8. Âm mưu và đố kỵ
Tác giả: Tiêu Dao Bảo Cự
Hoàng Ly Chân đang ngồi trong quán đọc báo. Đề thu nhập thêm, vợ chồng anh mở một quán cóc ven đường, cạnh ngã tư, bán giải khát và các hàng tạp hóa linh tinh. Quán này cũng là nơi hay lui tới của một số anh em văn nghệ sĩ ở đây vì nó tiện đường, ở ngay khu trung tâm. Do đặc điểm đó, đây là nơi thu phát rất nhiều lượng thông tin về đủ mọi loại vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội, đặc biệt là các vụ giật gân trong tỉnh. Với tư cách chủ quán Hoàng Ly Chân là người nghe và nói nhiều nhất nên bạn bè gọi anh là cái loa công cộng.
- Chào nhà thơ. Đang đọc gì đó?
Nghe tiếng nói, Hoàng Ly Chân ngẩng lên, thấy Lý Mưu bước vào, miệng cười rất tươi. Lý Mưu là một cán bộ hay lui tới quán của Chân nhưng anh cũng không biết rõ anh ta làm ở cơ quan nào. Hỏi, anh ta chỉ ậm ờ. Người nói anh ta là cán bộ của tỉnh ủy, người nói rõ là ở ban nội chính, kẻ lại bảo là công an. Có điều anh ta biết rất nhiều chuyện và tỏ ra thân cận với các ông lớn của tỉnh này.
Lý Mưu kéo ghế ngồi đói diện với Hoàng Ly Chân. Anh ta khoát tay từ chối chén trà của Chân đưa và nói:
- Hôm nay trời lạnh làm một xị cho nóng người đi. Ông có cái gì nhắm? A, có khô nai đây nè.
Anh ta với tay lấy gói khô nai để trên quày và Hoàng Ly Chân đứng dậy đi rót một xị rượu, lấy một cái đĩa đặt lên bàn. Lý Mưu rót rượu ra hai chén và mời Hoàng Ly Chân. Hai người cụng nhẹ và dốc cạn chén rượu đầu tiên trước khi đụng đến đồ nhắm. Lý Mưu hỏi ra vẻ quan tâm:
- Độ này ông sáng tác được nhiều không? Sắp tổ chức đại hội thành lập hội nhà văn chắc các ông phấn khởi lắm.
Hoàng Ly Chân cười:
- Tôi lúc nào cũng viết lai rai. Cho đến giờ thơ tập họp lại cùng đủ in vài ba tập. Có hội nhà văn may ra xuất bản được nhưng tình hình hội nhà văn chưa thành lập được mà đã có dấu hiệu rắc rối rồi, không biết tương lai sẽ ra sao.
- Ông bảo rắc rối gì?
- Vừa rồi, tạp chí La Ban mới ra số đầu đã bị phê phán kịch liệt Nghe nói các đồng chí lãnh đạo không hài lòng. Rồi việc chạy đua vào ban chấp hành trong đại hội sắp tới, nghe nói đã có hai ba phe đang ngấm ngầm vận động.
- Sắp tới ông ứng cử vào ban chấp hành chứ?
- ờ, ờ đề xem. Anh em giới thiệu cùng tốt. Mà mình tự ứng cử cùng được, có sao đâu? Thời đại dân chủ mà.
- Ông ứng cử đi. Theo tôi, ở đây ông hoạt động văn học lâu năm, có uy tín thế nào anh em chả bầu. Ông không xứng đáng còn ai xứng đáng nữa. Tôi mà được dự đại hội tôi sẽ bầu ông ngay. Tiếc tôi không phái là nhà văn.
Được khen, Hoàng Ly Chân có vẻ tự mãn, không cần làm bộ khiêm tốn:
- Kể ra hoạt động văn học lâu năm ở đất này có mấy người đâu? Mình không "cổ thụ" nhưng cùng thuộc loại "đại ca" rồi.
Lý Mưu rót tiếp chén rượu thứ ba cho Hoàng Ly Chân:
Tôi cùng thấy vậy. Ông làm chủ tịch hội nhà văn cùng được quá chứ nói gì ban chấp hành. à, mà sau ông không xin chuyển hẳn về công tác ở hội nhà văn cho tiện?
Hoàng Ly Chân nhíu mày, có vẻ hậm hực:
- Tôi cũng muốn thế. Nhưng hai ông Minh Hương và Hoài ở cơ quan chuyên trách hội chưa đồng ý. Họ bảo tôi có nhiều tai tiếng và một số anh em văn nghệ sĩ không hài lòng. Mẹ kiếp? Có gì đâu. Hồi tôi biên tập ở đài, mấy anh gởi bài tới không được chọn thì bất mãn thôi. Trò đời thế mà.
Lý Mưu tán đồng:
- Chuyện đó bao giờ chẳng vậy. à, mà này, ông thấy hai ông Minh Hương và Hoài ra sao?
Hoàng Ly Chân ậm ờ chưa vội trả lời. Gần đây, anh ta đang suy tính về thái độ đối với Minh Hương và Hoài. Minh Hương tuy cùng thời với anh nhưng là nhà thơ đã nổi tiếng khá lâu và nghe nói trước khi vào đây, ở nơi cũ hình như có gì lộn xộn thì phải. Hoài chỉ là cây viết nghiệp dư, trước giải phóng một số tác phẩm có tính cách hiện thực phê phán Hoài viết trong vùng tạm bị chiếm có được đọc trên đài phát thanh Giải phóng và đài Tiếng nói Việt nam. Sau giải phóng, Hoàng Ly Chân có được đọc bản thảo một tập truyện ngắn của Hoài viết từ trước anh rất thích, nhưng sáng tác mới chưa có gì.
Hoàng Ly Chân chợt có cảm tưởng là đang bị người đối thoại thăm dò. Anh nói:
- Ông Minh Hương do tỉnh ủy mời về, còn ông Hoài cũng do tỉnh ủy điều động. Chắc tại hai người này là đảng viên.
Lý Mưu chăm chú nhìn Hoàng Ly Chân, như muốn tìm kiếm một dấu hiệu gì trên nét mặt anh:
- ở đó cũng là một lý do. Nhưng anh em nhà văn tỉnh mình dâu phải không có ai là đảng viên. Vả lại - Lý Mưu hạ thấp giọng - tôi nói riêng với ông, đảng viên cùng năm bảy loại chứ không phải tốt hết đâu. Như anh chàng Hoài chẳng hạn, anh ta là kẻ có "vấn đề" đấy.
Hoàng Ly Chân vểnh tai lên, mở to mắt:
- Sao? Ông bảo Hoài có vấn đề gì?
Lý Mưu trầm ngâm một lúc, ra vẻ hết sức đắn đo:
- Đáng lý điều này không nên nói ra vì là chuyện nội bộ đảng. Nhưng ông là chỗ thân tình, lại là văn nghệ sĩ, trí thức cách mạng nên nói cho ông biết cùng tốt. Hoài trước đây hoạt động trong lòng địch, quan hệ phức tạp không thể xác minh được. Lý lịch của Hoài và chuyện anh ta được kết nạp đảng cũng có người bảo chưa rõ ràng. Cả chi bộ đã kết nạp anh ta là chi bộ Trung Kiên cũng đang bị nghi vấn là có liên quan đến một tên phản bội, đầu hàng địch. Tuy anh ta vẫn được công nhận là đảng viên nhưng việc tin cậy, sử dụng chỉ có mức độ. Loại trí thức sống trong vùng tạm bị chiếm, dù là đảng viên, cùng làm sao sánh được với trí thức xã hội chủ nghĩa như các ông tuy chưa phải là đảng viên. Đó là nói về lập trường, quan điểm. Còn về sáng tác văn học, tôi không rành lắm nhưng tôi tin họ cũng không bằng các ông được. Ông nghĩ sao về chuyện đó?
Nghe Lý Mưu nói, Hoàng Ly Chân cảm thấy như có một cái gì mới mẻ mở ra, gần như là một cơ hội. Và sự đố kỵ đối với Hoài lâu nay nhen nhúm bây giờ được dịp bùng ra:
- à ra thế đấy. Bây giờ ông nói, tôi mới biết những chuyện này. Tôi cũng cảrm thấy anh chàng Hoài có cái gì không rõ ràng và xa cách với anh em văn nghệ ở đây, nhất là đối với anh em miền Bắc vào. Ông Minh Hương cộng tác với Hoài kể cùng lạ. Thấy hai ông ăn ý với nhau lầm. Có thể Minh Hương cũng chưa hiểu hết Hoài. Còn chuyện văn chương thì anh em miền Nam viết lách có ra gì. Ngay cả những người nổi tiếng thời kỳ kháng chiến được tuyên truyền nhiều, được đưa vào sách giáo khoa, sáng tác của họ từ miền Nam gởi ra, tụi tôi ngoài kia cũng phải biên tập, sửa chữa chán. Hồi đó mình trân trọng vì đó là những tác phẩm được gởi từ chiến trường miền Nam ra, rất có lợi cho việc tuyên truyền. Mấy truyện ngắn của anh chàng Hoài hồi đó được đài Tiếng nói Việt nam và đài phát thanh Giải phóng đọc tôi cùng biết, vì phục vụ cho ý đồ chính trị nên phải châm chước về mặt nghệ thuật. Gần đây anh ta có viết lách gì đâu. Vậy mà không hiểu sao tỉnh ủy lại điều anh ta về làm thường trực hội nhà văn. Làm hội nhà văn trước hết phải có tác phẩm đã. Không phải riêng tôi mà nhiều nhà văn ở đây cùng bất mãn đấy.
Lý Mưu gật gù khi nghe Hoàng Ly Chân nói, ánh mắt anh ta thỉnh thoảng lóe lên những tia sáng khó hiểu, gần như thâm độc, nhưng Chân không nhận ra. Được dịp, Chân thao thao trút bầu tâm sự về nỗi không được đảng quan tâm, chiếu cố, có khi còn bị trù dập.
Lý Mưu chăm chú nghe, ra vẻ hiểu biết:
- Điều ông nói cũng có thôi. Nhưng ông phải thông cảm là những đồng chí lãnh đạo của mình bận trăm công nghìn việc, chủ yếu lo về kinh tế nên có nhẹ mặt văn hóa văn nghệ. Tôi cho rằng sắp tới anh em văn nghệ sĩ nên trình bày rõ với lãnh đạo. Còn việc đại hội nhà văn tới đây, tuy tỉnh ủy có chỉ đạo từ trước nhưng cũng phải trên cơ sở dân chủ, nguyện vọng và sự tín nhiệm của đa số anh chị em nhà văn chứ. Ông đừng lo, tỉnh ủy bây giờ cởi mở hơn trước. Vả lại, trong thường vụ tỉnh ủy không phải ai cũng ủng hộ Minh Hương và Hoài đâu. Các ông cứ mạnh dạn ứng cử và vận động đi. Tụi tôi cùng sẽ giúp một tay.
Hoàng Ly Chân như mở cờ trong bụng. Chưa gì anh đã phác ra một kế hoạch và một viễn ảnh trong đầu. Anh trình bày ý định của mình với Lý Mưu và được anh ta đồng ý ngay. Hai người tỏ ra rất tâm đắc.
Đến khi Lý Mưu cáo từ ra về, hai người đã uống hết xị rượu thứ tư và Hoàng Ly Chân khoát tay từ chối khi Lý Mưu đút tay vào túi làm bộ lấy tiền trả:
- Có đáng gì đâu. Tôi đãi ông đấy. Ông sẽ là quân sư của tụi tôi Mình còn uống với nhau nhiều.
Hoàng Ly Chân đang ngồi trong quán đọc báo. Đề thu nhập thêm, vợ chồng anh mở một quán cóc ven đường, cạnh ngã tư, bán giải khát và các hàng tạp hóa linh tinh. Quán này cũng là nơi hay lui tới của một số anh em văn nghệ sĩ ở đây vì nó tiện đường, ở ngay khu trung tâm. Do đặc điểm đó, đây là nơi thu phát rất nhiều lượng thông tin về đủ mọi loại vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội, đặc biệt là các vụ giật gân trong tỉnh. Với tư cách chủ quán Hoàng Ly Chân là người nghe và nói nhiều nhất nên bạn bè gọi anh là cái loa công cộng.
- Chào nhà thơ. Đang đọc gì đó?
Nghe tiếng nói, Hoàng Ly Chân ngẩng lên, thấy Lý Mưu bước vào, miệng cười rất tươi. Lý Mưu là một cán bộ hay lui tới quán của Chân nhưng anh cũng không biết rõ anh ta làm ở cơ quan nào. Hỏi, anh ta chỉ ậm ờ. Người nói anh ta là cán bộ của tỉnh ủy, người nói rõ là ở ban nội chính, kẻ lại bảo là công an. Có điều anh ta biết rất nhiều chuyện và tỏ ra thân cận với các ông lớn của tỉnh này.
Lý Mưu kéo ghế ngồi đói diện với Hoàng Ly Chân. Anh ta khoát tay từ chối chén trà của Chân đưa và nói:
- Hôm nay trời lạnh làm một xị cho nóng người đi. Ông có cái gì nhắm? A, có khô nai đây nè.
Anh ta với tay lấy gói khô nai để trên quày và Hoàng Ly Chân đứng dậy đi rót một xị rượu, lấy một cái đĩa đặt lên bàn. Lý Mưu rót rượu ra hai chén và mời Hoàng Ly Chân. Hai người cụng nhẹ và dốc cạn chén rượu đầu tiên trước khi đụng đến đồ nhắm. Lý Mưu hỏi ra vẻ quan tâm:
- Độ này ông sáng tác được nhiều không? Sắp tổ chức đại hội thành lập hội nhà văn chắc các ông phấn khởi lắm.
Hoàng Ly Chân cười:
- Tôi lúc nào cũng viết lai rai. Cho đến giờ thơ tập họp lại cùng đủ in vài ba tập. Có hội nhà văn may ra xuất bản được nhưng tình hình hội nhà văn chưa thành lập được mà đã có dấu hiệu rắc rối rồi, không biết tương lai sẽ ra sao.
- Ông bảo rắc rối gì?
- Vừa rồi, tạp chí La Ban mới ra số đầu đã bị phê phán kịch liệt Nghe nói các đồng chí lãnh đạo không hài lòng. Rồi việc chạy đua vào ban chấp hành trong đại hội sắp tới, nghe nói đã có hai ba phe đang ngấm ngầm vận động.
- Sắp tới ông ứng cử vào ban chấp hành chứ?
- ờ, ờ đề xem. Anh em giới thiệu cùng tốt. Mà mình tự ứng cử cùng được, có sao đâu? Thời đại dân chủ mà.
- Ông ứng cử đi. Theo tôi, ở đây ông hoạt động văn học lâu năm, có uy tín thế nào anh em chả bầu. Ông không xứng đáng còn ai xứng đáng nữa. Tôi mà được dự đại hội tôi sẽ bầu ông ngay. Tiếc tôi không phái là nhà văn.
Được khen, Hoàng Ly Chân có vẻ tự mãn, không cần làm bộ khiêm tốn:
- Kể ra hoạt động văn học lâu năm ở đất này có mấy người đâu? Mình không "cổ thụ" nhưng cùng thuộc loại "đại ca" rồi.
Lý Mưu rót tiếp chén rượu thứ ba cho Hoàng Ly Chân:
Tôi cùng thấy vậy. Ông làm chủ tịch hội nhà văn cùng được quá chứ nói gì ban chấp hành. à, mà sau ông không xin chuyển hẳn về công tác ở hội nhà văn cho tiện?
Hoàng Ly Chân nhíu mày, có vẻ hậm hực:
- Tôi cũng muốn thế. Nhưng hai ông Minh Hương và Hoài ở cơ quan chuyên trách hội chưa đồng ý. Họ bảo tôi có nhiều tai tiếng và một số anh em văn nghệ sĩ không hài lòng. Mẹ kiếp? Có gì đâu. Hồi tôi biên tập ở đài, mấy anh gởi bài tới không được chọn thì bất mãn thôi. Trò đời thế mà.
Lý Mưu tán đồng:
- Chuyện đó bao giờ chẳng vậy. à, mà này, ông thấy hai ông Minh Hương và Hoài ra sao?
Hoàng Ly Chân ậm ờ chưa vội trả lời. Gần đây, anh ta đang suy tính về thái độ đối với Minh Hương và Hoài. Minh Hương tuy cùng thời với anh nhưng là nhà thơ đã nổi tiếng khá lâu và nghe nói trước khi vào đây, ở nơi cũ hình như có gì lộn xộn thì phải. Hoài chỉ là cây viết nghiệp dư, trước giải phóng một số tác phẩm có tính cách hiện thực phê phán Hoài viết trong vùng tạm bị chiếm có được đọc trên đài phát thanh Giải phóng và đài Tiếng nói Việt nam. Sau giải phóng, Hoàng Ly Chân có được đọc bản thảo một tập truyện ngắn của Hoài viết từ trước anh rất thích, nhưng sáng tác mới chưa có gì.
Hoàng Ly Chân chợt có cảm tưởng là đang bị người đối thoại thăm dò. Anh nói:
- Ông Minh Hương do tỉnh ủy mời về, còn ông Hoài cũng do tỉnh ủy điều động. Chắc tại hai người này là đảng viên.
Lý Mưu chăm chú nhìn Hoàng Ly Chân, như muốn tìm kiếm một dấu hiệu gì trên nét mặt anh:
- ở đó cũng là một lý do. Nhưng anh em nhà văn tỉnh mình dâu phải không có ai là đảng viên. Vả lại - Lý Mưu hạ thấp giọng - tôi nói riêng với ông, đảng viên cùng năm bảy loại chứ không phải tốt hết đâu. Như anh chàng Hoài chẳng hạn, anh ta là kẻ có "vấn đề" đấy.
Hoàng Ly Chân vểnh tai lên, mở to mắt:
- Sao? Ông bảo Hoài có vấn đề gì?
Lý Mưu trầm ngâm một lúc, ra vẻ hết sức đắn đo:
- Đáng lý điều này không nên nói ra vì là chuyện nội bộ đảng. Nhưng ông là chỗ thân tình, lại là văn nghệ sĩ, trí thức cách mạng nên nói cho ông biết cùng tốt. Hoài trước đây hoạt động trong lòng địch, quan hệ phức tạp không thể xác minh được. Lý lịch của Hoài và chuyện anh ta được kết nạp đảng cũng có người bảo chưa rõ ràng. Cả chi bộ đã kết nạp anh ta là chi bộ Trung Kiên cũng đang bị nghi vấn là có liên quan đến một tên phản bội, đầu hàng địch. Tuy anh ta vẫn được công nhận là đảng viên nhưng việc tin cậy, sử dụng chỉ có mức độ. Loại trí thức sống trong vùng tạm bị chiếm, dù là đảng viên, cùng làm sao sánh được với trí thức xã hội chủ nghĩa như các ông tuy chưa phải là đảng viên. Đó là nói về lập trường, quan điểm. Còn về sáng tác văn học, tôi không rành lắm nhưng tôi tin họ cũng không bằng các ông được. Ông nghĩ sao về chuyện đó?
Nghe Lý Mưu nói, Hoàng Ly Chân cảm thấy như có một cái gì mới mẻ mở ra, gần như là một cơ hội. Và sự đố kỵ đối với Hoài lâu nay nhen nhúm bây giờ được dịp bùng ra:
- à ra thế đấy. Bây giờ ông nói, tôi mới biết những chuyện này. Tôi cũng cảrm thấy anh chàng Hoài có cái gì không rõ ràng và xa cách với anh em văn nghệ ở đây, nhất là đối với anh em miền Bắc vào. Ông Minh Hương cộng tác với Hoài kể cùng lạ. Thấy hai ông ăn ý với nhau lầm. Có thể Minh Hương cũng chưa hiểu hết Hoài. Còn chuyện văn chương thì anh em miền Nam viết lách có ra gì. Ngay cả những người nổi tiếng thời kỳ kháng chiến được tuyên truyền nhiều, được đưa vào sách giáo khoa, sáng tác của họ từ miền Nam gởi ra, tụi tôi ngoài kia cũng phải biên tập, sửa chữa chán. Hồi đó mình trân trọng vì đó là những tác phẩm được gởi từ chiến trường miền Nam ra, rất có lợi cho việc tuyên truyền. Mấy truyện ngắn của anh chàng Hoài hồi đó được đài Tiếng nói Việt nam và đài phát thanh Giải phóng đọc tôi cùng biết, vì phục vụ cho ý đồ chính trị nên phải châm chước về mặt nghệ thuật. Gần đây anh ta có viết lách gì đâu. Vậy mà không hiểu sao tỉnh ủy lại điều anh ta về làm thường trực hội nhà văn. Làm hội nhà văn trước hết phải có tác phẩm đã. Không phải riêng tôi mà nhiều nhà văn ở đây cùng bất mãn đấy.
Lý Mưu gật gù khi nghe Hoàng Ly Chân nói, ánh mắt anh ta thỉnh thoảng lóe lên những tia sáng khó hiểu, gần như thâm độc, nhưng Chân không nhận ra. Được dịp, Chân thao thao trút bầu tâm sự về nỗi không được đảng quan tâm, chiếu cố, có khi còn bị trù dập.
Lý Mưu chăm chú nghe, ra vẻ hiểu biết:
- Điều ông nói cũng có thôi. Nhưng ông phải thông cảm là những đồng chí lãnh đạo của mình bận trăm công nghìn việc, chủ yếu lo về kinh tế nên có nhẹ mặt văn hóa văn nghệ. Tôi cho rằng sắp tới anh em văn nghệ sĩ nên trình bày rõ với lãnh đạo. Còn việc đại hội nhà văn tới đây, tuy tỉnh ủy có chỉ đạo từ trước nhưng cũng phải trên cơ sở dân chủ, nguyện vọng và sự tín nhiệm của đa số anh chị em nhà văn chứ. Ông đừng lo, tỉnh ủy bây giờ cởi mở hơn trước. Vả lại, trong thường vụ tỉnh ủy không phải ai cũng ủng hộ Minh Hương và Hoài đâu. Các ông cứ mạnh dạn ứng cử và vận động đi. Tụi tôi cùng sẽ giúp một tay.
Hoàng Ly Chân như mở cờ trong bụng. Chưa gì anh đã phác ra một kế hoạch và một viễn ảnh trong đầu. Anh trình bày ý định của mình với Lý Mưu và được anh ta đồng ý ngay. Hai người tỏ ra rất tâm đắc.
Đến khi Lý Mưu cáo từ ra về, hai người đã uống hết xị rượu thứ tư và Hoàng Ly Chân khoát tay từ chối khi Lý Mưu đút tay vào túi làm bộ lấy tiền trả:
- Có đáng gì đâu. Tôi đãi ông đấy. Ông sẽ là quân sư của tụi tôi Mình còn uống với nhau nhiều.