22. Mây Đầu Non
Tác giả: Tiêu Dao Bảo Cự
Một chiếc xe Jeep mui trần và một chiếc xe tải cỡ trung đậu kín đáo dưới tầng cây nơi một ngã rẽ trên quốc lộ gần địa đầu cuối huyện, chỗ tiếp giáp ngọn đèo hiểm trở. Một số cán bộ hỗn hợp gồm công an, quân đội, thuế vụ, các đoàn thể đang phối hợp làm công tác quản lý thị trường, chủ yếu bắt chè và cà-phê buôn lậu chuyển về Sài Gòn. Theo sự phân công của ban chỉ đạo huyện, Hoài có mặt trong nhóm người này để nắm tình hình tuy anh không trực tiếp làm công tác này.
Thời gian qua, việc thu mua sản phẩm và đóng thuế, nguồn thu nhập tài chính chủ yếu của huyện bị sút giảm nghiêm trọng. Bao nhiêu nghị quyết đưa ra và được tổ chức học tập, phát động trong nhân dân có rất ít hiệu quả. Chè, cà-phê là những mặt hàng nhà nước độc quyền quản lý, phải xuất khẩu để thu ngoại tệ. Nhân dân phải làm nghĩa vụ thuế đối với nhà nước. Phải thắt lưng buộc bụng khi đất nước còn khó khăn. Sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật... Cán bộ đi nói rã miệng, các loa truyền thanh oang oang suốt ngày đêm nhưng hơn nửa năm rồi mà huyện chỉ thu mua chưa tới 20% kế hoạch. Có xã chỉ đạt 5%, gần như hoàn toàn không quản lý được sản phẩm. Huyện ủy, ủy ban nhân dân huyện đã mở nhiều hội nghị để xem xét vấn đề và cuối cũng đã rút ra kinh nghiệm là phải dùng đến biện pháp mạnh. Nhân dân chưa giác ngộ, bọn con buôn bất chấp pháp luật, không loại trừ đây là âm mưu của đủ loại kẻ thù, phản động đang phá hoại ta về kinh tế nên không được hữu khuynh. Phải cứng rắn, thực hiện chuyên chính vô sản.
Huyện quyết định mở một chiến dịch quản lý thị trường trong thời gian ba tháng. Đây là một chiến dịch thực sự, vì huyện thành lập một ban chỉ đạo do chính đồng chí chủ tịch ủy ban nhân dân huyện làm trưởng ban, trưng tập cán bộ và phương tiện các ngành dứt hẳn công tác chuyên môn, chuyên trách làm công tác này trong một thời gian. Các tổ công tác được thành lập và trấn giữ các nút chặn trên mọi ngả đường ra vào huyện, chưa kể các tổ kiểm tra đột xuất dùng xe lùng sục mọi ngả đường, kể cả đường trong xã, trong xóm. Huyện còn tổ chức một trại cải tạo lao động để đưa bọn con buôn bị bắt vào nhốt một thời gian. Toàn huyện sôi lên vì chiến dịch này. Ngày nào xe cùng đưa về hàng chục tấn chè, cà-phê nhập kho. Tiếng cãi cọ, mắng chửi, khóc lóc vang lên khắp mọi ngả đường.
Một nhóm người vừa lách ra khỏi bìa rừng bước ra quốc lộ. Họ gồm hơn chục người, có cả đàn ông, đàn bà, ông già và trẻ con. Họ mang vác nặng nhọc và thở phào, cười nói vui vẻ khi đi ra đến đường lộ rộng thênh thang. Họ không thể tiếp tục đi xuyên rừng vì phía trước là ngọn đèo hiểm trở. Đây là nhóm người buôn lậu chè, cà-phê, tơ kén. Người mang ba-lô, kẻ vác bao tải, người xách túi. Đi đầu là một anh thương binh hỏng một mắt, mặc đồ bộ đội đã sờn củ, chân đi dép râu, ngực đeo huân chương. Anh khoát lay về phía sau:
- Rán lên bà con. Thoát rồi.
- Chưa thoát đâu.- Một giọng nói lạnh lùng cất lên làm cả nhóm giật mình. Họ đây bị số cán bộ quản lý thị trường bao vây.
Một cán bộ công an mặc sắc phục tiến đến trước đám đông, giọng nghiêm khắc:
- Các người đã bị bắt quả tang buôn lậu hàng quốc cấm. Tất cả đưa hàng đến đây và trình giấy tờ cho cán bộ kiểm soát.
Nhóm người buôn lậu hoảng hốt đứng đờ ra một lúc, chưa ai phản ứng gì vì quá bất ngờ. Một lúc sau, anh thương binh tiến lên, cố ra vẻ đĩnh đạc:
- Các đồng chí không có quyền bắt. Đây là sản phẩm của dân làm ra, dân có quyền tiêu thụ. Tôi là thương binh đây, đói phải đi làm thuê. Ai dám bắt, thử bắt coi.
Một sĩ quan của huyện đội trong số cán bộ tiến lên trước mặt anh thương binh, nhìn anh từ đầu đến chân:
- Thương binh hả? Thương binh ngụy hay cách mạng? Thương binh cách mạng đã có chế độ chính sách của đảng và nhà nước. Thương binh cách mạng đâu có tiếp tay cho con buôn. Đưa giấy tờ đây coi.
Con mắt còn lại của anh thương binh long lên:
- Đồng chí đừng ỷ là sĩ quan nghe. Sĩ quan mà đã đi chiến đấu chưa hay chỉ ngồi cạo giấy? Nhìn đi! anh vỗ tay vào ngực. Huân chương chiến công hạng nhất đây này. Đã thấy cái này bao giờ chưa? Cái này không đem bán được nên phải đi kiếm ăn. Được không?
Trong lúc hai người đối đáp, số cán bộ còn lại xông vào đám con buôn để giật các bao hàng của họ. Cuộc giằng co om xòm vang lên.
- Bỏ xuống.
- Đưa đây.
Chè nhà mà. Có buôn lậu đâu.
- Có mấy ký bán nuôi con đói. Các anh tha cho.
- Đồ ăn cướp.
- Ngoan cố hả?
Hai cô gái ăn mặc diêm dúa, mặt son phấn tay xách túi nhỏ có vẻ là con buôn chuyên nghiệp kéo anh cán bộ thuế vụ ra phía sau thầm thì, người nhét vào túi anh một xấp tiền, người mở vội bao thuốc ba số 5 mời anh hút. Anh ta lúng túng gạt đi:.
- Không được đâu. Đây là tổ công tác hỗn hợp của huyện, không phải chỉ riêng thuế vụ. Coi chừng ở tù cả lũ đa.
Cuộc giằng co càng lúc càng căng thẳng. Cả hai bên đều hăng lên, ra sức giành giật, chửi rủa. Có hai đứa bé bỏ chạy trở lại vào rừng. Mấy phát súng chỉ thiên vang lên.
Hoài đứng tựa vào thành xe nhìn cảnh náo loạn. Anh cảm thấy tim đau nhói và ngợp thở. Một cảm giác xấu hổ làm anh phải quay mặt đi như kẻ phạm tội. Chợt anh thấy có người đứng xa xa theo dõi cảnh tượng như anh.
"Ai như Mây Đầu Non?" anh lẩm bẩm và tiến lại phía người kia. Đúng là Mây Đầu Non. Anh ta không chào hỏi, liếc xéo Hoài một cái rồi lắp bắp, miệng giật giật liên tục theo thói quen:
- Đẹp mắt quá. Cách mạng lo cho dân dữ ha, ông cán bộ... Dân đói phải đi ăn cắp, buôn lậu, nhà nước lại ăn cướp của dân... Hòa cả làng phải không ông?
Hoài đặt tay lên vai anh ta:
- Ông đi đâu mà tới đây?
- Đi đâu hả? Đây là giang sơn của tôi mà. Tôi đang theo dõi hoạt động của bọn buôn lậu ngang qua vùng tôi ở.
- Để làm gì? Hoài ngạc nhiên.
- Để nhập bọn chứ làm gì nữa.
Mây Đầu Non cười phá lên, nước miếng bắn cả vào mặt Hoài. Anh ta hấp háy mắt:
- à quên. Tôi nói ông biết để ông đi bắt hả? Mà thực đấy nhé. Dễ ăn lắm. Không thì tôi sống bằng cách nào? Rừng các ông cách mạng đốt hết rồi. Đất thì hăm sung vào tập thể. Tôi ở trên núi mà có yên đâu. Mây Đầu Non ơi Mây Đầu Non! Mây tan, non lở và Mây Đầu Non rồi cùng đi buôn lậu thôi.
Hoài lo ngại nhìn anh ta. Anh nói một cách thành thật:
- Không được đâu ông ơi. Người ta bắt đi cải tạo lao động chứ không đùa đâu.
Mây Đầu Non trợn mắt:
- Ông tưởng tôi sợ à? Tôi đã từng bị biệt giam, đi lao động đào binh thời ngụy. Bây giờ nếm mùi tù cách mạng cũng không sao. Để so sánh hai chế độ chớ. Nhưng mà ai phải cải tạo lao động? Chính mấy cha cán bộ cách mạng chuyên nói dóc phải lo cải tạo trước đi. Dân người ta lao động thấy mẹ, không đủ ăn còn cải tạo nỗi gì?
Hoài ngoái nhìn số cán bộ đang dồn nhóm con buôn lên xe tải. Cả anh thương binh cũng chung số phận và đang gào lên câu gì đó nghe không rõ. Hoài hạ giọng:
- Này, ông nói nhỏ thôi nghe. Nói với tôi thì sao cũng được nhưng mấy ông cán bộ kia nghe cùng phiền đấy. Sao? Độ này ông đói lắm hả?
Hoài nhìn kỳ Mây Đầu Non. Vẫn chiếc bê-rê bạc màu đội lệch che cái đầu húi ngắn gần như trọc. Chiếc áo sơ-mi cháo lòng sờn cổ, đầy vết bẩn vẫn bỏ trong quản nghiêm chỉnh. Đôi giày ba-ta trắng đã biển thành xám đen lầng lổ, cột dây đàng hoàng tuy dây cùng sờn gần đứt. Anh có vẻ già hơn nhiều so với lần gặp Hoài mấy tháng trước. Khuôn mặt đầy vết nhăn sâu cử động không ngừng do tật hấp háy mắt và giật giật đôi môi. Anh ta cùng chăm chú nhìn Hoài. Đôi mắt nâu nheo nheo tinh quái thoáng vẻ mệt mỏi và phân nộ, một chút gì hoang đã như mắt thú rừng.
Mây Đầu Non nói với vẻ điều cợt cố hữu:
- Đói à? Ông vẫn biết tôi thường xuyên đói mà. Tôi đói hư vô, đói tuyệt đối, đói cô độc, đói chân lý. Đó là cơn đói tự nguyện của tinh thần. Còn thân xác đói là đói cường bức. Tôi thiếu ăn, không nuôi nổi vợ con và xã hội không cho tôi lao động chân chính để kiếm sống. Ông biết đó, tôi là một thằng đỗ cao học triết, một người viết văn nhưng tôi có ngại lao động chân tay bao giờ? Thế mà hiện nay tôi đang tính chuyện đi buôn lậu đây.
Chính chế độ các ông dồn tôi đến chỗ này chứ tôi không muốn đấy nhé. Ông không cãi được tôi đâu..
"Cãi lại anh ta ư?" hoài nghĩ thầm. "Đâu thể đem chế độ chính sách để giải thích với anh ta được. Anh ta đã chiêm nghiệm chế độ này bằng chính cuộc sống bản thân và gia đình, một cuộc sống khắc nghiệt, bi thảm, cheo leo bên bờ vực, lơ lửng ở sườn non như dả thú kia thì thuyết phục anh ta thế nào được bằng đường lối chính sách?
Mây Đầu Non tiếp tục tuôn ra hàng trống không để cho Hoài kịp trả lời:
- Ông không cãi được tôi vì ông không phải là cách mạng thứ thiệt, cộng sản thứ thiệt. Ông chỉ là cộng sản theo, cộng sản dỏm. Cộng sản thứ thiệt có đầy đủ mọi loại lý luận và bẻ gãy mọi người bằng chuyên chính vô sản. Chuyên chính vô sản làm cho những thằng ngu dốt với các thứ lý luận giáo điều đủ sức mạnh để đè bẹp mọi lực lượng đối kháng. Chúng nhân danh hạnh phúc của nhân dân để hành hạ con người. Nhân dân trừu tượng mà con người là cụ thể. Chúng không đếm xỉa đến con người vì con người có thể chống đối, làm hại đến chúng nó. Còn nhân dân là một lập thể vô hình ngu muội đương nhiên chỉ biết ủng hộ và đứng về phe bọn ngu dốt cầm quyền. Đó mới là quan điểm đích thực của chúng nó.
Ông Hoài ơi, ông không hiểu được điều đó đâu vì ông là cộng sản dỏm mà, không phải thứ thiệt. Tôi với ông còn lạ gì nhau. Ông là trí thức tiểu tư sản, ông theo đuổi các giá trị nhân văn, còn chúng nó là vô sản. Ông cũng là đối lượng đấu tranh của chung nó đấy. Ông phải coi chừng cái mạng của ông chứ đừng tưởng chúng thí cho cái chức cán bộ rồi mà có ngày vỡ mộng.
Mây Đầu Non liếc nhìn về phía hai cái xe của tổ công tác đang chuẩn bị chạy sau khi số cán bộ đã dồn hết người buôn lậu và hàng lên chiếc xe vận tải. Anh ta nói vội vàng hơn:
- Thôi ông đi làm nhiệm vụ đi, ông cán bộ. Tôi biết ông xấu hổ khi nhìn cảnh ăn cướp này. Còn chúng nó có xấu hổ đâu? Một ngày kia ông sẽ bị chúng triệt hạ vì thứ lương tri trí thức của ông. Ông cứ tin tôi đi.
Hoài quay về với chiếc xe của đội công tác đang chuyển bánh.
Anh đi chậm rãi mặc dù có mấy người trên xe đang vẫy gọi giục anh nhanh lên. Anh choáng váng vì những lời lẽ như dao sắc của Mây Đầu Non đau thấu tim anh. Anh mong cho chiếc xe chạy luôn bỏ anh lại một mình giữa chốn vắng vẻ này. Anh đã bị thương và muốn nằm liếm vết thương của mình như một con thú.
Một chiếc xe Jeep mui trần và một chiếc xe tải cỡ trung đậu kín đáo dưới tầng cây nơi một ngã rẽ trên quốc lộ gần địa đầu cuối huyện, chỗ tiếp giáp ngọn đèo hiểm trở. Một số cán bộ hỗn hợp gồm công an, quân đội, thuế vụ, các đoàn thể đang phối hợp làm công tác quản lý thị trường, chủ yếu bắt chè và cà-phê buôn lậu chuyển về Sài Gòn. Theo sự phân công của ban chỉ đạo huyện, Hoài có mặt trong nhóm người này để nắm tình hình tuy anh không trực tiếp làm công tác này.
Thời gian qua, việc thu mua sản phẩm và đóng thuế, nguồn thu nhập tài chính chủ yếu của huyện bị sút giảm nghiêm trọng. Bao nhiêu nghị quyết đưa ra và được tổ chức học tập, phát động trong nhân dân có rất ít hiệu quả. Chè, cà-phê là những mặt hàng nhà nước độc quyền quản lý, phải xuất khẩu để thu ngoại tệ. Nhân dân phải làm nghĩa vụ thuế đối với nhà nước. Phải thắt lưng buộc bụng khi đất nước còn khó khăn. Sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật... Cán bộ đi nói rã miệng, các loa truyền thanh oang oang suốt ngày đêm nhưng hơn nửa năm rồi mà huyện chỉ thu mua chưa tới 20% kế hoạch. Có xã chỉ đạt 5%, gần như hoàn toàn không quản lý được sản phẩm. Huyện ủy, ủy ban nhân dân huyện đã mở nhiều hội nghị để xem xét vấn đề và cuối cũng đã rút ra kinh nghiệm là phải dùng đến biện pháp mạnh. Nhân dân chưa giác ngộ, bọn con buôn bất chấp pháp luật, không loại trừ đây là âm mưu của đủ loại kẻ thù, phản động đang phá hoại ta về kinh tế nên không được hữu khuynh. Phải cứng rắn, thực hiện chuyên chính vô sản.
Huyện quyết định mở một chiến dịch quản lý thị trường trong thời gian ba tháng. Đây là một chiến dịch thực sự, vì huyện thành lập một ban chỉ đạo do chính đồng chí chủ tịch ủy ban nhân dân huyện làm trưởng ban, trưng tập cán bộ và phương tiện các ngành dứt hẳn công tác chuyên môn, chuyên trách làm công tác này trong một thời gian. Các tổ công tác được thành lập và trấn giữ các nút chặn trên mọi ngả đường ra vào huyện, chưa kể các tổ kiểm tra đột xuất dùng xe lùng sục mọi ngả đường, kể cả đường trong xã, trong xóm. Huyện còn tổ chức một trại cải tạo lao động để đưa bọn con buôn bị bắt vào nhốt một thời gian. Toàn huyện sôi lên vì chiến dịch này. Ngày nào xe cùng đưa về hàng chục tấn chè, cà-phê nhập kho. Tiếng cãi cọ, mắng chửi, khóc lóc vang lên khắp mọi ngả đường.
Một nhóm người vừa lách ra khỏi bìa rừng bước ra quốc lộ. Họ gồm hơn chục người, có cả đàn ông, đàn bà, ông già và trẻ con. Họ mang vác nặng nhọc và thở phào, cười nói vui vẻ khi đi ra đến đường lộ rộng thênh thang. Họ không thể tiếp tục đi xuyên rừng vì phía trước là ngọn đèo hiểm trở. Đây là nhóm người buôn lậu chè, cà-phê, tơ kén. Người mang ba-lô, kẻ vác bao tải, người xách túi. Đi đầu là một anh thương binh hỏng một mắt, mặc đồ bộ đội đã sờn củ, chân đi dép râu, ngực đeo huân chương. Anh khoát lay về phía sau:
- Rán lên bà con. Thoát rồi.
- Chưa thoát đâu.- Một giọng nói lạnh lùng cất lên làm cả nhóm giật mình. Họ đây bị số cán bộ quản lý thị trường bao vây.
Một cán bộ công an mặc sắc phục tiến đến trước đám đông, giọng nghiêm khắc:
- Các người đã bị bắt quả tang buôn lậu hàng quốc cấm. Tất cả đưa hàng đến đây và trình giấy tờ cho cán bộ kiểm soát.
Nhóm người buôn lậu hoảng hốt đứng đờ ra một lúc, chưa ai phản ứng gì vì quá bất ngờ. Một lúc sau, anh thương binh tiến lên, cố ra vẻ đĩnh đạc:
- Các đồng chí không có quyền bắt. Đây là sản phẩm của dân làm ra, dân có quyền tiêu thụ. Tôi là thương binh đây, đói phải đi làm thuê. Ai dám bắt, thử bắt coi.
Một sĩ quan của huyện đội trong số cán bộ tiến lên trước mặt anh thương binh, nhìn anh từ đầu đến chân:
- Thương binh hả? Thương binh ngụy hay cách mạng? Thương binh cách mạng đã có chế độ chính sách của đảng và nhà nước. Thương binh cách mạng đâu có tiếp tay cho con buôn. Đưa giấy tờ đây coi.
Con mắt còn lại của anh thương binh long lên:
- Đồng chí đừng ỷ là sĩ quan nghe. Sĩ quan mà đã đi chiến đấu chưa hay chỉ ngồi cạo giấy? Nhìn đi! anh vỗ tay vào ngực. Huân chương chiến công hạng nhất đây này. Đã thấy cái này bao giờ chưa? Cái này không đem bán được nên phải đi kiếm ăn. Được không?
Trong lúc hai người đối đáp, số cán bộ còn lại xông vào đám con buôn để giật các bao hàng của họ. Cuộc giằng co om xòm vang lên.
- Bỏ xuống.
- Đưa đây.
Chè nhà mà. Có buôn lậu đâu.
- Có mấy ký bán nuôi con đói. Các anh tha cho.
- Đồ ăn cướp.
- Ngoan cố hả?
Hai cô gái ăn mặc diêm dúa, mặt son phấn tay xách túi nhỏ có vẻ là con buôn chuyên nghiệp kéo anh cán bộ thuế vụ ra phía sau thầm thì, người nhét vào túi anh một xấp tiền, người mở vội bao thuốc ba số 5 mời anh hút. Anh ta lúng túng gạt đi:.
- Không được đâu. Đây là tổ công tác hỗn hợp của huyện, không phải chỉ riêng thuế vụ. Coi chừng ở tù cả lũ đa.
Cuộc giằng co càng lúc càng căng thẳng. Cả hai bên đều hăng lên, ra sức giành giật, chửi rủa. Có hai đứa bé bỏ chạy trở lại vào rừng. Mấy phát súng chỉ thiên vang lên.
Hoài đứng tựa vào thành xe nhìn cảnh náo loạn. Anh cảm thấy tim đau nhói và ngợp thở. Một cảm giác xấu hổ làm anh phải quay mặt đi như kẻ phạm tội. Chợt anh thấy có người đứng xa xa theo dõi cảnh tượng như anh.
"Ai như Mây Đầu Non?" anh lẩm bẩm và tiến lại phía người kia. Đúng là Mây Đầu Non. Anh ta không chào hỏi, liếc xéo Hoài một cái rồi lắp bắp, miệng giật giật liên tục theo thói quen:
- Đẹp mắt quá. Cách mạng lo cho dân dữ ha, ông cán bộ... Dân đói phải đi ăn cắp, buôn lậu, nhà nước lại ăn cướp của dân... Hòa cả làng phải không ông?
Hoài đặt tay lên vai anh ta:
- Ông đi đâu mà tới đây?
- Đi đâu hả? Đây là giang sơn của tôi mà. Tôi đang theo dõi hoạt động của bọn buôn lậu ngang qua vùng tôi ở.
- Để làm gì? Hoài ngạc nhiên.
- Để nhập bọn chứ làm gì nữa.
Mây Đầu Non cười phá lên, nước miếng bắn cả vào mặt Hoài. Anh ta hấp háy mắt:
- à quên. Tôi nói ông biết để ông đi bắt hả? Mà thực đấy nhé. Dễ ăn lắm. Không thì tôi sống bằng cách nào? Rừng các ông cách mạng đốt hết rồi. Đất thì hăm sung vào tập thể. Tôi ở trên núi mà có yên đâu. Mây Đầu Non ơi Mây Đầu Non! Mây tan, non lở và Mây Đầu Non rồi cùng đi buôn lậu thôi.
Hoài lo ngại nhìn anh ta. Anh nói một cách thành thật:
- Không được đâu ông ơi. Người ta bắt đi cải tạo lao động chứ không đùa đâu.
Mây Đầu Non trợn mắt:
- Ông tưởng tôi sợ à? Tôi đã từng bị biệt giam, đi lao động đào binh thời ngụy. Bây giờ nếm mùi tù cách mạng cũng không sao. Để so sánh hai chế độ chớ. Nhưng mà ai phải cải tạo lao động? Chính mấy cha cán bộ cách mạng chuyên nói dóc phải lo cải tạo trước đi. Dân người ta lao động thấy mẹ, không đủ ăn còn cải tạo nỗi gì?
Hoài ngoái nhìn số cán bộ đang dồn nhóm con buôn lên xe tải. Cả anh thương binh cũng chung số phận và đang gào lên câu gì đó nghe không rõ. Hoài hạ giọng:
- Này, ông nói nhỏ thôi nghe. Nói với tôi thì sao cũng được nhưng mấy ông cán bộ kia nghe cùng phiền đấy. Sao? Độ này ông đói lắm hả?
Hoài nhìn kỳ Mây Đầu Non. Vẫn chiếc bê-rê bạc màu đội lệch che cái đầu húi ngắn gần như trọc. Chiếc áo sơ-mi cháo lòng sờn cổ, đầy vết bẩn vẫn bỏ trong quản nghiêm chỉnh. Đôi giày ba-ta trắng đã biển thành xám đen lầng lổ, cột dây đàng hoàng tuy dây cùng sờn gần đứt. Anh có vẻ già hơn nhiều so với lần gặp Hoài mấy tháng trước. Khuôn mặt đầy vết nhăn sâu cử động không ngừng do tật hấp háy mắt và giật giật đôi môi. Anh ta cùng chăm chú nhìn Hoài. Đôi mắt nâu nheo nheo tinh quái thoáng vẻ mệt mỏi và phân nộ, một chút gì hoang đã như mắt thú rừng.
Mây Đầu Non nói với vẻ điều cợt cố hữu:
- Đói à? Ông vẫn biết tôi thường xuyên đói mà. Tôi đói hư vô, đói tuyệt đối, đói cô độc, đói chân lý. Đó là cơn đói tự nguyện của tinh thần. Còn thân xác đói là đói cường bức. Tôi thiếu ăn, không nuôi nổi vợ con và xã hội không cho tôi lao động chân chính để kiếm sống. Ông biết đó, tôi là một thằng đỗ cao học triết, một người viết văn nhưng tôi có ngại lao động chân tay bao giờ? Thế mà hiện nay tôi đang tính chuyện đi buôn lậu đây.
Chính chế độ các ông dồn tôi đến chỗ này chứ tôi không muốn đấy nhé. Ông không cãi được tôi đâu..
"Cãi lại anh ta ư?" hoài nghĩ thầm. "Đâu thể đem chế độ chính sách để giải thích với anh ta được. Anh ta đã chiêm nghiệm chế độ này bằng chính cuộc sống bản thân và gia đình, một cuộc sống khắc nghiệt, bi thảm, cheo leo bên bờ vực, lơ lửng ở sườn non như dả thú kia thì thuyết phục anh ta thế nào được bằng đường lối chính sách?
Mây Đầu Non tiếp tục tuôn ra hàng trống không để cho Hoài kịp trả lời:
- Ông không cãi được tôi vì ông không phải là cách mạng thứ thiệt, cộng sản thứ thiệt. Ông chỉ là cộng sản theo, cộng sản dỏm. Cộng sản thứ thiệt có đầy đủ mọi loại lý luận và bẻ gãy mọi người bằng chuyên chính vô sản. Chuyên chính vô sản làm cho những thằng ngu dốt với các thứ lý luận giáo điều đủ sức mạnh để đè bẹp mọi lực lượng đối kháng. Chúng nhân danh hạnh phúc của nhân dân để hành hạ con người. Nhân dân trừu tượng mà con người là cụ thể. Chúng không đếm xỉa đến con người vì con người có thể chống đối, làm hại đến chúng nó. Còn nhân dân là một lập thể vô hình ngu muội đương nhiên chỉ biết ủng hộ và đứng về phe bọn ngu dốt cầm quyền. Đó mới là quan điểm đích thực của chúng nó.
Ông Hoài ơi, ông không hiểu được điều đó đâu vì ông là cộng sản dỏm mà, không phải thứ thiệt. Tôi với ông còn lạ gì nhau. Ông là trí thức tiểu tư sản, ông theo đuổi các giá trị nhân văn, còn chúng nó là vô sản. Ông cũng là đối lượng đấu tranh của chung nó đấy. Ông phải coi chừng cái mạng của ông chứ đừng tưởng chúng thí cho cái chức cán bộ rồi mà có ngày vỡ mộng.
Mây Đầu Non liếc nhìn về phía hai cái xe của tổ công tác đang chuẩn bị chạy sau khi số cán bộ đã dồn hết người buôn lậu và hàng lên chiếc xe vận tải. Anh ta nói vội vàng hơn:
- Thôi ông đi làm nhiệm vụ đi, ông cán bộ. Tôi biết ông xấu hổ khi nhìn cảnh ăn cướp này. Còn chúng nó có xấu hổ đâu? Một ngày kia ông sẽ bị chúng triệt hạ vì thứ lương tri trí thức của ông. Ông cứ tin tôi đi.
Hoài quay về với chiếc xe của đội công tác đang chuyển bánh.
Anh đi chậm rãi mặc dù có mấy người trên xe đang vẫy gọi giục anh nhanh lên. Anh choáng váng vì những lời lẽ như dao sắc của Mây Đầu Non đau thấu tim anh. Anh mong cho chiếc xe chạy luôn bỏ anh lại một mình giữa chốn vắng vẻ này. Anh đã bị thương và muốn nằm liếm vết thương của mình như một con thú.