watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Bác Sĩ riêng của Mao-Chương 11 - tác giả Lý Chí Thỏa Lý Chí Thỏa

Lý Chí Thỏa

Chương 11

Tác giả: Lý Chí Thỏa

Việc Mao tự viết về mình thật là thiếu liêm sỉ.
Năm 1970, ông nói với Edgar Snow ông là hoà thượng đạt san, dịch từng chữ có nghĩa là hoà thượng đội mũ. Nhưng heshang dasan chỉ là vế đầu của một câu thơ. Vế thứ hai là vô phan vô thiên mới là vế quan trọng, nhưng lại thường không được nhắc đến. Vô phan vô thiên, có nghĩa là không tóc, không Trời, tức là coi Trời bằng vung, để nói về một người bất phục. Vì người nữ phiên dịch của Mao khi đó không được đào tạo về lĩnh vực văn chương, nên đã dịch câu nói của Mao thành một nhà sư đội mũ cô đơn lang bạt khắp nơi. Edgar Snow và những nhà khoa học khác suy ra rằng, Mao tự ví mình như một người độc hành đáng thương. Nhưng thực ra, Mao muốn nói rằng, chính ông là thiên, là Trời: vô phan vô thiên.
Mao đã nổi dậy chống lại mọi quyền lực và doạt được mọi thứ. Đieu này không chỉ có giá trị đối với những quyết định trong lĩnh vực chính trị cao nhất, mà còn có tác dụng đối với cả những việc lặt vặt hàng ngày. Tại Trung Nam Hải, không có gì xảy ra nếu không được ông chuẩn y. Thậm chí ông quyết định cả việc vợ ông mặc bộ y phục nào.
Mao không có bạn và sống hoàn hoàn cách biệt. Ông dành rất ít thời gian cho vợ và không quan tâm lám đến con cái. Mặc dù sự lịch thiệp của Mao trong cuộc gặp gỡ đầu tiên của chúng tôi đã gây cho tôi ấn tượng rằng, Mao không những tỏ ra đáng yêu, thân mật và còn nhân hậu nữa. Một lần tôi và Chủ tịch đi xem biểu diễn nghệ thuật ở Thượng Hải. Trong tiết mục đi trên dây, một em nhỏ đã bị thương nặng. Trong khi khán giả lặng người đi và mẹ của em nhỏ khóc lóc trước sự không may đó, thì chỉ có Mao vẫn thản nhiên tán chuyện và cười vang như không có điều gì xảy ra. Tôi cũng biết, ông không bao giờ hỏi han về số phận của em nhỏ đi trên dây. Tôi không thể hiểu nổi sự lãnh đạm của Mao. Có lẽ vì đã chứng kiến quá nhiều cảnh tang tóc, nên ông chai sạn với nỗi đau khổ của con người. Người vợ đầu của ông là bà Đường Khai Tuệ và cả hai người em ruột của ông đều bị Quốc dân đảng sát hại. Con trai cả của ông cũng đã hy sinh trong cuộc chỉến ở Triều Tiên. Ông cũng đã mất những người con trong cuộc Vạn lý trường chinh vào giữa những năm 30. Nhưng không bao giờ tôi thấy ông để lộ bất cứ sự xúc động nào vì những mất mát này. Việc ông sống sót trong khi nhĩeu người khác đã hy sinh càng làm cho ông tin tưởng ông sẽ rất thọ. Ông nói, chính những người chết đã phù hộ cho cách mạng.
Mao không bao giờ thiếu thông tin. Mặc dù suốt ngày ông nằm trên giường và không mặc quần áo, nhưng ông thường đọc và được các cộng sự của ông báo cáo bằng văn bản hoặc bằng miệng về những sự kiện ở Trung quốc và trên thế giới, từ những mưu mô lặt vặt ngay xung quanh ông, những diễn biến tại những nơi hẻo lánh ở Trung quốc cho đến những sự việc xảy ra ở những đất nước xa xôi khác. Mao không ưa hình thức và lễ nghi. Sau khi Mao được bổ nhiệm làm Chủ tịch nước ít lâu vào năm 1949, vụ trưởng Vụ Lễ tân Dư Tín Thanh đề nghị ông nên tuân theo lễ nghi quốc tế trong khi đón tiếp các đại sứ nước ngoài, như mặc quần áo màu sẫm, đi giày da đen. Mao đã nổi giận. Ông nói:
- Chúng ta là người Trung quốc, chúng ta có tập quán riêng của chúng ta. Tại sao chúng ta lại phải theo người khác?
Từ đó ông thường mặc bộ đồng phục kiểu Tôn Trung Sơn và đi giày vải. Khi các chính trị gia hàng đầu khác noi gương vị Chủ tịch của họ, thì tên của bộ đồng phục đã thay đổi và bộ đồng phục màu xám kiểu Mao đã trở thành mốt. Vụ trưởng Vụ Lễ tân, người dám cả gan khuyên Mao tuân theo nghi thứ quốc tế đã bị cách chức. Ông ta đã tự vẫn trong thời kỳ Cách mạng vàn hóa. Mao coi lịch trình, công việc hàng ngày, nghi thức và lễ nghi như là phương tiện để kiểm tra chính mình. Ông không hề bị lệ thuộc vào bất cứ quy định nào, ông thưng chơi bời quá độ. Khi đi dạo, ông thường về nhà bằng đường khác. Ông hay tìm tòi những cái mới, những điều chưa được thử nghiệm không những trong cuộc sống riêng tư mà còn cả trong lĩnh vực chính trị. Ông mê nhất lịch sử Trung hoa. Ông thường nói: Chúng ta phải nghiên cứu về quá khứ để phục vụ hiện tại. Ông đã đọc đi đọc lại không biết bao nhiêu lần cuốn lịch sử 24 triều đại - một bộ biên niên sử chính thống, được triều đại vừa mới chiến thắng sắp xếp trong khoảng thời gian từ năm 221 trước công nguyên đến năm 1644 sau công nguyên.
Tuy nhiên, quan điểm lịch sử của Mao khác cơ bản với những người bình thường khác ở Trung quốc. Lĩnh vực đạo đức không có chỗ trong chính sách của Mao. Tôi hoảng sợ khi nghe thấy rằng, Mao không chỉ tự ví mình với những vị hoàng đế Trung hoa, mà còn tỏ ra khăm phục những tên bạo chúa bất nhân nhất. Mao đặc biệt khâm phục vua Chu, kẻ trị vì triều đại nhà Thương trước công nguyên. Dân tộc Trung hoa ghê tởm vua Chu và khiếp sợ trước sự tàn bạo của vị vua này. Đối với nhà vua, sinh mạng của bầy tôi chỉ là cỏ rác và nhà vua thích bêu xác những nạn nhân bị hành quyết, để cảnh cáo những người nổi loạn chống lại nhà vua. Bể tắm của nhà vua thường đổ đy rượu vang.
Tuy vậy, Mao cho rằng, sự quá thái của vua Chu không có nghĩa gì so với những việc làm của nhà vua. Vua Chu đã bành trướng lãnh thổ Trung hoa, kiểm soát cả một vùng duyên hải từ Bầc tới Nam và đã thống nhất nhiều sắc tộc khác nhau. ấy thế, nhà vua đã ra lệnh giết một số vị quan có tài và trung thành. Thí dụ điển hình là một vị quan đã lập được nhiều công trạng, nhưng chỉ vì can ngăn hành động bành trướng của vua Chu mà bị xử trảm. Vua Chu sống rất xa hoa và có hàng nghìn cung tần mỹ nữ, nhưng vua nào mà chẳng thế.
Vua Tần Thủy Hoàng, 22l-206 trước công nguyên, người lập nên triều đại nhà Tần và vương quốc Trung hoa tồn tại gần hai nghìn năm, cũng là người được Mao hâm mộ. Ông thường ví mình với vị hoàng đế này. Như vua Chu, Tần Thủy Hoàng cũng bành trướng lãnh thổ Trung hoa và đã thống nhất vô số các quốc gia nhỏ. Ông đã đưa ra đơn vị đo trọng lượng và khối lượng, đã xây dựng mạng lưới đường bộ. Nhưng người Trung hoa khinh bỉ ông, vì ông đã tàn sát những người theo đạo Khổng và đốt những cuốn sách cổ. Mặc dù vậy, Mao nói, Tần Thủy Hoàng chỉ làm điều này để cố gắng thống nhất đất nước Trung hoa và xây dựng đế quốc Trung hoa mà không bị ngăn cản. Ngoài ra, ông ta chỉ giết 260 người theo đạo Khổng thì có gì quá thảm khốc? Khi nhận xét về Tần Thuỷ Hoàng, người ta không được cường điệu những điều không quan trọng mà quên đi những điểm nổi bật.
Mao cũng rất khâm phục Hoàng hậu Võ Tắc Thiên (627-705 sau công nguyên), một trong số ít phụ nữ nắm giữ quyền lực ở Trung quốc và là cái đích mà sau này Giang Thanh đã cố đạt được. Khi Mao hỏi tôi nghĩ gì về Võ Tắc Thiên, tôi đã nói thẳng: Bà ta là người đa nghi, gian giảo và đã giết hại quá nhiều người. Mao nói:
- Đúng vậy, nhưng Võ Tắc Thiên cũng là một người cải cách xã hội. Bà ta đã bênh vực quyền lợi của địa chủ nhỏ và trung bình trong việc nộp tô cho giới quý tộc và những dòng họ lớn. Nếu bà ta không đa nghi và không tin vào những tay do thám của bà thì làm sao bà phát hiện được những âm mưu của giới thượng lưu và của những gia tộc lớn chống lại bà? Và tạì sao bà lại không hạ thủ những kẻ âm mưu chống lại bà?
Đối với vua Tùy Dạng (604- 618 sau công nguyên) cũng vậy. Dưới con mất của người Trung quốc, ông vua này là tên bạo chúa xấu xa nhất. Ông mê gái và mê rượu. Ông sống rất xa hoa, đồi trụy. Những cô gái trẻ đẹp đã phải kéo con thuyền du ngoạn của ông ngược dòng bằng những sợi dây lụa. Vô số người đã chết trong khi đào kênh của vua. Nhưng Mao lại liệt ông vào hàng những kẻ cai trị giỏi nhất. Tất cả các con sông ở Trung quốc đều chảy từ Tây sang Đông. Riêng kênh của vua lại nối miền Bắc với miền Nam. Vì vậy, vua Tùy Dạng cũng là người vĩ đại hiếm có.
Mao quan tâm đến lịch sử Trung quốc hơn cả. Nhưng ông cũng đã đọc ít nhiều về một số nhân vật lịch sử phương Tây. Trước hết, ông đánh giá cao Napoleon. Theo Mao, bằng lực lượng pháo binh mạnh, Napoleon đã làm một cuộc cách mạng về chiến lược quân sự. Ngoài ra, vị tướng Pháp này đã ứng dụng khoa học vào chính sách bành trướng. Ông không chỉ đưa quân đến Ai Cập mà còn đưa cả các nhà khoa học đến đó để nghiên cứu nguồn gốc của nền văn minh phương Tây. Mao cũng muốn tổ chức một chuyến đi nghiên cứu như vậy. Năm 1964 ông đã dự định thực hiện chuyến thám hiểm khoa học tìm hiểm về nguồn gốc của con sông Hoàng hà ở tỉnh Thanh Hải xa xôi. Sông Hoàng Hà đã từ lâu gắn chặt với cái nôi của nền văn hoá Trung quốc khiến Mao có ý định lần về quá khứ của nền văn hóa này và cả nguồn gốc của nó nữa. Uông Đông Hưng được giao nhiệm vụ tập hợp và điều hành một nhóm những nhà sử học, trắc địa, địa chất và những chuyên viên thủy học và năng lượng học. Uông ta đã kiếm được những con ngựa vùng Nội Mông cũng như quân trang, quân dụng. Tôi và Mao cùng nhau tập cưỡi ngựa. Ngày 10 tháng tám 1964 chuyến đi bị hoãn lại, năm ngày trước Mao nhận được tin Mỹ định đổ thêm quân vào Việt Nam hòng làm chủ tình thế. Ông quyết định bí mật phái ra chiến trường những người lính Trung quốc được cải trang bằng những bộ quân phục Việt Nam, để hỗ trợ cho đồng minh của ông.
Về chính bản thân ông, quan điểm lịch sử của Mao cũng có nhiều điểm không đúng. Những tài liệu về quá khứ của đất nước Trung hoa đã giúp ông nắm được và điều chỉnh được hiện tại và ông kết hợp điều đó với chính sách đối ngoại của đất nước. Tôi biết, những mưu mô trong các triều đại vua chúa tác động đến tư tưởng của ông mạnh hơn cả chủ nghĩa Mác-Lênin. Dĩ nhiên, Mao vẫn là một người cách mạng. Mục đích của ông là thành lập nước Trung quốc, mang lại sức mạnh và cuộc sống tốt đẹp cho đất nước. Thế nhưng quá khứ lại dẫn dắt sự lãnh đạo và lối hành xử đầy thâm hiểm của ông nhằm vào tầng lớp lãnh đạo cao cấp.
Nếu xét đến những thay đổi mà Mao cố đạt được, thì những thay đổi đó lại chẳng đóng góp được gì vào lịch sử của Trung quốc. Quan điểm của Mao là sử dụng văn hóa Trung quốc. Ông muốn đổi mới nền văn hoá đó, nên điều cần thiết là phải học hỏi nước ngoài và kết hợp những tư tưởng mới lạ với tình hình Trung quốc. Ông thường nói, kết quả sẽ không mang tính chất của Trung quốc, mà cũng không mang tính ngoại lai, chẳng phảỉ là lừa, mà cũng chẳng phải là ngựa, mà là con la.
Bằng chủ nghĩa xã hội, Mao muốn khơi dậy tiềm năng sáng tạo của dân tộc Trung hoa và đưa đất nước Trung quốc trở lại thời hoàng kim trước đây. Ông cần sự ủng hộ cần thiết của Liên-xô, vì đó là một nhà nước xã hội chủ nghĩa hết sức quan trọng đối với Trung quốc. Ngay từ khi thành lập nước Cộng hoà nhân dân Trung hoa, Mao đã tâm niệm rằng, Trung quốc phải đi theo một hướng riêng. Liên xô là một tấm gương đối với ban lãnh đạo mới của Trung quốc. Nhưng khi Mao nói về chủ nghĩa xã hội, ông thường đề cập đến một chủ nghĩa xã hội mang tính chất đặc thù của Trung quốc, một chủ nghĩa xã hội làm cho đất nước Trung quốc hạnh phúc và vinh quang. Ông thường nói, việc nhập cảng ồ ạt tư tưởng và hàng hóa của nước ngoài mà không có sáng tạo của mình thật đáng lên án. Ông không bao giờ có ý định tiếp thu mô hình xô-viết mà không có phê phán. Ngay hôm đầu chúng tôi quen nhau, ông đã tỏ ra rất khâm phục công nghệ, sự năng động và nền khoa học của Mỹ và phương Tây. Với quan điểm phát triển theo một hướng riêng, và nhờ có kiến thức, mà ông thường không cường điệu, coi Liên-xô là một tấm gương sáng duy nhất đối với việc xây dựng lại đất nước Trung quốc.
Mao có một cách nhìn đặc biệt về vai trò của riêng ông trong lịch sử. Ông là người lãnh đạo vĩ đại nhất, kẻ trị vì vĩ đại nhất trong tất cả những kẻ trị vì, là người đã thống nhất đất nước Trung quốc và muốn đưa đất nước này trở lại thành cường quốc như trước đây. Với tôi, Mao không bao giờ dùng chữ hiện đại hóa. Ông không phải là người hiện đại. Thay vì điều này, ông nói về việc làm cho đất nước phồn vinh và lấy lại được tầm vóc trước đây của nó. Là một kẻ nổi loạn, một kẻ không thích sùng bái, nhưng ông lại muốn dựng lên Vạn lý trường thành của riêng ông. Sự vĩ đại của bản thân ông và nhân dân Trung quốc đan xen vào với nhau. Cả đất nước Trung quốc là của Mao và ông có thể thử nghiệm tùy thích. Mao là Trung quốc và ông nghi ngờ bất cứ ai tỏ ý muốn bàn về vị trí của ông hoặc không chia xẻ quan điểm của ông. Ông đã loại những đối thủ của ông một cách không thương xót. Đối với ông, sinh mạng của những người dưới quyền hoàn toàn vô nghĩa.
Lúc đầu, tôi khó tin rằng, Mao lại sẵn sàng hy sinh những công dân của nước ta đề đạt được mục đích của ông. Từ khi Mao gặp tổng thống ấn độ Jawaharlan Nehru vào tháng 10 năm 1954, tôi mới biết rằng Mao đã dành sẵn những quả bom nguyên tử cho con hổ giấy và không ngần ngại hy sinh hàng trìệu người Trung quốc để chiến thắng trong cuộc đấu tranh chống bọn đế quốc. Ông quả quyết với Nehru: Đừng có sợ bom nguyên tử. Trung quốc rất đông dân. làm sao một quả bom nguyên tử lại có thể xóa sổ tất cả họ được. Nếu ai có thề ném vào người khác một quả bom nguyên tử, thì tôi cũng có thể làm được việc đó. Tôi đâu có sợ trước cái chết của mười hay hai mươi triệu dân. Nghe đến đó, ông Nehru phát hoảng. Trong bài diễn văn đọc ở Moskva năm 1957, Mao tuyên bố, ông sẵn sàng hy sinh 300 triệu dân Trung quốc, một nửa dân số Trung quốc. Ngay khi Trung quốc có mất đi nửa số dân, thì đó cũng chưa phải là tốn thất lớn lao, vì đất nước này vẫn có thể sản sinh ra nhiều người nữa. Riêng trong thời kỳ đại nhảy vọt trước đây đã có hàng trìệu người Trung quốc chết đói, làm cho tôi thấy ràng, Mao hệt như những tên bạo chúa mà ông vốn khâm phục. Ông thừa hiểu, nhiều người đã chết ra sao, nhưng ông không hề mảy may động lòng.
Từ cuộc nói chuyện đầu tiên giữa chúng tôi về lịch sử Trung quốc, tôi đã có thể rút ra những bài học cho bản thân. Quan điểm lịch sử của Mao rất bổ ích đối với tôi. Ông là trung tâm để vạn vật quay quanh ông. ý muốn của ông là trên hết. Sự trung thành là yêu cầu cao nhất. Ông đòi hỏi ở những người dưới quyền ông, vợ ông, bạn gái của ông, các cộng sự và nhưng người phục vụ ông, cũng như những người lãnh dạo chính trị mà ông đã chia xẻ quyền lực với họ, sự trung thành tuyệt đối và trọn vẹn.
Sự trung thành này dựa vào sự tin cậy ít hơn vào sự lệ thuộc. Vì Mao không có khả năng mang lại những tình cảm khác, nên ông cũng không thể trông chờ người ta dành cho ông mối thiện cảm. Trong tất cả những năm là bác sỹ riêng của Mao, tôi thường chứng kiến việc Mao củng cố lòng trung thành của người khác cũng như của tôi đối với ông như thế nào.
Với vẻ dễ mến, ông đã chiếm được lòng tin của người khác và làm cho họ thú nhận những khuyết điểm của họ. Mao đã bỏ qua tất cả và làm cho họ có cảm giác yên tâm. Bằng cách này, ông đã thâu nạp được những cộng sự trung thành nhờ sự bao dung bên ngoài của ông. Bất cứ những ai trung thành mới Mao, đều bị lệ thuộc vào ông, và càng lệ thuộc vào ông, thì họ càng khó thoát khỏi sự khống chế của ông. Không một ai ở Trung quốc dám ủng hộ một người nào đó đã không trung thành với Chủ tịch. Có một số người đáng tin cậy, vì Mao đã cứu bản thân họ hoặc làm cho họ yên tâm, hoặc họ coi ông là cứu nhân của đất nước Trung quốc. Ngược lại, những người khác thường là những kẻ xu nịnh. Mao cũng thích được bợ đỡ, ngay cả khi ông thừa biết họ chẳng nghiêm chỉnh gì, vì ông hiểu rằng, thời gian sẽ phân loại được những kẻ nịnh thần với những người thực sự trung thành. Rút cuộc, những kẻ nịnh bợ sẽ bị phế truất, nếu họ không còn tác dụng nữa.
Phương châm của Mao là: Phục vụ nhân dân và khắp đất nước Trung quốc, đâu đâu lời hiệu triệu này cũng được quảng cáo bằng chữ trắng viết trên nền đỏ với bút tích của Mao. Đằng sau cánh cổng của nước Trung hoa mới sau lối vào khu vực Trung Nam Hải ở phía Nam, có một tấm biển mang dòng chữ vàng cấm thường dân Trung quốc ngó nghiêng vào bên trong khu Cấm Thành hiện đại, nơi những ngươi lãnh đạo cao cấp nhất của Trung quốc sống và làm việc. Trong những buổi họp nghiên cứu chính trị định kỳ ở Trung Nam Hải, chúng tôi thường được nhắc nhở là phải phục vụ nhân dân và đảng thay vì phục vụ cá nhân mình. Lời hiệu triệu này luôn cổ vũ tôi và là một trong những lý do khiến tôi nhất thiết phải gia nhập đảng cộng sản.
Nhưng sau khi bắt tay vào công việc ít lâu, tôi nhận thấy rằng, Mao là trung tâm để vạn vật quay quanh, là một cái mỏ quí và người được bảo vệ, được bợ đỡ và được nịnh hót. Mọi việc đều được làm vì Mao. Ông không bao giờ phải nhúng tay, không bao giờ tự xỏ tất đi giày, tự mác quần áo hay tự chải đầu. Khi tôi lưu ý với Uông Đông Hưng rằng, phải tập trung sức lực của nhóm Một vào việc phục vụ Mao, chứ không phải phục vụ nhân dân, thì ông ta nói phục vụ nhân dân chỉ là một khái niệm trừu tượng. Uông nói: Chúng ta phải phục vụ một cá nhân cụ thể. Nói là phục vụ Mao có nghĩa là phục vụ nhân dân, không đúng sao? Đảng đã tin tưởng giao công việc cho đồng chí, tức là đồng chí đã làm việc cho đảng hay à không phảỉ như vậy?
Thật là non dại và thơ ngây làm sao khi tôi đã tin vào lời nói của Uông Đông Hưng. Thế rồi sau này tôi đã hiểu rằng, hệt như các vị hoàng đế đã ruồng bỏ không thương tiếc những thuộc hạ của mình, khi những người này không hoàn toàn đồng ý với sự nghĩ của các vị hoàng đế, Mao cũng có thể phế truất tất cả những cố vấn và cộng sự của ông, nếu họ không hoàn toàn nhất trí với ông. Lúc đầu, người ta đã không trừng phạt các quan chức cao cấp vì đôi khi họ có những ý kiến khác với Mao. Nhưng Mao vẫn để bụng và một khi ông biết được ai đó dưới quyền không trung thành với ông, đến khi thời gian chín muồi, ông có thể đánh gục cả những chién sĩ cách mạng lão thành mà không hề đắn đo. Những người như Chu Ân Lai có vẻ biết được điều đó và hoàn toàn tuân phục Mao. Những người khác như Lưu Thiếu Kỳ, Lâm Bưu thì không thế, nên họ phải rút lui. Khi một người lãnh đạo cao cấp có tư duy độc lập, thì ông ta sẽ bị loại.
Một khi Mao nghi ngờ những ai trong ban tham mưu của ông có quan hệ mật thiết với những quan chức cao cấp quan trọng khác, như Chu Ân Lai, Lâm Bưu hoặc Lưu Thiếu Kỳ, thì ông sẽ phế truất họ ngay. Mao cảnh cáo tôi: Mọi tai họa đều do cái miệng. Tôi biết số phận của tôi phụ thuộc vào sự nín lặng của tôi. Trong khi xảy ra những trào lưu chính trị làm xáo trộn cả đất nước Trung hoa trong hai thập kỷ liền, tôi đã ghi lòng tạc dạ lời giáo huấn của Mao Chủ tịch và chỉ giới hạn mình trong việc chăm sóc sức khỏe cho ông. Khi là bác sỹ riêng của Mao, tôi đã biết được tính tàn nhẫn của ông. Tôi đã nín lặng, để khỏi mang vạ vào thân và chỉ nói khi Mao muốn. Mặc dù vậy tôi vẫn kính trọng ông. Ông là con người vĩ đại của Trung quốc, là người đã cứu đất nước chúng ta, là ngọn núi cao nhất của chúng ta, của tất cả những người lãnh đạo của chúng ta. Đối với tôi, Trung quốc là một đại gia đình duy nhất và gia đình này cần có một người chủ. Đó là Mao Chủ tịch. Tôi muốn phục vụ ông và cũng là phục vụ nhân dân Trung quốc.



Việc Mao tự viết về mình thật là thiếu liêm sỉ.

Năm 1970, ông nói với Edgar Snow ông là hoà thượng đạt san, dịch từng chữ có nghĩa là hoà thượng đội mũ. Nhưng heshang dasan chỉ là vế đầu của một câu thơ. Vế thứ hai là vô phan vô thiên mới là vế quan trọng, nhưng lại thường không được nhắc đến. Vô phan vô thiên, có nghĩa là không tóc, không Trời, tức là coi Trời bằng vung, để nói về một người bất phục. Vì người nữ phiên dịch của Mao khi đó không được đào tạo về lĩnh vực văn chương, nên đã dịch câu nói của Mao thành một nhà sư đội mũ cô đơn lang bạt khắp nơi. Edgar Snow và những nhà khoa học khác suy ra rằng, Mao tự ví mình như một người độc hành đáng thương. Nhưng thực ra, Mao muốn nói rằng, chính ông là thiên, là Trời: vô phan vô thiên.

Mao đã nổi dậy chống lại mọi quyền lực và doạt được mọi thứ. Đieu này không chỉ có giá trị đối với những quyết định trong lĩnh vực chính trị cao nhất, mà còn có tác dụng đối với cả những việc lặt vặt hàng ngày. Tại Trung Nam Hải, không có gì xảy ra nếu không được ông chuẩn y. Thậm chí ông quyết định cả việc vợ ông mặc bộ y phục nào.

Mao không có bạn và sống hoàn hoàn cách biệt. Ông dành rất ít thời gian cho vợ và không quan tâm lám đến con cái. Mặc dù sự lịch thiệp của Mao trong cuộc gặp gỡ đầu tiên của chúng tôi đã gây cho tôi ấn tượng rằng, Mao không những tỏ ra đáng yêu, thân mật và còn nhân hậu nữa. Một lần tôi và Chủ tịch đi xem biểu diễn nghệ thuật ở Thượng Hải. Trong tiết mục đi trên dây, một em nhỏ đã bị thương nặng. Trong khi khán giả lặng người đi và mẹ của em nhỏ khóc lóc trước sự không may đó, thì chỉ có Mao vẫn thản nhiên tán chuyện và cười vang như không có điều gì xảy ra. Tôi cũng biết, ông không bao giờ hỏi han về số phận của em nhỏ đi trên dây. Tôi không thể hiểu nổi sự lãnh đạm của Mao. Có lẽ vì đã chứng kiến quá nhiều cảnh tang tóc, nên ông chai sạn với nỗi đau khổ của con người. Người vợ đầu của ông là bà Đường Khai Tuệ và cả hai người em ruột của ông đều bị Quốc dân đảng sát hại. Con trai cả của ông cũng đã hy sinh trong cuộc chỉến ở Triều Tiên. Ông cũng đã mất những người con trong cuộc Vạn lý trường chinh vào giữa những năm 30. Nhưng không bao giờ tôi thấy ông để lộ bất cứ sự xúc động nào vì những mất mát này. Việc ông sống sót trong khi nhĩeu người khác đã hy sinh càng làm cho ông tin tưởng ông sẽ rất thọ. Ông nói, chính những người chết đã phù hộ cho cách mạng.

Mao không bao giờ thiếu thông tin. Mặc dù suốt ngày ông nằm trên giường và không mặc quần áo, nhưng ông thường đọc và được các cộng sự của ông báo cáo bằng văn bản hoặc bằng miệng về những sự kiện ở Trung quốc và trên thế giới, từ những mưu mô lặt vặt ngay xung quanh ông, những diễn biến tại những nơi hẻo lánh ở Trung quốc cho đến những sự việc xảy ra ở những đất nước xa xôi khác. Mao không ưa hình thức và lễ nghi. Sau khi Mao được bổ nhiệm làm Chủ tịch nước ít lâu vào năm 1949, vụ trưởng Vụ Lễ tân Dư Tín Thanh đề nghị ông nên tuân theo lễ nghi quốc tế trong khi đón tiếp các đại sứ nước ngoài, như mặc quần áo màu sẫm, đi giày da đen. Mao đã nổi giận. Ông nói:

- Chúng ta là người Trung quốc, chúng ta có tập quán riêng của chúng ta. Tại sao chúng ta lại phải theo người khác?

Từ đó ông thường mặc bộ đồng phục kiểu Tôn Trung Sơn và đi giày vải. Khi các chính trị gia hàng đầu khác noi gương vị Chủ tịch của họ, thì tên của bộ đồng phục đã thay đổi và bộ đồng phục màu xám kiểu Mao đã trở thành mốt. Vụ trưởng Vụ Lễ tân, người dám cả gan khuyên Mao tuân theo nghi thứ quốc tế đã bị cách chức. Ông ta đã tự vẫn trong thời kỳ Cách mạng vàn hóa. Mao coi lịch trình, công việc hàng ngày, nghi thức và lễ nghi như là phương tiện để kiểm tra chính mình. Ông không hề bị lệ thuộc vào bất cứ quy định nào, ông thưng chơi bời quá độ. Khi đi dạo, ông thường về nhà bằng đường khác. Ông hay tìm tòi những cái mới, những điều chưa được thử nghiệm không những trong cuộc sống riêng tư mà còn cả trong lĩnh vực chính trị. Ông mê nhất lịch sử Trung hoa. Ông thường nói: Chúng ta phải nghiên cứu về quá khứ để phục vụ hiện tại. Ông đã đọc đi đọc lại không biết bao nhiêu lần cuốn lịch sử 24 triều đại - một bộ biên niên sử chính thống, được triều đại vừa mới chiến thắng sắp xếp trong khoảng thời gian từ năm 221 trước công nguyên đến năm 1644 sau công nguyên.

Tuy nhiên, quan điểm lịch sử của Mao khác cơ bản với những người bình thường khác ở Trung quốc. Lĩnh vực đạo đức không có chỗ trong chính sách của Mao. Tôi hoảng sợ khi nghe thấy rằng, Mao không chỉ tự ví mình với những vị hoàng đế Trung hoa, mà còn tỏ ra khăm phục những tên bạo chúa bất nhân nhất. Mao đặc biệt khâm phục vua Chu, kẻ trị vì triều đại nhà Thương trước công nguyên. Dân tộc Trung hoa ghê tởm vua Chu và khiếp sợ trước sự tàn bạo của vị vua này. Đối với nhà vua, sinh mạng của bầy tôi chỉ là cỏ rác và nhà vua thích bêu xác những nạn nhân bị hành quyết, để cảnh cáo những người nổi loạn chống lại nhà vua. Bể tắm của nhà vua thường đổ đy rượu vang.

Tuy vậy, Mao cho rằng, sự quá thái của vua Chu không có nghĩa gì so với những việc làm của nhà vua. Vua Chu đã bành trướng lãnh thổ Trung hoa, kiểm soát cả một vùng duyên hải từ Bầc tới Nam và đã thống nhất nhiều sắc tộc khác nhau. ấy thế, nhà vua đã ra lệnh giết một số vị quan có tài và trung thành. Thí dụ điển hình là một vị quan đã lập được nhiều công trạng, nhưng chỉ vì can ngăn hành động bành trướng của vua Chu mà bị xử trảm. Vua Chu sống rất xa hoa và có hàng nghìn cung tần mỹ nữ, nhưng vua nào mà chẳng thế.

Vua Tần Thủy Hoàng, 22l-206 trước công nguyên, người lập nên triều đại nhà Tần và vương quốc Trung hoa tồn tại gần hai nghìn năm, cũng là người được Mao hâm mộ. Ông thường ví mình với vị hoàng đế này. Như vua Chu, Tần Thủy Hoàng cũng bành trướng lãnh thổ Trung hoa và đã thống nhất vô số các quốc gia nhỏ. Ông đã đưa ra đơn vị đo trọng lượng và khối lượng, đã xây dựng mạng lưới đường bộ. Nhưng người Trung hoa khinh bỉ ông, vì ông đã tàn sát những người theo đạo Khổng và đốt những cuốn sách cổ. Mặc dù vậy, Mao nói, Tần Thủy Hoàng chỉ làm điều này để cố gắng thống nhất đất nước Trung hoa và xây dựng đế quốc Trung hoa mà không bị ngăn cản. Ngoài ra, ông ta chỉ giết 260 người theo đạo Khổng thì có gì quá thảm khốc? Khi nhận xét về Tần Thuỷ Hoàng, người ta không được cường điệu những điều không quan trọng mà quên đi những điểm nổi bật.

Mao cũng rất khâm phục Hoàng hậu Võ Tắc Thiên (627-705 sau công nguyên), một trong số ít phụ nữ nắm giữ quyền lực ở Trung quốc và là cái đích mà sau này Giang Thanh đã cố đạt được. Khi Mao hỏi tôi nghĩ gì về Võ Tắc Thiên, tôi đã nói thẳng: Bà ta là người đa nghi, gian giảo và đã giết hại quá nhiều người. Mao nói:

- Đúng vậy, nhưng Võ Tắc Thiên cũng là một người cải cách xã hội. Bà ta đã bênh vực quyền lợi của địa chủ nhỏ và trung bình trong việc nộp tô cho giới quý tộc và những dòng họ lớn. Nếu bà ta không đa nghi và không tin vào những tay do thám của bà thì làm sao bà phát hiện được những âm mưu của giới thượng lưu và của những gia tộc lớn chống lại bà? Và tạì sao bà lại không hạ thủ những kẻ âm mưu chống lại bà?

Đối với vua Tùy Dạng (604- 618 sau công nguyên) cũng vậy. Dưới con mất của người Trung quốc, ông vua này là tên bạo chúa xấu xa nhất. Ông mê gái và mê rượu. Ông sống rất xa hoa, đồi trụy. Những cô gái trẻ đẹp đã phải kéo con thuyền du ngoạn của ông ngược dòng bằng những sợi dây lụa. Vô số người đã chết trong khi đào kênh của vua. Nhưng Mao lại liệt ông vào hàng những kẻ cai trị giỏi nhất. Tất cả các con sông ở Trung quốc đều chảy từ Tây sang Đông. Riêng kênh của vua lại nối miền Bắc với miền Nam. Vì vậy, vua Tùy Dạng cũng là người vĩ đại hiếm có.

Mao quan tâm đến lịch sử Trung quốc hơn cả. Nhưng ông cũng đã đọc ít nhiều về một số nhân vật lịch sử phương Tây. Trước hết, ông đánh giá cao Napoleon. Theo Mao, bằng lực lượng pháo binh mạnh, Napoleon đã làm một cuộc cách mạng về chiến lược quân sự. Ngoài ra, vị tướng Pháp này đã ứng dụng khoa học vào chính sách bành trướng. Ông không chỉ đưa quân đến Ai Cập mà còn đưa cả các nhà khoa học đến đó để nghiên cứu nguồn gốc của nền văn minh phương Tây. Mao cũng muốn tổ chức một chuyến đi nghiên cứu như vậy. Năm 1964 ông đã dự định thực hiện chuyến thám hiểm khoa học tìm hiểm về nguồn gốc của con sông Hoàng hà ở tỉnh Thanh Hải xa xôi. Sông Hoàng Hà đã từ lâu gắn chặt với cái nôi của nền văn hoá Trung quốc khiến Mao có ý định lần về quá khứ của nền văn hóa này và cả nguồn gốc của nó nữa. Uông Đông Hưng được giao nhiệm vụ tập hợp và điều hành một nhóm những nhà sử học, trắc địa, địa chất và những chuyên viên thủy học và năng lượng học. Uông ta đã kiếm được những con ngựa vùng Nội Mông cũng như quân trang, quân dụng. Tôi và Mao cùng nhau tập cưỡi ngựa. Ngày 10 tháng tám 1964 chuyến đi bị hoãn lại, năm ngày trước Mao nhận được tin Mỹ định đổ thêm quân vào Việt Nam hòng làm chủ tình thế. Ông quyết định bí mật phái ra chiến trường những người lính Trung quốc được cải trang bằng những bộ quân phục Việt Nam, để hỗ trợ cho đồng minh của ông.

Về chính bản thân ông, quan điểm lịch sử của Mao cũng có nhiều điểm không đúng. Những tài liệu về quá khứ của đất nước Trung hoa đã giúp ông nắm được và điều chỉnh được hiện tại và ông kết hợp điều đó với chính sách đối ngoại của đất nước. Tôi biết, những mưu mô trong các triều đại vua chúa tác động đến tư tưởng của ông mạnh hơn cả chủ nghĩa Mác-Lênin. Dĩ nhiên, Mao vẫn là một người cách mạng. Mục đích của ông là thành lập nước Trung quốc, mang lại sức mạnh và cuộc sống tốt đẹp cho đất nước. Thế nhưng quá khứ lại dẫn dắt sự lãnh đạo và lối hành xử đầy thâm hiểm của ông nhằm vào tầng lớp lãnh đạo cao cấp.

Nếu xét đến những thay đổi mà Mao cố đạt được, thì những thay đổi đó lại chẳng đóng góp được gì vào lịch sử của Trung quốc. Quan điểm của Mao là sử dụng văn hóa Trung quốc. Ông muốn đổi mới nền văn hoá đó, nên điều cần thiết là phải học hỏi nước ngoài và kết hợp những tư tưởng mới lạ với tình hình Trung quốc. Ông thường nói, kết quả sẽ không mang tính chất của Trung quốc, mà cũng không mang tính ngoại lai, chẳng phảỉ là lừa, mà cũng chẳng phải là ngựa, mà là con la.

Bằng chủ nghĩa xã hội, Mao muốn khơi dậy tiềm năng sáng tạo của dân tộc Trung hoa và đưa đất nước Trung quốc trở lại thời hoàng kim trước đây. Ông cần sự ủng hộ cần thiết của Liên-xô, vì đó là một nhà nước xã hội chủ nghĩa hết sức quan trọng đối với Trung quốc. Ngay từ khi thành lập nước Cộng hoà nhân dân Trung hoa, Mao đã tâm niệm rằng, Trung quốc phải đi theo một hướng riêng. Liên xô là một tấm gương đối với ban lãnh đạo mới của Trung quốc. Nhưng khi Mao nói về chủ nghĩa xã hội, ông thường đề cập đến một chủ nghĩa xã hội mang tính chất đặc thù của Trung quốc, một chủ nghĩa xã hội làm cho đất nước Trung quốc hạnh phúc và vinh quang. Ông thường nói, việc nhập cảng ồ ạt tư tưởng và hàng hóa của nước ngoài mà không có sáng tạo của mình thật đáng lên án. Ông không bao giờ có ý định tiếp thu mô hình xô-viết mà không có phê phán. Ngay hôm đầu chúng tôi quen nhau, ông đã tỏ ra rất khâm phục công nghệ, sự năng động và nền khoa học của Mỹ và phương Tây. Với quan điểm phát triển theo một hướng riêng, và nhờ có kiến thức, mà ông thường không cường điệu, coi Liên-xô là một tấm gương sáng duy nhất đối với việc xây dựng lại đất nước Trung quốc.

Mao có một cách nhìn đặc biệt về vai trò của riêng ông trong lịch sử. Ông là người lãnh đạo vĩ đại nhất, kẻ trị vì vĩ đại nhất trong tất cả những kẻ trị vì, là người đã thống nhất đất nước Trung quốc và muốn đưa đất nước này trở lại thành cường quốc như trước đây. Với tôi, Mao không bao giờ dùng chữ hiện đại hóa. Ông không phải là người hiện đại. Thay vì điều này, ông nói về việc làm cho đất nước phồn vinh và lấy lại được tầm vóc trước đây của nó. Là một kẻ nổi loạn, một kẻ không thích sùng bái, nhưng ông lại muốn dựng lên Vạn lý trường thành của riêng ông. Sự vĩ đại của bản thân ông và nhân dân Trung quốc đan xen vào với nhau. Cả đất nước Trung quốc là của Mao và ông có thể thử nghiệm tùy thích. Mao là Trung quốc và ông nghi ngờ bất cứ ai tỏ ý muốn bàn về vị trí của ông hoặc không chia xẻ quan điểm của ông. Ông đã loại những đối thủ của ông một cách không thương xót. Đối với ông, sinh mạng của những người dưới quyền hoàn toàn vô nghĩa.

Lúc đầu, tôi khó tin rằng, Mao lại sẵn sàng hy sinh những công dân của nước ta đề đạt được mục đích của ông. Từ khi Mao gặp tổng thống ấn độ Jawaharlan Nehru vào tháng 10 năm 1954, tôi mới biết rằng Mao đã dành sẵn những quả bom nguyên tử cho con hổ giấy và không ngần ngại hy sinh hàng trìệu người Trung quốc để chiến thắng trong cuộc đấu tranh chống bọn đế quốc. Ông quả quyết với Nehru: Đừng có sợ bom nguyên tử. Trung quốc rất đông dân. làm sao một quả bom nguyên tử lại có thể xóa sổ tất cả họ được. Nếu ai có thề ném vào người khác một quả bom nguyên tử, thì tôi cũng có thể làm được việc đó. Tôi đâu có sợ trước cái chết của mười hay hai mươi triệu dân. Nghe đến đó, ông Nehru phát hoảng. Trong bài diễn văn đọc ở Moskva năm 1957, Mao tuyên bố, ông sẵn sàng hy sinh 300 triệu dân Trung quốc, một nửa dân số Trung quốc. Ngay khi Trung quốc có mất đi nửa số dân, thì đó cũng chưa phải là tốn thất lớn lao, vì đất nước này vẫn có thể sản sinh ra nhiều người nữa. Riêng trong thời kỳ đại nhảy vọt trước đây đã có hàng trìệu người Trung quốc chết đói, làm cho tôi thấy ràng, Mao hệt như những tên bạo chúa mà ông vốn khâm phục. Ông thừa hiểu, nhiều người đã chết ra sao, nhưng ông không hề mảy may động lòng.

Từ cuộc nói chuyện đầu tiên giữa chúng tôi về lịch sử Trung quốc, tôi đã có thể rút ra những bài học cho bản thân. Quan điểm lịch sử của Mao rất bổ ích đối với tôi. Ông là trung tâm để vạn vật quay quanh ông. ý muốn của ông là trên hết. Sự trung thành là yêu cầu cao nhất. Ông đòi hỏi ở những người dưới quyền ông, vợ ông, bạn gái của ông, các cộng sự và nhưng người phục vụ ông, cũng như những người lãnh dạo chính trị mà ông đã chia xẻ quyền lực với họ, sự trung thành tuyệt đối và trọn vẹn.

Sự trung thành này dựa vào sự tin cậy ít hơn vào sự lệ thuộc. Vì Mao không có khả năng mang lại những tình cảm khác, nên ông cũng không thể trông chờ người ta dành cho ông mối thiện cảm. Trong tất cả những năm là bác sỹ riêng của Mao, tôi thường chứng kiến việc Mao củng cố lòng trung thành của người khác cũng như của tôi đối với ông như thế nào.

Với vẻ dễ mến, ông đã chiếm được lòng tin của người khác và làm cho họ thú nhận những khuyết điểm của họ. Mao đã bỏ qua tất cả và làm cho họ có cảm giác yên tâm. Bằng cách này, ông đã thâu nạp được những cộng sự trung thành nhờ sự bao dung bên ngoài của ông. Bất cứ những ai trung thành mới Mao, đều bị lệ thuộc vào ông, và càng lệ thuộc vào ông, thì họ càng khó thoát khỏi sự khống chế của ông. Không một ai ở Trung quốc dám ủng hộ một người nào đó đã không trung thành với Chủ tịch. Có một số người đáng tin cậy, vì Mao đã cứu bản thân họ hoặc làm cho họ yên tâm, hoặc họ coi ông là cứu nhân của đất nước Trung quốc. Ngược lại, những người khác thường là những kẻ xu nịnh. Mao cũng thích được bợ đỡ, ngay cả khi ông thừa biết họ chẳng nghiêm chỉnh gì, vì ông hiểu rằng, thời gian sẽ phân loại được những kẻ nịnh thần với những người thực sự trung thành. Rút cuộc, những kẻ nịnh bợ sẽ bị phế truất, nếu họ không còn tác dụng nữa.

Phương châm của Mao là: Phục vụ nhân dân và khắp đất nước Trung quốc, đâu đâu lời hiệu triệu này cũng được quảng cáo bằng chữ trắng viết trên nền đỏ với bút tích của Mao. Đằng sau cánh cổng của nước Trung hoa mới sau lối vào khu vực Trung Nam Hải ở phía Nam, có một tấm biển mang dòng chữ vàng cấm thường dân Trung quốc ngó nghiêng vào bên trong khu Cấm Thành hiện đại, nơi những ngươi lãnh đạo cao cấp nhất của Trung quốc sống và làm việc. Trong những buổi họp nghiên cứu chính trị định kỳ ở Trung Nam Hải, chúng tôi thường được nhắc nhở là phải phục vụ nhân dân và đảng thay vì phục vụ cá nhân mình. Lời hiệu triệu này luôn cổ vũ tôi và là một trong những lý do khiến tôi nhất thiết phải gia nhập đảng cộng sản.

Nhưng sau khi bắt tay vào công việc ít lâu, tôi nhận thấy rằng, Mao là trung tâm để vạn vật quay quanh, là một cái mỏ quí và người được bảo vệ, được bợ đỡ và được nịnh hót. Mọi việc đều được làm vì Mao. Ông không bao giờ phải nhúng tay, không bao giờ tự xỏ tất đi giày, tự mác quần áo hay tự chải đầu. Khi tôi lưu ý với Uông Đông Hưng rằng, phải tập trung sức lực của nhóm Một vào việc phục vụ Mao, chứ không phải phục vụ nhân dân, thì ông ta nói phục vụ nhân dân chỉ là một khái niệm trừu tượng. Uông nói: Chúng ta phải phục vụ một cá nhân cụ thể. Nói là phục vụ Mao có nghĩa là phục vụ nhân dân, không đúng sao? Đảng đã tin tưởng giao công việc cho đồng chí, tức là đồng chí đã làm việc cho đảng hay à không phảỉ như vậy?

Thật là non dại và thơ ngây làm sao khi tôi đã tin vào lời nói của Uông Đông Hưng. Thế rồi sau này tôi đã hiểu rằng, hệt như các vị hoàng đế đã ruồng bỏ không thương tiếc những thuộc hạ của mình, khi những người này không hoàn toàn đồng ý với sự nghĩ của các vị hoàng đế, Mao cũng có thể phế truất tất cả những cố vấn và cộng sự của ông, nếu họ không hoàn toàn nhất trí với ông. Lúc đầu, người ta đã không trừng phạt các quan chức cao cấp vì đôi khi họ có những ý kiến khác với Mao. Nhưng Mao vẫn để bụng và một khi ông biết được ai đó dưới quyền không trung thành với ông, đến khi thời gian chín muồi, ông có thể đánh gục cả những chién sĩ cách mạng lão thành mà không hề đắn đo. Những người như Chu Ân Lai có vẻ biết được điều đó và hoàn toàn tuân phục Mao. Những người khác như Lưu Thiếu Kỳ, Lâm Bưu thì không thế, nên họ phải rút lui. Khi một người lãnh đạo cao cấp có tư duy độc lập, thì ông ta sẽ bị loại.

Một khi Mao nghi ngờ những ai trong ban tham mưu của ông có quan hệ mật thiết với những quan chức cao cấp quan trọng khác, như Chu Ân Lai, Lâm Bưu hoặc Lưu Thiếu Kỳ, thì ông sẽ phế truất họ ngay. Mao cảnh cáo tôi: Mọi tai họa đều do cái miệng. Tôi biết số phận của tôi phụ thuộc vào sự nín lặng của tôi. Trong khi xảy ra những trào lưu chính trị làm xáo trộn cả đất nước Trung hoa trong hai thập kỷ liền, tôi đã ghi lòng tạc dạ lời giáo huấn của Mao Chủ tịch và chỉ giới hạn mình trong việc chăm sóc sức khỏe cho ông. Khi là bác sỹ riêng của Mao, tôi đã biết được tính tàn nhẫn của ông. Tôi đã nín lặng, để khỏi mang vạ vào thân và chỉ nói khi Mao muốn. Mặc dù vậy tôi vẫn kính trọng ông. Ông là con người vĩ đại của Trung quốc, là người đã cứu đất nước chúng ta, là ngọn núi cao nhất của chúng ta, của tất cả những người lãnh đạo của chúng ta. Đối với tôi, Trung quốc là một đại gia đình duy nhất và gia đình này cần có một người chủ. Đó là Mao Chủ tịch. Tôi muốn phục vụ ông và cũng là phục vụ nhân dân Trung quốc.
Bác Sĩ riêng của Mao
Lời nói đầu
Chương 1
Chương 2
Chương 3
Chương 4
Chương 5
Chương 6
Chương 7
Chương 8
Chương 9
Chương 10
Chương 11
Chương 12
Chương 13
Chương 14
Chương 15
Chương 16
Chương 17
Chương 18
Chương 19
Chương 20
Chương 21
Chương 22
Chương 23
Chương 24
Chương 25
Chương 26
Chương 27
Chương 28
Chương 29
Chương 30
Chương 31
Chương 32
Chương 33
Chương 34
Chương 35
Chương 36
Chương 37
Chương 38
Chương 39
Chương 40
Chương 41
Chương 42
Chương 43
Chương 44
Chương 45
Chương 46
Chương 47
Chương 48
Chương 49
Chương 50
Chương 51
Chương 52
Chương 53
Chương 54
Chương 55
Chương 56
Chương 57
Chương 58
Chương 59
Chương 60
Chương 61
Chương 62
Chương 63
Chương 64
Chương 65
Chương 66
Chương 67
Chương 68
Chương 69
Chương 70
Chương 71
Chương 72
Chương 73
Chương 74
Chương 75
Chương 76
Chương 77
Chương 78
Chương 79
Chương 80
Chương 81
Chương 82
Chương 83
Chương 84
Chương 85
Chương 86
Chương 87
Chương 88
Chương 89
Chương 90
Chương 91
Chương 92