Hoài.
- Cách mạng hô hào nhiều quá. Bao nhiêu đường lối, nghị quyết, khẩu hiệu. Nhưng phải chăng đó chỉ là những ngôn từ không có thực chất? Đâu phải em không từng tin tưởng và thực hiện? Hai năm qua, em đã học bao nhiêu lớp chính trị, đã phê bình và tự phê bình ra trò, đã soạn giáo án, thăm lớp, dự giờ, đăng ký thi đua, hoạt động công đoàn, rồi cả thêm dạy xóa nạn mù chữ, sinh hoạt với thanh niên địa phương và bao nhiêu thứ hằm bà lằng khác. Sống vì tập thể, dẹp bỏ cá nhân đến nỗi không có thì giờ lo cho cái gì riêng tư của mình nữa. Nhiều bữa gởi con không được phải mang nó đến lớp, có khi nó khóc nhè, đái ỉa cả trong giờ học. Thế mà vẫn bị phê là thiếu phấn đấu, ảnh hưởng tiểu tư sản, không được vô biên chế, không được kết nạp đoàn. Còn những ông bà cán bộ, từ trường cho đến phòng giáo dục thì lè phè, vô trách nhiệm, chỉ biết đi giáo huấn và phê bình người khác, kiểm điểm người khác trong khi bản thân mình không một chút gương mẫu. Các ông bà ở ngoài bắc vào, trong rừng ra đã bắt đầu "miền Nam hóa", sắm xe cộ, máy móc, quần áo mốt, xây nhà cửa. Tiền bạc ở đâu ra nếu không phải là hối lộ, ăn cắp? Thế mà một số dân miền Nam lại học đòi đội mũ cối, mặc áo đại cán, đi dép râu.
Thật nực cười! Hình tượng người cán bộ cách mạng, anh bộ đội cụ Hồ sáng ngời hào quang ngày mới giải phóng đã hoen ố rồi. Ngay cả chính anh cũng có lần đã có một cái mũ tai bèo và một đôi dép râu, may mà chưa có mũ cối và áo đại cán! Anh đâu từng nói cán bộ cách mạng cũng có quyền được hưởng thụ, có nhà cửa xe cộ sau bao nhiêu hy sinh, mất mát trong một cuộc chiến tranh dài. Đồng ý. Nhưng "cán bộ là đầy tớ của nhân dân, khổ trước nhân dân, sướng sau nhân dân" kia mà! Nhân dân còn khổ lắm.
Dân miền Nam đâu phải ai cùng là đồ bóc lột, tư sản, "ngụy" hết. Bao nhiêu người lao động trước đây và hiện nay vẫn đổ mồ hôi, sôi nước mắt vẫn không đủ sống. Kể cả gia đình chúng ta đây đã có mấy lúc không nợ đâu. Nhà cửa, đồ đạc nào có gì ra hồn. Cách mạng xóa bỏ bất công ư? Bất công cũ chưa xóa được, bất công mới đã hình thành. Cán bộ có phải là một giai cấp mới không? Dĩ nhiên, không chối cãi rằng có một số cán bộ tốt, cho đến giờ vẫn sống đạm bạc, làm việc nhiều, nhưng số cán bộ không làm đúng điều bác Hồ dạy không phải là ít. Chức quyền, tư tưởng công thần đã làm họ hư hỏng nhanh chóng. Chính họ đã nhiễm độc tàn dư của chế độ cũ mà họ lên án nhanh hơn ai cả. Vậy thì làm sao có cách mạng được? Đến bao giờ nhân dân mới có hạnh phúc khi tình hình diễn ra theo chiều hướng này, kinh tế suy sụp cán bộ thoái hóa biến chất cho dù đảng ra hết nghị quyết này đến nghị quyết khác?
Bản thân anh nữa. Anh có phải là cách mạng không dù anh là đảng viên? Người ta có tin tưởng anh không, thứ "trí thức tiểu tư sản miền Nam", gia đình dính líu ngụy? Lại còn cái chuyện rắc rối gì đó liên quan đến chi bộ Trung Kiên của anh và việc tổ chức bố trí công tác mà anh đâu nói. Người ta đâu có tin anh vì anh không phải là cách mạng gộc, thứ thiệt. Phải ở ngoài bắc vào hay trong rừng ra kìa. Anh đã công tác hết mình nhưng mang lại được gì? Lòng tin của tổ chức, của nhân dân, của ngay gia đình này, có không? Anh cứ nói xã hội tốt, gia đình sẽ tốt nhưng đến bao giờ xã hội mới tốt? Xã hội nào lo cho vợ con anh? Xã hội chưa tốt nhưng con anh tuy còn bé đã bắt đầu nhiễm các tính xấu. Anh không giáo dục thì ai sẽ giáo dục nó? Anh lấy thì giờ đâu ra để dạy con, chăm sóc vợ? Chao ôi, khi anh về nhà, thấy vợ con còn sống là anh yên lòng chứ anh hiểu được vợ anh nghĩ gì, con anh hư hỏng ra sao? Anh trách móc khi về đến nhà vợ con không vui vẻ. Phải mặc quan áo đẹp, xức nước hoa, sửa soạn sẵn nụ cười để đón anh chăng? Em cũng muốn lắm. Nhưng dạy học mệt bã người, về là phải lăn vào bếp, đầu tắt mặt tối đủ thứ việc, cười gì nổi nữa. Anh đi về mệt, anh cũng chỉ nằm vật ra đấy thôi, còn quan tâm đến ai nữa. Hạnh phúc gia đình, thanh bình riêng rẽ.
Anh nói như trong tiểu thuyết. Thời đại này không có chỗ cho gia đình, cá nhân đâu. Anh còn muốn bán cả nhà để vào ở tập thể nữa kìa... Giọng Vy bỗng nghẹn đi, tức tưởi. Hoài nhìn vợ. Hai dòng nước mắt chảy dài trên má Vy, trên khuôn mặt hằn một nỗi đau khổ vô hình nhưng rõ ràng đến làm anh phát sợ. Những lời nói của Vy xuyên suốt tâm can anh như một nhát dao đâm nhức nhối. Anh phản ứng trong im lặng từng lời, từng ý của vợ anh. Anh đâu thiếu lý luận. Anh được trang bị đầy đủ bằng các nghị quyết và cả niềm tin, nhiệt tình cách mạng của chính anh. Thời kỳ quá độ, khó khăn tạm thời, ảnh hưởng của chế độ cũ, tư tưởng công thần và diễn biển hòa bình trong một số cán bộ, đảng viên, những vấn đề của lịch sử, vừa có vừa chưa có chủ nghĩa xã hội, cuộc đấu tranh "ai thắng ai"... Đã bao lần vợ chồng anh tranh luận. Anh đã thuyết phục được nhiều người nhưng không thuyết phục được vợ anh. Mà có thực anh thuyết phục được mọi người không khi anh đứng trên bục giảng trong các phòng họp? Người ta nghe anh phát biểu, thảo luận theo nghị quyết nhưng thực sự người ta nghĩ gì?
Hôm nay anh không muốn tranh luận với Vy vì anh biết sẽ vô ích. Anh muốn ôm lấy vợ, hôn lên khuôn mặt đầy nước mắt của Vy nhưng sao anh lại ngại ngần, sợ mình trở thành lố bịch. Chính trị xen vào tình cảm làm thui chột cả tình cảm chăng? Anh nằm trơ như đá nhìn lên bầu trời đã nhuốm hoàng hôn, nghe tiếng tức tưởi của Vy tràn ngập cả không gian, vang động cả rừng cây, cả tâm hồn anh. Một ý nghĩ kiêu hãnh đã nhiều lần chi phối anh: "Người cộng sản có thể cải tạo cả thế giới, có lý nào không cải tạo được đất nước, gia đình mình?" Giờ phút này, anh vẫn còn tin vào điều đó.
"Mẹ ơi?" Tiếng bé Mộng Chiêu thét lên làm cả hai người choàng tỉnh. Vy và Hoài chạy bổ đến bụi cây nơi bé vừa ngã xuống, không biết rõ gai đâm hay con gì cắn.
Nửa đời nhìn lại
Tựa của Đặng Tiến
Đoạn mở đầu
1. Dấu hỏi đầu tiên
2. Một nét ưu tư
3. Nguồn gốc bi kịch
4. Chính trị và tình cảm
5. Xung đột
6. Chính trị và tình cảm
7. Chủ nghĩa xã hội
8. Tôn giáo
9. ích kỷ
10. ý đồ
11. Mây Đầu Non
12. Nỗi đau
13. Thực chất một chi bộ
14. Bài giảng trong nhà thờ
15. Giữa hai sức ép
16. Linh mục và tôn giáo
17. Thương cảm
18. Kiểm điểm
19. Né tránh trách nhiệm
20. Vĩnh biệt
21. Giọt nước làm tràn ly
22. Mây Đầu Non
23. Nhức nhối
24. Căm giận
25. Bất lực
26. Giã biệt. Những dấu hỏi
Phần II : Trong vòng kiềm tỏa
2. Lại về với nhau
3. Đối thoại với tỉnh ủy
4. Tạp chí La Ban
5. Bên bờ vực hư vô
6. Cú đấm trong bóng tối
7. Sơ Huyền ngày gặp lại
8. Âm mưu và đố kỵ
9. Ngựa hoang bị xiềng
10. Thủ đoạn
11. Bi kịch
12. Mây Đầu Non 3
13. Điều kiện
14. Đuổi bắt đến hư vô
15. Nhà văn và quyền lực chính trị
16. Tự do và ràng buộc
17. Sự thật ơi
18. Xót xa êm dịu
19. Câu chuyện một học giả
20. Đổi mới? Mây Đầu Non
21. Thêm một lần giã biệt
Đoạn trung chuyển
Phần III Cuộc đấu không cân sức
2. Đảng
3. Dưới mưa đêm
4. Tranh thủ hay đấu tranh
5. Bước đầu sôi động
6. Cơn lốc xoáy vào trong
7. Sức mạnh từ chân lý
8. Trước khi quá muộn
9. Chuyên chính vô sản
10 Phản trắc
11 Bút ký của người bị khai trừ đảng
12. Thung lũng mai anh đào
13. Ai đáng bị cách chức
14. Nguồn gốc của tai họa
15. Gốc thông trăm năm
16. Dân chủ và quyền lực
17. Con đường của quyền lực
18. Ân tình và khổ lụy
19. Sương mù
20. Mê đồ trận cuối cùng
21. Tiếng ngân dài trong hư không
Đoạn kết
Bạt ( của Hà Sĩ Phu)
Phụ Lục 1
Phụ Lục 2