Chương 79
Tác giả: Lý Chí Thỏa
Sau đó hai tiếng, bắt đầu phiên họp Bộ chính trị, Uông Đông Hưng gọi Vương Thế, Hồ Thư Đông và tôi vào phòng khách Hoài Nhân. Ông cũng yêu cầu cả bác sĩ Vương Thế Bình và Biện Thế Cường cùng tới. Chúng tôi im lặng chờ đợi, trong khi bên cạnh đang họp.
Sau đó Diêu Văn Nguyên đi ra.
- Giang Thanh muốn rằng tôi nói chuyện với đồng chí - ông nói và quay về Vương Thế Bình và Biện Thế Cường - Hai đồng chí không liên quan tới cuộc thảo luận ý nguyện của Chủ tịch, nhưng, có thể giúp chúng tôi đánh giá tình hình phức tạp.
- Sức khoẻ của Chủ tịch luôn luôn tốt - Diêu Văn Nguyên mở đầu - Như mọi lần, khi ông thực hiện trách nhiệm xã hội hoặc tiếp khách nước ngoài, sự đưa tin thông báo rằng ông trông còn hoạt bát, mặt mũi ông còn hồng hào và toát lên sự khỏe mạnh. Đó không phải là lời nói trống rỗng - Diêu Văn Nguyên chìa cho chúng tôi bức ảnh chụp chưa lâu về cuộc gặp của Mao với thủ tướng bắc Việt Nam Phạm Văn Đồng - Các đồng chí nhìn vào đây. Các đồng chí thấy cái bắt tay của Chủ tịch vẫn còn mạnh. Ông bị cảm lạnh, và cũng mới thôi. Các đồng chí cho rằng Chủ tịch có vấn đề với phổi và tim. Bằng chứng đâu? Các đồng chí thậm chí nói về một cái gì đấy gọi là duy tim. Đương nhiên, các đồng chí làm điều này chỉ để làm hoảng loạn xã hội. Tôi không nói rằng hành động của các đồng chí có tính chất chính trị, nhưng các đồng chí đang gây ra một xôá loạn chính trị. Các đồng chí cần phải chụ trách nhiệm này.
Bức ảnh Mao và thủ tướng bắc Việt Nam là một tấm hình quảng cáo. Trên đó người ta không thể nhìn thấy được Mao yếu đến mức độ nào.
Tôi không biết liệu Diêu Văn Nguyên có xem buổi truyền hình ấy hay không nữa.
Diêu Văn Nguyên đòi hỏi chúng tôi lời giải thích. Hiểu rằng không thể thuyết phục được ông ta, chúng tôi im lặng.
- Nếu các đồng chí không nói gì, có thể đi - Diêu Văn Nguyên nói - Về quyết định của Bộ chính trị các đồng chí sẽ được thông báo.
Lúc ấy là hai giờ đêm.
Chúng tôi quay lại bể bơi. Không ai trong chúng tôi có thể. Vương Thế run rảy trong sự sợ hãi. Ông đã 64 tuổi già hơn tôi hai chục tuổi và ông cũng đã sống cam chịu nhiều năm bị theo dõi. Ông là đảng viên Quốc Dân đảng và người đứng đầu bệnh viện Bắc Kinh đến năm 1949; khi bắt đầu Cách mạng văn hoá, người ta đánh đập ông nhiều và tống ông đi cải tạo ở nông thôn. Trong thời gian ba năm ở đó người ta bắt Vương Thế làm việc nặng nhọc. Ông sợ rằng người ta lại bắt ông.
Tôi cố gắng động viên ông già.
- Tất cả những gì mà chúng ta đã làm cho Mao, chúng ta đã làm với sự đồng ý của ông ấy.
Mao ốm nặng, nhưng không chết. Ông bảo đảm cho chúng tôi. Và điều chính là hành động của chúng tôi chưa bao giờ làm hại ông cả, chúng tôi nói chung không có mục đính như thế.
Nhưng tôi cũng lo lắng. Không điều trị Mao sẽ luôn luôn yếu đi. Ông cần chúng tôi, còn chúng tôi - lại cần sự che chở của ông. Tôi lo sợ cái điều mà Bộ chính trị có thể làm. Liệu Bộ chính trị có phải là một cơ quan đúng đắn và vô tư hay không.
Lúc 4 giờ, người ta gọi chúng tôi vào phòng Hoài Nhân. Lần này chúng tôi mang theo điện tâm đồ của Mao. Tất cả các bác sĩ, nhìn vào nó, đều có thể hiểu rằng Chủ tịch đâu tim nặng, rằng ông không đủ máu nuôi cơ thể.
Trong lúc chúng tôi chờ đợi, hai ủy viên Bộ chính trị - nguyên soái Diệp Kiếm Anh và phó chủ tịch Lý Tường Nhân lại chỗ chúng tôi. Diệp luôn luôn là con người lịch sự với tôi và gọi tôi khác đi Chúng tôi Lý, vì rằng tôi danh chính ngôn thuận đứng đầu bệnh viện số 305.
- Bộ chính trị trao cho tôi nhiệm vụ nói chuyện với các đồng chí về sức khoẻ của Chủ tịch - ông nói - Bình tĩnh đã. Hãy nói cho rõ rằng, trạng thái của ông ta như thế nào và các đồng chí thấy vấn đề gì.
Tôi kể tất cả từ lúc bệnh mới bắt đầu. Tôi chỉ vào đện tâm đồ, giải thích nó một cách chi tiết và nhấn mạnh tới những thay đổi đặc trưng của đường biểu đồ. Bản thân Diệp Kiếm Anh cũng bị bệnh tim, và ông gần như hiểu tất cả.
- Không nghi ngờ gì nữa, tim Mao không ổn - cuối cùng ông đồng ý - Làm sao nói khác được? Làm sao có thể tuyên bố rằng các bác sĩ đơn giản tưởng tượng ra chẩn đoán?
Diệp Kiếm Anh bắt đầu hỏi về cuộc gặp cuối cùng của Mao, Chu Ân Lai và Giang Thanh, mà trong đó tôi cũng có mặt.
Tôi kể tỷ mỉ tất cả, gồm cả việc chọn Chu Ân Lai, như người thừa kế của mình cho chức vụ chủ tịch tới đây.
Diệp Kiếm Anh tin rằng chúng tôi không mắc sai lầm nào cả.
- Tôi không thấy, vì sao đồng chí lại chịu trách nhiệm, nếu bản thân Chủ tịch từ chối điều trị. Vì thế chẳng phải lo gì cả. Quay về bệnh viện và cố gắng tiếp tục theo dõi công việc. Đồng thời duy trì sẵn sàng thiết bị điều trị. Bắt đầu từ thời điểm này tôi cũng sẽ ở đó. Nếu các đồng chí có một cái gì đó phải đối mặt nói ngay cho tôi biết.
Chúng tôi quyết định đi ăn và ngủ.
Khi tôi tỉnh giấc, đã là ba giờ chiều, Diệp Kiếm Anh đã chờ chúng tôi.
- Bây giờ tôi thực hiện nghĩa vụ của mình đây - Diệp Kiếm Anh nói khi tôi xuất hiện - Chúng ta nói chuyện với nhau trên tinh thần đồng chí. Chủ tịch Lý, đồng chí đã làm việc với Chủ tịch mười trám năm. Tất cả chúng tôi biết đồng chí rất rõ. Đồng chí cần phải làm điều gì mà đồng chí thấy cần. Đừng lo gì về lý do phê bình có thể xảy ra, quả là tất cả chúng tôi xác nhận những sai lầm vô tình. Ai có thể đảm bảo rằng tránh được chúng?
Sau đó ông quay sang Vương Thế:
- Bác sĩ Vương, đồng chí làm việc bác sĩ vài chục năm. Đồng chí đã cứu không chỉ một người. Nhiều bệnh nân của đồng chí còn già hơn Chủ tịch. Liệu đồng chí có thể giúp đỡ Chủ tịch khỏe hơn được không?
Vương ngay lập tức trả lời:
- Nếu Chủ tịch cho phép chúng tôi điều trị ông, thì chúng tôi sẽ chữa ông lành bệnh.
Diệp cửụứi.
- Tốt. Chủ tịch hiện thời chưa muốn điều trị. Ông đang cáu. Nhưng khi tính khí ông thay đổi, ông sẽ cần sự giúp đỡ của các đồng chí.
Diệp Kiếm Anh vào chổ ở của Mao khoảng năm giờ chiều. Cả hai bác sĩ - Vương Thế và Hồ Thư Đông trở về bệnh viện Trung Nam Hải. Tôi ở lại.
Cũng ngay chiều đó Uông Đông Hưng đòi tôi giấy chứng nhận về sức khoẻ Mao.
Nhưng tôi không gặp Chủ tịch từ đêm qua và không có khả năng khám ông ta bây giờ.
Uông đồng ý chờ.
- Đừng vội - Uông động viên tôi - Khác đi là vụ việc có thể đi đến còn tồi tệ hơn đấy.
Uông vắn tắt kể tôi nghe vê cuộc họp Bộ chính trị. Giang Thanh vẫn khăng khăng là những kẻ phản bội vây quanh Chủ tịch, và đòi tiến hành điều tra. Vương Hồng Văn, Trương Xuân Kiều và Diêu Văn Nguyên, ba người cùng phe tin cẩn của Giang Thanh, đã ủng hộ bà ta.
Những người phản đối ồn lên. Uông Đông Hưng không muốn điều tra, nhưng Diệp Kiếm Anh ngăn Uông phát biểu.
Diệp Kiếm Anh đặt lòng bàn tay vào đầu gối tôi vỗ nhẹ để tôi hiểu rằng hãy còn sớm - Uông nói - Lúc ấy thủ tướng Chu Ân Lai kêu gọi tất cả bình tĩnh, nói là nên nhẹ nhàng hơn.
Dù vậy Giang Thanh đã đạt được việc biến cuộc họp Bộ chính trị thành một cái chợ.
- Chủ tịch khỏe mạnh - Giang Thanh nhìn vào Chu - Đồng chí đã bắt Mao chuyển giao chính quyền cho đồng chí.
Các ủy viên Bộ chính trị, không được nghe nội dung cuộc nói chuyện của Mao với Chu Ân Lai và Giang Thanh, chẳng cách nào hiểu vấn đề đầu cua tai nheo ra sao. Diệp Kiếm Anh yêu cầu Chu phát biểu.
- Vì sao các đồng chí cứ sồn sồn lên thế? - Diệp Kiếm Anh nhắc nhở, khi nghe thủ tướng - Xảy ra điều gì đặc biệt và bất bình thường thế?
Diệp Kiếm Anh nói rằng từ ngày hôm nay ông sẽ túc trực ở phòng Mao.
Nhưng Giang Thanh không muốn Diệp Kiếm Anh ở đấy.
- Không ai được phép đến chỗ chủ tịch, nếu bản thân Mao không muốn - bà ta nói.
Khi ấy Uông, trong đỉnh cao của bà ấy, nói rằng sẽ thay Diệp trong việc túc trực. Sức khoẻ Mao làm Uông lo ngại.
- Tôi nghĩ rằng cần phải tiến hành điều trị cho Chủ tịch, bất kể cái gì đi nữa - ông nói - Chúng tôi không thể căng thẳng hơn được nữa.
Khi tôi quay về cung, Mao cũng vừa dậy. Tôi đến chỗ ông. Do suy tim, ông không thể ngủ mà chi ngồi, ông ngã xuống đi văng. Hơi thở ông và như trước đây khò khè và nặng nề.
Mao và còn không muốn người ta điều trị ông, và tôi đi ra. Trong phòng khách tôi chạm trán với Hứa Diệp Phụ. Ông đi tới chỗ Vương Hồng Văn với tập tài liệu của Vương gửi cho Mao.
- Có chuyện hay lắm, bác sĩ Lý ạ - Ông giữ tôi - Giang Thanh đã dẫn cả Trương Ngọc Phượng đến chỗ tôi và thông báo rằng bọn gián điệp vây quanh Mao Chủ tịch. Bà ta ra lệnh chúng tôi phải cảnh giác. Họ trao tôi nhiệm vụ ngủ cạnh buồng của Chủ tịch và quan sát những gì xe.Tôi trả lời rằng, tôi không học nghề y, nên không có lợi ích cho bà ấy. Nhưng khi tôi kể cho Uông Đông Hưng nghe về sự nghi ngờ của Giang Thanh, ông khuyên tôi đừng đến bà ấy.
Chứng phù ở Mao vẫn tiếp diễn. Cổ và trán to lên trông thấy. Bệnh trầm trọng hơn, nhưng như trước đây không có đơn thuốc nào của chúng tôi được ông thực hiện. Trương Ngọc Phượng ở chỗ Mao khá lâu, nhưng thường biến mất lâu. Cô ta đang quan tâm đến việc chuyển bố mẹ và các em từ Muông Đằng Giang về Bắc Kinh.
Qua mười ngày rồi. Mao vẫn không yêu cầu tiếp tục điều trị.
Ngày 1 tháng 2, giữa trưa ông gọi tôi.
- Anh nghĩ thế nào, còn hy vọng gì nữa không?- ông hỏi - Anh vẫn sẵn sàng chữa tôi khỏi bệnh chứ?
- Nếu Chủ tịch cho phép tôi điều trị Chủ tịch, khi đó, tất nhiên, vẫn còn hy vọng - Tôi trả lời, cảm thấy nhẹ người - Tôi sẽ làm tất cả để giúp đỡ Chủ tịch.
Tôi kiểm tra mạch đập của ông, yếu và loạn nhịp.
- Đồng chí sẽ chữa cho tôi như thế nào? - Mao muốn biết
- Việc đầu tiên phải là phải chữa khỏi viêm phổi, đưa tim trở lại đập bình thường và làm một cái gì đó để thoát đám nước dư khỏi cơ thể. Chúng tôi cần phải tiêm, đưa thuốc vào trong cơ thể.
- Lại tiêm!
- Nếu chúng ta không tiêm, thì không thểchữa khỏi viêm phổi, chính nó là nguyên nhân của tất cả các chứng bệnh không - Tôi đề nghị.
- Thôi được - cuối cùng Mao đồng ý - Bắt đầu đi.
Trước lúc này tôi đứng ở vực thẳm thất vọng. Và đột nhiên tôi cảm thấy sung sướng. Năng lượng đã tiếp sức tôi. Tôi tin là tôi chữa Mao lành bệnh.
Một vài tuần lễ dài tôi được thu nhận thêm tin tức vẫn còn giữ bí mật với nhân dân Trung quốc. Lịch sử của đất nước đã sang trang. R. Nixon sắp đến Trung quốc. ông dự kiến đến Trung quốc ngày 21 tháng 2, và Mao muốn gặp ông ta. Tôi vẫn còn ba tuần để cho ông có cơ hội này.
Chúng tôi nhanh chóng bắt tay vào việc.
Xuất xứ chuyến thăm của R. Nixon dẫn đến thay đổi cục diện trên thế giới là cuộc thi bóng bàn tiến hành tháng ba năm 1971 ở Nhật bản. Ngày 14 tháng ba ủy ban thể thao quốc gia bàn xen có nên gửi một đoàn đi thi đấu hay không?. Trong khi Trung quốc và Nhật bản không có quan hệ ngoại giao, và nảy sinh những nguy hiểm có thể xảy ra bạo động chống các vận động viên của chúng ta.
Dù vậy Chu Ân Lai muốn chuyến đi của đội Trung quốc tới Nhật bản và đề nghị sự ủng hộ của Mao.
Chủ tịch đồng ý và vạch đường các vận động viên bóng bàn: họ không được sợ khó khăn, chết chóc. Những kiện tướng cây vợt nhỏ trở thành những nhà thể thao đầu tiên Trung quốc đi nước ngoài kể từ khi bắt đầu Cách mạng văn hoá.
Cuối cuộc thi đấu, các vận động viên Mỹ ngỏ lời muốn thăm Trung quốc. Chu Ân Lai cho rằng tốt nhất là lịch sự từ chối lời yêu cầu này. Mao đã đồng ý với ông, nhưng ngay trong đêm ấy đột nhiên ông bằng giọng ngái ngủ yêu cầu y tá trưởng Ngô Từ Tuấn gọi vụ trưởng vụ lễ tân bộ ngoại giao Vương Hải Dung. Ông cho phép nhanh chóng mời người Mỹ đến Trung quốc.
Lần đầu tiên Trung quốc bày tỏ cho Mỹ tình hữu nghị một cách không mập mờ. Về sau Chu Ân Lai, khi ám chỉ rằng trận đấu bóng bàn có thể có tác dụng đến hoà bình trong tương lai, phát biểu: Một bước nhỏ làm rung động bước lớn.
Sau đó hai tiếng, bắt đầu phiên họp Bộ chính trị, Uông Đông Hưng gọi Vương Thế, Hồ Thư Đông và tôi vào phòng khách Hoài Nhân. Ông cũng yêu cầu cả bác sĩ Vương Thế Bình và Biện Thế Cường cùng tới. Chúng tôi im lặng chờ đợi, trong khi bên cạnh đang họp.
Sau đó Diêu Văn Nguyên đi ra.
- Giang Thanh muốn rằng tôi nói chuyện với đồng chí - ông nói và quay về Vương Thế Bình và Biện Thế Cường - Hai đồng chí không liên quan tới cuộc thảo luận ý nguyện của Chủ tịch, nhưng, có thể giúp chúng tôi đánh giá tình hình phức tạp.
- Sức khoẻ của Chủ tịch luôn luôn tốt - Diêu Văn Nguyên mở đầu - Như mọi lần, khi ông thực hiện trách nhiệm xã hội hoặc tiếp khách nước ngoài, sự đưa tin thông báo rằng ông trông còn hoạt bát, mặt mũi ông còn hồng hào và toát lên sự khỏe mạnh. Đó không phải là lời nói trống rỗng - Diêu Văn Nguyên chìa cho chúng tôi bức ảnh chụp chưa lâu về cuộc gặp của Mao với thủ tướng bắc Việt Nam Phạm Văn Đồng - Các đồng chí nhìn vào đây. Các đồng chí thấy cái bắt tay của Chủ tịch vẫn còn mạnh. Ông bị cảm lạnh, và cũng mới thôi. Các đồng chí cho rằng Chủ tịch có vấn đề với phổi và tim. Bằng chứng đâu? Các đồng chí thậm chí nói về một cái gì đấy gọi là duy tim. Đương nhiên, các đồng chí làm điều này chỉ để làm hoảng loạn xã hội. Tôi không nói rằng hành động của các đồng chí có tính chất chính trị, nhưng các đồng chí đang gây ra một xôá loạn chính trị. Các đồng chí cần phải chụ trách nhiệm này.
Bức ảnh Mao và thủ tướng bắc Việt Nam là một tấm hình quảng cáo. Trên đó người ta không thể nhìn thấy được Mao yếu đến mức độ nào.
Tôi không biết liệu Diêu Văn Nguyên có xem buổi truyền hình ấy hay không nữa.
Diêu Văn Nguyên đòi hỏi chúng tôi lời giải thích. Hiểu rằng không thể thuyết phục được ông ta, chúng tôi im lặng.
- Nếu các đồng chí không nói gì, có thể đi - Diêu Văn Nguyên nói - Về quyết định của Bộ chính trị các đồng chí sẽ được thông báo.
Lúc ấy là hai giờ đêm.
Chúng tôi quay lại bể bơi. Không ai trong chúng tôi có thể. Vương Thế run rảy trong sự sợ hãi. Ông đã 64 tuổi già hơn tôi hai chục tuổi và ông cũng đã sống cam chịu nhiều năm bị theo dõi. Ông là đảng viên Quốc Dân đảng và người đứng đầu bệnh viện Bắc Kinh đến năm 1949; khi bắt đầu Cách mạng văn hoá, người ta đánh đập ông nhiều và tống ông đi cải tạo ở nông thôn. Trong thời gian ba năm ở đó người ta bắt Vương Thế làm việc nặng nhọc. Ông sợ rằng người ta lại bắt ông.
Tôi cố gắng động viên ông già.
- Tất cả những gì mà chúng ta đã làm cho Mao, chúng ta đã làm với sự đồng ý của ông ấy.
Mao ốm nặng, nhưng không chết. Ông bảo đảm cho chúng tôi. Và điều chính là hành động của chúng tôi chưa bao giờ làm hại ông cả, chúng tôi nói chung không có mục đính như thế.
Nhưng tôi cũng lo lắng. Không điều trị Mao sẽ luôn luôn yếu đi. Ông cần chúng tôi, còn chúng tôi - lại cần sự che chở của ông. Tôi lo sợ cái điều mà Bộ chính trị có thể làm. Liệu Bộ chính trị có phải là một cơ quan đúng đắn và vô tư hay không.
Lúc 4 giờ, người ta gọi chúng tôi vào phòng Hoài Nhân. Lần này chúng tôi mang theo điện tâm đồ của Mao. Tất cả các bác sĩ, nhìn vào nó, đều có thể hiểu rằng Chủ tịch đâu tim nặng, rằng ông không đủ máu nuôi cơ thể.
Trong lúc chúng tôi chờ đợi, hai ủy viên Bộ chính trị - nguyên soái Diệp Kiếm Anh và phó chủ tịch Lý Tường Nhân lại chỗ chúng tôi. Diệp luôn luôn là con người lịch sự với tôi và gọi tôi khác đi Chúng tôi Lý, vì rằng tôi danh chính ngôn thuận đứng đầu bệnh viện số 305.
- Bộ chính trị trao cho tôi nhiệm vụ nói chuyện với các đồng chí về sức khoẻ của Chủ tịch - ông nói - Bình tĩnh đã. Hãy nói cho rõ rằng, trạng thái của ông ta như thế nào và các đồng chí thấy vấn đề gì.
Tôi kể tất cả từ lúc bệnh mới bắt đầu. Tôi chỉ vào đện tâm đồ, giải thích nó một cách chi tiết và nhấn mạnh tới những thay đổi đặc trưng của đường biểu đồ. Bản thân Diệp Kiếm Anh cũng bị bệnh tim, và ông gần như hiểu tất cả.
- Không nghi ngờ gì nữa, tim Mao không ổn - cuối cùng ông đồng ý - Làm sao nói khác được? Làm sao có thể tuyên bố rằng các bác sĩ đơn giản tưởng tượng ra chẩn đoán?
Diệp Kiếm Anh bắt đầu hỏi về cuộc gặp cuối cùng của Mao, Chu Ân Lai và Giang Thanh, mà trong đó tôi cũng có mặt.
Tôi kể tỷ mỉ tất cả, gồm cả việc chọn Chu Ân Lai, như người thừa kế của mình cho chức vụ chủ tịch tới đây.
Diệp Kiếm Anh tin rằng chúng tôi không mắc sai lầm nào cả.
- Tôi không thấy, vì sao đồng chí lại chịu trách nhiệm, nếu bản thân Chủ tịch từ chối điều trị. Vì thế chẳng phải lo gì cả. Quay về bệnh viện và cố gắng tiếp tục theo dõi công việc. Đồng thời duy trì sẵn sàng thiết bị điều trị. Bắt đầu từ thời điểm này tôi cũng sẽ ở đó. Nếu các đồng chí có một cái gì đó phải đối mặt nói ngay cho tôi biết.
Chúng tôi quyết định đi ăn và ngủ.
Khi tôi tỉnh giấc, đã là ba giờ chiều, Diệp Kiếm Anh đã chờ chúng tôi.
- Bây giờ tôi thực hiện nghĩa vụ của mình đây - Diệp Kiếm Anh nói khi tôi xuất hiện - Chúng ta nói chuyện với nhau trên tinh thần đồng chí. Chủ tịch Lý, đồng chí đã làm việc với Chủ tịch mười trám năm. Tất cả chúng tôi biết đồng chí rất rõ. Đồng chí cần phải làm điều gì mà đồng chí thấy cần. Đừng lo gì về lý do phê bình có thể xảy ra, quả là tất cả chúng tôi xác nhận những sai lầm vô tình. Ai có thể đảm bảo rằng tránh được chúng?
Sau đó ông quay sang Vương Thế:
- Bác sĩ Vương, đồng chí làm việc bác sĩ vài chục năm. Đồng chí đã cứu không chỉ một người. Nhiều bệnh nân của đồng chí còn già hơn Chủ tịch. Liệu đồng chí có thể giúp đỡ Chủ tịch khỏe hơn được không?
Vương ngay lập tức trả lời:
- Nếu Chủ tịch cho phép chúng tôi điều trị ông, thì chúng tôi sẽ chữa ông lành bệnh.
Diệp cửụứi.
- Tốt. Chủ tịch hiện thời chưa muốn điều trị. Ông đang cáu. Nhưng khi tính khí ông thay đổi, ông sẽ cần sự giúp đỡ của các đồng chí.
Diệp Kiếm Anh vào chổ ở của Mao khoảng năm giờ chiều. Cả hai bác sĩ - Vương Thế và Hồ Thư Đông trở về bệnh viện Trung Nam Hải. Tôi ở lại.
Cũng ngay chiều đó Uông Đông Hưng đòi tôi giấy chứng nhận về sức khoẻ Mao.
Nhưng tôi không gặp Chủ tịch từ đêm qua và không có khả năng khám ông ta bây giờ.
Uông đồng ý chờ.
- Đừng vội - Uông động viên tôi - Khác đi là vụ việc có thể đi đến còn tồi tệ hơn đấy.
Uông vắn tắt kể tôi nghe vê cuộc họp Bộ chính trị. Giang Thanh vẫn khăng khăng là những kẻ phản bội vây quanh Chủ tịch, và đòi tiến hành điều tra. Vương Hồng Văn, Trương Xuân Kiều và Diêu Văn Nguyên, ba người cùng phe tin cẩn của Giang Thanh, đã ủng hộ bà ta.
Những người phản đối ồn lên. Uông Đông Hưng không muốn điều tra, nhưng Diệp Kiếm Anh ngăn Uông phát biểu.
Diệp Kiếm Anh đặt lòng bàn tay vào đầu gối tôi vỗ nhẹ để tôi hiểu rằng hãy còn sớm - Uông nói - Lúc ấy thủ tướng Chu Ân Lai kêu gọi tất cả bình tĩnh, nói là nên nhẹ nhàng hơn.
Dù vậy Giang Thanh đã đạt được việc biến cuộc họp Bộ chính trị thành một cái chợ.
- Chủ tịch khỏe mạnh - Giang Thanh nhìn vào Chu - Đồng chí đã bắt Mao chuyển giao chính quyền cho đồng chí.
Các ủy viên Bộ chính trị, không được nghe nội dung cuộc nói chuyện của Mao với Chu Ân Lai và Giang Thanh, chẳng cách nào hiểu vấn đề đầu cua tai nheo ra sao. Diệp Kiếm Anh yêu cầu Chu phát biểu.
- Vì sao các đồng chí cứ sồn sồn lên thế? - Diệp Kiếm Anh nhắc nhở, khi nghe thủ tướng - Xảy ra điều gì đặc biệt và bất bình thường thế?
Diệp Kiếm Anh nói rằng từ ngày hôm nay ông sẽ túc trực ở phòng Mao.
Nhưng Giang Thanh không muốn Diệp Kiếm Anh ở đấy.
- Không ai được phép đến chỗ chủ tịch, nếu bản thân Mao không muốn - bà ta nói.
Khi ấy Uông, trong đỉnh cao của bà ấy, nói rằng sẽ thay Diệp trong việc túc trực. Sức khoẻ Mao làm Uông lo ngại.
- Tôi nghĩ rằng cần phải tiến hành điều trị cho Chủ tịch, bất kể cái gì đi nữa - ông nói - Chúng tôi không thể căng thẳng hơn được nữa.
Khi tôi quay về cung, Mao cũng vừa dậy. Tôi đến chỗ ông. Do suy tim, ông không thể ngủ mà chi ngồi, ông ngã xuống đi văng. Hơi thở ông và như trước đây khò khè và nặng nề.
Mao và còn không muốn người ta điều trị ông, và tôi đi ra. Trong phòng khách tôi chạm trán với Hứa Diệp Phụ. Ông đi tới chỗ Vương Hồng Văn với tập tài liệu của Vương gửi cho Mao.
- Có chuyện hay lắm, bác sĩ Lý ạ - Ông giữ tôi - Giang Thanh đã dẫn cả Trương Ngọc Phượng đến chỗ tôi và thông báo rằng bọn gián điệp vây quanh Mao Chủ tịch. Bà ta ra lệnh chúng tôi phải cảnh giác. Họ trao tôi nhiệm vụ ngủ cạnh buồng của Chủ tịch và quan sát những gì xe.Tôi trả lời rằng, tôi không học nghề y, nên không có lợi ích cho bà ấy. Nhưng khi tôi kể cho Uông Đông Hưng nghe về sự nghi ngờ của Giang Thanh, ông khuyên tôi đừng đến bà ấy.
Chứng phù ở Mao vẫn tiếp diễn. Cổ và trán to lên trông thấy. Bệnh trầm trọng hơn, nhưng như trước đây không có đơn thuốc nào của chúng tôi được ông thực hiện. Trương Ngọc Phượng ở chỗ Mao khá lâu, nhưng thường biến mất lâu. Cô ta đang quan tâm đến việc chuyển bố mẹ và các em từ Muông Đằng Giang về Bắc Kinh.
Qua mười ngày rồi. Mao vẫn không yêu cầu tiếp tục điều trị.
Ngày 1 tháng 2, giữa trưa ông gọi tôi.
- Anh nghĩ thế nào, còn hy vọng gì nữa không?- ông hỏi - Anh vẫn sẵn sàng chữa tôi khỏi bệnh chứ?
- Nếu Chủ tịch cho phép tôi điều trị Chủ tịch, khi đó, tất nhiên, vẫn còn hy vọng - Tôi trả lời, cảm thấy nhẹ người - Tôi sẽ làm tất cả để giúp đỡ Chủ tịch.
Tôi kiểm tra mạch đập của ông, yếu và loạn nhịp.
- Đồng chí sẽ chữa cho tôi như thế nào? - Mao muốn biết
- Việc đầu tiên phải là phải chữa khỏi viêm phổi, đưa tim trở lại đập bình thường và làm một cái gì đó để thoát đám nước dư khỏi cơ thể. Chúng tôi cần phải tiêm, đưa thuốc vào trong cơ thể.
- Lại tiêm!
- Nếu chúng ta không tiêm, thì không thểchữa khỏi viêm phổi, chính nó là nguyên nhân của tất cả các chứng bệnh không - Tôi đề nghị.
- Thôi được - cuối cùng Mao đồng ý - Bắt đầu đi.
Trước lúc này tôi đứng ở vực thẳm thất vọng. Và đột nhiên tôi cảm thấy sung sướng. Năng lượng đã tiếp sức tôi. Tôi tin là tôi chữa Mao lành bệnh.
Một vài tuần lễ dài tôi được thu nhận thêm tin tức vẫn còn giữ bí mật với nhân dân Trung quốc. Lịch sử của đất nước đã sang trang. R. Nixon sắp đến Trung quốc. ông dự kiến đến Trung quốc ngày 21 tháng 2, và Mao muốn gặp ông ta. Tôi vẫn còn ba tuần để cho ông có cơ hội này.
Chúng tôi nhanh chóng bắt tay vào việc.
Xuất xứ chuyến thăm của R. Nixon dẫn đến thay đổi cục diện trên thế giới là cuộc thi bóng bàn tiến hành tháng ba năm 1971 ở Nhật bản. Ngày 14 tháng ba ủy ban thể thao quốc gia bàn xen có nên gửi một đoàn đi thi đấu hay không?. Trong khi Trung quốc và Nhật bản không có quan hệ ngoại giao, và nảy sinh những nguy hiểm có thể xảy ra bạo động chống các vận động viên của chúng ta.
Dù vậy Chu Ân Lai muốn chuyến đi của đội Trung quốc tới Nhật bản và đề nghị sự ủng hộ của Mao.
Chủ tịch đồng ý và vạch đường các vận động viên bóng bàn: họ không được sợ khó khăn, chết chóc. Những kiện tướng cây vợt nhỏ trở thành những nhà thể thao đầu tiên Trung quốc đi nước ngoài kể từ khi bắt đầu Cách mạng văn hoá.
Cuối cuộc thi đấu, các vận động viên Mỹ ngỏ lời muốn thăm Trung quốc. Chu Ân Lai cho rằng tốt nhất là lịch sự từ chối lời yêu cầu này. Mao đã đồng ý với ông, nhưng ngay trong đêm ấy đột nhiên ông bằng giọng ngái ngủ yêu cầu y tá trưởng Ngô Từ Tuấn gọi vụ trưởng vụ lễ tân bộ ngoại giao Vương Hải Dung. Ông cho phép nhanh chóng mời người Mỹ đến Trung quốc.
Lần đầu tiên Trung quốc bày tỏ cho Mỹ tình hữu nghị một cách không mập mờ. Về sau Chu Ân Lai, khi ám chỉ rằng trận đấu bóng bàn có thể có tác dụng đến hoà bình trong tương lai, phát biểu: Một bước nhỏ làm rung động bước lớn.