watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Bác Sĩ riêng của Mao-Chương 6 - tác giả Lý Chí Thỏa Lý Chí Thỏa

Lý Chí Thỏa

Chương 6

Tác giả: Lý Chí Thỏa

Chỉ vài ngày sau khi tôi được tiếp kiến Mao lần đầu vào buổi chiều ngày lễ mồng một tháng Năm, một vệ sĩ của Mao đã triệu tôi đến ngay để gặp chủ tịch vào buổi tối.
Tôi vội đến tư dinh của Mao và nhận ra ông ông ta bị ốm. Nhưng tại sao người ta lại gọi tôi muộn như vậy?
Cho tới lúc đó, tôi chưa bao giờ bước chân vào cái tư dinh thâm nghiêm, có vẻ đầy bí ẩn của Mao. Đối với tôi cuộc Vạn lý trường chinh của bản thân tôi, từ một bác sĩ bình thường trở thành một nhân viên Trung tâm của cuộc cách mạng, đã chấm dứt. Tôi nghĩ, từ nay trở đi, tôi sẽ gắn chặt với cái vương quốc thâm cung bí sử này. Một người gác đi vượt lên trên trước tôi.
Hình như Mao thường sống một cuộc sống khổ hạnh và ông là một tấm gương về sự tiết kiệm. Sau khi ông qua đời, cái cửa tư dinh của ông được mở ra thì những đồ dùng cũ kỹ, chiếc áo khoác buổi sáng, chiếc áo bành tô ông mặc mới xuất hiện trước công chúng là những bằng chứng cho thấy ông đã cự tuyệt sự xa hoa một cách có ý thức. Mao vốn là một nông dân và có sở thích đơn giản. Mao chỉ mặc quần áo khi chẳng đừng, còn hầu như lúc nào ông cũng khoác một chiếc áo choàng và nằm trên giường, để chân trần. Khi cần, ông mặc nhưng bộ quần áo đã sờn, đi đôi giày buộc dây đã mòn đế. Theo quy định, ông chỉ mặc bộ quần áo kiểu Mao và đi giày buộc dây khi ông xuất hiện trước đám đông. Thông thường, một trong những vệ sĩ của Mao phải sửa lại giày mới cho ông. Những bức ảnh cho thấy ông ăn mặc tươm tất khi đang làm việc trong văn phòng của ông đều là được bố trí sẵn. Hầu hết công việc, ông đều giải quyết trong phòng ngủ hoàc bên thành bề bơi.
Mặc dù vậy, ông sống như một hoàng đế. Tư dinh của ông năm ở chính giữa khu Trung Nam Hải, ngay trong vườn hoa của triều đình trước đây, hướng về phía Nam, giữa hồ Trung và hồ Nam. Tư dinh này được canh gác cẩn mật nhất thế giới. Khách nước ngoài có cảm giác rằng, những vị trí canh phòng có vũ trang không hề bỏ sót một chi tiết nào. Thực ra, tuy lính gác được bố trí khắp nơi ở Trung Nam hải, nhưng họ kín đáo đến nỗi người ta không nhận ra ngay điều đó. Họ chủ yếu tập trung vào Mao và tư dinh của ông. Vệ sĩ của Mao đồng thời cũng là những người phục vụ ông ta. Họ đều mang súng ngắn, nhưng thực ra họ không cần phải mang vũ khí, vì bên ngoài khu vực trọng yếu đó người ta đã thực hiện những biện pháp an ninh nghiêm ngặt đến nỗi tư dinh của ông kín như cái kén. Bên cạnh những vệ sĩ của Mao thường trấn ở bên ngoài cũng như bên trong tư dinh, còn những trạm gác ngoại vi của những nhân viên của Chánh văn phòng an ninh Uông Đông Hưng. Họ cũng đều được vũ trang.
Những người lính có vũ trang của các đơn vị đồn trú trung ương, tuy chính thức dưới quyền của Bộ tổng tham mưu, nhưng thực ra lại thuộc quyền cai quản trực tiếp của Uông Đông Hưng với tư cách là Phó phòng an ninh công cộng, canh gác những khu vực lân cận của Trung Nam Hải. Mao cứ định đi đâu, là ở đó người ta phải lo bảo vệ
Nơi ở của Mao được giữ tuyệt mật. Chỉ có những cán bộ lãnh đạo cao nhất của đảng mới được thông báo nơi ở của ông. Khi ông công khai tới Trung Nam Hải, xe chở ông được đỗ cách biệt với dân chúng, để người ta khỏi nhận ra số xe của ông. Ngoài ra, biển số xe thường xuyên được thay đổi. Ngay sau khi những người cộng sản cướp chính quyền, những biện pháp an ninh một phần được thực hiện theo một phần kiểu của Liên-xô, một phần theo kiểu của thời vua chúa ngày xưa.
Dinh thự của Mao, vốn được xây dựng từ thời Càn Long (1735-1796), vừa là thư viện vừa là nơi ẩn dật của vua. Ngôi nhà này hàng thập kỷ không được giữ gìn cẩn thận và có nguy cơ bị hỏng. Nó vẫn chưa lấy lại được cái vẻ hào nhoáng ngày xưa, vì công việc sửa chữa còn đang dở dang. Khi lần đầu bước vào ngôi nhà đó, tôi có ấn tượng rằng nét hào hoa chính là ở sự giản dị có chủ ý trong nội thất. Nhưng Càn Long vốn là người ưa hiện đại.
Cổng chính dân đến tư dinh của Mao ở phía Nam toà nhà, theo lệ cổ, được sơn màu tươi mát. Tấm bảng gỗ treo trên cổng mang chữ Vườn thượng uyển. Tất cả những chữ viết treo trên những lối vào toà nhà đều là bút tự của Càn Long. Những viên ngói trên mái đều có màu xám, chứ không phải vàng suộm? Như trong Cấm Thành, nhưng những toà nhà lại được xây dựng theo cùng một phong cách như nơi ở của vua. Bên trong cổng chính, ở hai bên lối đi là hai căn phòng nhỏ thường có vệ sĩ. Chỉ có những người có chứng minh thư loại A mới được phép đi vào toà nhà có tường bao bọc xung quanh đó. Đi qua một cái sân rộng là đến ngay Phòng trường sinh mà Mao đã ở trong đó, đã đón tiếp khách nước ngoài và tổ chức lễ tiệc trước khi xây Đại lễ đường nhân dân vào năm 1959. Sau Phòng trường sinh là Phòng giao hòa, nơi thư viện khá phong phú của Mao đã được chuyển vào, nhưng hầu như thường đóng cửa im ỉm. Những phòng riêng của Mao, được kể là có mùi hoa cúc, ở sân thứ hai có mái che ở trên nối với sân thứ nhất. Dưới bóng những cây thông và những cây trắc bá già đẹp đẽ là những chiếè bàn, những chiếc ghế bằng mây. Mùa hè Mao thường ra đây ngồi, dưới trời lộng. Dinh thự của ông gồm hai toà nhà chính và nhiều công trình phụ. Phòng lớn ông vừa dùng làm phòng ngủ, vừa dùng làm phòng làm việc thì ở toà nhà thứ nhất, cách biệt với phòng ngủ của vợ ông bằng một phòng ăn rộng. Trong tòa nhà thứ hai, đi qua một hành lang nối với phòng ngủ của Giang Thanh là phòng khách của bà ta. Bên cạnh đó là phòng của Diệp Tử Long, chánh thư ký riêng, đồng thời cũng là quản trị cao cấp của Mao, chuyên lo đáp ứng những nhu cầu cá nhân cho hai vợ chồng Chủ tịch.
Trong một toà nhà khác ở phía Tây nơi ở của Diệp Tử Long, thông với phòng giao hòa là nhà bếp. Diệp cũng lo việc ăn uống cho Mao. Việc chế biến thực phẩm tuy theo mẫu của Liên-xô, nhưng lại phỏng theo những phương cách cổ điển của thời vua chúa và được Phòng an ninh của Uông Đông Hưng canh chừng. Ngay sau khi Mao từ Moskva trở về vào đầu năm 1950, Phòng an ninh đã được hai chuyên gia Liên-xô truyền cho những phương pháp chế biến và kiểm tra thực phầm dành cho giới lãnh đạo ở Trung Nam Hải. Một xí nghiệp nông nghiệp - công xã Tụ Sơn - chuyên cung cấp rau, thịt, trứng và gà cho Mao và những chính trị gia cao cấp khác. Những đầu bếp của Mao chỉ cần gửi thực đơn đến phòng cung ứng của Phòng an ninh ở phía bắc Trung Nam Hải, gần công viên Bắc Hải. Phòng cung ứng chuyển tiếp thực đơn đến công xã Tụ Sơn. Từ đó, thực phẩm được chuyển về phòng cung ứng ở công viên Bắc Hải, để người ta khám nghiệm thực phẩm đó trong hai phòng thí nghiệm xem chúng tươi đến mức nào, mức độ dinh dưỡng ra sao và có độc tố không. Sau đó, thức ăn được nếm thử trước khi mang cho Mao thưởng thức. Đối với tất cả các quan chức cao cấp, kể cả ở các tỉnh, người ta đều áp dụng phương pháp tốn kém đó, ngốn không biết bao tiền của của dân. Phòng ngủ của Mao nối với một tòa nhà khác mà ông thường dùng làm văn phòng bằng một hành lang. Tuy nhiên, văn phòng này quanh năm thường khóa trái và chỉ mở cửa khi cần để chụp ảnh. Mao chẳng bao giờ dùng đến nó.
Một tòa nhà khác chắn ngang toà nhà mà Mao và Giang Thanh sống trong đó là nơi Lý Mẫn, con gái của Mao với Hạ Tử Trân, Lý Nạp, con gái của ông với Giang Thanh và chị của Giang Thanh là Lý Vân Lục đang cư ngụ. Lý Vân Lục già hơn Giang Thanh vài tuổi, chân bà vẫn bị bó bột. Sau khi mẹ bà qua đời, bà phải nuôi đứa em gái của bà. Về sau bà trở thành tình nhân của một chủ hiệu. Khi giới lãnh đạo chuyển về Trung Nam Hải, Giang Thanh yêu cầu bà cùng với con trai bà về ở với bà ta để giúp đỡ bà ta trong việc dạy dỗ Lý Nạp và Lý Mẫn. Cả Mao và Giang Thanh đều không quan tâm đến những đứa con của họ. Bọn trẻ được đưa đến ký túc xá. Thậm chí, trong những kỳ nghỉ, họ chỉ gặp chúng trong bữa ăn. Trong toà nhà thứ tư là văn phòng của các nhân viên y tế và thư ký của Mao cũng như là nơi ở của đứa cháu trai Viên Tân, lúc đó còn đang học trung học.
Ngoài ra, ở đó còn có một bàn bóng bàn, một phòng dùng để cất giữ những quà tặng, quần áo của Mao, nhiều đồ lặt vặt của Giang Thanh. Trong một phòng khác có để những bức tranh của các họa sĩ nổi tiếng như Tề Bạch Thạch và Từ Bắc Hồng tặng Mao. Tuy nhiên, hầu hết những tặng phầm đều là của nước ngoài. Về sau tôi phát hiện ra một hộp xì gà Cuba lớn, bằng gỗ chạm, rất nghệ thuật, do Fidel Castro tặng và một két rượu Brandy lâu năm do Chủ tịch nước Rumania Ceausescu tặng. Vua Iran tặng Mao một hộp đựng thuốc lá chạm vàng và bạc. Diệp Tử Long vừa là người cai quản bếp núc, vừa là người trông coi căn nhà kho đó.
Tư dinh có một cái sân bên trong lớn nhất, nơi có những khóm tre và cây cối luôn luôn xanh tươi, có một vòi phun nước và một dàn nho. Trong sân còn có một vườn rau, cuối những năm 1960, người ta đã xây một hầm ngầm phòng không trong khu vườn này. Giữa năm toà nhà, một lối vào ở phía sau nối với căn phòng của chính phủ. Trước khi Đại lễ đường được xây dựng, các đại sứ thường đến viếng thăm phòng này. Những phòng ngủ của các vệ sĩ của Mao và các y tá của Giang Thanh cũng ở trong tòa nhà này. Ngoài ra, ở đó còn cất chứa thực phẩm của Mao trong những tủ lạnh sản xuất từ những năm 1940 mang nhãn hiệu General Electric cũng như dự trữ những vật dụng hàng ngày và thuốc men
Những phòng của vệ sĩ của Mao, trong đó lịch trình của Mao cũng được lưu tâm, ở phía sau tòa nhà thứ tư. Bất kỳ ai, kể cả những nhân vật thân cận muốn nói chuyện với Mao, trước hết đều phải trình báo đám vệ sĩ này. Từ đó, ngày 30 tháng 4 năm 1955, tôi cũng được thông báo là Mao ốm.
Tôi được một vệ sĩ đón.
- Có chuyện gì thế - Tôi hỏi.
- Chủ tịch đã uống hai viên thuốc ngủ, nhưng không tài nào chợp mắt được - Người vệ sĩ trả lời.
- Chủ tịch muốn nói chuyện với đồng chí.
Tôi được đưa vào phòng ngủ của Mao. Đó là căn phòng khá rộng, gần rộng bằng phòng chơi bóng. Đồ gỗ trong phòng được chạm khắc vừa theo lối Tây phương, vừa theo lối Trung quốc, hiện đại, tiện lợi và trước bốn khung cửa sổ có treo những tấm rèm nặng. Sau này tôi có cảm giác những tấm rèm đó thường được kéo kín mít, đến nỗi người ta không biết ở bên ngoài là ban ngày hay ban đêm.
Mao nằm trong một chiếc giường gỗ rộng, gấp rưỡi chiếc giường đôi bình thường, do một thợ mộc ở Trung Nam Hải đóng riêng cho ông. Trên giường sách vở chất đống và tôi nhận ra một đầu giường cao hơn đầu kia, nơi Mao đang nằm, khoảng mười xăng-ti-mét. Lý ẩm Kiều nói rằng giường nghiêng là để đảm bảo an toàn cho Mao không bị lăn khỏi giường. Những năm sau này tôi mới biết rằng, chiếc giường nghiêng đó để những cuộc làm tình của Mao có nhiều khoái cảm hơn là để Mao khỏi lăn xuống đất. Cạnh giường là một chiếc bàn lớn, vừa là bàn ăn, vừa là bàn làm việc. Mao thường ăn trong phòng ngủ. Khi đó ông đã sống ly thân với Giang Thanh và hiếm khi họ ăn chung với nhau.
- Tôi chưa ăn bữa tối- Mao nói như để chào tôi - Tôi muốn trao đổi với đồng chí.
Ông khoác một cái áo choàng buổi sáng, để lộ khoảng ngực trần dưới áo. Tay ông cầm một cuốn lịch sử Trung quốc cũ bọc vải gai. Mao dặt cuốn sách sang một bên và tôi ngồi xuống cạnh giường, nhấm nháp tách trà mà người vệ sĩ mang đến.
- Có gì mới không? - Mao hỏi.
Tôi bối rối. Có gì mới thì khi đọc báo Nhân dân tôi đã biết. Tôi nhận thấy rằng Mao cũng quan tâm đến độc giả của tờ báo.
- Chẳng hạn mấy ngày qua đồng chí đã trò chuyện với những ai? - Mao nói thêm khi nhận thấy sự lúng túng của tôi. Đồng chí đã trao đổi về những vấn đề gì?
Có gì mới không?, từ giờ trở đi ngày nào Mao cũng hỏi như vậy và ông cũng nêu câu hỏi đó đối với các cộng sự của ông. Bằng cách đó, Mao đã thu lượm được thông tin và thường xuyên kiểm tra chúng tôi ông mong muốn chúng tôi kể cho ông nghe về những cuộc nói chuyện và công việc của chúng tôi, tạo điều kiện cho chúng tôi phê bình lẫn nhau. Ông thỏa mãn khi khích được một cộng sự này phản ứng với những cộng sự khác. Ông không chịu đựng nổi sự bí mật. Tôi kể cho ông nghe về cuộc nói chuyện của tôi với Phó Liêm Chương. Ông lắng nghe, rồi kể như chính Phó Liêm Chương đã liên hệ với những người cộng sản trong cuộc Vạn lý trường chinh từ tỉnh Giang Tây đến sở chỉ huy mới ỏ tình Thiểm Tây.
- Trong cuộc tranh đấu của chúng ta chống lại đội quân chống cộng của Quốc dân đảng, năm người của gia đình phó Liêm Chương đã bị hành hình theo lệnh của đảng cộng sản, trong đó có con gái và con dượng của đồng chí ấy. Mặc dù là đảng viên, nhưng họ đã bị buộc tội là đã bí mật liên lạc với quân đội chống cộng của Quốc dân đảng.
Từ Phó Liêm Chương, tôi biết rằng, lúc đó ông đã chăm sóc Mao đang mắc bệnh sốt rét.
Mao nói tiếp
- Dù Phó không còn là đảng viên cộng sản nữa, nhưng tôi đã hỏi đồng chí ấy có muốn tham gia cuộc Vạn lý trường chinh không. Đồng chí ấy đồng ý. Chúng tôi mang ngựa đến cho đồng chí ấy, nhưng đồng chí ấy không thể cưỡi được và đồng chí ấy đã ngã ngựa và suýt chết đuối. Nhưng đồng chí ấy vẫn lên đường đến Thiểm Tây cùng với chúng tôi. Phó Liêm Chương là một con người dẻo dai. Nhưng đồng chí phải nghe tất cả những gì đồng chí ấy đã nói. Đồng chí không nên nói cho đồng chí ấy biết về sức khỏe của tôi. Nếu tôi cảm thấy không dễ chịu, đồng chí hãy nói với tôi về phương pháp điều trị, chứ không phải nói với đồng chí đó. Nếu tôi đồng ý với cách điều trị đó, tôi sẽ không phê bình đồng chí, thậm chí cả khi đồng chí làm sai. Nếu đồng chí không nói với tôi về phương pháp điều trị của đồng chí, tôi sẽ không thừa nhận đồng chí, ngay cả khi phương pháp đó làm cho tôi khỏi bệnh.
Một mặt tôi vui mừng vì không phải khuyên nhủ Phó Liêm Chương, mặt khác tôi cảm thấy băn khoăn, vì Mao muốn tôi cho ông biết phương pháp điều trị. Thực ra tôi có nên trình bày với ông những thay đổi về sinh lý và bệnh lý của cơ thể trong thời kỳ mắc bệnh hay không? Tôi cần phải giải thích và thuyết phục ông dần dần theo cách điều trị của tôi hay không? Tôi có nên giải thích tất cả cho ông bằng ngôn ngữ dễ hiểu nào đó không?
Mao là người bệnh khó tính.
Bữa ăn được dọn ra. Các món ăn lại được nhúng qua dầu. Mao đã 62 tuổi và cân nặng hơn 80 cân, quá béo so với khổ người ông. Sau này, tôi thường góp ý với ông về cách thức ăn uống. Tôi khuyên ông không nên ăn quá nhiều chất béo, nhưng ông không nghe. Thời còn trẻ, ông đã thích ăn thịt lợn mỡ và ông vẫn giữ thói quen này cho đến khi chết. Bây giờ ông mời tôi ăn món dưa đắng với hạt tiêu đỏ.
- Ngon không? - ông hỏi. Mao cười rung cả cổ - Ai cũng nên nếm một ít vị đắng trong đời, nhất là người như đồng chí.
Chi ku hoặc có nghĩa ăn món gì có vị đắng, hoặc có nghĩa là cuộc đời phải chịu nhiều trầm luân, khổ ải và tôi không chắc Mao chỉ nói về món ăn thôi, hay ông chơi chữ ám chỉ rằng, ông coi tôi là đồ hèn, là sản phẩm của cuộc sống thượng lưu. Sau này, tôi khẳng định quan điểm của Mao là mỗi người nên nếm cái vị đắng, như con gái Lý Minhvà Lý Nạp của ông cũng như nhiều nhà lãnh đạo cao cấp của đất nước. Phần lớn cán bộ lãnh đạo cao cấp của đảng đều xuất thân từ nông dân và họ đã chiến đấu hàng chục năm ròng để làm nên thắng lợi của cách mạng. Họ cũng đã nếm trải đủ mùi đắng cay. ý kiến của Mao cho rằng, quyền chức và cuộc sống xa hoa ở chốn đô hội đã làm cho họ nhụt chí. Theo Mao, nếu không thường xuyên vấp váp, thì các vị lãnh đạo cao cấp đã quên béng nước Trung hoa rồi. Mao chuyển đề tài. Ông nói, nhân loại chịu ơn Trung hoa với ba sự việc quan trọng: y học Trung hoa, cuốn tuyển thuyết Hồng Lâu Mộng của Cao Học Tân và trò chơi Mạt chược.
Mạt chược là một trò chơi giải trí phổ biến, gồm 136 quân giống như quân của trò chơi domino, thường dành cho bốn người chơi. Nhiều người Trung hoa đã nghiện nó. Nhưng gia đình tôi không thích trò chơi may rủi này. Từ hồi nhỏ, tôi coi Mạt chược và thuốc phiện là hai thứ ung nhọt gặm nhấm xã hội Trung hoa từ trong ra ngoài. Vì vậy tôi không học chơi cái trò đó. Mao trách tôi
- Bây giờ, đồng chí không nén cười trò chơi Mạt chược. Mỗi người chơi không những phải chú ý đến quân chơi của mình, mà còn phải quan tâm đến tất cả, đến những quân khác trong tổng số 136 quân, để tính toán sao cho có thể thắng được. Nếu đồng chí đã làm chủ được trò chơi, thì đồng chí sẽ hiểu được mối quan hệ giữa quy tắc tương đối và quy tắc tuyệt đối.
Trong hành động, Mạt chược là một trò chơi cô tính chiến lược. Mao không chỉ là một nhà chiến lược quan trọng của Trung quốc, mà còn là một tay chơi Mạt chược cừ khôi. Tôi nghĩ, tài thao lược của ông bắt nguồn từ những bài học trong cuốn sách Tôn Tử binh pháp rất có giá trị trong thời cổ, từ lịch sử của nước Trung hoa và từ cuốn tiểu thuyết lịch sử Tam quốc diễn nghĩa. Nhưng Mao không chỉ chơi Mạt chược một cách đơn thuần, mà còn để trau dồi trí tuệ của mình. Như sau này tôi kể lại lệ chơi của ông là bạn chơi phải là những cô gái trẻ đẹp. Khi chơi, tay ông vừa cầm quân, ông vừa buông lời ong bớm ve vãn ác em. Dưới gầm bàn, ông dùng chân cọ cọ vào chân hoặc vào đùi các cô gái.
Mao nói tiếp, cuốn Hồng Lâu Mộng đã mô tả cuộc sống xa hoa và đồi bại của xã hội phong kiến. Cuốn tiểu thuyết đã tóm tắt lịch sử của Trung hoa trong hai nghìn năm qua. Thật ra, tôi không đọc cuốn truyện đó, nhưng tôi thích nó. Tôi mới xem lướt qua cuốn tiểu thuyết này. Nhưng nó không thề làm cho tôi đọc từ đầu cho đến cuối được, mặc dù đó là cuốn tiểu thuyết lớn của Trung hoa. Lối mô tả cầu kỳ, rắc rối và cách xây dựng những nhân vật khó tin đến nỗi khi cầm cuốn truyện đọc được vài ba trang, tôi đã thấy chán và gập nó lại. Cuốn tiểu thuyết đã kể về sự suy đồi của gia đình phong lưu Gia Bảo Ngọc và nạn tham nhũng, hối lộ trong xã hội phong kiến đã ăn sâu vào gia đình này. Đối với Mao, cuốn tiểu thuyết này là một tài liệu nghiên cứu về nạn tham nhũng, hối lộ và sự suy đồi của chủ nghĩa phọng kiến Trung hoa. Nhưng đối với nhiều người Trung hoa, nó lại là một tấn bi kịch tình yêu của Gia Bảo Ngọc. Gia đình của Gia đã phản đối tình yêu của anh với một cô gái trẻ và cấm anh không được kết hôn với cô. Rút cuộc, Gia Bảo Ngọc đã bỏ nhà, quay lưng lại với xã hội, vì anh đã tìm nơi cửa Phật. Nhưng phản kháng ban đầu của anh là lao vào ăn chơi trác táng. Sau này khi quá quen Mao, tôi quan niệm, Mao gần như là hiện thân của nhân vật Gia Bảo Ngọc. Chính tư dinh của ông, mảnh vườn của lòng từ bi bác ái lại là phiên bản khá chính xác của biệt thự gia đình Gia Bảo Ngọc. Mao cũng là một tên cướp. Ông thích lôi kéo, quyến rũ những người đàn bà trẻ và ông có vô số phụ nữ quanh ông. Tuy nhiên, ông khác với nhân vật Gia Bảo Ngọc là ông không quy y, nương mình nơi cửa Phật. Mao đã nhắc tôi ngay khi chúng tôi mới quan hệ với nhau: Đồng chí đừng suy tôn tôi, tôi không phải là một ông thánh mà cũng chẳng là nhà sư. Tôi không hề thích thế.
Mao quy cho sự gia tăng dân số ở Trung quốc là do tác dụng của nền y học Trung hoa. Mặc dù trong suốt bốn nghìn năm qua, chiến tranh và thiên tai thường xuyên xảy ra ở Trung quốc, nhưng dân số vẫn táng tới năm trăm triệu người. Hay là nền y học Tây phương trở nên lạc hậu? Nền y học Tây phương đã du nhập vào Trung quốc mới khoảng một trăm năm nay. Nhưng trước đó hàng nghìn năm con người đã quen dùng dược liệu của Trung quốc vậy thì tại sao vẫn có người phủ nhận nền y học đó?
Mao đã hỏi tôi biết những gì về y học Trung hoa. Mặc dù, ông cha tôi là những người từng làm nghề thuốc ở Trung hoa, nhưng tôi đã được đào tạo nghe y theo khôn mẫu của phương Tây, thành ra tôi không mấy quan tâm đến y học cổ truyền. Tuy nhiên, tôi cũng không nghĩ, Trung hoa đông dân là do nền y học của nó.
Tôi trả lời ông, tô đã đọc một vài cuốn sách cổ về y học Trung hoa, nhưng không thé hiểu được chúng, nhất là đoạn nói đén thuyết ngũ hành Kim, Mộc, Thủy, Hỏa và Thổ. Tôi không lĩnh hội được lý thuyết này. Mao cười. Ông nói:
- Đúng ra thuyết âm dương và thuyết ngũ hành rất rối rắm. Đồng chí sẽ phải dùng những phương pháp cổ truyền của Trung hoa để chẩn đoán tình trạng sinh lý và bệnh lý của người bệnh. Quan điểm của tôi là nên kết hợp y học Trung hoa với Tây y. Những bác sỹ phương Tây giàu kinh nghiệm cân phải tham khảo y học Trung hoa và những bác sỹ Trung hoa cũng cần phải nghiên cứu sinh lý học, bệnh lý học, khoa học giải phẫu, dịch tế học và những lĩnh vực tương tự. Đồng chí nên tìm cách giải thích những nguyên tắc y học Trung hoa dưới ánh sáng của khoa học hiện đại. Những cuốn sách y cổ truyền của Trung quốc cần được chuyển sang ngôn ngữ hiện đại, được chú giải và cắt nghĩa cho sáng tạo. Như vậy, bằng sự liên hệ giữa y học Trung hoa và y học phương Tây, có thể tạo ra một nền y học mới. Đó là một tiến bộ quan trọng.
Mao dừng một chút rồi nói:
- Mặc dù tôi ủng hộ, khuyến khích nền y học Trung hoa, nhưng bản thân tôi lại không tin tưởng nên y học đó lắm. Tôi không dùng thuốc men của Trung quốc. Đồng chí không cảm thấy kỳ quặc chứ?
Tôi cần phải nói thật với ông, vì ông đã công khai ủng hộ nền y học cổ truyền. Kết thúc cuộc trao đổi đêm hôm đó của chúng tôi, Mao nói:
- Mai là ngày lễ mồng l tháng Năm. Đồng chí cùng đi với tôi đến quảng trường Thiên An Môn và xem buổi lễ tiến hành ra sao. Đó là một sự kiện quan trọng đối với đồng chí.
Ông ta hỏi về dứa con trai cả của tôi.
Tôi đáp:
- Cháu đã 5 tuổi.
Mao đề nghị:
- Đồng chí đưa cháu đi nhé.
Tôi đáp:
- Tôi nghĩ không nên. Tất cả các chính trị gia cao cấp đều ở đấy, chẳng ai đưa con cải theo cả. Nếu cháu mải xem quá, cháu sẽ lạc tôi mất.
Mao cười.
- Thôi được. Đồng chí không cần mang cháu theo. Băy giờ đồng chí về nhà ngủ một chút đi. Khi tôi về thì đã ba rưỡi sáng. Thường thường tôi đi ngủ lúc mười giờ tối. Lý Liên đang đợi tôi. Tôi kể cho bà ấy nghe về cuộc trao đổi của tôi và Mao.
- Ông ta khỏe và thực sự ông không cần bác sĩ chăm sóc. Tôi có cảm tưởng, ông coi tôi như là người bạn tâm sự hơn là bác sỹ.
Lý Liên khuyên tôi hãy kiên nhẫn chiều theo ý muốn của Chủ tịch.
- Anh vừa mới bắt đầu làm việc cho Chủ tịch, anh đã gây được ấn tượng tối đối với ông. Bây giờ anh không được hấp tấp.
Đó mới chỉ buổi đầu tiên trong vô số buổi nói chuyện với Mao vào ban đêm. Ông sống rất cô độc. Hiếm khi ông gặp Giang Thanh, ông không có bạn. Tinh thần Diên An, tình đồng chí của những người sống sót sau cuộc Vạn lý trường chinh chỉ là một huyền thoại. Thỉnh thoảng Lưu Thiếu Kỳ hoặc Chu Ân Lai gặp Mao vì lý do chính trị, nhưng sự tiếp xúc cũng chỉ giới hạn trong phạm vi những điều cần bàn đến trong những tài liệu mà họ trao đổi thường xuyên với nhau, hoặc trong những cuộc họp của Ban thường vụ Bộ chính trị. Mao triệu tập những cuộc họp này rất thất hường. Lúc thì ở trong phòng Trường sinh, lúc thì ở ngay những nơi mà ông vừa tới. Ban ngày ông giao du với đám vệ sỹ của ông. Họ là những trai làng thất học. Mao ít khi đàm đạo với họ, thường chỉ tán gẫu với họ về các cô người yêu của họ, thậm chí ông còn làm cố vấn tình yêu cho họ và thỉnh thoảng ông giúp họ viết thư tình. Nhưng về đề tài ông thường quan tâm là lịch sử Trung hoa và về triết học, thì ông không thể trao đổi với họ được.
Vì thế, Mao coi tôi là người trò chuyện của ông. Ông đề nghị tôi viết những bài về lịch sử và triết học để ông đọc và mỗi tuần ông trao đổi với tôi hàng giờ liền. Khi khó ngủ, có lúc ông đọc sách hay triệu tập một cuộc họp, bất kể vào lúc nào. Nhưng thường thường, ông cho gọi một người nào đó đến để trò chuyện với ông và người đó thường là tôi. Chẳng có gì lạ khi ba giờ sáng lại bị Mao lôi ra khỏi giường. Trước những ngày quốc khánh và mồng l tháng Năm, Mao mất ngủ nặng nếu ông phâi tham gia duyệt binh và chào mừng quần chúng ở quảng trường Thiên An Môn. Mặc dù Lý Liên đã ra sức động viên tôi phải nhẫn nại, nhưng bà đã thấy cô ta lầm khi khi nhận ra rằng tôi chỉ vờ chiều Chủ tịch. Mao là một kẻ độc tài mà chúng tôi phải chiều theo mọi sở thích của ông. Mọi cố gắng thực hiện ý nguyện riêng tư đều không thành.



Chỉ vài ngày sau khi tôi được tiếp kiến Mao lần đầu vào buổi chiều ngày lễ mồng một tháng Năm, một vệ sĩ của Mao đã triệu tôi đến ngay để gặp chủ tịch vào buổi tối.

Tôi vội đến tư dinh của Mao và nhận ra ông ông ta bị ốm. Nhưng tại sao người ta lại gọi tôi muộn như vậy?

Cho tới lúc đó, tôi chưa bao giờ bước chân vào cái tư dinh thâm nghiêm, có vẻ đầy bí ẩn của Mao. Đối với tôi cuộc Vạn lý trường chinh của bản thân tôi, từ một bác sĩ bình thường trở thành một nhân viên Trung tâm của cuộc cách mạng, đã chấm dứt. Tôi nghĩ, từ nay trở đi, tôi sẽ gắn chặt với cái vương quốc thâm cung bí sử này. Một người gác đi vượt lên trên trước tôi.

Hình như Mao thường sống một cuộc sống khổ hạnh và ông là một tấm gương về sự tiết kiệm. Sau khi ông qua đời, cái cửa tư dinh của ông được mở ra thì những đồ dùng cũ kỹ, chiếc áo khoác buổi sáng, chiếc áo bành tô ông mặc mới xuất hiện trước công chúng là những bằng chứng cho thấy ông đã cự tuyệt sự xa hoa một cách có ý thức. Mao vốn là một nông dân và có sở thích đơn giản. Mao chỉ mặc quần áo khi chẳng đừng, còn hầu như lúc nào ông cũng khoác một chiếc áo choàng và nằm trên giường, để chân trần. Khi cần, ông mặc nhưng bộ quần áo đã sờn, đi đôi giày buộc dây đã mòn đế. Theo quy định, ông chỉ mặc bộ quần áo kiểu Mao và đi giày buộc dây khi ông xuất hiện trước đám đông. Thông thường, một trong những vệ sĩ của Mao phải sửa lại giày mới cho ông. Những bức ảnh cho thấy ông ăn mặc tươm tất khi đang làm việc trong văn phòng của ông đều là được bố trí sẵn. Hầu hết công việc, ông đều giải quyết trong phòng ngủ hoàc bên thành bề bơi.

Mặc dù vậy, ông sống như một hoàng đế. Tư dinh của ông năm ở chính giữa khu Trung Nam Hải, ngay trong vườn hoa của triều đình trước đây, hướng về phía Nam, giữa hồ Trung và hồ Nam. Tư dinh này được canh gác cẩn mật nhất thế giới. Khách nước ngoài có cảm giác rằng, những vị trí canh phòng có vũ trang không hề bỏ sót một chi tiết nào. Thực ra, tuy lính gác được bố trí khắp nơi ở Trung Nam hải, nhưng họ kín đáo đến nỗi người ta không nhận ra ngay điều đó. Họ chủ yếu tập trung vào Mao và tư dinh của ông. Vệ sĩ của Mao đồng thời cũng là những người phục vụ ông ta. Họ đều mang súng ngắn, nhưng thực ra họ không cần phải mang vũ khí, vì bên ngoài khu vực trọng yếu đó người ta đã thực hiện những biện pháp an ninh nghiêm ngặt đến nỗi tư dinh của ông kín như cái kén. Bên cạnh những vệ sĩ của Mao thường trấn ở bên ngoài cũng như bên trong tư dinh, còn những trạm gác ngoại vi của những nhân viên của Chánh văn phòng an ninh Uông Đông Hưng. Họ cũng đều được vũ trang.

Những người lính có vũ trang của các đơn vị đồn trú trung ương, tuy chính thức dưới quyền của Bộ tổng tham mưu, nhưng thực ra lại thuộc quyền cai quản trực tiếp của Uông Đông Hưng với tư cách là Phó phòng an ninh công cộng, canh gác những khu vực lân cận của Trung Nam Hải. Mao cứ định đi đâu, là ở đó người ta phải lo bảo vệ

Nơi ở của Mao được giữ tuyệt mật. Chỉ có những cán bộ lãnh đạo cao nhất của đảng mới được thông báo nơi ở của ông. Khi ông công khai tới Trung Nam Hải, xe chở ông được đỗ cách biệt với dân chúng, để người ta khỏi nhận ra số xe của ông. Ngoài ra, biển số xe thường xuyên được thay đổi. Ngay sau khi những người cộng sản cướp chính quyền, những biện pháp an ninh một phần được thực hiện theo một phần kiểu của Liên-xô, một phần theo kiểu của thời vua chúa ngày xưa.

Dinh thự của Mao, vốn được xây dựng từ thời Càn Long (1735-1796), vừa là thư viện vừa là nơi ẩn dật của vua. Ngôi nhà này hàng thập kỷ không được giữ gìn cẩn thận và có nguy cơ bị hỏng. Nó vẫn chưa lấy lại được cái vẻ hào nhoáng ngày xưa, vì công việc sửa chữa còn đang dở dang. Khi lần đầu bước vào ngôi nhà đó, tôi có ấn tượng rằng nét hào hoa chính là ở sự giản dị có chủ ý trong nội thất. Nhưng Càn Long vốn là người ưa hiện đại.

Cổng chính dân đến tư dinh của Mao ở phía Nam toà nhà, theo lệ cổ, được sơn màu tươi mát. Tấm bảng gỗ treo trên cổng mang chữ Vườn thượng uyển. Tất cả những chữ viết treo trên những lối vào toà nhà đều là bút tự của Càn Long. Những viên ngói trên mái đều có màu xám, chứ không phải vàng suộm? Như trong Cấm Thành, nhưng những toà nhà lại được xây dựng theo cùng một phong cách như nơi ở của vua. Bên trong cổng chính, ở hai bên lối đi là hai căn phòng nhỏ thường có vệ sĩ. Chỉ có những người có chứng minh thư loại A mới được phép đi vào toà nhà có tường bao bọc xung quanh đó. Đi qua một cái sân rộng là đến ngay Phòng trường sinh mà Mao đã ở trong đó, đã đón tiếp khách nước ngoài và tổ chức lễ tiệc trước khi xây Đại lễ đường nhân dân vào năm 1959. Sau Phòng trường sinh là Phòng giao hòa, nơi thư viện khá phong phú của Mao đã được chuyển vào, nhưng hầu như thường đóng cửa im ỉm. Những phòng riêng của Mao, được kể là có mùi hoa cúc, ở sân thứ hai có mái che ở trên nối với sân thứ nhất. Dưới bóng những cây thông và những cây trắc bá già đẹp đẽ là những chiếè bàn, những chiếc ghế bằng mây. Mùa hè Mao thường ra đây ngồi, dưới trời lộng. Dinh thự của ông gồm hai toà nhà chính và nhiều công trình phụ. Phòng lớn ông vừa dùng làm phòng ngủ, vừa dùng làm phòng làm việc thì ở toà nhà thứ nhất, cách biệt với phòng ngủ của vợ ông bằng một phòng ăn rộng. Trong tòa nhà thứ hai, đi qua một hành lang nối với phòng ngủ của Giang Thanh là phòng khách của bà ta. Bên cạnh đó là phòng của Diệp Tử Long, chánh thư ký riêng, đồng thời cũng là quản trị cao cấp của Mao, chuyên lo đáp ứng những nhu cầu cá nhân cho hai vợ chồng Chủ tịch.

Trong một toà nhà khác ở phía Tây nơi ở của Diệp Tử Long, thông với phòng giao hòa là nhà bếp. Diệp cũng lo việc ăn uống cho Mao. Việc chế biến thực phẩm tuy theo mẫu của Liên-xô, nhưng lại phỏng theo những phương cách cổ điển của thời vua chúa và được Phòng an ninh của Uông Đông Hưng canh chừng. Ngay sau khi Mao từ Moskva trở về vào đầu năm 1950, Phòng an ninh đã được hai chuyên gia Liên-xô truyền cho những phương pháp chế biến và kiểm tra thực phầm dành cho giới lãnh đạo ở Trung Nam Hải. Một xí nghiệp nông nghiệp - công xã Tụ Sơn - chuyên cung cấp rau, thịt, trứng và gà cho Mao và những chính trị gia cao cấp khác. Những đầu bếp của Mao chỉ cần gửi thực đơn đến phòng cung ứng của Phòng an ninh ở phía bắc Trung Nam Hải, gần công viên Bắc Hải. Phòng cung ứng chuyển tiếp thực đơn đến công xã Tụ Sơn. Từ đó, thực phẩm được chuyển về phòng cung ứng ở công viên Bắc Hải, để người ta khám nghiệm thực phẩm đó trong hai phòng thí nghiệm xem chúng tươi đến mức nào, mức độ dinh dưỡng ra sao và có độc tố không. Sau đó, thức ăn được nếm thử trước khi mang cho Mao thưởng thức. Đối với tất cả các quan chức cao cấp, kể cả ở các tỉnh, người ta đều áp dụng phương pháp tốn kém đó, ngốn không biết bao tiền của của dân. Phòng ngủ của Mao nối với một tòa nhà khác mà ông thường dùng làm văn phòng bằng một hành lang. Tuy nhiên, văn phòng này quanh năm thường khóa trái và chỉ mở cửa khi cần để chụp ảnh. Mao chẳng bao giờ dùng đến nó.

Một tòa nhà khác chắn ngang toà nhà mà Mao và Giang Thanh sống trong đó là nơi Lý Mẫn, con gái của Mao với Hạ Tử Trân, Lý Nạp, con gái của ông với Giang Thanh và chị của Giang Thanh là Lý Vân Lục đang cư ngụ. Lý Vân Lục già hơn Giang Thanh vài tuổi, chân bà vẫn bị bó bột. Sau khi mẹ bà qua đời, bà phải nuôi đứa em gái của bà. Về sau bà trở thành tình nhân của một chủ hiệu. Khi giới lãnh đạo chuyển về Trung Nam Hải, Giang Thanh yêu cầu bà cùng với con trai bà về ở với bà ta để giúp đỡ bà ta trong việc dạy dỗ Lý Nạp và Lý Mẫn. Cả Mao và Giang Thanh đều không quan tâm đến những đứa con của họ. Bọn trẻ được đưa đến ký túc xá. Thậm chí, trong những kỳ nghỉ, họ chỉ gặp chúng trong bữa ăn. Trong toà nhà thứ tư là văn phòng của các nhân viên y tế và thư ký của Mao cũng như là nơi ở của đứa cháu trai Viên Tân, lúc đó còn đang học trung học.

Ngoài ra, ở đó còn có một bàn bóng bàn, một phòng dùng để cất giữ những quà tặng, quần áo của Mao, nhiều đồ lặt vặt của Giang Thanh. Trong một phòng khác có để những bức tranh của các họa sĩ nổi tiếng như Tề Bạch Thạch và Từ Bắc Hồng tặng Mao. Tuy nhiên, hầu hết những tặng phầm đều là của nước ngoài. Về sau tôi phát hiện ra một hộp xì gà Cuba lớn, bằng gỗ chạm, rất nghệ thuật, do Fidel Castro tặng và một két rượu Brandy lâu năm do Chủ tịch nước Rumania Ceausescu tặng. Vua Iran tặng Mao một hộp đựng thuốc lá chạm vàng và bạc. Diệp Tử Long vừa là người cai quản bếp núc, vừa là người trông coi căn nhà kho đó.

Tư dinh có một cái sân bên trong lớn nhất, nơi có những khóm tre và cây cối luôn luôn xanh tươi, có một vòi phun nước và một dàn nho. Trong sân còn có một vườn rau, cuối những năm 1960, người ta đã xây một hầm ngầm phòng không trong khu vườn này. Giữa năm toà nhà, một lối vào ở phía sau nối với căn phòng của chính phủ. Trước khi Đại lễ đường được xây dựng, các đại sứ thường đến viếng thăm phòng này. Những phòng ngủ của các vệ sĩ của Mao và các y tá của Giang Thanh cũng ở trong tòa nhà này. Ngoài ra, ở đó còn cất chứa thực phẩm của Mao trong những tủ lạnh sản xuất từ những năm 1940 mang nhãn hiệu General Electric cũng như dự trữ những vật dụng hàng ngày và thuốc men

Những phòng của vệ sĩ của Mao, trong đó lịch trình của Mao cũng được lưu tâm, ở phía sau tòa nhà thứ tư. Bất kỳ ai, kể cả những nhân vật thân cận muốn nói chuyện với Mao, trước hết đều phải trình báo đám vệ sĩ này. Từ đó, ngày 30 tháng 4 năm 1955, tôi cũng được thông báo là Mao ốm.

Tôi được một vệ sĩ đón.

- Có chuyện gì thế - Tôi hỏi.

- Chủ tịch đã uống hai viên thuốc ngủ, nhưng không tài nào chợp mắt được - Người vệ sĩ trả lời.

- Chủ tịch muốn nói chuyện với đồng chí.

Tôi được đưa vào phòng ngủ của Mao. Đó là căn phòng khá rộng, gần rộng bằng phòng chơi bóng. Đồ gỗ trong phòng được chạm khắc vừa theo lối Tây phương, vừa theo lối Trung quốc, hiện đại, tiện lợi và trước bốn khung cửa sổ có treo những tấm rèm nặng. Sau này tôi có cảm giác những tấm rèm đó thường được kéo kín mít, đến nỗi người ta không biết ở bên ngoài là ban ngày hay ban đêm.

Mao nằm trong một chiếc giường gỗ rộng, gấp rưỡi chiếc giường đôi bình thường, do một thợ mộc ở Trung Nam Hải đóng riêng cho ông. Trên giường sách vở chất đống và tôi nhận ra một đầu giường cao hơn đầu kia, nơi Mao đang nằm, khoảng mười xăng-ti-mét. Lý ẩm Kiều nói rằng giường nghiêng là để đảm bảo an toàn cho Mao không bị lăn khỏi giường. Những năm sau này tôi mới biết rằng, chiếc giường nghiêng đó để những cuộc làm tình của Mao có nhiều khoái cảm hơn là để Mao khỏi lăn xuống đất. Cạnh giường là một chiếc bàn lớn, vừa là bàn ăn, vừa là bàn làm việc. Mao thường ăn trong phòng ngủ. Khi đó ông đã sống ly thân với Giang Thanh và hiếm khi họ ăn chung với nhau.

- Tôi chưa ăn bữa tối- Mao nói như để chào tôi - Tôi muốn trao đổi với đồng chí.

Ông khoác một cái áo choàng buổi sáng, để lộ khoảng ngực trần dưới áo. Tay ông cầm một cuốn lịch sử Trung quốc cũ bọc vải gai. Mao dặt cuốn sách sang một bên và tôi ngồi xuống cạnh giường, nhấm nháp tách trà mà người vệ sĩ mang đến.

- Có gì mới không? - Mao hỏi.

Tôi bối rối. Có gì mới thì khi đọc báo Nhân dân tôi đã biết. Tôi nhận thấy rằng Mao cũng quan tâm đến độc giả của tờ báo.

- Chẳng hạn mấy ngày qua đồng chí đã trò chuyện với những ai? - Mao nói thêm khi nhận thấy sự lúng túng của tôi. Đồng chí đã trao đổi về những vấn đề gì?

Có gì mới không?, từ giờ trở đi ngày nào Mao cũng hỏi như vậy và ông cũng nêu câu hỏi đó đối với các cộng sự của ông. Bằng cách đó, Mao đã thu lượm được thông tin và thường xuyên kiểm tra chúng tôi ông mong muốn chúng tôi kể cho ông nghe về những cuộc nói chuyện và công việc của chúng tôi, tạo điều kiện cho chúng tôi phê bình lẫn nhau. Ông thỏa mãn khi khích được một cộng sự này phản ứng với những cộng sự khác. Ông không chịu đựng nổi sự bí mật. Tôi kể cho ông nghe về cuộc nói chuyện của tôi với Phó Liêm Chương. Ông lắng nghe, rồi kể như chính Phó Liêm Chương đã liên hệ với những người cộng sản trong cuộc Vạn lý trường chinh từ tỉnh Giang Tây đến sở chỉ huy mới ỏ tình Thiểm Tây.

- Trong cuộc tranh đấu của chúng ta chống lại đội quân chống cộng của Quốc dân đảng, năm người của gia đình phó Liêm Chương đã bị hành hình theo lệnh của đảng cộng sản, trong đó có con gái và con dượng của đồng chí ấy. Mặc dù là đảng viên, nhưng họ đã bị buộc tội là đã bí mật liên lạc với quân đội chống cộng của Quốc dân đảng.

Từ Phó Liêm Chương, tôi biết rằng, lúc đó ông đã chăm sóc Mao đang mắc bệnh sốt rét.

Mao nói tiếp

- Dù Phó không còn là đảng viên cộng sản nữa, nhưng tôi đã hỏi đồng chí ấy có muốn tham gia cuộc Vạn lý trường chinh không. Đồng chí ấy đồng ý. Chúng tôi mang ngựa đến cho đồng chí ấy, nhưng đồng chí ấy không thể cưỡi được và đồng chí ấy đã ngã ngựa và suýt chết đuối. Nhưng đồng chí ấy vẫn lên đường đến Thiểm Tây cùng với chúng tôi. Phó Liêm Chương là một con người dẻo dai. Nhưng đồng chí phải nghe tất cả những gì đồng chí ấy đã nói. Đồng chí không nên nói cho đồng chí ấy biết về sức khỏe của tôi. Nếu tôi cảm thấy không dễ chịu, đồng chí hãy nói với tôi về phương pháp điều trị, chứ không phải nói với đồng chí đó. Nếu tôi đồng ý với cách điều trị đó, tôi sẽ không phê bình đồng chí, thậm chí cả khi đồng chí làm sai. Nếu đồng chí không nói với tôi về phương pháp điều trị của đồng chí, tôi sẽ không thừa nhận đồng chí, ngay cả khi phương pháp đó làm cho tôi khỏi bệnh.

Một mặt tôi vui mừng vì không phải khuyên nhủ Phó Liêm Chương, mặt khác tôi cảm thấy băn khoăn, vì Mao muốn tôi cho ông biết phương pháp điều trị. Thực ra tôi có nên trình bày với ông những thay đổi về sinh lý và bệnh lý của cơ thể trong thời kỳ mắc bệnh hay không? Tôi cần phải giải thích và thuyết phục ông dần dần theo cách điều trị của tôi hay không? Tôi có nên giải thích tất cả cho ông bằng ngôn ngữ dễ hiểu nào đó không?

Mao là người bệnh khó tính.

Bữa ăn được dọn ra. Các món ăn lại được nhúng qua dầu. Mao đã 62 tuổi và cân nặng hơn 80 cân, quá béo so với khổ người ông. Sau này, tôi thường góp ý với ông về cách thức ăn uống. Tôi khuyên ông không nên ăn quá nhiều chất béo, nhưng ông không nghe. Thời còn trẻ, ông đã thích ăn thịt lợn mỡ và ông vẫn giữ thói quen này cho đến khi chết. Bây giờ ông mời tôi ăn món dưa đắng với hạt tiêu đỏ.

- Ngon không? - ông hỏi. Mao cười rung cả cổ - Ai cũng nên nếm một ít vị đắng trong đời, nhất là người như đồng chí.

Chi ku hoặc có nghĩa ăn món gì có vị đắng, hoặc có nghĩa là cuộc đời phải chịu nhiều trầm luân, khổ ải và tôi không chắc Mao chỉ nói về món ăn thôi, hay ông chơi chữ ám chỉ rằng, ông coi tôi là đồ hèn, là sản phẩm của cuộc sống thượng lưu. Sau này, tôi khẳng định quan điểm của Mao là mỗi người nên nếm cái vị đắng, như con gái Lý Minhvà Lý Nạp của ông cũng như nhiều nhà lãnh đạo cao cấp của đất nước. Phần lớn cán bộ lãnh đạo cao cấp của đảng đều xuất thân từ nông dân và họ đã chiến đấu hàng chục năm ròng để làm nên thắng lợi của cách mạng. Họ cũng đã nếm trải đủ mùi đắng cay. ý kiến của Mao cho rằng, quyền chức và cuộc sống xa hoa ở chốn đô hội đã làm cho họ nhụt chí. Theo Mao, nếu không thường xuyên vấp váp, thì các vị lãnh đạo cao cấp đã quên béng nước Trung hoa rồi. Mao chuyển đề tài. Ông nói, nhân loại chịu ơn Trung hoa với ba sự việc quan trọng: y học Trung hoa, cuốn tuyển thuyết Hồng Lâu Mộng của Cao Học Tân và trò chơi Mạt chược.

Mạt chược là một trò chơi giải trí phổ biến, gồm 136 quân giống như quân của trò chơi domino, thường dành cho bốn người chơi. Nhiều người Trung hoa đã nghiện nó. Nhưng gia đình tôi không thích trò chơi may rủi này. Từ hồi nhỏ, tôi coi Mạt chược và thuốc phiện là hai thứ ung nhọt gặm nhấm xã hội Trung hoa từ trong ra ngoài. Vì vậy tôi không học chơi cái trò đó. Mao trách tôi

- Bây giờ, đồng chí không nén cười trò chơi Mạt chược. Mỗi người chơi không những phải chú ý đến quân chơi của mình, mà còn phải quan tâm đến tất cả, đến những quân khác trong tổng số 136 quân, để tính toán sao cho có thể thắng được. Nếu đồng chí đã làm chủ được trò chơi, thì đồng chí sẽ hiểu được mối quan hệ giữa quy tắc tương đối và quy tắc tuyệt đối.

Trong hành động, Mạt chược là một trò chơi cô tính chiến lược. Mao không chỉ là một nhà chiến lược quan trọng của Trung quốc, mà còn là một tay chơi Mạt chược cừ khôi. Tôi nghĩ, tài thao lược của ông bắt nguồn từ những bài học trong cuốn sách Tôn Tử binh pháp rất có giá trị trong thời cổ, từ lịch sử của nước Trung hoa và từ cuốn tiểu thuyết lịch sử Tam quốc diễn nghĩa. Nhưng Mao không chỉ chơi Mạt chược một cách đơn thuần, mà còn để trau dồi trí tuệ của mình. Như sau này tôi kể lại lệ chơi của ông là bạn chơi phải là những cô gái trẻ đẹp. Khi chơi, tay ông vừa cầm quân, ông vừa buông lời ong bớm ve vãn ác em. Dưới gầm bàn, ông dùng chân cọ cọ vào chân hoặc vào đùi các cô gái.

Mao nói tiếp, cuốn Hồng Lâu Mộng đã mô tả cuộc sống xa hoa và đồi bại của xã hội phong kiến. Cuốn tiểu thuyết đã tóm tắt lịch sử của Trung hoa trong hai nghìn năm qua. Thật ra, tôi không đọc cuốn truyện đó, nhưng tôi thích nó. Tôi mới xem lướt qua cuốn tiểu thuyết này. Nhưng nó không thề làm cho tôi đọc từ đầu cho đến cuối được, mặc dù đó là cuốn tiểu thuyết lớn của Trung hoa. Lối mô tả cầu kỳ, rắc rối và cách xây dựng những nhân vật khó tin đến nỗi khi cầm cuốn truyện đọc được vài ba trang, tôi đã thấy chán và gập nó lại. Cuốn tiểu thuyết đã kể về sự suy đồi của gia đình phong lưu Gia Bảo Ngọc và nạn tham nhũng, hối lộ trong xã hội phong kiến đã ăn sâu vào gia đình này. Đối với Mao, cuốn tiểu thuyết này là một tài liệu nghiên cứu về nạn tham nhũng, hối lộ và sự suy đồi của chủ nghĩa phọng kiến Trung hoa. Nhưng đối với nhiều người Trung hoa, nó lại là một tấn bi kịch tình yêu của Gia Bảo Ngọc. Gia đình của Gia đã phản đối tình yêu của anh với một cô gái trẻ và cấm anh không được kết hôn với cô. Rút cuộc, Gia Bảo Ngọc đã bỏ nhà, quay lưng lại với xã hội, vì anh đã tìm nơi cửa Phật. Nhưng phản kháng ban đầu của anh là lao vào ăn chơi trác táng. Sau này khi quá quen Mao, tôi quan niệm, Mao gần như là hiện thân của nhân vật Gia Bảo Ngọc. Chính tư dinh của ông, mảnh vườn của lòng từ bi bác ái lại là phiên bản khá chính xác của biệt thự gia đình Gia Bảo Ngọc. Mao cũng là một tên cướp. Ông thích lôi kéo, quyến rũ những người đàn bà trẻ và ông có vô số phụ nữ quanh ông. Tuy nhiên, ông khác với nhân vật Gia Bảo Ngọc là ông không quy y, nương mình nơi cửa Phật. Mao đã nhắc tôi ngay khi chúng tôi mới quan hệ với nhau: Đồng chí đừng suy tôn tôi, tôi không phải là một ông thánh mà cũng chẳng là nhà sư. Tôi không hề thích thế.

Mao quy cho sự gia tăng dân số ở Trung quốc là do tác dụng của nền y học Trung hoa. Mặc dù trong suốt bốn nghìn năm qua, chiến tranh và thiên tai thường xuyên xảy ra ở Trung quốc, nhưng dân số vẫn táng tới năm trăm triệu người. Hay là nền y học Tây phương trở nên lạc hậu? Nền y học Tây phương đã du nhập vào Trung quốc mới khoảng một trăm năm nay. Nhưng trước đó hàng nghìn năm con người đã quen dùng dược liệu của Trung quốc vậy thì tại sao vẫn có người phủ nhận nền y học đó?

Mao đã hỏi tôi biết những gì về y học Trung hoa. Mặc dù, ông cha tôi là những người từng làm nghề thuốc ở Trung hoa, nhưng tôi đã được đào tạo nghe y theo khôn mẫu của phương Tây, thành ra tôi không mấy quan tâm đến y học cổ truyền. Tuy nhiên, tôi cũng không nghĩ, Trung hoa đông dân là do nền y học của nó.

Tôi trả lời ông, tô đã đọc một vài cuốn sách cổ về y học Trung hoa, nhưng không thé hiểu được chúng, nhất là đoạn nói đén thuyết ngũ hành Kim, Mộc, Thủy, Hỏa và Thổ. Tôi không lĩnh hội được lý thuyết này. Mao cười. Ông nói:

- Đúng ra thuyết âm dương và thuyết ngũ hành rất rối rắm. Đồng chí sẽ phải dùng những phương pháp cổ truyền của Trung hoa để chẩn đoán tình trạng sinh lý và bệnh lý của người bệnh. Quan điểm của tôi là nên kết hợp y học Trung hoa với Tây y. Những bác sỹ phương Tây giàu kinh nghiệm cân phải tham khảo y học Trung hoa và những bác sỹ Trung hoa cũng cần phải nghiên cứu sinh lý học, bệnh lý học, khoa học giải phẫu, dịch tế học và những lĩnh vực tương tự. Đồng chí nên tìm cách giải thích những nguyên tắc y học Trung hoa dưới ánh sáng của khoa học hiện đại. Những cuốn sách y cổ truyền của Trung quốc cần được chuyển sang ngôn ngữ hiện đại, được chú giải và cắt nghĩa cho sáng tạo. Như vậy, bằng sự liên hệ giữa y học Trung hoa và y học phương Tây, có thể tạo ra một nền y học mới. Đó là một tiến bộ quan trọng.

Mao dừng một chút rồi nói:

- Mặc dù tôi ủng hộ, khuyến khích nền y học Trung hoa, nhưng bản thân tôi lại không tin tưởng nên y học đó lắm. Tôi không dùng thuốc men của Trung quốc. Đồng chí không cảm thấy kỳ quặc chứ?

Tôi cần phải nói thật với ông, vì ông đã công khai ủng hộ nền y học cổ truyền. Kết thúc cuộc trao đổi đêm hôm đó của chúng tôi, Mao nói:

- Mai là ngày lễ mồng l tháng Năm. Đồng chí cùng đi với tôi đến quảng trường Thiên An Môn và xem buổi lễ tiến hành ra sao. Đó là một sự kiện quan trọng đối với đồng chí.

Ông ta hỏi về dứa con trai cả của tôi.

Tôi đáp:

- Cháu đã 5 tuổi.

Mao đề nghị:

- Đồng chí đưa cháu đi nhé.

Tôi đáp:

- Tôi nghĩ không nên. Tất cả các chính trị gia cao cấp đều ở đấy, chẳng ai đưa con cải theo cả. Nếu cháu mải xem quá, cháu sẽ lạc tôi mất.

Mao cười.

- Thôi được. Đồng chí không cần mang cháu theo. Băy giờ đồng chí về nhà ngủ một chút đi. Khi tôi về thì đã ba rưỡi sáng. Thường thường tôi đi ngủ lúc mười giờ tối. Lý Liên đang đợi tôi. Tôi kể cho bà ấy nghe về cuộc trao đổi của tôi và Mao.

- Ông ta khỏe và thực sự ông không cần bác sĩ chăm sóc. Tôi có cảm tưởng, ông coi tôi như là người bạn tâm sự hơn là bác sỹ.

Lý Liên khuyên tôi hãy kiên nhẫn chiều theo ý muốn của Chủ tịch.

- Anh vừa mới bắt đầu làm việc cho Chủ tịch, anh đã gây được ấn tượng tối đối với ông. Bây giờ anh không được hấp tấp.

Đó mới chỉ buổi đầu tiên trong vô số buổi nói chuyện với Mao vào ban đêm. Ông sống rất cô độc. Hiếm khi ông gặp Giang Thanh, ông không có bạn. Tinh thần Diên An, tình đồng chí của những người sống sót sau cuộc Vạn lý trường chinh chỉ là một huyền thoại. Thỉnh thoảng Lưu Thiếu Kỳ hoặc Chu Ân Lai gặp Mao vì lý do chính trị, nhưng sự tiếp xúc cũng chỉ giới hạn trong phạm vi những điều cần bàn đến trong những tài liệu mà họ trao đổi thường xuyên với nhau, hoặc trong những cuộc họp của Ban thường vụ Bộ chính trị. Mao triệu tập những cuộc họp này rất thất hường. Lúc thì ở trong phòng Trường sinh, lúc thì ở ngay những nơi mà ông vừa tới. Ban ngày ông giao du với đám vệ sỹ của ông. Họ là những trai làng thất học. Mao ít khi đàm đạo với họ, thường chỉ tán gẫu với họ về các cô người yêu của họ, thậm chí ông còn làm cố vấn tình yêu cho họ và thỉnh thoảng ông giúp họ viết thư tình. Nhưng về đề tài ông thường quan tâm là lịch sử Trung hoa và về triết học, thì ông không thể trao đổi với họ được.

Vì thế, Mao coi tôi là người trò chuyện của ông. Ông đề nghị tôi viết những bài về lịch sử và triết học để ông đọc và mỗi tuần ông trao đổi với tôi hàng giờ liền. Khi khó ngủ, có lúc ông đọc sách hay triệu tập một cuộc họp, bất kể vào lúc nào. Nhưng thường thường, ông cho gọi một người nào đó đến để trò chuyện với ông và người đó thường là tôi. Chẳng có gì lạ khi ba giờ sáng lại bị Mao lôi ra khỏi giường. Trước những ngày quốc khánh và mồng l tháng Năm, Mao mất ngủ nặng nếu ông phâi tham gia duyệt binh và chào mừng quần chúng ở quảng trường Thiên An Môn. Mặc dù Lý Liên đã ra sức động viên tôi phải nhẫn nại, nhưng bà đã thấy cô ta lầm khi khi nhận ra rằng tôi chỉ vờ chiều Chủ tịch. Mao là một kẻ độc tài mà chúng tôi phải chiều theo mọi sở thích của ông. Mọi cố gắng thực hiện ý nguyện riêng tư đều không thành.
Bác Sĩ riêng của Mao
Lời nói đầu
Chương 1
Chương 2
Chương 3
Chương 4
Chương 5
Chương 6
Chương 7
Chương 8
Chương 9
Chương 10
Chương 11
Chương 12
Chương 13
Chương 14
Chương 15
Chương 16
Chương 17
Chương 18
Chương 19
Chương 20
Chương 21
Chương 22
Chương 23
Chương 24
Chương 25
Chương 26
Chương 27
Chương 28
Chương 29
Chương 30
Chương 31
Chương 32
Chương 33
Chương 34
Chương 35
Chương 36
Chương 37
Chương 38
Chương 39
Chương 40
Chương 41
Chương 42
Chương 43
Chương 44
Chương 45
Chương 46
Chương 47
Chương 48
Chương 49
Chương 50
Chương 51
Chương 52
Chương 53
Chương 54
Chương 55
Chương 56
Chương 57
Chương 58
Chương 59
Chương 60
Chương 61
Chương 62
Chương 63
Chương 64
Chương 65
Chương 66
Chương 67
Chương 68
Chương 69
Chương 70
Chương 71
Chương 72
Chương 73
Chương 74
Chương 75
Chương 76
Chương 77
Chương 78
Chương 79
Chương 80
Chương 81
Chương 82
Chương 83
Chương 84
Chương 85
Chương 86
Chương 87
Chương 88
Chương 89
Chương 90
Chương 91
Chương 92