watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Nửa đời nhìn lại-7. Sơ Huyền ngày gặp lại - tác giả Tiêu Dao Bảo Cự Tiêu Dao Bảo Cự

Tiêu Dao Bảo Cự

7. Sơ Huyền ngày gặp lại

Tác giả: Tiêu Dao Bảo Cự

Trong khi Minh Hương, Hoài và số anh em tích cực chuẩn bị cho cuộc đối thoại về tạp chí La Ban số ra mắt, một đoàn khách văn nghệ sĩ đi du lịch của một tỉnh bạn đến thăm. Hoài sửng sốt khi gặp lại Sơ Huyền trong đoàn khách này. Sơ Huyền. Trăng mới treo. Cái tên lạ lùng của cô gái xứ thơ, người tình cũ của Hoài thuở thanh xuân. Mảnh trăng non đó vẫn treo nghiêng trong vòm trời tâm hồn Hoài suốt hai mươi năm qua. Những lúc đắng cay và cô độc, Hoài vẫn hồi tưởng lại những cuộc tình cũ và dư vị của những giờ phút ngọt ngào trong đời lại thấm dần hồn anh, rót rách như dòng suối ảo ảnh nhiệm màu chảy qua cát khô sa mạc.
Cuộc tình với Sơ Huyền là cuộc tình đầu đời đúng nghĩa với Hoài và cả Sơ Huyền, nhưng có lẽ vì kiêu hãnh, tham lam, ích kỷ, khao khát tự do và bao nhiêu nghịch lý ngông cuồng thời trẻ tuổi, hai người đã rời bỏ nhau. Tuy nhiên cho đến tận bây giờ, mảnh trăng nghiêng đó vẫn là chiếc vành sáng thanh bai, không hề tròn đầy hay lặn đi trong Hoài.
Đó là khuôn mặt trắng muốt dịu dàng đặc trưng của con gái thành phố Thơ, nơi có dòng sông Thơm lặng lờ chảy qua. Đôi mắt đen nhánh thông minh, với tròng trắng phớt xanh, dưới hàng mi đen dài rợp bóng liêu trai và cặp lông mày thanh mảnh. Và chiếc miệng đầy sức thu hút với chiếc răng khểnh treo trên nụ cười. Thân hình mảnh mai nhưng đầy sức sống, căng tròn tuổi dậy thì. Bàn tay như một búp sen non. Và những đêm trăng huyễn hoặc có nhau bên dòng sông êm đềm thân thuộc. Chao ôi!
Quá khứ vụt sóng dậy tươi nguyên trong Hoài như mới hôm qua. Lúc mới gặp, vì đông người và phải lo tiếp khách, Hoài và Sơ Huyền chì trao đổi với nhau vài câu thăm hỏi. Hoài hẹn tối sẽ đến thăm Sơ Huyền ở nhà nghỉ của cô.
Nhà nghỉ của Sơ Huyền là một biệt thự yên tĩnh, đêm nay nằm lặng lẽ dưới ánh trăng mờ. Trong đoàn khách, trừ vài người mệt nhọc phải đi nghỉ sớm, còn lại hầu hết đều đi chơi để thăm thú thành phố về đêm. Sơ Huyền đang đứng trước cổng ngắm trăng đợi Hoài. Cô không còn là thiếu nữ mảnh mai như ngày xưa nữa mà đã đầy đã hơn, có dáng dấp của một thiếu phụ tuổi hồi xuân. Cô khoác chiếc áo măng-tô màu nâu, đội lệch chiếc mũ len màu hòng nhạt và trong ánh trăng mờ, Hoài lại thấy khuôn mặt cô trắng sáng, hàng mi chớp chớp rung động như ngày nào.
Anh tưởng hai người sẽ ôm chầm lấy nhau như những người tình xưa gặp lại. Nhưng không, hai mươi năm bặt tin và bao nhiêu dâu biển đã giữ hai người trong một khoảng cách. Sơ Huyền mời Hoài vào phòng khách nhưng anh đề nghị ngồi ở lan can ngoài hành lang nói chuyện. Bây giờ mọi việc đều khác, nhưng ta có cần chi cái nghi thức tầm thường, như ngày xưa đã từng phá tung mọi khuôn sáo và dẫm lên những dư luận đàm tiếu quanh co. Hai người ngồi bên nhau trên thanh gỗ lớn vừa tạm dùng làm lan can trước hàng hiên. Dưới sân, một vườn hoa hòng đang độ nở lay động, nhẹ nhàng phảng phất hương thơm. Xa hơn một chút, mấy cây thông mạnh mẽ vươn mình trong đám sương mờ, vi vu một điệu hát dịu dàng. Ngoài xa nữa là không gian mờ đục ánh trăng, không đủ xuyên qua màn sương dầy đặc.
Hai người ngồi bên nhau với một khoảng cách vừa phải như những người bạn. Giọng Sơ Huyền thì thầm khi ngước nhìn Hoài:
- Hai mươi năm rồi phải không anh?
Hoài nhìn cô đăm đăm, lẩm bẩm:
- Phải. Hai mươi năm. Một phần ba cuộc đời rồi. Em có khác xưa nhiều không?
- Bao nhiêu thay đổi rồi, nhưng khác thì có lẽ không khác nhiều đâu. Nhưng sáng nay gặp anh bỗng dưng em sợ quá. Em tưởng như gặp một ông nào, xa lạ quá. Hai mươi năm qua có lúc nào anh nghĩ đến em không?
Hoài nhìn ra khoảng không trước mặt:
- Có lúc nào ư? Có lẽ em không tin rằng mảnh trăng non của em vẫn treo nghiêng trong suốt cuộc đời anh. Những lúc cô độc và tưởng vọng về quá khứ. Mà anh thường xuyên cô độc và sống bằng Hoài niệm.
- Thế vợ anh đâu rồi và đã chính thức ly hôn chưa? Trước khi đến đây em đã có nghe mấy người quen anh nói loáng thoáng về chuyện của anh. Ngày xưa em nhớ anh vẫn tôn thờ chủ nghĩa độc thân và tự nhận là "chung thân ngựa hoang" kia mà.
Hoài lại nhìn Sơ Huyền, anh thoáng nghe trong giọng nói của cô như có niềm trách móc và hối tiếc:
- Tụi anh đã sống ly thân gần mười năm nhưng có lẽ sắp tới lại về với nhau. Hôn nhân là một thứ định mệnh hạnh phúc và bi thảm. "Chung thân ngựa hoang", hình ảnh con ngựa lung bờm trong gió tự do trên đường dài cùng đẹp đẽ và hấp dẫn đấy. Nhưng vó ngựa nào lại không có lúc gối mỏi chân chồn và cần một bài cỏ non. Đó là một mâu thuẫn tất yếu trong vô số những nghịch lý đương nhiên của đời anh. Có lẽ cũng như em, anh thay đổi chiều nhưng không khác xưa bao nhiêu. Cái gì đã không định ta từ thời trẻ có lẽ mãi mãi tồn tại trong ta dù nó có biến dạng đi đôi chút do hoàn cảnh. Mà thôi. Bây giờ nói về em đi. Trước đây anh chỉ biết em đã có chồng, đến bây giờ gia đình em ra sao?
- Em sống như thế nào?
Sơ Huyền cúi đầu nghe Hoài, mãi một lúc sau cô mới ngửng
- Chuyện gia đình em cùng chẳng vui gì. Sau khi rời bỏ anh ba năm, em đi lấy chồng, một người em không yêu. Anh ấy là sĩ quan trong quân đội trước đây. Chúng em đã có hai con. Sau giải phóng, mấy năm đầu em sống rất khó khăn, phải đi mánh mung bán chợ trời kiếm sống. Hiện giờ em làm nhân viên văn thư, đánh máy ở cơ quan hội nhà văn của thành phố Thơ. Trước đây em cũng có làm thơ thẩn đôi chút nên họ mời em tham gia sinh hoạt câu lạc bộ văn nghệ của thành phố. Thấy em viết được, đời sống khó khăn nên các anh ngoài đó tạo điều kiện cho em làm việc ở cơ quan. Chính nhờ vậy em mới được tham gia chuyến đi du lịch này và gặp anh.
Cô bỗng cười nhẹ, cay đắng:
- Đó là tóm lược rất vắn tắt một quãng đời. Những cuộc sống em không phải chỉ có thế đâu. Anh đã biết rồi. Đối với chúng ta, cuộc sống nội tâm có lẽ phong phú, sôi động hơn sinh hoạt bên ngoài, với những chuyện ngày tháng đã trôi đi không dấu vết. Nhưng mà thôi. Có lẽ cuộc đời em cũng không có gì quan trọng đối với anh đâu. Em biết anh cuồng nhiệt, si mê mà cùng lạnh lùng, dễ quên và sắt đá nữa. Em vẫn còn đau, còn oán trách về chuyện lá thư em gởi anh mười lăm năm trước. Anh còn nhớ không hay cũng đã quên rồi? Mảnh trăng non treo nghiêng trong đời anh có bao nhiêu ánh sáng đâu. Mà tâm hồn anh thì mịt mù dông bão. Mảnh trăng đó may ra chỉ le lói đôi khi anh cô độc thôi.
Hoài muốn xích lại gần sát Sơ Huyền, quàng tay lên vai cô và nói một lời giải thích nhưng anh vẫn ngồi im. Ngộ nhận cũng như mâu thuẫn đầy dẫy trên đời anh, đối với riêng anh và trong quan hệ với kẻ khác, kể cả những người thân yêu nhất. Hồi đó anh cũng không sao giải thích được mình, làm sao giải thích cho Sơ Huyền. Năm năm sau khi rời bỏ nhau, bặt tin, anh và Sơ Huyền đâu đã lập gia đình, đột nhiên anh nhận được một lá thư của Sơ Huyền. Lá thư vang động lời nhớ thương khẩn thiết như những lá thư cô viết nhưng không gởi thuở hai người còn có nhau. Lần này, không còn có nhau nhưng "không hề mất nhau" như cô khẳng định, cô đã gửi lá như đó đi. Rõ ràng cô cùng đầy mâu thuần không khác gì anh. Và đáng lý anh phải đáp lại lời nồng nhiệt đó gấp bao lần, anh chỉ gởi trả lời cô bằng một tờ giấy trắng, đề rồi lại bặt tin nhau cho đến tận ngày hôm nay. Thuở đó anh đã lao vào công tác hoạt đồng cách mạng bí mật và muốn giữ trọn tình cảm, trách nhiệm đối với vợ mình, anh đã từ chối sống dậy một giấc mơ xưa. Đó là cách giải thích đơn giản nhất anh tự lý giải với chính mình. Nhưng nó có đủ sức thuyết phục không, đối với chính anh? Công tác cách mạng có buộc người ta phải quen đi mọi tình cảm riêng tư. Yêu thương, trách nhiệm vợ chồng có bắt người ta phải chối từ, gạt bỏ chính bản thân mình trong những lúc rung động sâu xa nhất có cội nguồn từ trong thâm sâu quá khứ? Phải chăng đó là một thứ tình cảm phi đạo lý? Phải chăng ta cần biết nén lòng. Phải chăng ta có lúc chấp nhận cảnh "đồng sàng dị mộng" nhưng không được làm bất cứ điều gì có tính cách bày tỏ công khai để giữ gìn hạnh phúc gia đình. Thế nào là sống thực và đối trá? Thế nào là trung thành và phản bội? Thế nào là yêu thương và chia xẻ? Tình yêu và cảm thông phải chăng rốt cuộc chỉ là quyết tâm chiếm đoạt và sở hữu lẫn nhau? Hy sinh bản thân để sau cùng đạt được điều gì trong cuộc chung sống?
Lá thư không lời của anh hoàn toàn không chuyên chở được những dằn vặt lúc đó trong tâm hồn Hoài. Sơ Huyền oán trách anh cũng đúng thôi. Hoài thở dài. Anh cầm lấy tay cô:
Để sau này anh sẽ giải bày thêm với em về chuyện đó. Lẽ nào vừa gặp lại nhau ta lại nói những điều không vui? Anh là kẻ "mê-say-lửa-rơm-chóng-tàn" nhưng cũng không dễ quên đâu. Ngồi với nhau thế này anh lại nhớ đến phiến đá bên bờ sông cạnh ngồi, tháp cổ ngày nào. Trăng và đêm khuya đã bao phủ cuộc tình của chúng ta như trong cổ tích.
Sơ Huyền ngồi sát vào anh, giọng cô như run lên:
- Nhưng trăng ở đây lạnh lắm. Em thích trăng trên dòng sông cổ tích ngày xưa hơn.
Hai người lại ngồi bên nhau như ngày xưa. Và câu chuyện là những lời thì thầm hoài niệm trôi đi như một giấc mơ.
Đã khuya lắm chợt có tiếng ồn ào ngoài cổng biệt thự. Có lẽ những người đi chơi phố trở về. Hoài không muốn gặp họ làm mất không khí của buổi gặp lại Sơ Huyền. Anh từ biệt cô ra về bằng cổng phụ phía sau. Sơ Huyền tiền anh ra đến ngoài đường một quãng. Ngày xưa cô đã tiền anh đến bao lần trong một lần từ biệt vì cô liền anh đi một quãng, anh lại đưa cô trở về. Và những nụ hôn không dứt. Lần này cô giữ anh lại dưới một gốc thông bên đường, cô cầm tay anh, ngước nhìn anh bằng tia mắt lấp lánh và hàng mi chớp rung động. Cô nói:
- Anh không từ biệt em à?
Như ngày xưa, Hoài cúi xuống đôi môi hé mở. Hai người như mê đi trong nụ hôn lạ lùng run rẩy, giữa bốn bề trăng và sương mù vây phủ.
Hoài chếnh choáng trong dư vị của nụ hôn trên đường về. Một mình. Khuya khoắt. Như ngày xưa.



Trong khi Minh Hương, Hoài và số anh em tích cực chuẩn bị cho cuộc đối thoại về tạp chí La Ban số ra mắt, một đoàn khách văn nghệ sĩ đi du lịch của một tỉnh bạn đến thăm. Hoài sửng sốt khi gặp lại Sơ Huyền trong đoàn khách này. Sơ Huyền. Trăng mới treo. Cái tên lạ lùng của cô gái xứ thơ, người tình cũ của Hoài thuở thanh xuân. Mảnh trăng non đó vẫn treo nghiêng trong vòm trời tâm hồn Hoài suốt hai mươi năm qua. Những lúc đắng cay và cô độc, Hoài vẫn hồi tưởng lại những cuộc tình cũ và dư vị của những giờ phút ngọt ngào trong đời lại thấm dần hồn anh, rót rách như dòng suối ảo ảnh nhiệm màu chảy qua cát khô sa mạc.
Cuộc tình với Sơ Huyền là cuộc tình đầu đời đúng nghĩa với Hoài và cả Sơ Huyền, nhưng có lẽ vì kiêu hãnh, tham lam, ích kỷ, khao khát tự do và bao nhiêu nghịch lý ngông cuồng thời trẻ tuổi, hai người đã rời bỏ nhau. Tuy nhiên cho đến tận bây giờ, mảnh trăng nghiêng đó vẫn là chiếc vành sáng thanh bai, không hề tròn đầy hay lặn đi trong Hoài.
Đó là khuôn mặt trắng muốt dịu dàng đặc trưng của con gái thành phố Thơ, nơi có dòng sông Thơm lặng lờ chảy qua. Đôi mắt đen nhánh thông minh, với tròng trắng phớt xanh, dưới hàng mi đen dài rợp bóng liêu trai và cặp lông mày thanh mảnh. Và chiếc miệng đầy sức thu hút với chiếc răng khểnh treo trên nụ cười. Thân hình mảnh mai nhưng đầy sức sống, căng tròn tuổi dậy thì. Bàn tay như một búp sen non. Và những đêm trăng huyễn hoặc có nhau bên dòng sông êm đềm thân thuộc. Chao ôi!
Quá khứ vụt sóng dậy tươi nguyên trong Hoài như mới hôm qua. Lúc mới gặp, vì đông người và phải lo tiếp khách, Hoài và Sơ Huyền chì trao đổi với nhau vài câu thăm hỏi. Hoài hẹn tối sẽ đến thăm Sơ Huyền ở nhà nghỉ của cô.
Nhà nghỉ của Sơ Huyền là một biệt thự yên tĩnh, đêm nay nằm lặng lẽ dưới ánh trăng mờ. Trong đoàn khách, trừ vài người mệt nhọc phải đi nghỉ sớm, còn lại hầu hết đều đi chơi để thăm thú thành phố về đêm. Sơ Huyền đang đứng trước cổng ngắm trăng đợi Hoài. Cô không còn là thiếu nữ mảnh mai như ngày xưa nữa mà đã đầy đã hơn, có dáng dấp của một thiếu phụ tuổi hồi xuân. Cô khoác chiếc áo măng-tô màu nâu, đội lệch chiếc mũ len màu hòng nhạt và trong ánh trăng mờ, Hoài lại thấy khuôn mặt cô trắng sáng, hàng mi chớp chớp rung động như ngày nào.
Anh tưởng hai người sẽ ôm chầm lấy nhau như những người tình xưa gặp lại. Nhưng không, hai mươi năm bặt tin và bao nhiêu dâu biển đã giữ hai người trong một khoảng cách. Sơ Huyền mời Hoài vào phòng khách nhưng anh đề nghị ngồi ở lan can ngoài hành lang nói chuyện. Bây giờ mọi việc đều khác, nhưng ta có cần chi cái nghi thức tầm thường, như ngày xưa đã từng phá tung mọi khuôn sáo và dẫm lên những dư luận đàm tiếu quanh co. Hai người ngồi bên nhau trên thanh gỗ lớn vừa tạm dùng làm lan can trước hàng hiên. Dưới sân, một vườn hoa hòng đang độ nở lay động, nhẹ nhàng phảng phất hương thơm. Xa hơn một chút, mấy cây thông mạnh mẽ vươn mình trong đám sương mờ, vi vu một điệu hát dịu dàng. Ngoài xa nữa là không gian mờ đục ánh trăng, không đủ xuyên qua màn sương dầy đặc.
Hai người ngồi bên nhau với một khoảng cách vừa phải như những người bạn. Giọng Sơ Huyền thì thầm khi ngước nhìn Hoài:
- Hai mươi năm rồi phải không anh?
Hoài nhìn cô đăm đăm, lẩm bẩm:
- Phải. Hai mươi năm. Một phần ba cuộc đời rồi. Em có khác xưa nhiều không?
- Bao nhiêu thay đổi rồi, nhưng khác thì có lẽ không khác nhiều đâu. Nhưng sáng nay gặp anh bỗng dưng em sợ quá. Em tưởng như gặp một ông nào, xa lạ quá. Hai mươi năm qua có lúc nào anh nghĩ đến em không?
Hoài nhìn ra khoảng không trước mặt:
- Có lúc nào ư? Có lẽ em không tin rằng mảnh trăng non của em vẫn treo nghiêng trong suốt cuộc đời anh. Những lúc cô độc và tưởng vọng về quá khứ. Mà anh thường xuyên cô độc và sống bằng Hoài niệm.
- Thế vợ anh đâu rồi và đã chính thức ly hôn chưa? Trước khi đến đây em đã có nghe mấy người quen anh nói loáng thoáng về chuyện của anh. Ngày xưa em nhớ anh vẫn tôn thờ chủ nghĩa độc thân và tự nhận là "chung thân ngựa hoang" kia mà.
Hoài lại nhìn Sơ Huyền, anh thoáng nghe trong giọng nói của cô như có niềm trách móc và hối tiếc:
- Tụi anh đã sống ly thân gần mười năm nhưng có lẽ sắp tới lại về với nhau. Hôn nhân là một thứ định mệnh hạnh phúc và bi thảm. "Chung thân ngựa hoang", hình ảnh con ngựa lung bờm trong gió tự do trên đường dài cùng đẹp đẽ và hấp dẫn đấy. Nhưng vó ngựa nào lại không có lúc gối mỏi chân chồn và cần một bài cỏ non. Đó là một mâu thuẫn tất yếu trong vô số những nghịch lý đương nhiên của đời anh. Có lẽ cũng như em, anh thay đổi chiều nhưng không khác xưa bao nhiêu. Cái gì đã không định ta từ thời trẻ có lẽ mãi mãi tồn tại trong ta dù nó có biến dạng đi đôi chút do hoàn cảnh. Mà thôi. Bây giờ nói về em đi. Trước đây anh chỉ biết em đã có chồng, đến bây giờ gia đình em ra sao?
- Em sống như thế nào?
Sơ Huyền cúi đầu nghe Hoài, mãi một lúc sau cô mới ngửng
- Chuyện gia đình em cùng chẳng vui gì. Sau khi rời bỏ anh ba năm, em đi lấy chồng, một người em không yêu. Anh ấy là sĩ quan trong quân đội trước đây. Chúng em đã có hai con. Sau giải phóng, mấy năm đầu em sống rất khó khăn, phải đi mánh mung bán chợ trời kiếm sống. Hiện giờ em làm nhân viên văn thư, đánh máy ở cơ quan hội nhà văn của thành phố Thơ. Trước đây em cũng có làm thơ thẩn đôi chút nên họ mời em tham gia sinh hoạt câu lạc bộ văn nghệ của thành phố. Thấy em viết được, đời sống khó khăn nên các anh ngoài đó tạo điều kiện cho em làm việc ở cơ quan. Chính nhờ vậy em mới được tham gia chuyến đi du lịch này và gặp anh.
Cô bỗng cười nhẹ, cay đắng:
- Đó là tóm lược rất vắn tắt một quãng đời. Những cuộc sống em không phải chỉ có thế đâu. Anh đã biết rồi. Đối với chúng ta, cuộc sống nội tâm có lẽ phong phú, sôi động hơn sinh hoạt bên ngoài, với những chuyện ngày tháng đã trôi đi không dấu vết. Nhưng mà thôi. Có lẽ cuộc đời em cũng không có gì quan trọng đối với anh đâu. Em biết anh cuồng nhiệt, si mê mà cùng lạnh lùng, dễ quên và sắt đá nữa. Em vẫn còn đau, còn oán trách về chuyện lá thư em gởi anh mười lăm năm trước. Anh còn nhớ không hay cũng đã quên rồi? Mảnh trăng non treo nghiêng trong đời anh có bao nhiêu ánh sáng đâu. Mà tâm hồn anh thì mịt mù dông bão. Mảnh trăng đó may ra chỉ le lói đôi khi anh cô độc thôi.
Hoài muốn xích lại gần sát Sơ Huyền, quàng tay lên vai cô và nói một lời giải thích nhưng anh vẫn ngồi im. Ngộ nhận cũng như mâu thuẫn đầy dẫy trên đời anh, đối với riêng anh và trong quan hệ với kẻ khác, kể cả những người thân yêu nhất. Hồi đó anh cũng không sao giải thích được mình, làm sao giải thích cho Sơ Huyền. Năm năm sau khi rời bỏ nhau, bặt tin, anh và Sơ Huyền đâu đã lập gia đình, đột nhiên anh nhận được một lá thư của Sơ Huyền. Lá thư vang động lời nhớ thương khẩn thiết như những lá thư cô viết nhưng không gởi thuở hai người còn có nhau. Lần này, không còn có nhau nhưng "không hề mất nhau" như cô khẳng định, cô đã gửi lá như đó đi. Rõ ràng cô cùng đầy mâu thuần không khác gì anh. Và đáng lý anh phải đáp lại lời nồng nhiệt đó gấp bao lần, anh chỉ gởi trả lời cô bằng một tờ giấy trắng, đề rồi lại bặt tin nhau cho đến tận ngày hôm nay. Thuở đó anh đã lao vào công tác hoạt đồng cách mạng bí mật và muốn giữ trọn tình cảm, trách nhiệm đối với vợ mình, anh đã từ chối sống dậy một giấc mơ xưa. Đó là cách giải thích đơn giản nhất anh tự lý giải với chính mình. Nhưng nó có đủ sức thuyết phục không, đối với chính anh? Công tác cách mạng có buộc người ta phải quen đi mọi tình cảm riêng tư. Yêu thương, trách nhiệm vợ chồng có bắt người ta phải chối từ, gạt bỏ chính bản thân mình trong những lúc rung động sâu xa nhất có cội nguồn từ trong thâm sâu quá khứ? Phải chăng đó là một thứ tình cảm phi đạo lý? Phải chăng ta cần biết nén lòng. Phải chăng ta có lúc chấp nhận cảnh "đồng sàng dị mộng" nhưng không được làm bất cứ điều gì có tính cách bày tỏ công khai để giữ gìn hạnh phúc gia đình. Thế nào là sống thực và đối trá? Thế nào là trung thành và phản bội? Thế nào là yêu thương và chia xẻ? Tình yêu và cảm thông phải chăng rốt cuộc chỉ là quyết tâm chiếm đoạt và sở hữu lẫn nhau? Hy sinh bản thân để sau cùng đạt được điều gì trong cuộc chung sống?
Lá thư không lời của anh hoàn toàn không chuyên chở được những dằn vặt lúc đó trong tâm hồn Hoài. Sơ Huyền oán trách anh cũng đúng thôi. Hoài thở dài. Anh cầm lấy tay cô:
Để sau này anh sẽ giải bày thêm với em về chuyện đó. Lẽ nào vừa gặp lại nhau ta lại nói những điều không vui? Anh là kẻ "mê-say-lửa-rơm-chóng-tàn" nhưng cũng không dễ quên đâu. Ngồi với nhau thế này anh lại nhớ đến phiến đá bên bờ sông cạnh ngồi, tháp cổ ngày nào. Trăng và đêm khuya đã bao phủ cuộc tình của chúng ta như trong cổ tích.
Sơ Huyền ngồi sát vào anh, giọng cô như run lên:
- Nhưng trăng ở đây lạnh lắm. Em thích trăng trên dòng sông cổ tích ngày xưa hơn.
Hai người lại ngồi bên nhau như ngày xưa. Và câu chuyện là những lời thì thầm hoài niệm trôi đi như một giấc mơ.
Đã khuya lắm chợt có tiếng ồn ào ngoài cổng biệt thự. Có lẽ những người đi chơi phố trở về. Hoài không muốn gặp họ làm mất không khí của buổi gặp lại Sơ Huyền. Anh từ biệt cô ra về bằng cổng phụ phía sau. Sơ Huyền tiền anh ra đến ngoài đường một quãng. Ngày xưa cô đã tiền anh đến bao lần trong một lần từ biệt vì cô liền anh đi một quãng, anh lại đưa cô trở về. Và những nụ hôn không dứt. Lần này cô giữ anh lại dưới một gốc thông bên đường, cô cầm tay anh, ngước nhìn anh bằng tia mắt lấp lánh và hàng mi chớp rung động. Cô nói:
- Anh không từ biệt em à?
Như ngày xưa, Hoài cúi xuống đôi môi hé mở. Hai người như mê đi trong nụ hôn lạ lùng run rẩy, giữa bốn bề trăng và sương mù vây phủ.
Hoài chếnh choáng trong dư vị của nụ hôn trên đường về. Một mình. Khuya khoắt. Như ngày xưa.
Nửa đời nhìn lại
Tựa của Đặng Tiến
Đoạn mở đầu
1. Dấu hỏi đầu tiên
2. Một nét ưu tư
3. Nguồn gốc bi kịch
4. Chính trị và tình cảm
5. Xung đột
6. Chính trị và tình cảm
7. Chủ nghĩa xã hội
8. Tôn giáo
9. ích kỷ
10. ý đồ
11. Mây Đầu Non
12. Nỗi đau
13. Thực chất một chi bộ
14. Bài giảng trong nhà thờ
15. Giữa hai sức ép
16. Linh mục và tôn giáo
17. Thương cảm
18. Kiểm điểm
19. Né tránh trách nhiệm
20. Vĩnh biệt
21. Giọt nước làm tràn ly
22. Mây Đầu Non
23. Nhức nhối
24. Căm giận
25. Bất lực
26. Giã biệt. Những dấu hỏi
Phần II : Trong vòng kiềm tỏa
2. Lại về với nhau
3. Đối thoại với tỉnh ủy
4. Tạp chí La Ban
5. Bên bờ vực hư vô
6. Cú đấm trong bóng tối
7. Sơ Huyền ngày gặp lại
8. Âm mưu và đố kỵ
9. Ngựa hoang bị xiềng
10. Thủ đoạn
11. Bi kịch
12. Mây Đầu Non 3
13. Điều kiện
14. Đuổi bắt đến hư vô
15. Nhà văn và quyền lực chính trị
16. Tự do và ràng buộc
17. Sự thật ơi
18. Xót xa êm dịu
19. Câu chuyện một học giả
20. Đổi mới? Mây Đầu Non
21. Thêm một lần giã biệt
Đoạn trung chuyển
Phần III Cuộc đấu không cân sức
2. Đảng
3. Dưới mưa đêm
4. Tranh thủ hay đấu tranh
5. Bước đầu sôi động
6. Cơn lốc xoáy vào trong
7. Sức mạnh từ chân lý
8. Trước khi quá muộn
9. Chuyên chính vô sản
10 Phản trắc
11 Bút ký của người bị khai trừ đảng
12. Thung lũng mai anh đào
13. Ai đáng bị cách chức
14. Nguồn gốc của tai họa
15. Gốc thông trăm năm
16. Dân chủ và quyền lực
17. Con đường của quyền lực
18. Ân tình và khổ lụy
19. Sương mù
20. Mê đồ trận cuối cùng
21. Tiếng ngân dài trong hư không
Đoạn kết
Bạt ( của Hà Sĩ Phu)
Phụ Lục 1
Phụ Lục 2