watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Nửa đời nhìn lại-23. Nhức nhối - tác giả Tiêu Dao Bảo Cự Tiêu Dao Bảo Cự

Tiêu Dao Bảo Cự

23. Nhức nhối

Tác giả: Tiêu Dao Bảo Cự

Sau một ngày cùng đi với tổ công tác quản lý thị trường, gần tối mịt Hoài mới trở về nhà. Một ngày không làm gì, chỉ đứng quan sát cảnh tượng bắt buôn lậu, Hoài đã chấn động và ê chề rời rã, nhất là sau cuộc nói chuyện ngắn ngủi với Mây Đầu Non. Anh chưa tranh cãi với Mây Đầu Non. Những lý luận, những lời báng bổ và những điều tiên tri của anh ta chưa đủ sức thuyết phục Hoài nhưng rõ ràng đã làm Hoài choáng váng. Có lẽ nào lại thể chăng? Chế độ xã hội chủ nghĩa là chế độ giải phóng con người. Những người cộng sản đã chịu biết bao khổ nhục, hy sinh biết bao máu xương cho ngày toàn thắng đế xây dựng chế độ mới, xây dựng đất nước "đàng hoàng hơn, to đẹp hơn". Lý tưởng, chính nghĩa và nhân cách sáng ngời của bao nhiêu người cộng sản ưu tú đã từng làm Hoài choáng ngợp, kính phục và say mê. Anh đã từ bỏ mọi hạnh phúc, tính toán riêng tư để đi theo con đường mà anh đã nhận là chân lý. Con đường đó bây giờ đã tới đích mà sao mọi việc lại khác đi?
Trong chế độ cũ Hoài không phải là một người cùng khổ nhưng anh đã chứng kiến bao cảnh bất công áp bức của từng con người và của cả đất nước. Hoài thốt nhớ đến những cảnh cảm động trong những buổi phát động "ôn nghèo gợi khổ" ngày mới giải phóng.
Hơn hai trăm người ngồi kín hội trường của khu phố. Ghế không đủ nên một số người ngồi cả dưới sàn và một số đứng ở cửa lớn, cửa sổ nhìn vào.
Một người được giới thiệu là trung sĩ ngụy quân lên kể chuyện. Ông ta khoảng năm mươi tuổi. người to mập, trán hói, mắt hấp hem, từ hàng ghế đầu đi lên trước hội trường, lúng túng hết xoa tay vào nhau lại vuốt mãi chiếc trán hói vẫn không mở miệng nói được làm nhiều người phì cười.
- Cứ nói đại đi.
- Có sao nói vậy.
- Bà con cả mà.
Nhiều người khuyến khích.
- Thưa... thưa cán bộ, thưa bà con. Tui tên là Trấn An, nguyên trung sĩ địa phương quân. Tui đi lính hai mươi năm mới lên được trung sĩ và tụi nó gọi tui là "trung sĩ heo".
Tiếng cười ồ lên khắp hội trường. An lại lúng túng giơ tay vuốt chiếc trán hói, một lúc lâu, tiếng cười im hằn mới tiếp tục nói:
- Không phải tui mập như heo đâu mà vì tui chuyên nuôi heo. Cách đây năm năm, sợ bị đầy ra chiến trường, tôi xin vào phục vụ cho ông thiếu tá Dương, tham mưu trưởng.
- Thằng thiếu tá chứ sao lại ông.- Một người nào đó ngồi giữa phòng nói lớn.
- Phải rồi. Thằng... thằng thiếu tá. Nhà nó có nửa tiểu đội phục vụ. Một lái xe, một đi chợ nấu ăn, một giặt quần áo, một thợ mộc, một làm vườn và một nuôi heo. Tui phải nuôi cho nhà nó năm chục con heo. Chuồng heo nhà nó còn to, sạch hơn nhà tui ở. Có lần tui để heo chết một con, mụ vợ nó lấy guốc đập lên đầu tui và chưởi tui ngu như heo rồi bắt tui xẻ thịt đem ra chợ bán. Thịt heo chết không ai mua, tui phải bỏ tiền riêng ra đưa cho mụ vì mụ dọa không bán được sẽ nói với thiếu tá đẩy ra chiến trường.
Ngày Tết, thằng thiếu tá cho tui chai rượu, rượu của người ta biếu nó, ra vẻ ơn nghĩa đối với kẻ ăn người làm trong nhà, nhưng tui lại phải bỏ ra hai tháng lương để mua quà biếu cho vợ chồng nó. Mụ vợ nó bán hàng ngoài chợ, ngày nào cũng bắt tôi xách giỏ đi hầu và khiêng dọn sạp hàng. Bà con ngoài chợ thấy tui đâu là chỉ trỏ cười: "Trung sĩ heo đi chợ kìa". Tui nhục lắm bà con ơi. Tui... tui...
Kể tới đó, An không nói được nữa, lảo đảo đi về ngồi xuống ghế, gục đầu hai tay ôm mặt...
Dân khu phố 4 họp để nghe một chiến sĩ cách mạng từ Côn Đảo chiến thắng trở về báo cáo. Phòng họp nguyên là hội trường của ty thanh niên cũ, khá rộng rãi, bàn ghế đầy đủ, mọi người đều có chỗ ngồi.
Sau phần giới thiệu của ban tổ chức, một người bé nhỏ bước lên bục diễn đàn. Anh đứng im lặng hồi lâu, tay vịn mép bục như để tự trấn tĩnh. Khuôn mặt anh đen xạm, hai gò má nhô lên hốc hác, miệng móm, đôi môi mỏng mím lại như một lằn gạch ngang với mấy nếp nhăn khắc khổ ở khóe miệng. Đôi mắt nhỏ, sâu và thỉnh thoảng ẩn hiện một tia sáng như chớp khi đảo mắt nhìn thính giả phía dưới. Anh nuốt nước bọt rồi bắt đầu nói, giọng nhỏ và giản dị:
- Thưa bà con. Chắc bà con ở đây cũng có người biết tôi. Tôi là Hoàng Lê, mười lăm năm trước cũng là người dân ở khu phố này. Tôi làm công nhân cho đồn điền chè của thằng Tây. Không chịu đựng nổi bóc lột áp bức, tôi cùng anh em công nhân nổi dậy đấu tranh đòi tăng lương và cải thiện điều kiện sinh hoạt. Đó là một cuộc đấu tranh tự phát, tổ chức lỏng lẻo. Cuộc đấu tranh bị dập tắt. Tôi bị đánh đập và giam một thời gian. Trong tù, tôi được các đồng chí đảng viên giáo dục, giác ngộ. Thể là tôi theo đảng làm cách mạng vì đảng nói đúng điều tôi nghĩ, chỉ ra con đường cho tôi đi, cho tôi tình thương yêu đồng chí. Ra tù, tôi xin vào làm ở một đồn điền của tháng Tây khác. ở đây tôi khéo léo hoạt động, móc nối cơ sở, xây dựng được một tổ chức nòng cốt, dần dần nâng giác ngộ của công nhân, tổ chức nhiều cuộc đấu tranh với chủ có hiệu quả. Do sơ hở và một tên phản bội chỉ điểm, tôi bị bắt. Lần này chúng gọi đích danh tôi là cộng sản và đánh đập cực kỳ dã man. Lúc mới bị bắt, chính thằng Tây đã dùng giầy đinh đá tôi ba đá vào giữa mặt, làm gẫy tám răng cửa và hai răng hàm, cho đến bây giờ vẫn chưa trồng được... Đây, bà con xem.
Anh há lớn miệng cho thấy hai hàm răng chỉ còn ba bốn cái và những gốc lợi đen sì. Nhiều người nhăn mặt, chép miệng xuýt xoa làm gian phòng ồn lên một lúc.
- Tôi bị tra tấn khủng khiếp- Anh chậm rãi tiếp tục- Rồi sau đó bị đầy ra đảo. So với việc hành hạ ở đảo thì việc tra tấn ở đất liền không nghĩa lý gì. Tôi ở đảo mười năm. Năm nay tôi mới bốn mươi tuổi, nhưng chắc bà con tưởng tôi đã gần sáu mươi. Trong mười năm đó, tôi đã bị mất nửa lá phổi, gầy hai xương sườn, loét hết bao tử, teo cơ cánh tay trái và có đúng bảy mươi sáu vết sẹo trên người.
Anh thong thả bước ra khỏi bục, đứng giữa phòng và từ từ cởi chiếc áo nâu bạc màu ra. Mọi người đều nhìn rõ thân hình anh, bộ xương bọc da với những vết sẹo ngắn, dài, đỏ, nâu chằng chịt.
Căn phòng im phăng phắc, hầu như mọi người đều tê liệt.
Chợt đồng chí Hoàng, bí thư huyện ủy, ngồi ở hàng ghế đầu xô ghế chạy lên ôm choàng lấy anh, nước mắt ràn rụa, giọng nghẹn ngào:
- Đồng chí. Đồng chí gian khổ quá.
Rồi quay lại đám đông đang sững sờ, đôi mắt rực hận thù, đồng chí Hoàng nói:
- Tội ác của Mỹ ngụy. Bà con thấy rõ cả rồi. Chúng đã và sẽ bị trừng trị đích đáng.
Hoàng Lê khép vạt áo lại, giọng rắn rỏi:
- Chúng tôi không bao giờ đầu hàng. Dù thân thể bị giam cầm, hơn mười năm chưa bao giờ anh em chúng tôi ngừng tranh đấu. Lý tưởng của đảng đã tiếp thêm cho chúng tôi sức mạnh nên hôm nay chúng tôi mới chiến thắng trở về.
Hai cảnh "ôn nghèo gợi khổ" ngày mới giải phóng hiện ra trong óc Hoài như hai đoạn phim quay chậm. Trấn An và Hoàng Lê là hai con người có thật và câu chuyện của họ cũng có thật một trăm phần trăm, không hề có một chút cường điệu hay hư cấu.
Cách mạng và đảng đã giải phóng những con người chịu bao nhiêu áp bức, bất công và bị đầy đọa đó. Nhưng sau ba năm được giải phóng, họ như thế nào? Hoàng Lê hiện là giám đốc công ty thương nghiệp của huyện, một nhân vật có chức, có quyền, có hàng và tiền bạc trong tay, bắt đầu nổi tiếng vì những chuyện bê bối. Anh ta không còn gầy gò hốc hác như trước nữa. Bộ răng giả bằng vàng lóe sáng trong chiếc mồm trước đây móm mém của anh. Khuôn mặt anh tuy chưa hồng hào nhưng đã đầy đặn với mái tóc chải tém kiểu cách. Và người dân đang xầm xì về chuyện các cô muốn được tuyển vào công ty của anh phải tốn hai khâu vàng và một đêm vui chơi cùng đồng chí giám đốc gọi là kiểm tra tay nghề. Nhiều người muốn tố cáo Hoàng Lê nhưng vì còn sợ anh ta rất có thế lực và được bí thư huyện ủy che chở. Còn Trần An, một dạng cùng khổ khác, bây giờ anh ta làm gì? Dù bị bóc lột, đầy đọa, anh ta vẫn là ngụy, là tay chân của ác ôn nên hiện nay phải đi cải tạo lao động. Trong một dịp công tác ở vùng kinh tế mới, Hoài tình cờ gặp lại Trần An. Anh ta đưa một lũ con lóc nhóc đi khai hoang, nghèo khổ còn hơn trước, rách rưới nhưng lúc nào cùng sực mùi rượu và cứ lẽ nhè kể lể mãi chuyện "ôn nghèo gợi khổ" như một kẻ mất trí. Chế độ mới có công bằng nhân đạo thực sự không, hay chỉ đánh đổ bọn thống trị này để đưa lên một bọn thống trị khác? Giai cấp vô sản nắm chính quyền hay chính quyền chỉ thuộc về một số cán bộ đảng viên, và họ bắt đầu trở thành một giai cấp mới, giai cấp thống trị mới, giai cấp bóc lột mới? Những biểu hiện của điều này chỉ mới hé lộ, qua Hoàng Lê và một số cán bộ đảng viên khác, nhưng rồi nó sẽ phát triển đến mức độ nào? Những câu hỏi mới manh nha tuy mơ hồ nhưng đã làm Hoài nhức nhối.
Hoài đã về đến con dốc gần nhà. Trong bóng hoàng hôn chập choạng, anh thấy ba bố con đẩy xe củi quen thuộc đang gò lưng nặng nhọc đẩy lên dốc. Con dốc định mệnh nơi Hoài vẫn gặp ba người. Họ thở phí phò bên cạnh anh và lần này không biết vì đuối sức hay vì chuyến củi quá nặng mà tuy đã gần tới đầu dốc, họ không sao đẩy lên nổi. Chiếc xe nhích lên một chút rồi lại tụt xuống mặc dù cả ba người đều ráng hết sức và thân hình họ căng vòng như ba cánh cung. Hoài vội vãng chạy tới đẩy giúp. Sức anh yếu nhưng chỉ cần một chút phụ lực là chiếc xe lên được đầu dốc. Ông già và hai đứa con rũ xuống lựa vào thành xe thở hổn hển. Hoài đứng sát cạnh ông già, nghe tiếng thở của ông khó khè xen lẫn tiếng ho khúc khắc cố nén. Một nỗi xót thương và hổ thẹn dâng lên làm Hoài nghẹn ngào không thể nói với ông một lời nào mặc dù Hoài rất muốn nói ra một lời an ủi.
Chợt ông già cất tiếng nói, giọng run run:
- Cám ơn anh đã đẩy giúp... Nhưng anh không làm được gì hơn đâu, anh cán bộ. Tôi sắp chết rồi nhưng chắc chắn không thấy được cái chủ nghĩa xã hội tốt đẹp của các anh. Các con tôi sẽ đợi để nhìn xem. Anh nhớ đấy.



Sau một ngày cùng đi với tổ công tác quản lý thị trường, gần tối mịt Hoài mới trở về nhà. Một ngày không làm gì, chỉ đứng quan sát cảnh tượng bắt buôn lậu, Hoài đã chấn động và ê chề rời rã, nhất là sau cuộc nói chuyện ngắn ngủi với Mây Đầu Non. Anh chưa tranh cãi với Mây Đầu Non. Những lý luận, những lời báng bổ và những điều tiên tri của anh ta chưa đủ sức thuyết phục Hoài nhưng rõ ràng đã làm Hoài choáng váng. Có lẽ nào lại thể chăng? Chế độ xã hội chủ nghĩa là chế độ giải phóng con người. Những người cộng sản đã chịu biết bao khổ nhục, hy sinh biết bao máu xương cho ngày toàn thắng đế xây dựng chế độ mới, xây dựng đất nước "đàng hoàng hơn, to đẹp hơn". Lý tưởng, chính nghĩa và nhân cách sáng ngời của bao nhiêu người cộng sản ưu tú đã từng làm Hoài choáng ngợp, kính phục và say mê. Anh đã từ bỏ mọi hạnh phúc, tính toán riêng tư để đi theo con đường mà anh đã nhận là chân lý. Con đường đó bây giờ đã tới đích mà sao mọi việc lại khác đi?
Trong chế độ cũ Hoài không phải là một người cùng khổ nhưng anh đã chứng kiến bao cảnh bất công áp bức của từng con người và của cả đất nước. Hoài thốt nhớ đến những cảnh cảm động trong những buổi phát động "ôn nghèo gợi khổ" ngày mới giải phóng.
Hơn hai trăm người ngồi kín hội trường của khu phố. Ghế không đủ nên một số người ngồi cả dưới sàn và một số đứng ở cửa lớn, cửa sổ nhìn vào.
Một người được giới thiệu là trung sĩ ngụy quân lên kể chuyện. Ông ta khoảng năm mươi tuổi. người to mập, trán hói, mắt hấp hem, từ hàng ghế đầu đi lên trước hội trường, lúng túng hết xoa tay vào nhau lại vuốt mãi chiếc trán hói vẫn không mở miệng nói được làm nhiều người phì cười.
- Cứ nói đại đi.
- Có sao nói vậy.
- Bà con cả mà.
Nhiều người khuyến khích.
- Thưa... thưa cán bộ, thưa bà con. Tui tên là Trấn An, nguyên trung sĩ địa phương quân. Tui đi lính hai mươi năm mới lên được trung sĩ và tụi nó gọi tui là "trung sĩ heo".
Tiếng cười ồ lên khắp hội trường. An lại lúng túng giơ tay vuốt chiếc trán hói, một lúc lâu, tiếng cười im hằn mới tiếp tục nói:
- Không phải tui mập như heo đâu mà vì tui chuyên nuôi heo. Cách đây năm năm, sợ bị đầy ra chiến trường, tôi xin vào phục vụ cho ông thiếu tá Dương, tham mưu trưởng.
- Thằng thiếu tá chứ sao lại ông.- Một người nào đó ngồi giữa phòng nói lớn.
- Phải rồi. Thằng... thằng thiếu tá. Nhà nó có nửa tiểu đội phục vụ. Một lái xe, một đi chợ nấu ăn, một giặt quần áo, một thợ mộc, một làm vườn và một nuôi heo. Tui phải nuôi cho nhà nó năm chục con heo. Chuồng heo nhà nó còn to, sạch hơn nhà tui ở. Có lần tui để heo chết một con, mụ vợ nó lấy guốc đập lên đầu tui và chưởi tui ngu như heo rồi bắt tui xẻ thịt đem ra chợ bán. Thịt heo chết không ai mua, tui phải bỏ tiền riêng ra đưa cho mụ vì mụ dọa không bán được sẽ nói với thiếu tá đẩy ra chiến trường.
Ngày Tết, thằng thiếu tá cho tui chai rượu, rượu của người ta biếu nó, ra vẻ ơn nghĩa đối với kẻ ăn người làm trong nhà, nhưng tui lại phải bỏ ra hai tháng lương để mua quà biếu cho vợ chồng nó. Mụ vợ nó bán hàng ngoài chợ, ngày nào cũng bắt tôi xách giỏ đi hầu và khiêng dọn sạp hàng. Bà con ngoài chợ thấy tui đâu là chỉ trỏ cười: "Trung sĩ heo đi chợ kìa". Tui nhục lắm bà con ơi. Tui... tui...
Kể tới đó, An không nói được nữa, lảo đảo đi về ngồi xuống ghế, gục đầu hai tay ôm mặt...
Dân khu phố 4 họp để nghe một chiến sĩ cách mạng từ Côn Đảo chiến thắng trở về báo cáo. Phòng họp nguyên là hội trường của ty thanh niên cũ, khá rộng rãi, bàn ghế đầy đủ, mọi người đều có chỗ ngồi.
Sau phần giới thiệu của ban tổ chức, một người bé nhỏ bước lên bục diễn đàn. Anh đứng im lặng hồi lâu, tay vịn mép bục như để tự trấn tĩnh. Khuôn mặt anh đen xạm, hai gò má nhô lên hốc hác, miệng móm, đôi môi mỏng mím lại như một lằn gạch ngang với mấy nếp nhăn khắc khổ ở khóe miệng. Đôi mắt nhỏ, sâu và thỉnh thoảng ẩn hiện một tia sáng như chớp khi đảo mắt nhìn thính giả phía dưới. Anh nuốt nước bọt rồi bắt đầu nói, giọng nhỏ và giản dị:
- Thưa bà con. Chắc bà con ở đây cũng có người biết tôi. Tôi là Hoàng Lê, mười lăm năm trước cũng là người dân ở khu phố này. Tôi làm công nhân cho đồn điền chè của thằng Tây. Không chịu đựng nổi bóc lột áp bức, tôi cùng anh em công nhân nổi dậy đấu tranh đòi tăng lương và cải thiện điều kiện sinh hoạt. Đó là một cuộc đấu tranh tự phát, tổ chức lỏng lẻo. Cuộc đấu tranh bị dập tắt. Tôi bị đánh đập và giam một thời gian. Trong tù, tôi được các đồng chí đảng viên giáo dục, giác ngộ. Thể là tôi theo đảng làm cách mạng vì đảng nói đúng điều tôi nghĩ, chỉ ra con đường cho tôi đi, cho tôi tình thương yêu đồng chí. Ra tù, tôi xin vào làm ở một đồn điền của tháng Tây khác. ở đây tôi khéo léo hoạt động, móc nối cơ sở, xây dựng được một tổ chức nòng cốt, dần dần nâng giác ngộ của công nhân, tổ chức nhiều cuộc đấu tranh với chủ có hiệu quả. Do sơ hở và một tên phản bội chỉ điểm, tôi bị bắt. Lần này chúng gọi đích danh tôi là cộng sản và đánh đập cực kỳ dã man. Lúc mới bị bắt, chính thằng Tây đã dùng giầy đinh đá tôi ba đá vào giữa mặt, làm gẫy tám răng cửa và hai răng hàm, cho đến bây giờ vẫn chưa trồng được... Đây, bà con xem.
Anh há lớn miệng cho thấy hai hàm răng chỉ còn ba bốn cái và những gốc lợi đen sì. Nhiều người nhăn mặt, chép miệng xuýt xoa làm gian phòng ồn lên một lúc.
- Tôi bị tra tấn khủng khiếp- Anh chậm rãi tiếp tục- Rồi sau đó bị đầy ra đảo. So với việc hành hạ ở đảo thì việc tra tấn ở đất liền không nghĩa lý gì. Tôi ở đảo mười năm. Năm nay tôi mới bốn mươi tuổi, nhưng chắc bà con tưởng tôi đã gần sáu mươi. Trong mười năm đó, tôi đã bị mất nửa lá phổi, gầy hai xương sườn, loét hết bao tử, teo cơ cánh tay trái và có đúng bảy mươi sáu vết sẹo trên người.
Anh thong thả bước ra khỏi bục, đứng giữa phòng và từ từ cởi chiếc áo nâu bạc màu ra. Mọi người đều nhìn rõ thân hình anh, bộ xương bọc da với những vết sẹo ngắn, dài, đỏ, nâu chằng chịt.
Căn phòng im phăng phắc, hầu như mọi người đều tê liệt.
Chợt đồng chí Hoàng, bí thư huyện ủy, ngồi ở hàng ghế đầu xô ghế chạy lên ôm choàng lấy anh, nước mắt ràn rụa, giọng nghẹn ngào:
- Đồng chí. Đồng chí gian khổ quá.
Rồi quay lại đám đông đang sững sờ, đôi mắt rực hận thù, đồng chí Hoàng nói:
- Tội ác của Mỹ ngụy. Bà con thấy rõ cả rồi. Chúng đã và sẽ bị trừng trị đích đáng.
Hoàng Lê khép vạt áo lại, giọng rắn rỏi:
- Chúng tôi không bao giờ đầu hàng. Dù thân thể bị giam cầm, hơn mười năm chưa bao giờ anh em chúng tôi ngừng tranh đấu. Lý tưởng của đảng đã tiếp thêm cho chúng tôi sức mạnh nên hôm nay chúng tôi mới chiến thắng trở về.
Hai cảnh "ôn nghèo gợi khổ" ngày mới giải phóng hiện ra trong óc Hoài như hai đoạn phim quay chậm. Trấn An và Hoàng Lê là hai con người có thật và câu chuyện của họ cũng có thật một trăm phần trăm, không hề có một chút cường điệu hay hư cấu.
Cách mạng và đảng đã giải phóng những con người chịu bao nhiêu áp bức, bất công và bị đầy đọa đó. Nhưng sau ba năm được giải phóng, họ như thế nào? Hoàng Lê hiện là giám đốc công ty thương nghiệp của huyện, một nhân vật có chức, có quyền, có hàng và tiền bạc trong tay, bắt đầu nổi tiếng vì những chuyện bê bối. Anh ta không còn gầy gò hốc hác như trước nữa. Bộ răng giả bằng vàng lóe sáng trong chiếc mồm trước đây móm mém của anh. Khuôn mặt anh tuy chưa hồng hào nhưng đã đầy đặn với mái tóc chải tém kiểu cách. Và người dân đang xầm xì về chuyện các cô muốn được tuyển vào công ty của anh phải tốn hai khâu vàng và một đêm vui chơi cùng đồng chí giám đốc gọi là kiểm tra tay nghề. Nhiều người muốn tố cáo Hoàng Lê nhưng vì còn sợ anh ta rất có thế lực và được bí thư huyện ủy che chở. Còn Trần An, một dạng cùng khổ khác, bây giờ anh ta làm gì? Dù bị bóc lột, đầy đọa, anh ta vẫn là ngụy, là tay chân của ác ôn nên hiện nay phải đi cải tạo lao động. Trong một dịp công tác ở vùng kinh tế mới, Hoài tình cờ gặp lại Trần An. Anh ta đưa một lũ con lóc nhóc đi khai hoang, nghèo khổ còn hơn trước, rách rưới nhưng lúc nào cùng sực mùi rượu và cứ lẽ nhè kể lể mãi chuyện "ôn nghèo gợi khổ" như một kẻ mất trí. Chế độ mới có công bằng nhân đạo thực sự không, hay chỉ đánh đổ bọn thống trị này để đưa lên một bọn thống trị khác? Giai cấp vô sản nắm chính quyền hay chính quyền chỉ thuộc về một số cán bộ đảng viên, và họ bắt đầu trở thành một giai cấp mới, giai cấp thống trị mới, giai cấp bóc lột mới? Những biểu hiện của điều này chỉ mới hé lộ, qua Hoàng Lê và một số cán bộ đảng viên khác, nhưng rồi nó sẽ phát triển đến mức độ nào? Những câu hỏi mới manh nha tuy mơ hồ nhưng đã làm Hoài nhức nhối.
Hoài đã về đến con dốc gần nhà. Trong bóng hoàng hôn chập choạng, anh thấy ba bố con đẩy xe củi quen thuộc đang gò lưng nặng nhọc đẩy lên dốc. Con dốc định mệnh nơi Hoài vẫn gặp ba người. Họ thở phí phò bên cạnh anh và lần này không biết vì đuối sức hay vì chuyến củi quá nặng mà tuy đã gần tới đầu dốc, họ không sao đẩy lên nổi. Chiếc xe nhích lên một chút rồi lại tụt xuống mặc dù cả ba người đều ráng hết sức và thân hình họ căng vòng như ba cánh cung. Hoài vội vãng chạy tới đẩy giúp. Sức anh yếu nhưng chỉ cần một chút phụ lực là chiếc xe lên được đầu dốc. Ông già và hai đứa con rũ xuống lựa vào thành xe thở hổn hển. Hoài đứng sát cạnh ông già, nghe tiếng thở của ông khó khè xen lẫn tiếng ho khúc khắc cố nén. Một nỗi xót thương và hổ thẹn dâng lên làm Hoài nghẹn ngào không thể nói với ông một lời nào mặc dù Hoài rất muốn nói ra một lời an ủi.
Chợt ông già cất tiếng nói, giọng run run:
- Cám ơn anh đã đẩy giúp... Nhưng anh không làm được gì hơn đâu, anh cán bộ. Tôi sắp chết rồi nhưng chắc chắn không thấy được cái chủ nghĩa xã hội tốt đẹp của các anh. Các con tôi sẽ đợi để nhìn xem. Anh nhớ đấy.
Nửa đời nhìn lại
Tựa của Đặng Tiến
Đoạn mở đầu
1. Dấu hỏi đầu tiên
2. Một nét ưu tư
3. Nguồn gốc bi kịch
4. Chính trị và tình cảm
5. Xung đột
6. Chính trị và tình cảm
7. Chủ nghĩa xã hội
8. Tôn giáo
9. ích kỷ
10. ý đồ
11. Mây Đầu Non
12. Nỗi đau
13. Thực chất một chi bộ
14. Bài giảng trong nhà thờ
15. Giữa hai sức ép
16. Linh mục và tôn giáo
17. Thương cảm
18. Kiểm điểm
19. Né tránh trách nhiệm
20. Vĩnh biệt
21. Giọt nước làm tràn ly
22. Mây Đầu Non
23. Nhức nhối
24. Căm giận
25. Bất lực
26. Giã biệt. Những dấu hỏi
Phần II : Trong vòng kiềm tỏa
2. Lại về với nhau
3. Đối thoại với tỉnh ủy
4. Tạp chí La Ban
5. Bên bờ vực hư vô
6. Cú đấm trong bóng tối
7. Sơ Huyền ngày gặp lại
8. Âm mưu và đố kỵ
9. Ngựa hoang bị xiềng
10. Thủ đoạn
11. Bi kịch
12. Mây Đầu Non 3
13. Điều kiện
14. Đuổi bắt đến hư vô
15. Nhà văn và quyền lực chính trị
16. Tự do và ràng buộc
17. Sự thật ơi
18. Xót xa êm dịu
19. Câu chuyện một học giả
20. Đổi mới? Mây Đầu Non
21. Thêm một lần giã biệt
Đoạn trung chuyển
Phần III Cuộc đấu không cân sức
2. Đảng
3. Dưới mưa đêm
4. Tranh thủ hay đấu tranh
5. Bước đầu sôi động
6. Cơn lốc xoáy vào trong
7. Sức mạnh từ chân lý
8. Trước khi quá muộn
9. Chuyên chính vô sản
10 Phản trắc
11 Bút ký của người bị khai trừ đảng
12. Thung lũng mai anh đào
13. Ai đáng bị cách chức
14. Nguồn gốc của tai họa
15. Gốc thông trăm năm
16. Dân chủ và quyền lực
17. Con đường của quyền lực
18. Ân tình và khổ lụy
19. Sương mù
20. Mê đồ trận cuối cùng
21. Tiếng ngân dài trong hư không
Đoạn kết
Bạt ( của Hà Sĩ Phu)
Phụ Lục 1
Phụ Lục 2