watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Bác Sĩ riêng của Mao-Chương 53 - tác giả Lý Chí Thỏa Lý Chí Thỏa

Lý Chí Thỏa

Chương 53

Tác giả: Lý Chí Thỏa

Tôi cảm thấy rằng Mao dẫn dắt Giang Thanh ra sân khấu chính trị, khi đời tư của ông chuyển sang bước ngoặt mới, không phải hoàn toàn ngẫu nhiên. Gần một tháng sau buổi trình diễn đầu tiên công chúng của Giang Thanh, Mao đã chú ý tới Trương Ngọc Phượng, một phụ nữ, sau này trở thành người yêu và trợ lý gần gũi nhất của ông. Lần đầu tiên tôi gặp họ cùng với nhau ở Trường Sa trong buổi chiều khiêu vũ để chiêu đãi Mao, được tổ chức bởi người lãnh đạo mới của tỉnh Trương Bình Hoa. Các cô phục vụ trên tàu hỏa cũng được mời đến, trong số đó có Trương Ngọc Phượng. Sau vài điệu nhảy Mao dắt tay cô vào buồng ngủ của mình, và gửi những cô gái trẻ theo ông lúc chiều về đoàn tàu.
Mao ở lại với Trương Ngọc Phượng tại Trường Sa hai ngày, và khi chuyến đi được nối lại, ông dắt cô từ nhóm toa ăn, nơi cô có danh sách, sang nhóm trục nhật trong phòng riêng của mình.
Mao không phải là người chỉ yêu một lần. Mọi lần, khi Giang Thanh vắng mặt, một vài cô gái lượn quanh ông, và ông bao giờ cũng ở lại với một trong số các cô này vài ba ngày. Thậm chí trong chuyến đi đầu tiên và chuyến đi cuối cùng với Trương Ngọc Phượng, khi chúng tôi sang ở biệt thự của ông, thì ông thường ở lại trên tàu hỏa. Ông thường luân phiên các cô gái như quân bài trong cỗ bài. Như thế, năm 1962, người ta gửi hai cô gái cho ông trong nhà khách ngoại ô phía đông Thượng Hải, nơi có một tổ hợp biệt thự lớn, Kha Thanh Thế xây dựng cho với Mao và những nhà lãnh đạo cao cấp khác giữa lúc thảm họa kinh tế.
Khu đất này nằm trong vùng đồng bằng có đồi bằng phẳng, từng thuộc về một nhà tư bản công nghiệp Thượng Hải. Vẫn còn giữ được những ngôi nhà kiểu Nhật bản đáng yêu, được ông này xây lên cho các tỳ thiếo Nhật bản của ông. Mao ngủ và nghỉ ở một trong số toà nhà mới, còn toà bên cạnh - có phòng nhảy, dùng lam nơi giải trí. Thường thường tất cả thời giờ tiêu khiển, Mao tiến hành ở câu lạc bộ Thanh Dương mới được nâng cấp chưa lâu mằn trung tâm khu phố Pháp cũ.
Ngay sau từ trưa ông đã thức giấc, chúng tôi đến đó bằng chiếc xe ô-tô chống đạn ZIC do Liên-xô sản xuất. Tại đấy Chủ tịch chăm chú đọc qua các tài liệu gửi đến cho ông hàng ngày, sau đó ông giải trí với các cô gái trẻ đến nửa đêm. Ông quay về khu ngoại ô miền đông khi đường phố tối đen không còn bóng người lúc hai, ba giờ sáng.
Tôi luôn luôn đi cùng Mao vào câu lạc bộ Thanh Dương. Ngồi trong chiếc xe cuối trong số ba chiếc xe bảo vệ Mao, theo sát chúng tôi, thường là hai quan chức. Giang Thanh khi đó cũng đang ở Thượng Hải, nhưng ở trong biệt thự và tới khi Chủ tịch quay về, bà vẫn đang ngủ. Lịch sinh hoạt của họ thay đổi đến mức họ ít khi gặp nhau.
Giang Thanh, tất nhiên, biết rằng chồng bà vui vầy với đám gái trẻ quanh ông ta, nhưng bà im lặng. Ông quay về biệt thự chỉ để che đậy mối quan hệ gia đình.
Tôi đi đến kết luận là Mao và vợ ông đã có sự hiểu nhau. Ông đồng ý để bà có vai trò công chúng nào đấy và thực hiện nghĩa vụ không rơi bà và cũng không ly dị. Giang Thanh, đổi lại, có nghĩa vụ không được phản ứng trước số lượng ngày một tăng lên các cô gái trẻ trong buồng ngủ của ông. Mao có những nguyên nhân quan trọng tin vợ mình - thiếu ông thì Giang Thanh chẳng là cái thớ gì. Và Giang Thanh, cuối cùng, có thể thỏa mãn hoài bão chính trị của mình.
Nhiều năm trôi qua, trước khi Trương Ngọc Phượng được Mao chấp nhận là người tin cẩn và quan trọng của mình. Cô ta gốc gác người làng Mông Đăng Thanh, tỉnh Hắc Long Giang (Mãn Châu). Bố cô là công nhân đường sắt. Vùng Mãn Châu bị Nhật chiếm đóng thời kỳ những năm 30. Và Trương Ngọc Phượng có một lần thú nhận với Mao là chính là do cô được sinh ra bởi mối tình của mẹ cô với một nha sĩ Nhật, mà bà làm hộ lý cho ông. Biết là Trương Ngọc Phượng mang nửa giòng máu Nhật, Mao lúc đó cũng suy nghĩ vẩn vơ liệu cô ta có phải là gián điệp Nhật không.
Tôi chẳng hề biết chuyện gốc gác của Trương Ngọc Phượng, nhưng cô chiếm được lòng tin của lãnh tụ không phải là một năm.
Mối quan hệ của tôi với Trương Ngọc Phượng đã không xuôi xẻ ngay từ ban đầu.
Sự va chạm không đáng kể đầu tiên xảy ra ngay sau cuộc họp ở Hàng Châu tháng 5 năm 1963, nơi Mao phát động chiến dịch cải tạo xã hội chủ nghĩa ở nông thôn. Chúng tôi trên đường về Bắc Kinh, Chủ tịch gọi tôi vào toa mình.
Mao ngồi trên giường, quấn chỉ khăn choàng, Trương Ngọc Phượng đứng sát góc nhỏ. Mao chỉ ngực trái và kêu đau.
- Tôi thấy người khó chịu - Mao nói.
Trên ngực trái có những nốt đỏ ửng kích thước bằng hạt gạo, nhưng nhiệt độ bình thường, hạch không cho thấy dấu hiệu viêm nhiễm nào cả.
- Chủ tịch có tình cờ gãi da không? - tôi hỏi.
Mao đã lâu không bị ngứa, và ông thường gãi hoặc tự cào mạnh đến mức da bị trầy ra. Đôi lúc ông yêu cầu cả nhân tình gãi nó. Tôi ngờ rằng các nhọt được tạo thành chính bởi điều này.
Sau lưng Mao, Trương Ngọc Phượng nháy mắt cho tôi, để tôi hiểu rằng tôi đoán không sai.
Vấn đề là vặt vãnh. Tôi bôi thuốc chống nhiễm trùng và che miếng gạc sát trùng lên nhọt.
- Mọi việc sẽ nhanh chóng ổn thôi - Tôi động viên Mao - Chẳng cần thuốc, chẳng cần tiêm đâu.
Nhưng tôi khuyên ông đừng động vào nhọt.
Ngay chiều hôm đó Mao lại gọi tôi vào toa của mình. Miếng gạc biến mất, và nhọt bị vỡ tung ra kích thước bằng hạt đỗ tương. Rõ rằng phải có ai đấy làm nó bung ra như thế. Miếng vải biến thành màu đỏ và cứng. Một đường màu hồng chạy từ vết thương nhỏ ở nách trái, hạch to lên. Mao sốt.
Tôi đề nghị tiêm peneciline. Mao phản đối. Ông ta muốn tôi trích nhọt. Nhưng điều này còn sớm quá. Sự trích để tháo mủ có thể làm bệnh nặng thêm. Tôi khuyên ông uống một vài viên tetracyline. Tôi lại nhắc ông đừng động chạm vào chỗ này nữa.
Tuy nhiên tôi cực kỳ bối rối. Mao nói thêm với tôi là theo yêu cầu của ông, Trương Ngọc Phượng đã gãi các mụn. Tôi không dám tin là người ta sẽ lại không động chạm thêm vết thương nữa, và lo rằng nhiễm trùng có thể phát ra. Tôi gọi Thạch Thụ Hán, giám đốc cục sức khoẻ trung ương. Thạch cũng lo lắng và ngay lập tức cũng thông báo việc xảy ra cho Chu Ân Lai. Chu thậm chí muốn cử bác sĩ khác giúp tôi chữa Chủ tịch.
Một bác sĩ khác từ quan điểm y học thấy chẳng cần thiết,nhưng Uông Đông Hưng chửi tôi là cứng nhắc và khờ khạo. Anh bảo Chủ tịch đừng gãi mụn, nhưng ông đã gãi nó. Mao có thể lại phớt lờ anh. Hãy bảo các bác sĩ khác đến đây. Họ chia xẻ trách nhiệm với anh. Nếu một cái gì đó xảy ra không như thế, các anh có thể che chở cho nhau. Chắc chắn một người không tự bảo vệ được đâu. Hãy tin tôi, đây không phải thuần tuý là vấn đề y học đâu.
Tôi buộc phải đồng ý. Tôi thông báo cho Mao rằng Bắc Kinh muốn cử thêm một bác sĩ để chạy chữa ông ta. Ông không phản đối Cơ Túc Hoa, đang lãnh đạo bệnh viện Bắc Kinh đến.
Bác sĩ Cơ Túc Hoa tức tốc bay tới và ngay trong chặng dừng chân đầu tiên đã được đưa lên đoàn tàu hỏa.
Lúc này thì sức khoẻ Mao xấu đi. Nhọt đã nổi lên đầu mụn bằng hạt điều Hy lạp, có năm hoặc sáu chỗ có mủ. Chân nhọt sưng to bằng quả đào nhỏ. hạch ở nách trái to lên.
Cơ Túc Hoa lo sợ. Trước đó ông chưa gặp Mao bao giờ. Mao theo thói quen vẫn hỏi đùa họ. Mao mời bác sĩ ngồi bên cạnh và hỏi tên tuổi và quê quán.
Bác sĩ có cái họ hiếm, và Mao tò mò, muốn biết bác sĩ có quan hệ họ hàng với nhà văn và nhà sử học nhà Tần - Cơ Lương Thi. Bác sĩ Cơ không biết điều này.
- Nghĩa là anh chỉ cố gắng là bác sĩ giỏi, chẳng chú ý đến lịch sử giòng họ nhà mình? - Mao nói, khuyến khích bác sĩ.
Cơ, tuy nhiên, chẳng thể nào yên tâm. Trán ông lấm tấm mồ hôi, tay run run. Trong quá trình khám cho Chủ tịch sự căng thẳng của ông tăng lên.
- Có ai đó chọc nhọt này ra - Ông nói, khi nhìn thấy chỗ vỡ, Mao và Trương Ngọc Phượng bỗng nhiên tỏ ra điềm tĩnh.
- Nặng đấy - bác sĩ Cơ nói thầm cho tôi, khi ông đang khám.
Chúng tôi biết rằng cần phải trích mủ, nhưng làm như thế rất nguy hiểm. Nhiễm trùng có thể dễ lan ra và thành nguyên nhân đe doạ tiềm ẩn tính mạng của người bị nhiễm bệnh.
Đây là một vấn đề bệnh hóc búa nhất tôi đã gặp trong suốt thời gian điều trị Mao trước đó.
Chỗ Mao ngủ quá chật không đủ chỗ để đặt máy móc thiết bị y tế và tôi cảm thấy rằng chúng tôi chưa cần các bác sĩ ngoại khoa, cứ tiếp tục chữa bằng tetracyline và chườm nước nóng. Mao và bác sĩ Cơ đều đồng ý, và chúng tôi đợi đến khi nhọt chín.
Chẳng bao lâu đoàn tàu chúng tôi có mặt ở Bắc Kinh. Chúng tôi trích hai mụn cho vỡ ra. Chảy ra nhiều mủ. Tuy nhiên hạch vẫn còn sưng. Ba ngày sau lại chích nhọt, giờ đây chỉ còn hạch là sưng thôi. Chỉ từ lúc đó Mao bắt đầu hồi sức. Đã là cuối tháng sáu.
Việc trích nhọt tiến hành tốt, nhưng thậm chí giữa tháng sáu vết thương vẫn chưa hoàn toàn kín miệng. Tôi chưa thỏa mãn. Giang Thanh giận tôi không để Mao đi với các nhà lãnh đạo cao cấp tới Bắc Đới Hà, nhưng tôi lo rằng nếu Mao cứ quyết bơi ở đó, thì vết thương bị nhiễm trùng trở lại. Và tôi biết rằng không ai có thể cản Mao đừng bơi ở Bắc Đới Hà. Vợ lãnh tụ cằn nhằn thiếu Mao, chẳng có một nhà lãnh đạo cao cấp nào đến đó cả. Họ khó có thể cho phép mình tiếp tục nghỉ phép, khi Mao bị bệnh còn đang nằm lại Bắc Kinh. Cái gì xảy ra nếu Mao đột nhiên muốn gặp một ai đó? Mất mùa hè, Giang Thanh bực tức.
Mao cũng nóng ruột, vì tôi không nói trước cho ông tình trạng bệnh nặng nhẹ như thế nào.
- Bây giờ anh mới cho tôi là tất cả mọi việc tốt đẹp - Mao nói, khi bắt đầu chích mủ - nhưng khi chúng ta trên tàu hỏa, anh động viên tôi là chẳng có gì nguy hiểm cả. Là bác sĩ, anh phải biết trước cả cái gì tốt và xấu chứ. Khi đó anh sẽ không bị xái. Lúc đầu, anh hứa rằng điều trị chỉ vài ngày, bây giờ thì mười ngày qua rồi mà tất cả vẫn chưa xong...
Tôi thông báo rằng tôi sẽ kiên trì hơn.
Cả Trương Ngọc Phượng cũng không hài lòng về tôi. Tôi biết cô ta cậy mụn Mao, không rửa tay, và cảnh cáo cô. Mao chửi rủa cô về điều này đến khi ông chết. Vì chịu trách nhiệm chính sức khoẻ của Chủ tịch là tôi, như thế tôi cũng không tha thứ cho Trương Ngọc Phượng về việc không nghe hướng dẫn của tôi.
Tôi không khi nào không cho phép cô ta không nghe lời tôi, vì thế mối quan hệ chúng tôi không trở thành tốt đẹp như thế đấy.



Tôi cảm thấy rằng Mao dẫn dắt Giang Thanh ra sân khấu chính trị, khi đời tư của ông chuyển sang bước ngoặt mới, không phải hoàn toàn ngẫu nhiên. Gần một tháng sau buổi trình diễn đầu tiên công chúng của Giang Thanh, Mao đã chú ý tới Trương Ngọc Phượng, một phụ nữ, sau này trở thành người yêu và trợ lý gần gũi nhất của ông. Lần đầu tiên tôi gặp họ cùng với nhau ở Trường Sa trong buổi chiều khiêu vũ để chiêu đãi Mao, được tổ chức bởi người lãnh đạo mới của tỉnh Trương Bình Hoa. Các cô phục vụ trên tàu hỏa cũng được mời đến, trong số đó có Trương Ngọc Phượng. Sau vài điệu nhảy Mao dắt tay cô vào buồng ngủ của mình, và gửi những cô gái trẻ theo ông lúc chiều về đoàn tàu.

Mao ở lại với Trương Ngọc Phượng tại Trường Sa hai ngày, và khi chuyến đi được nối lại, ông dắt cô từ nhóm toa ăn, nơi cô có danh sách, sang nhóm trục nhật trong phòng riêng của mình.

Mao không phải là người chỉ yêu một lần. Mọi lần, khi Giang Thanh vắng mặt, một vài cô gái lượn quanh ông, và ông bao giờ cũng ở lại với một trong số các cô này vài ba ngày. Thậm chí trong chuyến đi đầu tiên và chuyến đi cuối cùng với Trương Ngọc Phượng, khi chúng tôi sang ở biệt thự của ông, thì ông thường ở lại trên tàu hỏa. Ông thường luân phiên các cô gái như quân bài trong cỗ bài. Như thế, năm 1962, người ta gửi hai cô gái cho ông trong nhà khách ngoại ô phía đông Thượng Hải, nơi có một tổ hợp biệt thự lớn, Kha Thanh Thế xây dựng cho với Mao và những nhà lãnh đạo cao cấp khác giữa lúc thảm họa kinh tế.

Khu đất này nằm trong vùng đồng bằng có đồi bằng phẳng, từng thuộc về một nhà tư bản công nghiệp Thượng Hải. Vẫn còn giữ được những ngôi nhà kiểu Nhật bản đáng yêu, được ông này xây lên cho các tỳ thiếo Nhật bản của ông. Mao ngủ và nghỉ ở một trong số toà nhà mới, còn toà bên cạnh - có phòng nhảy, dùng lam nơi giải trí. Thường thường tất cả thời giờ tiêu khiển, Mao tiến hành ở câu lạc bộ Thanh Dương mới được nâng cấp chưa lâu mằn trung tâm khu phố Pháp cũ.

Ngay sau từ trưa ông đã thức giấc, chúng tôi đến đó bằng chiếc xe ô-tô chống đạn ZIC do Liên-xô sản xuất. Tại đấy Chủ tịch chăm chú đọc qua các tài liệu gửi đến cho ông hàng ngày, sau đó ông giải trí với các cô gái trẻ đến nửa đêm. Ông quay về khu ngoại ô miền đông khi đường phố tối đen không còn bóng người lúc hai, ba giờ sáng.

Tôi luôn luôn đi cùng Mao vào câu lạc bộ Thanh Dương. Ngồi trong chiếc xe cuối trong số ba chiếc xe bảo vệ Mao, theo sát chúng tôi, thường là hai quan chức. Giang Thanh khi đó cũng đang ở Thượng Hải, nhưng ở trong biệt thự và tới khi Chủ tịch quay về, bà vẫn đang ngủ. Lịch sinh hoạt của họ thay đổi đến mức họ ít khi gặp nhau.

Giang Thanh, tất nhiên, biết rằng chồng bà vui vầy với đám gái trẻ quanh ông ta, nhưng bà im lặng. Ông quay về biệt thự chỉ để che đậy mối quan hệ gia đình.

Tôi đi đến kết luận là Mao và vợ ông đã có sự hiểu nhau. Ông đồng ý để bà có vai trò công chúng nào đấy và thực hiện nghĩa vụ không rơi bà và cũng không ly dị. Giang Thanh, đổi lại, có nghĩa vụ không được phản ứng trước số lượng ngày một tăng lên các cô gái trẻ trong buồng ngủ của ông. Mao có những nguyên nhân quan trọng tin vợ mình - thiếu ông thì Giang Thanh chẳng là cái thớ gì. Và Giang Thanh, cuối cùng, có thể thỏa mãn hoài bão chính trị của mình.

Nhiều năm trôi qua, trước khi Trương Ngọc Phượng được Mao chấp nhận là người tin cẩn và quan trọng của mình. Cô ta gốc gác người làng Mông Đăng Thanh, tỉnh Hắc Long Giang (Mãn Châu). Bố cô là công nhân đường sắt. Vùng Mãn Châu bị Nhật chiếm đóng thời kỳ những năm 30. Và Trương Ngọc Phượng có một lần thú nhận với Mao là chính là do cô được sinh ra bởi mối tình của mẹ cô với một nha sĩ Nhật, mà bà làm hộ lý cho ông. Biết là Trương Ngọc Phượng mang nửa giòng máu Nhật, Mao lúc đó cũng suy nghĩ vẩn vơ liệu cô ta có phải là gián điệp Nhật không.

Tôi chẳng hề biết chuyện gốc gác của Trương Ngọc Phượng, nhưng cô chiếm được lòng tin của lãnh tụ không phải là một năm.

Mối quan hệ của tôi với Trương Ngọc Phượng đã không xuôi xẻ ngay từ ban đầu.

Sự va chạm không đáng kể đầu tiên xảy ra ngay sau cuộc họp ở Hàng Châu tháng 5 năm 1963, nơi Mao phát động chiến dịch cải tạo xã hội chủ nghĩa ở nông thôn. Chúng tôi trên đường về Bắc Kinh, Chủ tịch gọi tôi vào toa mình.

Mao ngồi trên giường, quấn chỉ khăn choàng, Trương Ngọc Phượng đứng sát góc nhỏ. Mao chỉ ngực trái và kêu đau.

- Tôi thấy người khó chịu - Mao nói.

Trên ngực trái có những nốt đỏ ửng kích thước bằng hạt gạo, nhưng nhiệt độ bình thường, hạch không cho thấy dấu hiệu viêm nhiễm nào cả.

- Chủ tịch có tình cờ gãi da không? - tôi hỏi.

Mao đã lâu không bị ngứa, và ông thường gãi hoặc tự cào mạnh đến mức da bị trầy ra. Đôi lúc ông yêu cầu cả nhân tình gãi nó. Tôi ngờ rằng các nhọt được tạo thành chính bởi điều này.

Sau lưng Mao, Trương Ngọc Phượng nháy mắt cho tôi, để tôi hiểu rằng tôi đoán không sai.

Vấn đề là vặt vãnh. Tôi bôi thuốc chống nhiễm trùng và che miếng gạc sát trùng lên nhọt.

- Mọi việc sẽ nhanh chóng ổn thôi - Tôi động viên Mao - Chẳng cần thuốc, chẳng cần tiêm đâu.

Nhưng tôi khuyên ông đừng động vào nhọt.

Ngay chiều hôm đó Mao lại gọi tôi vào toa của mình. Miếng gạc biến mất, và nhọt bị vỡ tung ra kích thước bằng hạt đỗ tương. Rõ rằng phải có ai đấy làm nó bung ra như thế. Miếng vải biến thành màu đỏ và cứng. Một đường màu hồng chạy từ vết thương nhỏ ở nách trái, hạch to lên. Mao sốt.

Tôi đề nghị tiêm peneciline. Mao phản đối. Ông ta muốn tôi trích nhọt. Nhưng điều này còn sớm quá. Sự trích để tháo mủ có thể làm bệnh nặng thêm. Tôi khuyên ông uống một vài viên tetracyline. Tôi lại nhắc ông đừng động chạm vào chỗ này nữa.

Tuy nhiên tôi cực kỳ bối rối. Mao nói thêm với tôi là theo yêu cầu của ông, Trương Ngọc Phượng đã gãi các mụn. Tôi không dám tin là người ta sẽ lại không động chạm thêm vết thương nữa, và lo rằng nhiễm trùng có thể phát ra. Tôi gọi Thạch Thụ Hán, giám đốc cục sức khoẻ trung ương. Thạch cũng lo lắng và ngay lập tức cũng thông báo việc xảy ra cho Chu Ân Lai. Chu thậm chí muốn cử bác sĩ khác giúp tôi chữa Chủ tịch.

Một bác sĩ khác từ quan điểm y học thấy chẳng cần thiết,nhưng Uông Đông Hưng chửi tôi là cứng nhắc và khờ khạo. Anh bảo Chủ tịch đừng gãi mụn, nhưng ông đã gãi nó. Mao có thể lại phớt lờ anh. Hãy bảo các bác sĩ khác đến đây. Họ chia xẻ trách nhiệm với anh. Nếu một cái gì đó xảy ra không như thế, các anh có thể che chở cho nhau. Chắc chắn một người không tự bảo vệ được đâu. Hãy tin tôi, đây không phải thuần tuý là vấn đề y học đâu.

Tôi buộc phải đồng ý. Tôi thông báo cho Mao rằng Bắc Kinh muốn cử thêm một bác sĩ để chạy chữa ông ta. Ông không phản đối Cơ Túc Hoa, đang lãnh đạo bệnh viện Bắc Kinh đến.

Bác sĩ Cơ Túc Hoa tức tốc bay tới và ngay trong chặng dừng chân đầu tiên đã được đưa lên đoàn tàu hỏa.

Lúc này thì sức khoẻ Mao xấu đi. Nhọt đã nổi lên đầu mụn bằng hạt điều Hy lạp, có năm hoặc sáu chỗ có mủ. Chân nhọt sưng to bằng quả đào nhỏ. hạch ở nách trái to lên.

Cơ Túc Hoa lo sợ. Trước đó ông chưa gặp Mao bao giờ. Mao theo thói quen vẫn hỏi đùa họ. Mao mời bác sĩ ngồi bên cạnh và hỏi tên tuổi và quê quán.

Bác sĩ có cái họ hiếm, và Mao tò mò, muốn biết bác sĩ có quan hệ họ hàng với nhà văn và nhà sử học nhà Tần - Cơ Lương Thi. Bác sĩ Cơ không biết điều này.

- Nghĩa là anh chỉ cố gắng là bác sĩ giỏi, chẳng chú ý đến lịch sử giòng họ nhà mình? - Mao nói, khuyến khích bác sĩ.

Cơ, tuy nhiên, chẳng thể nào yên tâm. Trán ông lấm tấm mồ hôi, tay run run. Trong quá trình khám cho Chủ tịch sự căng thẳng của ông tăng lên.

- Có ai đó chọc nhọt này ra - Ông nói, khi nhìn thấy chỗ vỡ, Mao và Trương Ngọc Phượng bỗng nhiên tỏ ra điềm tĩnh.

- Nặng đấy - bác sĩ Cơ nói thầm cho tôi, khi ông đang khám.

Chúng tôi biết rằng cần phải trích mủ, nhưng làm như thế rất nguy hiểm. Nhiễm trùng có thể dễ lan ra và thành nguyên nhân đe doạ tiềm ẩn tính mạng của người bị nhiễm bệnh.

Đây là một vấn đề bệnh hóc búa nhất tôi đã gặp trong suốt thời gian điều trị Mao trước đó.

Chỗ Mao ngủ quá chật không đủ chỗ để đặt máy móc thiết bị y tế và tôi cảm thấy rằng chúng tôi chưa cần các bác sĩ ngoại khoa, cứ tiếp tục chữa bằng tetracyline và chườm nước nóng. Mao và bác sĩ Cơ đều đồng ý, và chúng tôi đợi đến khi nhọt chín.

Chẳng bao lâu đoàn tàu chúng tôi có mặt ở Bắc Kinh. Chúng tôi trích hai mụn cho vỡ ra. Chảy ra nhiều mủ. Tuy nhiên hạch vẫn còn sưng. Ba ngày sau lại chích nhọt, giờ đây chỉ còn hạch là sưng thôi. Chỉ từ lúc đó Mao bắt đầu hồi sức. Đã là cuối tháng sáu.

Việc trích nhọt tiến hành tốt, nhưng thậm chí giữa tháng sáu vết thương vẫn chưa hoàn toàn kín miệng. Tôi chưa thỏa mãn. Giang Thanh giận tôi không để Mao đi với các nhà lãnh đạo cao cấp tới Bắc Đới Hà, nhưng tôi lo rằng nếu Mao cứ quyết bơi ở đó, thì vết thương bị nhiễm trùng trở lại. Và tôi biết rằng không ai có thể cản Mao đừng bơi ở Bắc Đới Hà. Vợ lãnh tụ cằn nhằn thiếu Mao, chẳng có một nhà lãnh đạo cao cấp nào đến đó cả. Họ khó có thể cho phép mình tiếp tục nghỉ phép, khi Mao bị bệnh còn đang nằm lại Bắc Kinh. Cái gì xảy ra nếu Mao đột nhiên muốn gặp một ai đó? Mất mùa hè, Giang Thanh bực tức.

Mao cũng nóng ruột, vì tôi không nói trước cho ông tình trạng bệnh nặng nhẹ như thế nào.

- Bây giờ anh mới cho tôi là tất cả mọi việc tốt đẹp - Mao nói, khi bắt đầu chích mủ - nhưng khi chúng ta trên tàu hỏa, anh động viên tôi là chẳng có gì nguy hiểm cả. Là bác sĩ, anh phải biết trước cả cái gì tốt và xấu chứ. Khi đó anh sẽ không bị xái. Lúc đầu, anh hứa rằng điều trị chỉ vài ngày, bây giờ thì mười ngày qua rồi mà tất cả vẫn chưa xong...

Tôi thông báo rằng tôi sẽ kiên trì hơn.

Cả Trương Ngọc Phượng cũng không hài lòng về tôi. Tôi biết cô ta cậy mụn Mao, không rửa tay, và cảnh cáo cô. Mao chửi rủa cô về điều này đến khi ông chết. Vì chịu trách nhiệm chính sức khoẻ của Chủ tịch là tôi, như thế tôi cũng không tha thứ cho Trương Ngọc Phượng về việc không nghe hướng dẫn của tôi.

Tôi không khi nào không cho phép cô ta không nghe lời tôi, vì thế mối quan hệ chúng tôi không trở thành tốt đẹp như thế đấy.
Bác Sĩ riêng của Mao
Lời nói đầu
Chương 1
Chương 2
Chương 3
Chương 4
Chương 5
Chương 6
Chương 7
Chương 8
Chương 9
Chương 10
Chương 11
Chương 12
Chương 13
Chương 14
Chương 15
Chương 16
Chương 17
Chương 18
Chương 19
Chương 20
Chương 21
Chương 22
Chương 23
Chương 24
Chương 25
Chương 26
Chương 27
Chương 28
Chương 29
Chương 30
Chương 31
Chương 32
Chương 33
Chương 34
Chương 35
Chương 36
Chương 37
Chương 38
Chương 39
Chương 40
Chương 41
Chương 42
Chương 43
Chương 44
Chương 45
Chương 46
Chương 47
Chương 48
Chương 49
Chương 50
Chương 51
Chương 52
Chương 53
Chương 54
Chương 55
Chương 56
Chương 57
Chương 58
Chương 59
Chương 60
Chương 61
Chương 62
Chương 63
Chương 64
Chương 65
Chương 66
Chương 67
Chương 68
Chương 69
Chương 70
Chương 71
Chương 72
Chương 73
Chương 74
Chương 75
Chương 76
Chương 77
Chương 78
Chương 79
Chương 80
Chương 81
Chương 82
Chương 83
Chương 84
Chương 85
Chương 86
Chương 87
Chương 88
Chương 89
Chương 90
Chương 91
Chương 92