watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Giai điệu giây và bản giao hưởng vũ trụ-Chương 3 -Uốn cong và lượn sóng(7) - tác giả Brian Greene Brian Greene

Brian Greene

Chương 3 -Uốn cong và lượn sóng(7)

Tác giả: Brian Greene

Các lỗ đen, Big Bang và sự giãn nở của không gian

Trong khi những hiệu ứng của thuyết tương đối hẹp thể hiện rõ rệt nhất khi các vật chuyển động nhanh, thì thuyết tương đối rộng lại tỏ rõ uy quyền của nó khi các vật là rất nặng và sự cong của không gian và thời gian là đáng kể một cách tương ứng. Xin nêu ra hai ví dụ.

Ví dụ thứ nhất là phát minh được thực hiện bởi nhà thiên văn học người Đức tên là Karl Schwarzschild trong khi ông nghiên cứu những công trình của Einstein vào những lúc rảnh rỗi giữa hai đợt tính toán những phần tử pháo binh trên mặt trận Nga hồi Thế chiến thứ nhất, năm 1916. Điều đáng nói là, chỉ mấy tháng sau khi Einstein hoàn tất thuyết tương đối rộng của mình, Schwarzchild đã có thể dùng nó để nhận được sự hiểu biết đầy đủ và chính xác hơn về sự cong của không gian và thời gian ở lân cận một ngôi sao hình cầu lý tưởng. Từ mặt trận Nga, Schwarzchild đã gửi những kết quả của mình về cho Einstein và ông đã thay mặt Schwarzchild trình bày những kết quả đó trước Viện Hàn lâm Phổ.

Ngoài việc khẳng định và chính xác hóa thêm về mặt toán học sự cong của không - thời gian đã được minh họa một cách khái lược trên Hình 3.5, công trình của Schwarzchild - ngày nay thường được gọi là “nghiệm Schwarzchild” - còn phát lộ được một hệ quả lạ lùng của thuyết tương đối rộng . Ông đã chứng minh được rằng nếu khối lượng của một ngôi sao được tập trung trong một vùng hình cầu đủ nhỏ, sao cho tỷ số của khối lượng và bán kính của nó vượt quá một giá trị tới hạn cụ thể nào đó, thì sự cong của không - thời gian do nó gây ra sẽ mạnh tới mức bất cứ vật nào, kể cả ánh sáng, khi tới gần ngôi sao đó, sẽ không thể thoát ra khỏi vòng xiết hấp dẫn của nó. Vì ngay cả ánh sáng cũng không thoát ra khỏi những “ngôi sao bị nén chặt” như vậy, nên ban đầu chúng được gọi là sao tối hay sao băng giá. Nhiều năm sau, John Wheeler đã đặt cho chúng cái tên quyến rũ hơn là lỗ đen: đen vì chúng không phát ra ánh sáng, còn lỗ là bởi vì bất cứ vật gì tới quá gần nó đều bị rơi vào trong đó và không bao giờ đi ra được nữa. Quả là một cái tên rất đạt.

Nghiệm Schwarzchild được minh họa trên Hình 3.7. Mặc dù các lỗ đen nổi tiếng là háu ăn, nhưng các vật đi qua cạnh nó ở một khoảng cách “an toàn” cũng sẽ chỉ bị lệch theo cách hệt như khi chúng đi cạnh một ngôi sao bình thường rồi lại tiếp tục hành trình vui vẻ của mình. Nhưng những vật, bất kể có thành phần như thế nào mà tới quá gần - gần hơn cái mà người ta gọi là “chân trời sự kiện” của lỗ đen - thì sẽ bị toi ngay: chúng chắc chắn sẽ bị kéo vào tâm lỗ đen và chịu một sức hấp dẫn tăng dần, rồi cuối cùng sẽ bị phá hủy hoàn toàn. Ví dụ, bạn bị rơi qua chân trời sự kiện, với hai chân vào trước. Khi càng tới gần tâm của lỗ đen sẽ tăng lên ghê gớm tới mức lực kéo chân bạn sẽ mạnh hơn nhiều so với lực kéo ở đầu bạn (vì chân rơi vào trước nên chân bạn luôn ở gần tâm lỗ đen hơn đầu bạn), và thực tế mạnh tới mức bạn sẽ bị kéo dài ra và nhanh chóng bị xé tan thành nhiều mảnh.







Hình 3.7. Lỗ đen làm cong cấu trúc không - thời xung quanh mạnh tới mức bất kỳ vật nào rơi vào bên trong “chân trời sự kiện” của nó - được minh họa bằng vòng tròn đen trên hình - đều không thoát khỏi móng vuốt hấp dẫn của nó. Chưa ai biết chính xác điều gì sẽ xảy ra ở điểm bên trong sâu nhất của lỗ đen.

Nếu, ngược lại, bạn thận trọng hơn khi lang thang gần lỗ đen và luôn luôn canh chừng để không vượt qua giới hạn của chân trời sự kiện, thì bạn có thể dùng lỗ đen cho những mục đích hết sức thú vị và đầy bất ngờ. Chẳng hạn, hãy tưởng tượng bạn cần phải khám phá một lỗ đen có khối lượng lớn gấp 1.000 lần Mặt Trời và bạn phải bám theo một dây cáp để tụt xuống gần bề mặt của nó như Goerge đã làm ở trên đối với Mặt Trời, sao cho bạn ở bên trên chân trời sự kiện của lỗ đen chừng vài xentimét. Như chúng ta đã thảo luận ở trên, các trường hấp dẫn đều làm cong thời gian và điều này có nghĩa là sự trôi của bạn qua thời gian sẽ bị chậm lại. Thực tế, vì các lỗ đen có trường hấp dẫn mạnh tới mức sự trôi của bạn theo thời gian thực sự là rất rất chậm. Đồng hồ của bạn khi đó sẽ phát ra tiếng tíc tắc khoảng 10.000 lần chậm hơn đồng hồ của bạn bè ở trên Trái Đất. Nếu bạn cứ lơ lửng như vậy ở bên trên chân trời sự kiện của lỗ đen chừng một năm, rồi leo ngược trở lại theo dây cáp quay về con tàu không gian đang chờ bạn để trở về nghỉ ở quê nhà ít ngày, thì khi tới Trái Đất, bạn sẽ thấy hơn 10.000 năm đã trôi qua kể từ khi bạn cất bước ra đi. Vậy là bạn có thể sử dụng các lỗ đen như một loại máy thời gian, cho phép bạn chu du tới tương lai xa xôi của Trái Đất.
Giai điệu giây và bản giao hưởng vũ trụ
Lời giới thiệu
Chương I - Được kết nối bởi các dây(1)
Chương I - Được kết nối bởi các day(2)
Chương I - Được kết nối bởi các day(3)
Chương 2 - Không gian, thời gian và người quan sát(1)
Chương 2 - Không gian, thời gian và người quan sát(2)
Chương 3 -Uốn cong và lượn sóng(1)
Chương 3 -Uốn cong và lượn sóng(2)
Chương 3 -Uốn cong và lượn sóng(3)
Chương 3 -Uốn cong và lượn sóng(4)
Chương 3 -Uốn cong và lượn sóng(5)
Chương 3 -Uốn cong và lượn sóng(6)
Chương 3 -Uốn cong và lượn sóng(7)
Chương 3 -Uốn cong và lượn sóng(8)
Chương 3 -Uốn cong và lượn sóng(9)
Chương 4 - Những điều kỳ lạ trong thế giới vi mô(1)
Chương 4 - Những điều kỳ lạ trong thế giới vi mô(2)
Chương 4 - Những điều kỳ lạ trong thế giới vi mô(3)
Chương 4 - Những điều kỳ lạ trong thế giới vi mô(4)
Chương 4 - Những điều kỳ lạ trong thế giới vi mô(5)
Chương 4 - Những điều kỳ lạ trong thế giới vi mô(6)
Chương 4 - Những điều kỳ lạ trong thế giới vi mô(9)
Chương 5 - (1)
Chương 5 - (2)
Chương 5 - (3)
Chương 5 - (4)
Chương 5 - (5)
Chương 5 - (6)
Chương 6: Không có gì khác ngoài âm nhạc - những cơ sở của lý thuyết siêu dây(1)
Chương 6: Không có gì khác ngoài âm nhạc - những cơ sở của lý thuyết siêu dây(2)
Chương 6: Không có gì khác ngoài âm nhạc - những cơ sở của lý thuyết siêu dây(3)
Chương 6
Chương 6: Không có gì khác ngoài âm nhạc - những cơ sở của lý thuyết siêu dây(5)
Chương 6: Không có gì khác ngoài âm nhạc - những cơ sở của lý thuyết siêu dây(6)
Chương 6: Không có gì khác ngoài âm nhạc - những cơ sở của lý thuyết siêu dây(7)
Chương 6: Không có gì khác ngoài âm nhạc - những cơ sở của lý thuyết siêu dây(8)
Chương 6: Không có gì khác ngoài âm nhạc - những cơ sở của lý thuyết siêu dây(9)
Chương 6: Không có gì khác ngoài âm nhạc - những cơ sở của lý thuyết siêu dây(10)
Chương 7 - Cái "siêu" trong siêu dây(1)
Chương 7 - Cái "siêu" trong siêu dây(2)
Chương 7 - Cái "siêu" trong siêu dây(3)
Chương 7 - Cái "siêu" trong siêu dây(4)
Chương 7 - Cái "siêu" trong siêu dây(5)
Chương 7 - Cái "siêu" trong siêu dây(6)
Chương 8 - Các chiều ẩn giấu(1)
Chương 8 - Các chiều ẩn giấu(2)
Chương 8 - Các chiều ẩn giấu(3)
Chương 8 - Các chiều ẩn giấu(4)
Chương 8 - Các chiều ẩn giấu(5)
Chương 8 - Các chiều ẩn giấu(6)
Chương 8 - Các chiều ẩn giấu(7)
Chương 8 - Các chiều ẩn giấu(8)
Chương 8 - Các chiều ẩn giấu(9)
Chương 9 - 1
Chương 9 - 2
Chương 9 - 3
Chương 9 - 4
Chương 9 - 5
Chương 9 - 6
Chương 9 - 7
Chương 9 - 8
Chương 10 - Hình học lượng tử (1)
Chương 10 - Hình học lượng tử (2)
Chương 10 - Hình học lượng tử (3)
Chương 10 - Hình học lượng tử (4)
Chương 10 - Hình học lượng tử (5)
Chương 10 - Hình học lượng tử (6)
Chương 10 - Hình học lượng tử (7)
Chương 10 - Hình học lượng tử (8)
Chương 10 - Hình học lượng tử (9)
Chương 10 - Hình học lượng tử (10)
Chương 10 - Hình học lượng tử (11)
Chương 11 - Sự xé rách cấu trúc của không gian (1)
Chương 11 - Sự xé rách cấu trúc của không gian (2)
Chương 11 - Sự xé rách cấu trúc của không gian (3)
Chương 11 - Sự xé rách cấu trúc của không gian (4)
Chương 11 - Sự xé rách cấu trúc của không gian (5)
Chương 11 - Sự xé rách cấu trúc của không gian (6)
Chương 11 - Sự xé rách cấu trúc của không gian (7)
Chương 11 - Sự xé rách cấu trúc của không gian (8)
Chương 11 - Sự xé rách cấu trúc của không gian (9)
Chương 12 Cuộc tìm kiếm lý thuyết - m (1)
Chương 12 Cuộc tìm kiếm lý thuyết - m (2)
Chương 12 Cuộc tìm kiếm lý thuyết - m (3)
Chương 12 Cuộc tìm kiếm lý thuyết - m (4)
Chương 12 Cuộc tìm kiếm lý thuyết - m (5)
Chương 12 Cuộc tìm kiếm lý thuyết - m (6)
Chương 12 Cuộc tìm kiếm lý thuyết - m (7)
Chương 12 Cuộc tìm kiếm lý thuyết - m (8)
Chương 12 Cuộc tìm kiếm lý thuyết - m (9)
Chương 12 Cuộc tìm kiếm lý thuyết - m (10)
Chương 12 Cuộc tìm kiếm lý thuyết - m (11)
Chương 12 Cuộc tìm kiếm lý thuyết - m (12)
Chương 12 Cuộc tìm kiếm lý thuyết - m (13)
Chương 12 Cuộc tìm kiếm lý thuyết - m (14)
Chương 12 Cuộc tìm kiếm lý thuyết - m (15)
Chương 12 Cuộc tìm kiếm lý thuyết - m (16)
Chương 13 - Các lỗ đen theo quan điểm của lý thuyết dây - lý thuyết - M
Chương 13 - Các lỗ đen theo quan điểm của lý thuyết dây - lý thuyết - M (1)
Chương 13 - Các lỗ đen theo quan điểm của lý thuyết dây - lý thuyết - M (2)
Chương 13 - Các lỗ đen theo quan điểm của lý thuyết dây - lý thuyết - M (3)
Chương 13 - Các lỗ đen theo quan điểm của lý thuyết dây - lý thuyết - M (4)
Chương 13 - Các lỗ đen theo quan điểm của lý thuyết dây - lý thuyết - M (5)
Chương 13 - Các lỗ đen theo quan điểm của lý thuyết dây - lý thuyết - M (6)
Chương 13 - Các lỗ đen theo quan điểm của lý thuyết dây - lý thuyết - M (7)
Chương 13 - Các lỗ đen theo quan điểm của lý thuyết dây - lý thuyết - M (8)
Chương 13 - Các lỗ đen theo quan điểm của lý thuyết dây - lý thuyết - M (9)
Chương 15 - Triển vọng
Chương 15 - Triển vọng (1)
Chương 15 - Triển vọng (2)
Chương 15 - Triển vọng (5)
Chương 15 - Triển vọng (6)
Hết