watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Nửa đời nhìn lại-16. Tự do và ràng buộc - tác giả Tiêu Dao Bảo Cự Tiêu Dao Bảo Cự

Tiêu Dao Bảo Cự

16. Tự do và ràng buộc

Tác giả: Tiêu Dao Bảo Cự

Vy ngồi bên cạnh giường im lặng nhìn Hoài nằm thiêm thiếp mê mệt. Mấy người bạn vừa đưa anh về sau cuộc nhậu nhẹt và anh đã say đến độ không còn biết gì nữa. Buổi sáng, trước khi đi Hoài đã có báo trưa anh không về ăn cơm vì có anh bạn mời đi nhậu ở nhà hàng đề mừng cuốn sách của anh ta vừa xuất bản. Vy vẫn tưởng quá trưa anh sẽ về nhưng mãi đến chiều, rồi tối mịt anh vẫn chưa về. Vy quá sốt ruột, lo ngại anh có thể say sưa bị trúng gió hoặc gặp chuyện gì bất thường nên đã đến nhà hàng - nơi anh đã nói - để tìm anh. Đến nơi, Vy thấy xe của Hoài để bên ngoài, nhìn qua cửa kính, thoáng thấy Hoài đang ngời với các bạn nên cô cùng yên tâm. Cô định vào nhưng rồi lại ngần ngại. Cô sợ Hoài sẽ tự ái vì cho rằng anh không được tự do, lúc nào cũng bị ràng buộc. Thế là cô lặng lẽ trở về dù cô đã đi bộ gần hai cây số để đến đây.
Trên đường về, Vy đếm bước âm thầm trên con đường mờ tối lộng gió. Cô chợt nhớ đến một đêm đầy ấn tượng lúc Hoài và cô mới về với nhau ở thành phố Đất Đỏ. Đó là một đêm giới nghiêm do tình hình mất an ninh. Hoài lên cơn sốt vật vả vì một chứng bệnh mãn tính và chỉ có một thứ thuốc đặc trị quen dùng mới làm anh hạ sốt. Lúc đó đã 11 giờ khuya. Hoài bảo anh sẽ cố chịu đến sáng mai rồi sẽ đi mua thuốc. Vy nhìn Hoài đau đớn lăn lộn và cô cảm thấy mình bất lực một cách vô lý. Nhân một lúc Hoài thiếp đi cô vội vã khoác chiếc áo măng-tô chạy ra phố. Đường khuya đêm đó cùng mờ tối và lộng gió như đêm nay. Những thân cây to lớn đen sầm đứng lù lù bên đường như đang chờ đợi để quật cô ngả xuống. Những ngôi nhà đóng cửa im lìm. Cô vừa đi vừa chạy như một người mê hoảng. Ra phố, cô phải đập cửa đến hiệu thuốc thứ ba người ta mới chịu mờ. Khi về, một chiếc xe quân cảnh đã chặn cô lại và người ta căn vặn cô đủ điều. Đi đâu giờ này? Liên lạc cho Việt Cộng phải không? Giấy tờ đâu? Một tên quân cảnh khả ố giơ tay vuốt má cô và dọa bắt cô lên xe đưa về đòn xét hỏi. Một tên khác tỏ ra tử tế khi thấy cô đưa hộp thuốc ra và đã nói với bạn để cho cô đi. Cô đã chạy một mạch về nhà khi Hoài vẫn còn thiêm thiếp trong cơn sốt mê mệt.
Đó chỉ là một trong vô số những điều cô đã chăm sóc, lo lắng cho Hoài. Đó không phải chỉ là trách nhiệm mà là tình cảm tự nhiên, sự thôi thúc cô không thể nào cưỡng được. Chẳng phải cô và Hoài đã về với nhau để chia xẻ số phận giữa cuộc sống trần gian đầy khổ lụy này hay sao? Cô vẫn nhớ đinh ninh lời ước nguyện đó đã được hai người nhắc lại bao nhiêu lằn bằng nhiều cách diễn đạt khác nhau, trong những quán cà-phê đèn mờ ở Sài Gòn ngày hai người mới quen nhau. Cô muốn sống hết mình cho lời nguyện ước, đó chính là hạnh phúc nhưng cũng là nỗi khổ của đời cô Hoài không chối bỏ anh là người đam mê cuồng nhiệt nhưng chóng tàn. Anh không hề dối trá khi nói ra những lời cháy bỏng hay làm những hành động điên cuồng. Thế nhưng sau đó anh có thể quên đi nhanh chóng. Khi về với nhau, Hoài đã coi Vy là cứu cánh duy nhất của đời mình, nhưng chỉ một thời gian ngắn sau đó, anh đã nói không cuộc đời anh không chỉ có anh và Vy. Anh còn có quá khứ, có tương lai và bao nhiêu mối quan hệ, bao nhiêu vấn đề phải quan tâm trong cuộc đời này. Đôi khi anh nói hôn nhân đối với anh là một lỡ lầm. Nhưng lần khác, anh bảo gia đình là nơi trú ẩn hạnh phúc nhưng chưa đủ, gia đình không phải là tất cả.
Dĩ nhiên Vy không buộc Hoài phải sống chỉ cho gia đình, vì gia đình. Anh còn bao nhiêu hoài bão và anh là kẻ đấu tranh không ngừng. Cô sẵn sàng chia xẻ, giúp đỡ và tham dự cùng anh trong những cóng việc anh làm, dù khó khăn nguy hiểm. Nhưng nhiều lúc cô thấy mình như một cái gì cấn cái, vướng víu đối với anh, ngay cả trong những hành động âu yếm như lau mặt, nhổ tóc sâu, thay quần áo cho anh, thậm chí cả lúc hôn từ biệt anh mỗi ngày trước khi anh đi làm. Anh là cái gì bất nhất, tự do đến thành phóng đãng, không chịu được bất cứ ràng buộc nào, dù là sự ràng buộc êm ái của tình yêu.
Cô có thể nhượng bộ anh trong những cuộc tranh cãi về chính trị. Không phải cô bị khuất phục nhưng cô biết anh theo đuổi những gì anh cho là lý tưởng với sự chân thành cuồng nhiệt và trong sáng nhất, đôi khi gần như cuồng tín. Nhưng cô làm thế nào có thể thòng cảm được khi anh đắm mình vào quá khứ với hình ảnh những cuộc tình sôi nổi điên cuồng thời trẻ tuổi, khi anh sẵn sàng chạy đuổi theo những rung động thoáng qua lúc bắt gặp một nụ cười một khuôn mặt, một thân hình anh ưa thích? Trên phương diện này anh không biết tự chế và coi đó là sự trung thực. Chao ôi, cô làm sao chia xẻ được vì cô là người vợ, là người yêu anh tha thiết, có khi yêu hơn chính cuộc đời mình. Cô phải ghen chứ, dù anh cho ghen là một thứ tình cảm nhỏ mọn tầm thường. Ghen không phải là một dạng của tình yêu, một hành động chính đáng của người vợ chung thùy với chồng hay sao? Làm sao cô không chờ đợi anh thấp thỏm mỗi khi anh đi làm về trễ, đi họp về khuya, nhất là thời kỳ anh hoạt động cách mạng bí mật và ngay cả bây giờ, lúc anh có không ít kẻ thù? Cô không thể yên ổn ngồi trong nhà, làm bất cứ việc gì, mà phải ra đứng ở cổng, thậm chí ra tận đầu đường dù đêm tối, mưa gió để chờ đợi anh. Có thể cô quá dễ xúc cảm nên không ngăn được dòng nước mắt hay những lời trách cứ nhưng anh phải biết cho rằng đó là tình yêu, là những gì tha thiết nhất cô đã dành cho anh, dù dưới bề ngoài vụng về hay thậm chí khó chịu. Có lần anh đã nói anh không chấp nhận được lối biểu lộ tình cảm kiểu đó. Anh không chịu được sự ràng buộc. Anh không phải là tên nô lệ dù là nô lẽ tự nguyện. Chao ôi? Thể nào là tự do? Có phải tự do là muốn yêu ai thì yêu, làm gì thì làm? Không đâu, anh yêu ai, làm gì. Anh sẽ bị ràng buộc với người đó, việc đó không sao tránh được. Đòi hỏi tự do tuyệt đối chỉ là điên rồ, không tưởng.
Vy đã ngồi lặng lẽ bên giường nhìn Hoài gần một tiếng đồng hồ sau khi chăm sóc cho anh. Lúc bạn đưa về, anh đã ói mửa đầy nhà, la hét ầm ỹ một lúc. Công bằng mà nói, anh không mấy khi say sưa và cũng không thích uống rượu. Từ khi về với nhau, qua gần hai mươi năm, Vy chỉ thấy anh say kiểu này vài ba lần. Có lần anh kể chuyện, bạn bè anh có người phê phán anh quá tỉnh táo không biết say và không dám say nên chưa phải là nghệ sĩ. Vy đã cực lực phản đối ý kiến đó. Đâu phải say sưa mới là nghệ sĩ? Cô đặc biệt gớm ghét những người hay nhậu nhẹt say sưa đến độ mất tư cách. Hoài ít say rượu nhưng lại không biết tự chế khi chạy theo những đam mê luôn bùng cháy trong anh. Vy nhìn Hoài nằm thiêm thiếp, ý nghĩ cô quay cuồng và chợt cô đau xót khi thấy rằng con người thân yêu đang nằm kia không thuộc về cô anh là một kẻ đàng tử trên trần gian này và không ai ngăn được bước chân phiêu lãng của anh, ngay cả tình yêu đằm thắm cô đang dành cho anh bằng cả một đời tận hiến.



Vy ngồi bên cạnh giường im lặng nhìn Hoài nằm thiêm thiếp mê mệt. Mấy người bạn vừa đưa anh về sau cuộc nhậu nhẹt và anh đã say đến độ không còn biết gì nữa. Buổi sáng, trước khi đi Hoài đã có báo trưa anh không về ăn cơm vì có anh bạn mời đi nhậu ở nhà hàng đề mừng cuốn sách của anh ta vừa xuất bản. Vy vẫn tưởng quá trưa anh sẽ về nhưng mãi đến chiều, rồi tối mịt anh vẫn chưa về. Vy quá sốt ruột, lo ngại anh có thể say sưa bị trúng gió hoặc gặp chuyện gì bất thường nên đã đến nhà hàng - nơi anh đã nói - để tìm anh. Đến nơi, Vy thấy xe của Hoài để bên ngoài, nhìn qua cửa kính, thoáng thấy Hoài đang ngời với các bạn nên cô cùng yên tâm. Cô định vào nhưng rồi lại ngần ngại. Cô sợ Hoài sẽ tự ái vì cho rằng anh không được tự do, lúc nào cũng bị ràng buộc. Thế là cô lặng lẽ trở về dù cô đã đi bộ gần hai cây số để đến đây.
Trên đường về, Vy đếm bước âm thầm trên con đường mờ tối lộng gió. Cô chợt nhớ đến một đêm đầy ấn tượng lúc Hoài và cô mới về với nhau ở thành phố Đất Đỏ. Đó là một đêm giới nghiêm do tình hình mất an ninh. Hoài lên cơn sốt vật vả vì một chứng bệnh mãn tính và chỉ có một thứ thuốc đặc trị quen dùng mới làm anh hạ sốt. Lúc đó đã 11 giờ khuya. Hoài bảo anh sẽ cố chịu đến sáng mai rồi sẽ đi mua thuốc. Vy nhìn Hoài đau đớn lăn lộn và cô cảm thấy mình bất lực một cách vô lý. Nhân một lúc Hoài thiếp đi cô vội vã khoác chiếc áo măng-tô chạy ra phố. Đường khuya đêm đó cùng mờ tối và lộng gió như đêm nay. Những thân cây to lớn đen sầm đứng lù lù bên đường như đang chờ đợi để quật cô ngả xuống. Những ngôi nhà đóng cửa im lìm. Cô vừa đi vừa chạy như một người mê hoảng. Ra phố, cô phải đập cửa đến hiệu thuốc thứ ba người ta mới chịu mờ. Khi về, một chiếc xe quân cảnh đã chặn cô lại và người ta căn vặn cô đủ điều. Đi đâu giờ này? Liên lạc cho Việt Cộng phải không? Giấy tờ đâu? Một tên quân cảnh khả ố giơ tay vuốt má cô và dọa bắt cô lên xe đưa về đòn xét hỏi. Một tên khác tỏ ra tử tế khi thấy cô đưa hộp thuốc ra và đã nói với bạn để cho cô đi. Cô đã chạy một mạch về nhà khi Hoài vẫn còn thiêm thiếp trong cơn sốt mê mệt.
Đó chỉ là một trong vô số những điều cô đã chăm sóc, lo lắng cho Hoài. Đó không phải chỉ là trách nhiệm mà là tình cảm tự nhiên, sự thôi thúc cô không thể nào cưỡng được. Chẳng phải cô và Hoài đã về với nhau để chia xẻ số phận giữa cuộc sống trần gian đầy khổ lụy này hay sao? Cô vẫn nhớ đinh ninh lời ước nguyện đó đã được hai người nhắc lại bao nhiêu lằn bằng nhiều cách diễn đạt khác nhau, trong những quán cà-phê đèn mờ ở Sài Gòn ngày hai người mới quen nhau. Cô muốn sống hết mình cho lời nguyện ước, đó chính là hạnh phúc nhưng cũng là nỗi khổ của đời cô Hoài không chối bỏ anh là người đam mê cuồng nhiệt nhưng chóng tàn. Anh không hề dối trá khi nói ra những lời cháy bỏng hay làm những hành động điên cuồng. Thế nhưng sau đó anh có thể quên đi nhanh chóng. Khi về với nhau, Hoài đã coi Vy là cứu cánh duy nhất của đời mình, nhưng chỉ một thời gian ngắn sau đó, anh đã nói không cuộc đời anh không chỉ có anh và Vy. Anh còn có quá khứ, có tương lai và bao nhiêu mối quan hệ, bao nhiêu vấn đề phải quan tâm trong cuộc đời này. Đôi khi anh nói hôn nhân đối với anh là một lỡ lầm. Nhưng lần khác, anh bảo gia đình là nơi trú ẩn hạnh phúc nhưng chưa đủ, gia đình không phải là tất cả.
Dĩ nhiên Vy không buộc Hoài phải sống chỉ cho gia đình, vì gia đình. Anh còn bao nhiêu hoài bão và anh là kẻ đấu tranh không ngừng. Cô sẵn sàng chia xẻ, giúp đỡ và tham dự cùng anh trong những cóng việc anh làm, dù khó khăn nguy hiểm. Nhưng nhiều lúc cô thấy mình như một cái gì cấn cái, vướng víu đối với anh, ngay cả trong những hành động âu yếm như lau mặt, nhổ tóc sâu, thay quần áo cho anh, thậm chí cả lúc hôn từ biệt anh mỗi ngày trước khi anh đi làm. Anh là cái gì bất nhất, tự do đến thành phóng đãng, không chịu được bất cứ ràng buộc nào, dù là sự ràng buộc êm ái của tình yêu.
Cô có thể nhượng bộ anh trong những cuộc tranh cãi về chính trị. Không phải cô bị khuất phục nhưng cô biết anh theo đuổi những gì anh cho là lý tưởng với sự chân thành cuồng nhiệt và trong sáng nhất, đôi khi gần như cuồng tín. Nhưng cô làm thế nào có thể thòng cảm được khi anh đắm mình vào quá khứ với hình ảnh những cuộc tình sôi nổi điên cuồng thời trẻ tuổi, khi anh sẵn sàng chạy đuổi theo những rung động thoáng qua lúc bắt gặp một nụ cười một khuôn mặt, một thân hình anh ưa thích? Trên phương diện này anh không biết tự chế và coi đó là sự trung thực. Chao ôi, cô làm sao chia xẻ được vì cô là người vợ, là người yêu anh tha thiết, có khi yêu hơn chính cuộc đời mình. Cô phải ghen chứ, dù anh cho ghen là một thứ tình cảm nhỏ mọn tầm thường. Ghen không phải là một dạng của tình yêu, một hành động chính đáng của người vợ chung thùy với chồng hay sao? Làm sao cô không chờ đợi anh thấp thỏm mỗi khi anh đi làm về trễ, đi họp về khuya, nhất là thời kỳ anh hoạt động cách mạng bí mật và ngay cả bây giờ, lúc anh có không ít kẻ thù? Cô không thể yên ổn ngồi trong nhà, làm bất cứ việc gì, mà phải ra đứng ở cổng, thậm chí ra tận đầu đường dù đêm tối, mưa gió để chờ đợi anh. Có thể cô quá dễ xúc cảm nên không ngăn được dòng nước mắt hay những lời trách cứ nhưng anh phải biết cho rằng đó là tình yêu, là những gì tha thiết nhất cô đã dành cho anh, dù dưới bề ngoài vụng về hay thậm chí khó chịu. Có lần anh đã nói anh không chấp nhận được lối biểu lộ tình cảm kiểu đó. Anh không chịu được sự ràng buộc. Anh không phải là tên nô lệ dù là nô lẽ tự nguyện. Chao ôi? Thể nào là tự do? Có phải tự do là muốn yêu ai thì yêu, làm gì thì làm? Không đâu, anh yêu ai, làm gì. Anh sẽ bị ràng buộc với người đó, việc đó không sao tránh được. Đòi hỏi tự do tuyệt đối chỉ là điên rồ, không tưởng.
Vy đã ngồi lặng lẽ bên giường nhìn Hoài gần một tiếng đồng hồ sau khi chăm sóc cho anh. Lúc bạn đưa về, anh đã ói mửa đầy nhà, la hét ầm ỹ một lúc. Công bằng mà nói, anh không mấy khi say sưa và cũng không thích uống rượu. Từ khi về với nhau, qua gần hai mươi năm, Vy chỉ thấy anh say kiểu này vài ba lần. Có lần anh kể chuyện, bạn bè anh có người phê phán anh quá tỉnh táo không biết say và không dám say nên chưa phải là nghệ sĩ. Vy đã cực lực phản đối ý kiến đó. Đâu phải say sưa mới là nghệ sĩ? Cô đặc biệt gớm ghét những người hay nhậu nhẹt say sưa đến độ mất tư cách. Hoài ít say rượu nhưng lại không biết tự chế khi chạy theo những đam mê luôn bùng cháy trong anh. Vy nhìn Hoài nằm thiêm thiếp, ý nghĩ cô quay cuồng và chợt cô đau xót khi thấy rằng con người thân yêu đang nằm kia không thuộc về cô anh là một kẻ đàng tử trên trần gian này và không ai ngăn được bước chân phiêu lãng của anh, ngay cả tình yêu đằm thắm cô đang dành cho anh bằng cả một đời tận hiến.
Nửa đời nhìn lại
Tựa của Đặng Tiến
Đoạn mở đầu
1. Dấu hỏi đầu tiên
2. Một nét ưu tư
3. Nguồn gốc bi kịch
4. Chính trị và tình cảm
5. Xung đột
6. Chính trị và tình cảm
7. Chủ nghĩa xã hội
8. Tôn giáo
9. ích kỷ
10. ý đồ
11. Mây Đầu Non
12. Nỗi đau
13. Thực chất một chi bộ
14. Bài giảng trong nhà thờ
15. Giữa hai sức ép
16. Linh mục và tôn giáo
17. Thương cảm
18. Kiểm điểm
19. Né tránh trách nhiệm
20. Vĩnh biệt
21. Giọt nước làm tràn ly
22. Mây Đầu Non
23. Nhức nhối
24. Căm giận
25. Bất lực
26. Giã biệt. Những dấu hỏi
Phần II : Trong vòng kiềm tỏa
2. Lại về với nhau
3. Đối thoại với tỉnh ủy
4. Tạp chí La Ban
5. Bên bờ vực hư vô
6. Cú đấm trong bóng tối
7. Sơ Huyền ngày gặp lại
8. Âm mưu và đố kỵ
9. Ngựa hoang bị xiềng
10. Thủ đoạn
11. Bi kịch
12. Mây Đầu Non 3
13. Điều kiện
14. Đuổi bắt đến hư vô
15. Nhà văn và quyền lực chính trị
16. Tự do và ràng buộc
17. Sự thật ơi
18. Xót xa êm dịu
19. Câu chuyện một học giả
20. Đổi mới? Mây Đầu Non
21. Thêm một lần giã biệt
Đoạn trung chuyển
Phần III Cuộc đấu không cân sức
2. Đảng
3. Dưới mưa đêm
4. Tranh thủ hay đấu tranh
5. Bước đầu sôi động
6. Cơn lốc xoáy vào trong
7. Sức mạnh từ chân lý
8. Trước khi quá muộn
9. Chuyên chính vô sản
10 Phản trắc
11 Bút ký của người bị khai trừ đảng
12. Thung lũng mai anh đào
13. Ai đáng bị cách chức
14. Nguồn gốc của tai họa
15. Gốc thông trăm năm
16. Dân chủ và quyền lực
17. Con đường của quyền lực
18. Ân tình và khổ lụy
19. Sương mù
20. Mê đồ trận cuối cùng
21. Tiếng ngân dài trong hư không
Đoạn kết
Bạt ( của Hà Sĩ Phu)
Phụ Lục 1
Phụ Lục 2