watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Nửa đời nhìn lại-20. Mê đồ trận cuối cùng - tác giả Tiêu Dao Bảo Cự Tiêu Dao Bảo Cự

Tiêu Dao Bảo Cự

20. Mê đồ trận cuối cùng

Tác giả: Tiêu Dao Bảo Cự

Sáng nay, Hoài tiếp một người khách đặc biệt: ông Hải Đăng. Ông đến khá sớm. Hoài vừa uống cà-phê xong, định đi ra phố có việc thì nghe tiếng gậy gò lộc cộc ở cầu thang và một giọng nói rồn rảng:
- Cậu Hoài có nhà không?
Hoài ra mở cửa mời ông vào. Ông nhìn quanh căn phòng đơn sơ của Hoài rồi hỏi:
- Cậu đang làm gì đấy? Thất nghiệp rồi à? Các cậu làm quá mà? Chà, tôi nói thật với cậu, tôi gần 40 tuổi đảng rồi mới thấy cảnh này. Các cậu là đảng viên mà đốp chát thường vụ tỉnh ủy ghê quá. Đổi mới có khác.
Ông Hải Đăng đã ngoài 70 nhưng còn rất tráng kiện. Ông không cao lớn nhưng to khỏe, tóc chỉ hơi bạc và giọng nói đầy khí lực lúc nào cùng oang oang. Ông đi đâu cùng mang theo cây gậy nhưng chỉ để chống chơi cho có vẻ oai vệ chứ không phải ông yếu. Hoài mới biết ông gần đây và ông là một nhân vật khá kỳ lạ. Nhiều người nói ông là một cán bộ tình báo xuất sắc, khét tiếng.. thời chống Pháp, một trong những người khai sinh ra ngành công an và đã giữ nhiều chức vụ quan trọng trong ngành này ở các địa phương và trung ương. Nay ông đã nghỉ hưu nhưng hình như vẫn được giao một số công tác đặc biệt nào đó. Ông không sống một nơi cố định mà thường xuyên đi tỉnh này tỉnh khác.
Năm ngoái, nhân dịp lên thành phố Sương Mù, ông tình cờ đọc bản nghị quyết đại hội thành lập hội nhà văn, trong đó có nêu việc hội sẽ nghiên cứu thành lập hội những nghệ sĩ yêu thành phố Sương Mù để hỗ trợ cho hoạt động của hội nhà văn, ông đã tìm đến cơ quan Hoài trao đổi về việc đó. Sau khi nghe Minh Hương và Hoài nêu những khó khăn và do nhiều việc khác quan trọng hơn nên công việc đó chưa làm được, ông đề xuất sẽ giúp hội nhà văn trong việc này. Tuy nhiên. theo ông, không nên chỉ thành lập, hội những nghệ sĩ yêu thành phố Sương Mù mà nên thành lập "hội những người yêu thành phố Sương Mù để mở rộng đối tượng tham dự. Thành phố Sương Mù là một thành phố du lịch nổi tiếng, người Việt trong nước, ở nước ngoài và cả người ngoại quốc, nhiều người đã từng sống, đến thăm và có cảm tình đặc biệt với thành phố này. Do đó, nếu tập hợp được những người này vào một tổ chức, khơi động nhiệt tình của họ, họ sẽ giúp đỡ rất lớn, không chỉ cho hội nhà văn mà còn cả thành phố về nhiều phương diện, nhất là trong thời kỳ mở cửa hiện nay. Minh Hương và Hoài sau khi xin ý kiến ban chấp hành hội nhà văn, tán thành đề xuất của ông. Từ đó ông hăng hái xúc tiến công việc. Thỉnh thoảng, Minh Hương và Hoài mời ông đến dự các cuộc họp đặc biệt của hội nhà văn và ông cũng đã tham dự cuộc họp công bố quyết định kỷ luật đối với Minh Hương và Hoài của thường vụ tỉnh ủy nên ông hiểu rất rõ tình hình của hai anh. Hoài đã nói chuyện với ông vài lần nhưng trong những buổi họp chung nhiều người chứ chưa bao giờ nói chuyện riêng với ông như hôm nay. Ông uống tách trà Hoài mời, đốt một điếu thuốc rồi nhìn Hoài chăm chú:
- Thật ra tôi chưa dám nói các cậu đúng hay sai nhưng các cậu táo bạo quá. Có thể tôi già rồi nên chưa hiểu được thế nào là đổi mới nhưng tôi thấy các cậu làm cùng căng quá, có khi không lợi đâu. Các đồng chí lãnh đạo của mình dù sao cùng già rồi và không đến nỗi nào đâu. Phải tìm một phương thức nào đó để dung hòa. Tôi biết các cậu rất nhiệt tình và tâm huyết chứ không có ý đồ gì xấu nhưng xem thử có cách nào khác tốt hơn không? Hoài ngẫm nghĩ chưa vội trả lời ông và thầm suy đoán mục đích việc đến thăm của ông, một việc hơi khác thường. Đối với ông, Hoài có phần dè dặt. Vừa qua, trong việc thành lập hội những người yêu thành phố Sương Mù, ông xúc tiến công việc rất nhanh. Chỉ sau hai tháng, ông đã vạch xong điều lệ, kế hoạch hoạt động, tổ chức một số cuộc gặp gỡ với những người quan tâm đến vấn đề và đặc biệt đã tham mưu cho tỉnh ủy và ủy ban nhân dân tỉnh ra quyết định thành lập ban chấp hành lâm thời hội những người yêu thành phố Sương Mù. Điều làm cho Minh Hương, Hoài và nhiều người ở đây ngạc nhiên, khó chịu là ba thành viên chủ chốt của ban chấp hành lâm thời này đều là ba ông công an.
Chủ tịch ban chấp hành lâm thời là chủ tịch ủy ban mặt trận kiêm nhiệm, với danh nghĩa mặt trận là nơi tập hợp các đoàn thể quần chúng nhưng ông chủ tịch mặt trận nguyên là một ông giám đốc công an thời kháng chiến. Phó chủ tịch là đương kim giám đốc công an tỉnh và ông Hải Đăng là ủy viên thường trực. Anh em văn nghệ sĩ, trí thức ở đây đã phản ứng việc này và có xu hướng bất hợp tác với lối áp đặt như thế của tỉnh ủy. Đây là một tổ chức quần chúng rộng rãi nhưng lại không để cho quần chúng tham gia và như anh em nói: "Hóa ra chỉ có công an mới yêu thành phố Sương Mù thôi. Vậy cứ đề công an làm".
Thật ra, mục đích và nội dung hoạt động của hội những người yêu thành phố Sương Mù này rất hay, rất thú vị: Khôi phục các thắng cảnh, các hoạt động văn hóa truyền thống, các phong tục tập quán đẹp của người dân thành phố Sương Mù. Ra một tạp chí giới thiệu và nghiên cứu toàn diện về địa phương. Tổ chức dịch vụ du lịch từ các nơi, kể cả các nước ngoài đến thành phố và ngược lại. Vận động hội viên, nhất là những người ở nước ngoài hỗ trợ tài chánh, kỹ thuật, cơ sở vật chất cho việc xây dựng thành phố, đặc biệt trong lãnh vực văn hóa xã hội... Nếu làm được hội sẽ có tác dụng rất lớn. Nhưng sao lại giao cho công an chủ trì hoạt động này? Rõ ràng đảng và nhà nước đã có mục đích khác trong việc thành lập hội này hơn là thực sự theo đuổi những mục đích công khai được đề ra.
Hoài không trả lời vấn đề ông Hải Đăng nêu mà hỏi lại ông:
- Hoạt động của hội những người yêu thành phố Sương Mù gần đây có gì mới không?
Ông Hải Đăng thở dài:
- Cùng gặp khó khăn cậu ạ. Anh em văn nghệ sĩ, trí thức ở dây hình như không ủng hộ tôi. Tôi biết họ bất mãn với lối áp đặt nhân sự của thường vụ tỉnh ủy nhưng đáng lý họ phải kiên nhân hơn. Cứ để hội ra đời hoạt động rồi lúc đó ta tổ chức đại hội chính thức, anh em muốn bầu ai thì bầu.
Hoài nhăn mặt:
- Anh em không kiên nhẫn và không tin tưởng chuyện đó đâu. Ông đã biết việc hội nhà văn, còn nhiều hội đoàn, tổ chức quần chúng khác nữa cũng thế. Cái gì đảng cũng muốn nắm hết và hầu như không tin tưởng ai cả. Thời đại đổi mới và dân chủ mà còn làm kiểu đó anh em bất hợp tác là phải.
Ông Hải Đăng gật gù:
Tôi cũng đã thấy việc đó nên bây giờ tôi đến bàn với cậu đây. Chuyện lỡ rồi, ta cứ xúc tiến công việc rồi sẽ thuyết phục tỉnh uỷ sửa sau. Trước mắt, cần lập một văn phòng thường trực của hội và ra số tạp chí đầu tiên. Mọi chuyện thủ tục tôi đã lo xong. Vấn đề là có người đủ năng lực đứng ra thực hiện. Tôi thực ra chỉ làm cố vấn thôi chứ không thể trực tiếp đảm đương công việc này. Cậu hiện giờ đang thất nghiệp nên tôi mời cậu cộng tác với tôi. Tôi biết cậu thừa sức làm việc này vì cậu đã quen với công tác hội đoàn và việc làm báo. Chuyện hội nhà văn đã như thế, thôi cậu tạm gác sang một bên đi. Không có việc này ta làm việc khác. Vả lại việc hoạt động trong hội những người yêu thành phố Sương Mù tôi nghĩ cùng hào hứng và phù hợp với cậu đấy. Cậu nghĩ thế nào?
Hoài ngạc nhiên trước đề nghị bất ngờ của ông Hải Đăng:
- Hoạt động của hội những người yêu thành phố Sương Mù kể cùng hay và hữu ích. Nhưng sao ông lại mời tôi cộng tác mà không tìm người khác? Ông đã biết thường vụ tỉnh ủy đây nghĩ và đối xử với tôi như thế nào. Làm vậy họ chấp nhận sao được? Ông Hải Đăng như đã biết trước ý nghĩ của Hoài, mắt ông ánh lên một nét kỳ lạ:
- Cậu cứ yên chí. Việc đó tôi đã tính rồi. Tôi đã làm việc với thường vụ tỉnh ủy và cả cấp cao hơn về chuyện này. Vấn đề là ý kiến của cậu thôi.
Ông đứng dậy đi lui đi tới trong phòng một lúc rồi đến đặt tay lên vai Hoài, nhìn không vào mắt anh:
- Cậu Hoài này. Tôi biết cậu rất tâm huyết và rất bất bình trước việc thường vụ tỉnh ủy đổi xử với cậu vừa rồi. Tôi nghĩ cậu vẫn còn tha thiết với đảng, với dân tộc, đất nước và có thể tiếp tục cổng hiến nhiều hơn nếu có cơ hội.
Tôi có việc bí mật này tiết lộ với cậu. Chỉ có tôi và cậu biết thôi. Tuyệt đối bí mật đấy nhé. Việc thành lập hội những người yêu thành phố Sương Mù thực ra chỉ là cái vỏ bọc để tôi làm chuyện khác. Cậu đã biết tôi là cán bộ tình báo và hiện đang được trung ương giao một nhiệm vụ đặc biệt. Cái chính là thông qua hội, ngoài việc thu hút ngoại viện, ta kiểm soát việc quan hệ và hoạt động của các cá nhân và tổ chức nước ngoài sẽ đến thành phố Sương Mù trong thời kỳ mở cửa sắp tới. Một mục tiêu quan trọng khác là hội sẽ có trực tiếp hợp tác với một tổ chức giáo hội lớn ở đây và thông qua mối quan hệ này ta sẽ khống chế và chi phối giáo hội đó, không phải chỉ giáo hội địa phương ở đây, trước mắt, mà còn có thể giáo hội trên cả nước về lâu về dài. Đây là một kế hoạch rất phức tạp mà tôi sẽ trao đổi kỳ với cậu sau.
Nghe ông Hải Đăng nói những chuyện này, trong đầu Hoài xoay chuyển rất nhiều ý nghĩ nhưng anh không tỏ thái độ thuận tình hay không mà chỉ hỏi một vấn đề để làm ông bộc lộ thêm:
- Ông biết rõ là tôi bị nghi ngờ và vừa bị khai trừ đảng mà. Ông không thấy việc giao nhiệm vụ như thế quá mạo hiểm sao?
Ông Hải Đăng đập tay lên vai Hoài mấy cái thật mạnh, giọng kiêu hãnh:
- Cậu hiểu tôi còn quá ít đấy. Tôi là cáo già mà. Tôi đã tìm hiểu kỹ về cậu và báo cáo chuyện này với thứ trưởng bộ nội vụ và đã được bộ nội vụ đồng ý. Đồng chí thứ trưởng cũng đã làm việc với thường vụ tỉnh ủy ở đây và thường vụ tỉnh ủy cũng đã nhất trí. Còn chuyện khai trừ đảng? Cậu biết không, chính tôi đang cần cái "mác" khai trừ đảng của cậu. Cái "mác" này của cậu bây giờ lại có giá hơn là đảng viên. Cậu đóng vai trò này rất thích hợp. Tôi không ngại cậu đâu. Không phải tôi tự kiêu nhưng tôi đã sử dụng được cả các tướng tá và quan chức cao cấp của các chính phủ ngụy quyền trước đây trong công tác. Sao? ý kiến cậu thế nào?
Hoài không trả lời ngay câu hỏi chính của ông Hải Đăng. Ông tiếp tục nói thêm một số việc cụ thể và trước khi từ giã, ông bảo để cho Hoài suy nghĩ, sau ba ngày ông sẽ trở lại.
Hoài cùng nói sẽ suy nghĩ thêm nhưng thực ra anh đã suy nghĩ hết rồi và anh biết chắc ông Hải Đăng sẽ thất vọng.
Vì độc lập tự do và an ninh của tổ quốc, vì sự phồn vinh của đất nước, anh sẵn sàng cống hiến. Nhưng bằng cách nào? Trong chế độ chính trị nào? Có thể trước đây anh đã nhận ngay nhiệm vụ cực kỳ khó khăn phức tạp đó và chấp nhận mọi trả giá, hy sinh nhưng bây giờ hoàn cảnh chung và nhận thức riêng của anh đã khác. Bất cứ nhân danh gì cũng không được chà đạp lên hạnh phúc của con người, coi con người chỉ là công cụ. Trong việc theo đuổi lý tưởng trong sáng của mình, anh đã vô tình trở thành một công cụ trong lay những người nắm quyền lực và khi anh tỏ ra là vật trở ngại, vì không biết cúi dàu, tuân phục tuyệt đối, anh có thể bị nghiền nát không thương tiếc. Trong cái mê hồn trận mới được giăng ra này, anh cũng chỉ là một công cụ và chắc chắn anh sẽ khốn đốn hơn nữa. Anh tao đầu vào cái mê hồn trận đó để làm gì trong khi anh đang muốn xây dựng một chế độ có căn bản hoàn toàn khác?
Ông Hải Đăng, con cáo già trong nghề tình báo như ông tự hào, đã không đánh giá đúng anh. Rộng hơn là chế độ này đã không đánh giá đúng con người và không có chiến lược con người đúng đắn như họ vẫn rêu rao. Con người cao hơn cộng sản nhiều, cao hơn tất cả mọi chủ nghĩa, mọi chế độ chính trị trong khi cộng sản và các chủ nghĩa lại muốn đứng trên và chi phối con người.
Đó không phải chỉ là thảm kịch của chế độ cộng sản mà của nhiều chế độ, nhiều thời đại, khi những kẻ nắm quyền lực bị tha hóa, mất phẩm chất con người.



Sáng nay, Hoài tiếp một người khách đặc biệt: ông Hải Đăng. Ông đến khá sớm. Hoài vừa uống cà-phê xong, định đi ra phố có việc thì nghe tiếng gậy gò lộc cộc ở cầu thang và một giọng nói rồn rảng:
- Cậu Hoài có nhà không?
Hoài ra mở cửa mời ông vào. Ông nhìn quanh căn phòng đơn sơ của Hoài rồi hỏi:
- Cậu đang làm gì đấy? Thất nghiệp rồi à? Các cậu làm quá mà? Chà, tôi nói thật với cậu, tôi gần 40 tuổi đảng rồi mới thấy cảnh này. Các cậu là đảng viên mà đốp chát thường vụ tỉnh ủy ghê quá. Đổi mới có khác.
Ông Hải Đăng đã ngoài 70 nhưng còn rất tráng kiện. Ông không cao lớn nhưng to khỏe, tóc chỉ hơi bạc và giọng nói đầy khí lực lúc nào cùng oang oang. Ông đi đâu cùng mang theo cây gậy nhưng chỉ để chống chơi cho có vẻ oai vệ chứ không phải ông yếu. Hoài mới biết ông gần đây và ông là một nhân vật khá kỳ lạ. Nhiều người nói ông là một cán bộ tình báo xuất sắc, khét tiếng.. thời chống Pháp, một trong những người khai sinh ra ngành công an và đã giữ nhiều chức vụ quan trọng trong ngành này ở các địa phương và trung ương. Nay ông đã nghỉ hưu nhưng hình như vẫn được giao một số công tác đặc biệt nào đó. Ông không sống một nơi cố định mà thường xuyên đi tỉnh này tỉnh khác.
Năm ngoái, nhân dịp lên thành phố Sương Mù, ông tình cờ đọc bản nghị quyết đại hội thành lập hội nhà văn, trong đó có nêu việc hội sẽ nghiên cứu thành lập hội những nghệ sĩ yêu thành phố Sương Mù để hỗ trợ cho hoạt động của hội nhà văn, ông đã tìm đến cơ quan Hoài trao đổi về việc đó. Sau khi nghe Minh Hương và Hoài nêu những khó khăn và do nhiều việc khác quan trọng hơn nên công việc đó chưa làm được, ông đề xuất sẽ giúp hội nhà văn trong việc này. Tuy nhiên. theo ông, không nên chỉ thành lập, hội những nghệ sĩ yêu thành phố Sương Mù mà nên thành lập "hội những người yêu thành phố Sương Mù để mở rộng đối tượng tham dự. Thành phố Sương Mù là một thành phố du lịch nổi tiếng, người Việt trong nước, ở nước ngoài và cả người ngoại quốc, nhiều người đã từng sống, đến thăm và có cảm tình đặc biệt với thành phố này. Do đó, nếu tập hợp được những người này vào một tổ chức, khơi động nhiệt tình của họ, họ sẽ giúp đỡ rất lớn, không chỉ cho hội nhà văn mà còn cả thành phố về nhiều phương diện, nhất là trong thời kỳ mở cửa hiện nay. Minh Hương và Hoài sau khi xin ý kiến ban chấp hành hội nhà văn, tán thành đề xuất của ông. Từ đó ông hăng hái xúc tiến công việc. Thỉnh thoảng, Minh Hương và Hoài mời ông đến dự các cuộc họp đặc biệt của hội nhà văn và ông cũng đã tham dự cuộc họp công bố quyết định kỷ luật đối với Minh Hương và Hoài của thường vụ tỉnh ủy nên ông hiểu rất rõ tình hình của hai anh. Hoài đã nói chuyện với ông vài lần nhưng trong những buổi họp chung nhiều người chứ chưa bao giờ nói chuyện riêng với ông như hôm nay. Ông uống tách trà Hoài mời, đốt một điếu thuốc rồi nhìn Hoài chăm chú:
- Thật ra tôi chưa dám nói các cậu đúng hay sai nhưng các cậu táo bạo quá. Có thể tôi già rồi nên chưa hiểu được thế nào là đổi mới nhưng tôi thấy các cậu làm cùng căng quá, có khi không lợi đâu. Các đồng chí lãnh đạo của mình dù sao cùng già rồi và không đến nỗi nào đâu. Phải tìm một phương thức nào đó để dung hòa. Tôi biết các cậu rất nhiệt tình và tâm huyết chứ không có ý đồ gì xấu nhưng xem thử có cách nào khác tốt hơn không? Hoài ngẫm nghĩ chưa vội trả lời ông và thầm suy đoán mục đích việc đến thăm của ông, một việc hơi khác thường. Đối với ông, Hoài có phần dè dặt. Vừa qua, trong việc thành lập hội những người yêu thành phố Sương Mù, ông xúc tiến công việc rất nhanh. Chỉ sau hai tháng, ông đã vạch xong điều lệ, kế hoạch hoạt động, tổ chức một số cuộc gặp gỡ với những người quan tâm đến vấn đề và đặc biệt đã tham mưu cho tỉnh ủy và ủy ban nhân dân tỉnh ra quyết định thành lập ban chấp hành lâm thời hội những người yêu thành phố Sương Mù. Điều làm cho Minh Hương, Hoài và nhiều người ở đây ngạc nhiên, khó chịu là ba thành viên chủ chốt của ban chấp hành lâm thời này đều là ba ông công an.
Chủ tịch ban chấp hành lâm thời là chủ tịch ủy ban mặt trận kiêm nhiệm, với danh nghĩa mặt trận là nơi tập hợp các đoàn thể quần chúng nhưng ông chủ tịch mặt trận nguyên là một ông giám đốc công an thời kháng chiến. Phó chủ tịch là đương kim giám đốc công an tỉnh và ông Hải Đăng là ủy viên thường trực. Anh em văn nghệ sĩ, trí thức ở đây đã phản ứng việc này và có xu hướng bất hợp tác với lối áp đặt như thế của tỉnh ủy. Đây là một tổ chức quần chúng rộng rãi nhưng lại không để cho quần chúng tham gia và như anh em nói: "Hóa ra chỉ có công an mới yêu thành phố Sương Mù thôi. Vậy cứ đề công an làm".
Thật ra, mục đích và nội dung hoạt động của hội những người yêu thành phố Sương Mù này rất hay, rất thú vị: Khôi phục các thắng cảnh, các hoạt động văn hóa truyền thống, các phong tục tập quán đẹp của người dân thành phố Sương Mù. Ra một tạp chí giới thiệu và nghiên cứu toàn diện về địa phương. Tổ chức dịch vụ du lịch từ các nơi, kể cả các nước ngoài đến thành phố và ngược lại. Vận động hội viên, nhất là những người ở nước ngoài hỗ trợ tài chánh, kỹ thuật, cơ sở vật chất cho việc xây dựng thành phố, đặc biệt trong lãnh vực văn hóa xã hội... Nếu làm được hội sẽ có tác dụng rất lớn. Nhưng sao lại giao cho công an chủ trì hoạt động này? Rõ ràng đảng và nhà nước đã có mục đích khác trong việc thành lập hội này hơn là thực sự theo đuổi những mục đích công khai được đề ra.
Hoài không trả lời vấn đề ông Hải Đăng nêu mà hỏi lại ông:
- Hoạt động của hội những người yêu thành phố Sương Mù gần đây có gì mới không?
Ông Hải Đăng thở dài:
- Cùng gặp khó khăn cậu ạ. Anh em văn nghệ sĩ, trí thức ở dây hình như không ủng hộ tôi. Tôi biết họ bất mãn với lối áp đặt nhân sự của thường vụ tỉnh ủy nhưng đáng lý họ phải kiên nhân hơn. Cứ để hội ra đời hoạt động rồi lúc đó ta tổ chức đại hội chính thức, anh em muốn bầu ai thì bầu.
Hoài nhăn mặt:
- Anh em không kiên nhẫn và không tin tưởng chuyện đó đâu. Ông đã biết việc hội nhà văn, còn nhiều hội đoàn, tổ chức quần chúng khác nữa cũng thế. Cái gì đảng cũng muốn nắm hết và hầu như không tin tưởng ai cả. Thời đại đổi mới và dân chủ mà còn làm kiểu đó anh em bất hợp tác là phải.
Ông Hải Đăng gật gù:
Tôi cũng đã thấy việc đó nên bây giờ tôi đến bàn với cậu đây. Chuyện lỡ rồi, ta cứ xúc tiến công việc rồi sẽ thuyết phục tỉnh uỷ sửa sau. Trước mắt, cần lập một văn phòng thường trực của hội và ra số tạp chí đầu tiên. Mọi chuyện thủ tục tôi đã lo xong. Vấn đề là có người đủ năng lực đứng ra thực hiện. Tôi thực ra chỉ làm cố vấn thôi chứ không thể trực tiếp đảm đương công việc này. Cậu hiện giờ đang thất nghiệp nên tôi mời cậu cộng tác với tôi. Tôi biết cậu thừa sức làm việc này vì cậu đã quen với công tác hội đoàn và việc làm báo. Chuyện hội nhà văn đã như thế, thôi cậu tạm gác sang một bên đi. Không có việc này ta làm việc khác. Vả lại việc hoạt động trong hội những người yêu thành phố Sương Mù tôi nghĩ cùng hào hứng và phù hợp với cậu đấy. Cậu nghĩ thế nào?
Hoài ngạc nhiên trước đề nghị bất ngờ của ông Hải Đăng:
- Hoạt động của hội những người yêu thành phố Sương Mù kể cùng hay và hữu ích. Nhưng sao ông lại mời tôi cộng tác mà không tìm người khác? Ông đã biết thường vụ tỉnh ủy đây nghĩ và đối xử với tôi như thế nào. Làm vậy họ chấp nhận sao được? Ông Hải Đăng như đã biết trước ý nghĩ của Hoài, mắt ông ánh lên một nét kỳ lạ:
- Cậu cứ yên chí. Việc đó tôi đã tính rồi. Tôi đã làm việc với thường vụ tỉnh ủy và cả cấp cao hơn về chuyện này. Vấn đề là ý kiến của cậu thôi.
Ông đứng dậy đi lui đi tới trong phòng một lúc rồi đến đặt tay lên vai Hoài, nhìn không vào mắt anh:
- Cậu Hoài này. Tôi biết cậu rất tâm huyết và rất bất bình trước việc thường vụ tỉnh ủy đổi xử với cậu vừa rồi. Tôi nghĩ cậu vẫn còn tha thiết với đảng, với dân tộc, đất nước và có thể tiếp tục cổng hiến nhiều hơn nếu có cơ hội.
Tôi có việc bí mật này tiết lộ với cậu. Chỉ có tôi và cậu biết thôi. Tuyệt đối bí mật đấy nhé. Việc thành lập hội những người yêu thành phố Sương Mù thực ra chỉ là cái vỏ bọc để tôi làm chuyện khác. Cậu đã biết tôi là cán bộ tình báo và hiện đang được trung ương giao một nhiệm vụ đặc biệt. Cái chính là thông qua hội, ngoài việc thu hút ngoại viện, ta kiểm soát việc quan hệ và hoạt động của các cá nhân và tổ chức nước ngoài sẽ đến thành phố Sương Mù trong thời kỳ mở cửa sắp tới. Một mục tiêu quan trọng khác là hội sẽ có trực tiếp hợp tác với một tổ chức giáo hội lớn ở đây và thông qua mối quan hệ này ta sẽ khống chế và chi phối giáo hội đó, không phải chỉ giáo hội địa phương ở đây, trước mắt, mà còn có thể giáo hội trên cả nước về lâu về dài. Đây là một kế hoạch rất phức tạp mà tôi sẽ trao đổi kỳ với cậu sau.
Nghe ông Hải Đăng nói những chuyện này, trong đầu Hoài xoay chuyển rất nhiều ý nghĩ nhưng anh không tỏ thái độ thuận tình hay không mà chỉ hỏi một vấn đề để làm ông bộc lộ thêm:
- Ông biết rõ là tôi bị nghi ngờ và vừa bị khai trừ đảng mà. Ông không thấy việc giao nhiệm vụ như thế quá mạo hiểm sao?
Ông Hải Đăng đập tay lên vai Hoài mấy cái thật mạnh, giọng kiêu hãnh:
- Cậu hiểu tôi còn quá ít đấy. Tôi là cáo già mà. Tôi đã tìm hiểu kỹ về cậu và báo cáo chuyện này với thứ trưởng bộ nội vụ và đã được bộ nội vụ đồng ý. Đồng chí thứ trưởng cũng đã làm việc với thường vụ tỉnh ủy ở đây và thường vụ tỉnh ủy cũng đã nhất trí. Còn chuyện khai trừ đảng? Cậu biết không, chính tôi đang cần cái "mác" khai trừ đảng của cậu. Cái "mác" này của cậu bây giờ lại có giá hơn là đảng viên. Cậu đóng vai trò này rất thích hợp. Tôi không ngại cậu đâu. Không phải tôi tự kiêu nhưng tôi đã sử dụng được cả các tướng tá và quan chức cao cấp của các chính phủ ngụy quyền trước đây trong công tác. Sao? ý kiến cậu thế nào?
Hoài không trả lời ngay câu hỏi chính của ông Hải Đăng. Ông tiếp tục nói thêm một số việc cụ thể và trước khi từ giã, ông bảo để cho Hoài suy nghĩ, sau ba ngày ông sẽ trở lại.
Hoài cùng nói sẽ suy nghĩ thêm nhưng thực ra anh đã suy nghĩ hết rồi và anh biết chắc ông Hải Đăng sẽ thất vọng.
Vì độc lập tự do và an ninh của tổ quốc, vì sự phồn vinh của đất nước, anh sẵn sàng cống hiến. Nhưng bằng cách nào? Trong chế độ chính trị nào? Có thể trước đây anh đã nhận ngay nhiệm vụ cực kỳ khó khăn phức tạp đó và chấp nhận mọi trả giá, hy sinh nhưng bây giờ hoàn cảnh chung và nhận thức riêng của anh đã khác. Bất cứ nhân danh gì cũng không được chà đạp lên hạnh phúc của con người, coi con người chỉ là công cụ. Trong việc theo đuổi lý tưởng trong sáng của mình, anh đã vô tình trở thành một công cụ trong lay những người nắm quyền lực và khi anh tỏ ra là vật trở ngại, vì không biết cúi dàu, tuân phục tuyệt đối, anh có thể bị nghiền nát không thương tiếc. Trong cái mê hồn trận mới được giăng ra này, anh cũng chỉ là một công cụ và chắc chắn anh sẽ khốn đốn hơn nữa. Anh tao đầu vào cái mê hồn trận đó để làm gì trong khi anh đang muốn xây dựng một chế độ có căn bản hoàn toàn khác?
Ông Hải Đăng, con cáo già trong nghề tình báo như ông tự hào, đã không đánh giá đúng anh. Rộng hơn là chế độ này đã không đánh giá đúng con người và không có chiến lược con người đúng đắn như họ vẫn rêu rao. Con người cao hơn cộng sản nhiều, cao hơn tất cả mọi chủ nghĩa, mọi chế độ chính trị trong khi cộng sản và các chủ nghĩa lại muốn đứng trên và chi phối con người.
Đó không phải chỉ là thảm kịch của chế độ cộng sản mà của nhiều chế độ, nhiều thời đại, khi những kẻ nắm quyền lực bị tha hóa, mất phẩm chất con người.
Nửa đời nhìn lại
Tựa của Đặng Tiến
Đoạn mở đầu
1. Dấu hỏi đầu tiên
2. Một nét ưu tư
3. Nguồn gốc bi kịch
4. Chính trị và tình cảm
5. Xung đột
6. Chính trị và tình cảm
7. Chủ nghĩa xã hội
8. Tôn giáo
9. ích kỷ
10. ý đồ
11. Mây Đầu Non
12. Nỗi đau
13. Thực chất một chi bộ
14. Bài giảng trong nhà thờ
15. Giữa hai sức ép
16. Linh mục và tôn giáo
17. Thương cảm
18. Kiểm điểm
19. Né tránh trách nhiệm
20. Vĩnh biệt
21. Giọt nước làm tràn ly
22. Mây Đầu Non
23. Nhức nhối
24. Căm giận
25. Bất lực
26. Giã biệt. Những dấu hỏi
Phần II : Trong vòng kiềm tỏa
2. Lại về với nhau
3. Đối thoại với tỉnh ủy
4. Tạp chí La Ban
5. Bên bờ vực hư vô
6. Cú đấm trong bóng tối
7. Sơ Huyền ngày gặp lại
8. Âm mưu và đố kỵ
9. Ngựa hoang bị xiềng
10. Thủ đoạn
11. Bi kịch
12. Mây Đầu Non 3
13. Điều kiện
14. Đuổi bắt đến hư vô
15. Nhà văn và quyền lực chính trị
16. Tự do và ràng buộc
17. Sự thật ơi
18. Xót xa êm dịu
19. Câu chuyện một học giả
20. Đổi mới? Mây Đầu Non
21. Thêm một lần giã biệt
Đoạn trung chuyển
Phần III Cuộc đấu không cân sức
2. Đảng
3. Dưới mưa đêm
4. Tranh thủ hay đấu tranh
5. Bước đầu sôi động
6. Cơn lốc xoáy vào trong
7. Sức mạnh từ chân lý
8. Trước khi quá muộn
9. Chuyên chính vô sản
10 Phản trắc
11 Bút ký của người bị khai trừ đảng
12. Thung lũng mai anh đào
13. Ai đáng bị cách chức
14. Nguồn gốc của tai họa
15. Gốc thông trăm năm
16. Dân chủ và quyền lực
17. Con đường của quyền lực
18. Ân tình và khổ lụy
19. Sương mù
20. Mê đồ trận cuối cùng
21. Tiếng ngân dài trong hư không
Đoạn kết
Bạt ( của Hà Sĩ Phu)
Phụ Lục 1
Phụ Lục 2