19. Né tránh trách nhiệm
Tác giả: Tiêu Dao Bảo Cự
Bí thư huyện ủy ngồi trong nhà nhìn qua cửa kính, lặng ngắm ngọn núi hùng vĩ phía trước đang chìm dần trong màn mưa. Cơn mưa bây giờ không ảnh hưởng gì đến ông cả vì ông đang ngồi trong một ngôi biệt thự sang trọng và ấm cúng, vừa là nơi ở vừa là nơi làm việc. Nếu cần đi đâu, ông đã có ô-tô đưa đón tận nhà. Ngày trước khác hẳn, sau ngọn núi kia và các dải rừng trùng điệp kế tiếp, ông và đồng đội đã trải qua bao ngày tháng gian lao, nhất là về mùa mưa dầm rét mướt của vùng nam Tây Nguyên nổi tiếng ác liệt này. Có những đồng đội của ông, không chịu đựng nổi gian khổ, đã trở thành những kẻ đầu hàng, phản bội, như Tư Trung, ủy viên thường vụ tỉnh ủy năm nào đã làm cả tỉnh ủy lao đao. Hiện nay, sau giải phóng ba năm, không hiểu sao hắn lại ra đầu thú với chính quyền cách mạng sau khi đã trốn chui trốn nhủi ở một nơi đèo heo hút gió nào đó và người ta cứ tưởng hắn đã chạy sang Mỹ. Thì ra cuối cùng Mỹ cũng không dùng loại người phản bội như hắn. Hay Mỹ đã cố tình cài hắn lại để thực hiện một âm mưu hậu chiến? Hay bên trong trường hợp này còn có vấn đề gì nữa? Bí thư huyện ủy vừa dược tin sau khi hắn ra đầu thú ở một tỉnh bạn, nơi hắn trốn lánh, hắn mới được đưa về đây để cho tỉnh ủy điều tra, xử lý. Sắp tới, sau khi khai thác hắn, có thể mọi điều sẽ trở nên sáng tỏ.
Bí thư huyện ủy hồi tưởng lại cái ngày kinh hoàng đầy lạ lùng và nghi vấn lúc tên Tư Trung ra đầu hàng địch. Hồi đó ông cũng đã là ủy viên thường vụ tỉnh ủy kiêm bí thư thị ủy của thị xã tỉnh ly này. Một hôm ông đang hội ý với ban thường vụ tỉnh ủy về tình hình mới thì nghe tiếng nổ dồn không xa, về hướng vùng giáp ranh giới với thị xã. Ông đang chỉ thị về phương án chống địch cần thì lực lượng bảo vệ đưa vào một chiến sĩ liên lạc của tỉnh. Chiến sĩ này mặt tái nhợt, xây xát những vết xước rướm máu, vừa thở hào hển vừa nói:
- Báo cáo các đồng chí... Đồng chí Tư Trung... đã bị địch bắt.
- Bị bắt ở đâu? Lúc nào? Tại sao bị bắt? Nhiều câu hỏi dồn dập.
Chiến sĩ liên lạc thuật lại trong hơi thở gấp:
- Sáng nay... đồng chí Tư Trung... đi từ cơ quan tỉnh ủy... đến đây để làm việc với các đồng chí... Trước khi đến đây, đồng chí định tạt qua một cơ sở làm giao liên ở vùng ven để nắm thêm tình hình bên trong. Tôi có nhiệm vụ đưa đường và bảo vệ cho đồng chí. Khi ra khỏi cánh rừng, ngay cuối con đường mòn, nơi có dòng suối và cây sao lớn, thình lình một toán lính ngụy núp trong bụi nhảy ra bao vây chúng tôi và hét lớn: "Bỏ súng xuống! Giơ tay lên! Đầu hàng đi! " Tụi lính ngụy khá đông, khoảng hơn một tiểu đội, mặc quần áo rằn ri, hình như đã phục kích sẵn từ trước. Chúng tôi bị bất ngờ quá nên hết sức kinh hoàng. Tôi thấy đồng chí Tư Trung rút súng ra khỏi vỏ nhưng một loạt đạn nổ dòn làm ông ngã lăn ra ngay. Tôi lúc đó đang đứng sau lưng đồng chí Tư Trung, quá hốt hoảng, tôi lia đại một tràng AK rồi quay đầu bỏ chạy. Chúng bắn đuổi theo nhưng may không trúng. Chạy được một quàng, tiếng súng im và nghe có tiếng xe nổ, tôi quay lại nhìn thấy một chiếc xe Jeep ở ngoài chạy vào, trên xe hình như có mấy người mặc quần áo dân sự và đồng chí Tư Trung đang được bọn lính dìu ra xe. Thế là anh Tư chưa chết và đã bị bắt rồi nên tôi vội vãng chạy về đây để báo tin cho các đồng chí biết.
Trước sự kiện đột biến này, bí thư thị ủy hội ý chớp nhoáng với ban thường vụ, có ngay quyết định khẩn cấp. Một mặt cho người đi báo cáo tình hình ngay lên ban thường vụ tỉnh ủy để xin ý kiến, mặt khác, thông báo ngay cho các chi bộ, đơn vị trực thuộc để đề phòng và chuyển ngay các cơ quan, các vị trí đóng quân tránh địch lập kích vì Tư Trung là ủy viên thường vụ phụ trách tổ chức nên biết rất rõ tình hình nội bộ.
Sau đó, thường vụ tỉnh ủy đã họp, báo cáo lên thường vụ khu ủy, thẩm tra lại toàn bộ tình hình, thống nhất đi đến kết luận là Tư Trung đầu hàng địch chứ không phải bị bắt. Việc bị bắt chỉ là một vụ dàn cảnh. Tư Trung xuất thân thành phần tiểu tư sản, tham gia cách mạng khá sớm, sau 54 tập kết ra bắc rồi được đưa về hoạt động ở chiến trường nam tây nguyên. Tư Trung có năng lực, trình độ, nhưng nặng địa vị, cá nhân và sợ gian khổ. Khi Tư Trung được cấu tạo vào thường vụ tỉnh ủy đã có một số ý kiến không đồng tình nhưng cuối cùng thường vụ khu ủy đã duyệt y. Hắn nghe dư luận này và đã có mặc cảm, ác ý với một số người trong tỉnh ủy, nhưng vì chiến trường đang ác liệt, nên mọi chuyện này đều được gác qua một bên. Tư Trung phụ trách tổ chức nhưng ít khi đi cơ sở mà chỉ nắm tình hình qua báo cáo. Hắn chưa bao giờ đột ấp vào vùng địch hậu, mà chỉ đi đến vùng giáp ranh móc cơ sở ra báo cáo rồi quay về cứ. Thời gian gần đây, hắn có quan hệ bất chính với một nữ y tá trong cơ quan tỉnh ủy, được thường vụ góp ý nhiều lần nhưng không dứt được. Chẳng may cô này lại mang bầu và sự việc sắp đổ bể lớn, thường vụ đã biết và có phương án chuẩn bị xử lý. Hắn biết tình hình này nên trước đó đã tìm cách móc nổi với địch thông qua một giao liên hoạt động hai mang. Vụ phục kích chính là một màn kịch do hắn thông đồng với địch, dựng lên để cho đồng chí giao liên cùng đi chạy thoát về báo cáo mong sẽ che mắt được tổ chức. Tuy nhiên, kết hợp phân tích các sự kiện, nhất là việc tên giao liên hai mang, sau vụ này, sợ bỏ trốn luôn, thường vụ tỉnh ủy đã đi đến kết luận chính thức là Tư Trung đầu hàng địch.
Để đối phó với những hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra khi Tư Trung khai báo với địch, một trong những biện pháp ngăn chặn là thường vụ tỉnh ủy đã chỉ thị cho tất cả các chi bộ vùng ven và hợp pháp phải bỏ địa bàn thoát ly ra cứ hết. Chỉ thị này đã được truyền đạt đến đồng chí Tân, bí thư chi bộ Trung Kiên, ba ngày sau vụ phục kích. Sau một đêm thức trắng bạc nửa mái tóc, đồng chí Tân đã vào cứ gặp bí thư thị ủy, lúc đó trực tiếp chỉ đạo chi bộ Trung Kiên để trình bày đề xuất của mình. Đồng chí Tân cho rằng, tuy Tư Trung phụ trách tổ chức nhưng đối với chi bộ hợp pháp bên trong, hắn chỉ biết qua bí số chứ không hề biết người, biết tên cụ thể, do đó, dù hắn có khai báo cũng chưa chắc địch tìm ra ngay. Mặt khác, sau hiệp định Paris, tình hình đang chuyển biến thuận lợi và rất cần cho việc đấu tranh hợp pháp nên việc rút chi bộ, bỏ trống địa bàn thị xã là một tổn thất rất lớn, nhất là sau bao nhiêu năm xây dựng, kiên trì chịu đựng mới có được thời cơ hoạt động hữu hiệu nhất. Sau khi tính toán mọi đường và báo cáo xin ý kiến cấp trên, bí thư thị ủy nhất trí để đồng chí Tân giữ chi bộ Trung Kiên lại nhưng phải hết sức cảnh giác, nắm địch tình thật chắc và tích cực chuẩn bị phương án đưa toàn bộ đảng viên và gia đình của chi bộ Trung Kiên thoát ly ra cứ ngay khi có dấu hiệu địch phát hiện.
Bí thư thị ủy ngày đó chính là ông Hoàng, bí thư huyện ủy hiện nay. Ông vẫn còn nhớ rất rõ buổi làm việc với ông Tân lúc ông này vào cứ xin ý kiến. Hai người đã trao đổi gần như thâu đêm về tình huống phức tạp và khó xử này, cuối cùng ông đã xuôi theo ý kiến ông Tân. Ông Hoàng hết sức tin tưởng vào ông Tân, người bạn chiến đấu từ thời chống Pháp và rất dạn dày kinh nghiệm hoạt động trong lòng địch.. Từ sự kiện đó, cho đến lúc thị xã được giải phóng, không có biến có gì khác xảy ra và câu chuyện cũng dần rơi vào quên lãng. Ngày thị xã được giải phóng, chính ông Hoàng đã đi theo các đơn vị bộ đội chủ lực vào bắt liên lạc ngay với ông Tân, đặt bộ chỉ huy tại nhà ông Tân và tiến hành chỉ đạo các hoạt động tiếp quản thị xã Những ngày tháng kế tiếp, ông Tân cùng với các đảng viên trong chi bộ Trung Kiên đã được giao công tác và phần lớn họ đã hoàn thành khá xuất sắc các nhiệm vụ. Thế mà đột nhiên, mấy tháng gần đây, chính một đồng chí trong ban thường vụ huyện ủy đã gợi lại với ông chuyện cũ và đặt nghi vấn về ông Tân và chi bộ Trung Kiên. Mới đầu ông bác bỏ ngay, nhưng dần dần nhiều nguồn dư luận đã buộc ông phải chú ý, và tuy không chính thức nhưng cũng đã đặt thành vấn đề khi xem xét những việc có liên quan.
Hôm nay, ngồi nhìn ngọn núi qua cơn mưa, ông hồi tưởng chuyện cũ và chợt nảy ra ý nghĩ đi gặp ông Tân để trao đổi làm rõ vấn đề của chi bộ Trung Kiên và những việc liên quan đến Hoài gần đây. Ông cho gọi lái xe và chỉ mười lăm phút sau, ông đã ngồi đối diện với ông Tân bên tách là nóng, nơi chiếc bàn kê ngay phía trên miệng hầm bí mật trong phòng khách nhà ông Tân, chiếc hầm ông đã có lần ẩn mình khi đột nhập vào thị xã. Sau khi nói chuyện về tình hình chung của huyện, ông Hoàng làm như tình cờ chợt hỏi:
- Cậu Hoài trước đây ở chi bộ anh phải không? Cậu ta ngày trước thế nào anh?
Ông Tân nhíu mày hỏi lại:
- Sao? Hoài đang có vấn đề gì à?
- Cũng không có gì lớn. Cậu ta công tác tốt thôi nhưng gần đây có một số dư luận không hay.
- Về chuyện cũ hay chuyện mới?
- Cả hai.
- Thế anh đã khẳng định điều gì chưa?
- Chưa. Chính vì thế hôm nay nhân tiện mới hỏi anh.
Ông Tân nhìn ông Hoàng, thầm đoán ra mục đích việc viếng thăm của bí thư huyện ủy. Ông nói không đắn đo:
- Trước đây, chúng tôi đánh giá Hoài là một đồng chí giác ngộ tốt, có năng lực và nhiệt tình. Còn hiện nay có lẽ anh hiểu hơn tôi vì anh chỉ đạo trực tiếp.
- Trước khi kết nạp đảng cho Hoài, anh có thẩm tra lý lịch kỹ không?
- Thẩm tra à? Dĩ nhiên là có nhưng mức độ thôi. Cái chính là giác ngộ cách mạng của bản thân. Tôi đã tìm hiểu qua một số người quen biết của đồng chí Hoài, suốt thời đi học và làm giáo viên trước khi đến đây, cậu la có tinh thần dân tộc rất cao và liên tục tham gia đấu tranh chống địch. Từ khi chi bộ móc nối, tôi đã giao nhiệm vụ và thử thách nhiều lần trước khi kết nạp. Cậu ta đã từ chối nhiều chức vụ quan trọng do ngụy quyền giao, kể cả việc đưa về Sài Gòn và đi nước ngoài đào tạo để làm giáo sư đại học. Thế là quá đủ tiêu chuẩn để kết nạp rồi. Vào đảng lúc đó chỉ là để chiến đấu cho lý tưởng giải phóng dân tộc hoặc bị tù, bị giết thôi không có quyền lợi gì khác. Tôi hoàn toàn khẳng định động cơ của anh em lúc đó. Không phải dễ dàng gì có thể tìm được người giác ngộ như thế trong vùng tạm bị chiếm.
Ông Hoàng gật gù:
- Điều đó đáng quý lắm. Nhưng Hoài là tiểu tư sản trí thức, anh đã biết rồi. Có lúc nào anh ta tỏ ra giao động không
Trái lại là khác. Lúc đó anh em trí thức nhiệt tình lắm, thậm chí manh động. Họ còn muốn tổ chức các đội biệt động vũ trang và những cuộc biểu dương lực lượng quần chúng quy mô lớn nhưng tôi đã cản vì như anh biết, chi bộ Trung Kiên lúc đó làm nhiệm vụ chiến lược, không phù hợp với những hoạt động có tính cách cụ thể, chiến thuật.
Ông Hoàng bật ra câu hỏi mà đáng lý ông sẽ tìm cách đặt ra một cách khéo léo, tế nhị nhưng ông không tìm ra được:
- Có lúc nào anh đặt dấu hỏi về động cơ gia nhập đảng của Hoài và anh em trí thức lúc đó không?
Ông Tâm thực sự sửng sót trước câu hỏi này. Ông nói gần như to tiếng, bao hàm một nỗi tức giận không che giấu:
- Đặt dấu hỏi à? Không. Chưa bao giờ. Ai có ở trong vùng tạm bị chiếm mới hiểu được. Những người tâm huyết rất bức xúc trước tình hình và đảng đối với họ rất thiêng liêng. Tôi không cho phép ai đặt ra vấn đề này. Tình hình không phải như bây giờ, vào đảng là có chức quyền đâu.
Ông Hoàng vẫn nhẹ nhàng:
- Tôi hoàn toàn đồng ý với anh. Nhưng cùng xin anh đừng quá chủ quan. Mọi việc đâu có thể xảy ra. Tôi hỏi là hỏi thế thôi. Về việc đó Hoài không có vấn đề gì đâu.
Ông Hoàng ngừng một lúc, nâng tách trà lên môi hớp mấy ngụm rồi bất ngờ thông báo:
- Anh Tân này, Tư Trung ra đầu thú rồi đó. Anh biết tin chưa?
Ông Tân trợn tròn mắt kinh ngạc:
- Thật thế à? Vậy chứ lâu nay hán ở đâu? Người ta đồn hắn đã trốn sang Mỹ rồi mà.
Ông Hoàng nhếch mép cười khinh miệt:
- Mỹ cùng bỏ rơi thứ đầu hàng phản bội đó thôi.
Ông Hoàng thuật cho ông Tân nghe những tin tức mới nhất về chuyện Tư Trung ra đầu thú và hỏi một câu đầy ý tứ:
- Anh nghĩ sao về chuyện này?
Ông Tân nhăn trán đắn đo một lúc khi ông Hoàng nhìn không chớp vào mắt ông đề dò xét một phản ứng:
- Nghĩ sao ư? Sự việc cùng bất ngờ quá. Nhưng theo tôi như thế thì tốt thôi. Chắc hắn đã ăn năn về sự phản bội của mình. Kẻ phản bội không bao giờ yên ổn được dù sống trong hoàn cảnh nào. Có thể hắn còn một chút lương tri và bây giờ hắn muốn chuộc lỗi, tuy muộn màng.
Ông Tân cảm thấy cái nhìn khác lạ của ông Hoàng nên cùng nhìn thẳng vào mắt ông kia. Hai tia mắt gặp nhau, lóe lên như một ánh chớp. Ông chợt hiểu lý do chính tại sao ông Hoàng đến thăm mình bất ngờ. Ông nói tiếp một cách tự tin:
- Đúng là điều này càng hay cho bản thân tôi và chi bộ Trung Kiên. Gần đây tôi cùng mới nghe những chuyện khó chịu liên quan đến việc này. Hắn đã khai báo gì chưa? Hắn đầu thú thì mọi việc sẽ rõ ràng. Tôi không có gì lo lắng cả. Trước sau như một, tôi đã trình bày trung thực về câu chuyện đó mà chính anh cũng dã hiểu rất rõ. Nào tôi có giấu giếm điều gì. Tôi hoàn toàn yên tâm dù hắn đầu thú hay không và tổ chức có đặt nghi vấn gì hay không. Tôi tin thời gian và lịch sử sẽ soi sáng tất cả. Và chính anh, anh cùng gián tiếp chịu trách nhiệm về chuyện ngày trước kia mà. Có phải thế không?
Ông Hoàng ngoảnh nhìn ra cửa sổ. Bên ngoài, sau lớp kính, cơn mưa đã ngớt và ngọn núi hiện lên trong một vẻ tươi mát và kỳ bí, hoàn toàn xa lạ với ngọn núi ông đã nương thân ngày nào. Ông nói một cách mơ hồ:
- Hắn chưa khai báo gì nhiều vì mới được đưa về tỉnh ta mấy hôm nay thôi. Chắc chắn rồi hắn sẽ khai báo. Nhưng trong câu chuyện hắn đầu hàng tôi có trách nhiệm gì đâu? Có chăng là trách nhiệm của tập thể thường vụ tỉnh ủy lúc đó đã không theo dõi và quản lý được hắn khi hắn có những biểu hiện giao động. Còn chuyện chi bộ Trung Kiên vẫn tiếp tục bám trụ là đề xuất của anh và tôi cũng thuận theo thôi. Anh ở bên trong, tôi cũng chỉ chỉ đạo đến mức độ đó. Còn ngoài ra anh phải chịu trách nhiệm là chính chứ.
Ông Tân ngạc nhiên nhìn ông Hoàng. Một câu hỏi lóe lên trong óc ông. Ông Hoàng đã né tránh trách nhiệm sao? Hoặc tên Tư Trung đã có khai báo điều gì bất lợi, hoặc ông Hoàng sợ liên quan sẽ ảnh hưởng đến vị trí chính trị của ông trong thời gian sắp tới? Có phải trong chiến tranh người ta sống chết có nhau, vì đồng chí của mình, nhưng thời bình lại khác? Mỗi người một chỗ đứng tách biệt, với bao nhiêu quyền lợi và ràng buộc, tính toán riêng tư. Người ta không dễ dàng chia xẻ nữa. Thậm chí khi cần, người ta sẵn sàng chối bỏ cả quá khứ lúc có điều bất lợi cho mình. Ông Tân nhún vai, giọng ông trở nên mệt mỏi không che giấu:
- Vấn đề trách nhiệm, phần tôi, tôi hoàn toàn chấp nhận. Nhưng còn người khác, kể cả anh, điều đó tùy. Tôi không đổ cho ai đâu. Nhưng những ai muốn trút bỏ hoàn toàn trách nhiệm mình đã có cũng không phải là điều dễ.
Ông Tân ngừng lời và ông Hoàng cũng không nói gì thêm. Không khí trở nên nặng nề đến nỗi ông Tân phải đứng dậy mở tung cửa sổ. Khi ông Hoàng cáo từ ra về, ông Tân chỉ gật đầu và không đưa khách ra tận cổng ngoài theo thói quen của ông. Lần đầu tiên ông tỏ ra lạnh nhạt với người đồng chí cũ đang có chức quyền.
Bí thư huyện ủy ngồi trong nhà nhìn qua cửa kính, lặng ngắm ngọn núi hùng vĩ phía trước đang chìm dần trong màn mưa. Cơn mưa bây giờ không ảnh hưởng gì đến ông cả vì ông đang ngồi trong một ngôi biệt thự sang trọng và ấm cúng, vừa là nơi ở vừa là nơi làm việc. Nếu cần đi đâu, ông đã có ô-tô đưa đón tận nhà. Ngày trước khác hẳn, sau ngọn núi kia và các dải rừng trùng điệp kế tiếp, ông và đồng đội đã trải qua bao ngày tháng gian lao, nhất là về mùa mưa dầm rét mướt của vùng nam Tây Nguyên nổi tiếng ác liệt này. Có những đồng đội của ông, không chịu đựng nổi gian khổ, đã trở thành những kẻ đầu hàng, phản bội, như Tư Trung, ủy viên thường vụ tỉnh ủy năm nào đã làm cả tỉnh ủy lao đao. Hiện nay, sau giải phóng ba năm, không hiểu sao hắn lại ra đầu thú với chính quyền cách mạng sau khi đã trốn chui trốn nhủi ở một nơi đèo heo hút gió nào đó và người ta cứ tưởng hắn đã chạy sang Mỹ. Thì ra cuối cùng Mỹ cũng không dùng loại người phản bội như hắn. Hay Mỹ đã cố tình cài hắn lại để thực hiện một âm mưu hậu chiến? Hay bên trong trường hợp này còn có vấn đề gì nữa? Bí thư huyện ủy vừa dược tin sau khi hắn ra đầu thú ở một tỉnh bạn, nơi hắn trốn lánh, hắn mới được đưa về đây để cho tỉnh ủy điều tra, xử lý. Sắp tới, sau khi khai thác hắn, có thể mọi điều sẽ trở nên sáng tỏ.
Bí thư huyện ủy hồi tưởng lại cái ngày kinh hoàng đầy lạ lùng và nghi vấn lúc tên Tư Trung ra đầu hàng địch. Hồi đó ông cũng đã là ủy viên thường vụ tỉnh ủy kiêm bí thư thị ủy của thị xã tỉnh ly này. Một hôm ông đang hội ý với ban thường vụ tỉnh ủy về tình hình mới thì nghe tiếng nổ dồn không xa, về hướng vùng giáp ranh giới với thị xã. Ông đang chỉ thị về phương án chống địch cần thì lực lượng bảo vệ đưa vào một chiến sĩ liên lạc của tỉnh. Chiến sĩ này mặt tái nhợt, xây xát những vết xước rướm máu, vừa thở hào hển vừa nói:
- Báo cáo các đồng chí... Đồng chí Tư Trung... đã bị địch bắt.
- Bị bắt ở đâu? Lúc nào? Tại sao bị bắt? Nhiều câu hỏi dồn dập.
Chiến sĩ liên lạc thuật lại trong hơi thở gấp:
- Sáng nay... đồng chí Tư Trung... đi từ cơ quan tỉnh ủy... đến đây để làm việc với các đồng chí... Trước khi đến đây, đồng chí định tạt qua một cơ sở làm giao liên ở vùng ven để nắm thêm tình hình bên trong. Tôi có nhiệm vụ đưa đường và bảo vệ cho đồng chí. Khi ra khỏi cánh rừng, ngay cuối con đường mòn, nơi có dòng suối và cây sao lớn, thình lình một toán lính ngụy núp trong bụi nhảy ra bao vây chúng tôi và hét lớn: "Bỏ súng xuống! Giơ tay lên! Đầu hàng đi! " Tụi lính ngụy khá đông, khoảng hơn một tiểu đội, mặc quần áo rằn ri, hình như đã phục kích sẵn từ trước. Chúng tôi bị bất ngờ quá nên hết sức kinh hoàng. Tôi thấy đồng chí Tư Trung rút súng ra khỏi vỏ nhưng một loạt đạn nổ dòn làm ông ngã lăn ra ngay. Tôi lúc đó đang đứng sau lưng đồng chí Tư Trung, quá hốt hoảng, tôi lia đại một tràng AK rồi quay đầu bỏ chạy. Chúng bắn đuổi theo nhưng may không trúng. Chạy được một quàng, tiếng súng im và nghe có tiếng xe nổ, tôi quay lại nhìn thấy một chiếc xe Jeep ở ngoài chạy vào, trên xe hình như có mấy người mặc quần áo dân sự và đồng chí Tư Trung đang được bọn lính dìu ra xe. Thế là anh Tư chưa chết và đã bị bắt rồi nên tôi vội vãng chạy về đây để báo tin cho các đồng chí biết.
Trước sự kiện đột biến này, bí thư thị ủy hội ý chớp nhoáng với ban thường vụ, có ngay quyết định khẩn cấp. Một mặt cho người đi báo cáo tình hình ngay lên ban thường vụ tỉnh ủy để xin ý kiến, mặt khác, thông báo ngay cho các chi bộ, đơn vị trực thuộc để đề phòng và chuyển ngay các cơ quan, các vị trí đóng quân tránh địch lập kích vì Tư Trung là ủy viên thường vụ phụ trách tổ chức nên biết rất rõ tình hình nội bộ.
Sau đó, thường vụ tỉnh ủy đã họp, báo cáo lên thường vụ khu ủy, thẩm tra lại toàn bộ tình hình, thống nhất đi đến kết luận là Tư Trung đầu hàng địch chứ không phải bị bắt. Việc bị bắt chỉ là một vụ dàn cảnh. Tư Trung xuất thân thành phần tiểu tư sản, tham gia cách mạng khá sớm, sau 54 tập kết ra bắc rồi được đưa về hoạt động ở chiến trường nam tây nguyên. Tư Trung có năng lực, trình độ, nhưng nặng địa vị, cá nhân và sợ gian khổ. Khi Tư Trung được cấu tạo vào thường vụ tỉnh ủy đã có một số ý kiến không đồng tình nhưng cuối cùng thường vụ khu ủy đã duyệt y. Hắn nghe dư luận này và đã có mặc cảm, ác ý với một số người trong tỉnh ủy, nhưng vì chiến trường đang ác liệt, nên mọi chuyện này đều được gác qua một bên. Tư Trung phụ trách tổ chức nhưng ít khi đi cơ sở mà chỉ nắm tình hình qua báo cáo. Hắn chưa bao giờ đột ấp vào vùng địch hậu, mà chỉ đi đến vùng giáp ranh móc cơ sở ra báo cáo rồi quay về cứ. Thời gian gần đây, hắn có quan hệ bất chính với một nữ y tá trong cơ quan tỉnh ủy, được thường vụ góp ý nhiều lần nhưng không dứt được. Chẳng may cô này lại mang bầu và sự việc sắp đổ bể lớn, thường vụ đã biết và có phương án chuẩn bị xử lý. Hắn biết tình hình này nên trước đó đã tìm cách móc nổi với địch thông qua một giao liên hoạt động hai mang. Vụ phục kích chính là một màn kịch do hắn thông đồng với địch, dựng lên để cho đồng chí giao liên cùng đi chạy thoát về báo cáo mong sẽ che mắt được tổ chức. Tuy nhiên, kết hợp phân tích các sự kiện, nhất là việc tên giao liên hai mang, sau vụ này, sợ bỏ trốn luôn, thường vụ tỉnh ủy đã đi đến kết luận chính thức là Tư Trung đầu hàng địch.
Để đối phó với những hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra khi Tư Trung khai báo với địch, một trong những biện pháp ngăn chặn là thường vụ tỉnh ủy đã chỉ thị cho tất cả các chi bộ vùng ven và hợp pháp phải bỏ địa bàn thoát ly ra cứ hết. Chỉ thị này đã được truyền đạt đến đồng chí Tân, bí thư chi bộ Trung Kiên, ba ngày sau vụ phục kích. Sau một đêm thức trắng bạc nửa mái tóc, đồng chí Tân đã vào cứ gặp bí thư thị ủy, lúc đó trực tiếp chỉ đạo chi bộ Trung Kiên để trình bày đề xuất của mình. Đồng chí Tân cho rằng, tuy Tư Trung phụ trách tổ chức nhưng đối với chi bộ hợp pháp bên trong, hắn chỉ biết qua bí số chứ không hề biết người, biết tên cụ thể, do đó, dù hắn có khai báo cũng chưa chắc địch tìm ra ngay. Mặt khác, sau hiệp định Paris, tình hình đang chuyển biến thuận lợi và rất cần cho việc đấu tranh hợp pháp nên việc rút chi bộ, bỏ trống địa bàn thị xã là một tổn thất rất lớn, nhất là sau bao nhiêu năm xây dựng, kiên trì chịu đựng mới có được thời cơ hoạt động hữu hiệu nhất. Sau khi tính toán mọi đường và báo cáo xin ý kiến cấp trên, bí thư thị ủy nhất trí để đồng chí Tân giữ chi bộ Trung Kiên lại nhưng phải hết sức cảnh giác, nắm địch tình thật chắc và tích cực chuẩn bị phương án đưa toàn bộ đảng viên và gia đình của chi bộ Trung Kiên thoát ly ra cứ ngay khi có dấu hiệu địch phát hiện.
Bí thư thị ủy ngày đó chính là ông Hoàng, bí thư huyện ủy hiện nay. Ông vẫn còn nhớ rất rõ buổi làm việc với ông Tân lúc ông này vào cứ xin ý kiến. Hai người đã trao đổi gần như thâu đêm về tình huống phức tạp và khó xử này, cuối cùng ông đã xuôi theo ý kiến ông Tân. Ông Hoàng hết sức tin tưởng vào ông Tân, người bạn chiến đấu từ thời chống Pháp và rất dạn dày kinh nghiệm hoạt động trong lòng địch.. Từ sự kiện đó, cho đến lúc thị xã được giải phóng, không có biến có gì khác xảy ra và câu chuyện cũng dần rơi vào quên lãng. Ngày thị xã được giải phóng, chính ông Hoàng đã đi theo các đơn vị bộ đội chủ lực vào bắt liên lạc ngay với ông Tân, đặt bộ chỉ huy tại nhà ông Tân và tiến hành chỉ đạo các hoạt động tiếp quản thị xã Những ngày tháng kế tiếp, ông Tân cùng với các đảng viên trong chi bộ Trung Kiên đã được giao công tác và phần lớn họ đã hoàn thành khá xuất sắc các nhiệm vụ. Thế mà đột nhiên, mấy tháng gần đây, chính một đồng chí trong ban thường vụ huyện ủy đã gợi lại với ông chuyện cũ và đặt nghi vấn về ông Tân và chi bộ Trung Kiên. Mới đầu ông bác bỏ ngay, nhưng dần dần nhiều nguồn dư luận đã buộc ông phải chú ý, và tuy không chính thức nhưng cũng đã đặt thành vấn đề khi xem xét những việc có liên quan.
Hôm nay, ngồi nhìn ngọn núi qua cơn mưa, ông hồi tưởng chuyện cũ và chợt nảy ra ý nghĩ đi gặp ông Tân để trao đổi làm rõ vấn đề của chi bộ Trung Kiên và những việc liên quan đến Hoài gần đây. Ông cho gọi lái xe và chỉ mười lăm phút sau, ông đã ngồi đối diện với ông Tân bên tách là nóng, nơi chiếc bàn kê ngay phía trên miệng hầm bí mật trong phòng khách nhà ông Tân, chiếc hầm ông đã có lần ẩn mình khi đột nhập vào thị xã. Sau khi nói chuyện về tình hình chung của huyện, ông Hoàng làm như tình cờ chợt hỏi:
- Cậu Hoài trước đây ở chi bộ anh phải không? Cậu ta ngày trước thế nào anh?
Ông Tân nhíu mày hỏi lại:
- Sao? Hoài đang có vấn đề gì à?
- Cũng không có gì lớn. Cậu ta công tác tốt thôi nhưng gần đây có một số dư luận không hay.
- Về chuyện cũ hay chuyện mới?
- Cả hai.
- Thế anh đã khẳng định điều gì chưa?
- Chưa. Chính vì thế hôm nay nhân tiện mới hỏi anh.
Ông Tân nhìn ông Hoàng, thầm đoán ra mục đích việc viếng thăm của bí thư huyện ủy. Ông nói không đắn đo:
- Trước đây, chúng tôi đánh giá Hoài là một đồng chí giác ngộ tốt, có năng lực và nhiệt tình. Còn hiện nay có lẽ anh hiểu hơn tôi vì anh chỉ đạo trực tiếp.
- Trước khi kết nạp đảng cho Hoài, anh có thẩm tra lý lịch kỹ không?
- Thẩm tra à? Dĩ nhiên là có nhưng mức độ thôi. Cái chính là giác ngộ cách mạng của bản thân. Tôi đã tìm hiểu qua một số người quen biết của đồng chí Hoài, suốt thời đi học và làm giáo viên trước khi đến đây, cậu la có tinh thần dân tộc rất cao và liên tục tham gia đấu tranh chống địch. Từ khi chi bộ móc nối, tôi đã giao nhiệm vụ và thử thách nhiều lần trước khi kết nạp. Cậu ta đã từ chối nhiều chức vụ quan trọng do ngụy quyền giao, kể cả việc đưa về Sài Gòn và đi nước ngoài đào tạo để làm giáo sư đại học. Thế là quá đủ tiêu chuẩn để kết nạp rồi. Vào đảng lúc đó chỉ là để chiến đấu cho lý tưởng giải phóng dân tộc hoặc bị tù, bị giết thôi không có quyền lợi gì khác. Tôi hoàn toàn khẳng định động cơ của anh em lúc đó. Không phải dễ dàng gì có thể tìm được người giác ngộ như thế trong vùng tạm bị chiếm.
Ông Hoàng gật gù:
- Điều đó đáng quý lắm. Nhưng Hoài là tiểu tư sản trí thức, anh đã biết rồi. Có lúc nào anh ta tỏ ra giao động không
Trái lại là khác. Lúc đó anh em trí thức nhiệt tình lắm, thậm chí manh động. Họ còn muốn tổ chức các đội biệt động vũ trang và những cuộc biểu dương lực lượng quần chúng quy mô lớn nhưng tôi đã cản vì như anh biết, chi bộ Trung Kiên lúc đó làm nhiệm vụ chiến lược, không phù hợp với những hoạt động có tính cách cụ thể, chiến thuật.
Ông Hoàng bật ra câu hỏi mà đáng lý ông sẽ tìm cách đặt ra một cách khéo léo, tế nhị nhưng ông không tìm ra được:
- Có lúc nào anh đặt dấu hỏi về động cơ gia nhập đảng của Hoài và anh em trí thức lúc đó không?
Ông Tâm thực sự sửng sót trước câu hỏi này. Ông nói gần như to tiếng, bao hàm một nỗi tức giận không che giấu:
- Đặt dấu hỏi à? Không. Chưa bao giờ. Ai có ở trong vùng tạm bị chiếm mới hiểu được. Những người tâm huyết rất bức xúc trước tình hình và đảng đối với họ rất thiêng liêng. Tôi không cho phép ai đặt ra vấn đề này. Tình hình không phải như bây giờ, vào đảng là có chức quyền đâu.
Ông Hoàng vẫn nhẹ nhàng:
- Tôi hoàn toàn đồng ý với anh. Nhưng cùng xin anh đừng quá chủ quan. Mọi việc đâu có thể xảy ra. Tôi hỏi là hỏi thế thôi. Về việc đó Hoài không có vấn đề gì đâu.
Ông Hoàng ngừng một lúc, nâng tách trà lên môi hớp mấy ngụm rồi bất ngờ thông báo:
- Anh Tân này, Tư Trung ra đầu thú rồi đó. Anh biết tin chưa?
Ông Tân trợn tròn mắt kinh ngạc:
- Thật thế à? Vậy chứ lâu nay hán ở đâu? Người ta đồn hắn đã trốn sang Mỹ rồi mà.
Ông Hoàng nhếch mép cười khinh miệt:
- Mỹ cùng bỏ rơi thứ đầu hàng phản bội đó thôi.
Ông Hoàng thuật cho ông Tân nghe những tin tức mới nhất về chuyện Tư Trung ra đầu thú và hỏi một câu đầy ý tứ:
- Anh nghĩ sao về chuyện này?
Ông Tân nhăn trán đắn đo một lúc khi ông Hoàng nhìn không chớp vào mắt ông đề dò xét một phản ứng:
- Nghĩ sao ư? Sự việc cùng bất ngờ quá. Nhưng theo tôi như thế thì tốt thôi. Chắc hắn đã ăn năn về sự phản bội của mình. Kẻ phản bội không bao giờ yên ổn được dù sống trong hoàn cảnh nào. Có thể hắn còn một chút lương tri và bây giờ hắn muốn chuộc lỗi, tuy muộn màng.
Ông Tân cảm thấy cái nhìn khác lạ của ông Hoàng nên cùng nhìn thẳng vào mắt ông kia. Hai tia mắt gặp nhau, lóe lên như một ánh chớp. Ông chợt hiểu lý do chính tại sao ông Hoàng đến thăm mình bất ngờ. Ông nói tiếp một cách tự tin:
- Đúng là điều này càng hay cho bản thân tôi và chi bộ Trung Kiên. Gần đây tôi cùng mới nghe những chuyện khó chịu liên quan đến việc này. Hắn đã khai báo gì chưa? Hắn đầu thú thì mọi việc sẽ rõ ràng. Tôi không có gì lo lắng cả. Trước sau như một, tôi đã trình bày trung thực về câu chuyện đó mà chính anh cũng dã hiểu rất rõ. Nào tôi có giấu giếm điều gì. Tôi hoàn toàn yên tâm dù hắn đầu thú hay không và tổ chức có đặt nghi vấn gì hay không. Tôi tin thời gian và lịch sử sẽ soi sáng tất cả. Và chính anh, anh cùng gián tiếp chịu trách nhiệm về chuyện ngày trước kia mà. Có phải thế không?
Ông Hoàng ngoảnh nhìn ra cửa sổ. Bên ngoài, sau lớp kính, cơn mưa đã ngớt và ngọn núi hiện lên trong một vẻ tươi mát và kỳ bí, hoàn toàn xa lạ với ngọn núi ông đã nương thân ngày nào. Ông nói một cách mơ hồ:
- Hắn chưa khai báo gì nhiều vì mới được đưa về tỉnh ta mấy hôm nay thôi. Chắc chắn rồi hắn sẽ khai báo. Nhưng trong câu chuyện hắn đầu hàng tôi có trách nhiệm gì đâu? Có chăng là trách nhiệm của tập thể thường vụ tỉnh ủy lúc đó đã không theo dõi và quản lý được hắn khi hắn có những biểu hiện giao động. Còn chuyện chi bộ Trung Kiên vẫn tiếp tục bám trụ là đề xuất của anh và tôi cũng thuận theo thôi. Anh ở bên trong, tôi cũng chỉ chỉ đạo đến mức độ đó. Còn ngoài ra anh phải chịu trách nhiệm là chính chứ.
Ông Tân ngạc nhiên nhìn ông Hoàng. Một câu hỏi lóe lên trong óc ông. Ông Hoàng đã né tránh trách nhiệm sao? Hoặc tên Tư Trung đã có khai báo điều gì bất lợi, hoặc ông Hoàng sợ liên quan sẽ ảnh hưởng đến vị trí chính trị của ông trong thời gian sắp tới? Có phải trong chiến tranh người ta sống chết có nhau, vì đồng chí của mình, nhưng thời bình lại khác? Mỗi người một chỗ đứng tách biệt, với bao nhiêu quyền lợi và ràng buộc, tính toán riêng tư. Người ta không dễ dàng chia xẻ nữa. Thậm chí khi cần, người ta sẵn sàng chối bỏ cả quá khứ lúc có điều bất lợi cho mình. Ông Tân nhún vai, giọng ông trở nên mệt mỏi không che giấu:
- Vấn đề trách nhiệm, phần tôi, tôi hoàn toàn chấp nhận. Nhưng còn người khác, kể cả anh, điều đó tùy. Tôi không đổ cho ai đâu. Nhưng những ai muốn trút bỏ hoàn toàn trách nhiệm mình đã có cũng không phải là điều dễ.
Ông Tân ngừng lời và ông Hoàng cũng không nói gì thêm. Không khí trở nên nặng nề đến nỗi ông Tân phải đứng dậy mở tung cửa sổ. Khi ông Hoàng cáo từ ra về, ông Tân chỉ gật đầu và không đưa khách ra tận cổng ngoài theo thói quen của ông. Lần đầu tiên ông tỏ ra lạnh nhạt với người đồng chí cũ đang có chức quyền.