Chương 49
Tác giả: Lý Chí Thỏa
Trong khi đảng dang tìm cách đưa đất nước ra khỏi thảm họa và cứu hàng triệu nông dân đang bị đói. Mao vẫn chẳng bao giờ đề cập đến những hậu quả lại hai do chính sách của ông gây ra. Tuy nhiên, việc ông ẩn mình trước công luận là phù hợp với cách xử sự của một quan chức thất bại.
Ông không nói đến việc đi thăm nhân dân nữa, ông cũng chẳng xuất hiện trên các lễ đài. Mặt khác, cuộc sống của ông dựa vào sự ngưỡng mộ của những người khác đối với ông, ông khao khát được mọi người chú ý và tán thưởng. Ông càng trở nên không được ưa thích trong đảng bao nhiêu, thì sự khao khát đó của ông lại càng lớn bấy nhiêu. Lời hô hào nghiên cứu tư tưởng Mao Chủ tịch của Lâm Bưu là một cách làm dịu bớt nỗi khát khao đó. Và cả những cô gái tụ tập quanh ông cũng ngưỡng mộ và kính trọng ông. Họ bù đắp cho ông bằng những lời nịnh nọt, mơn trớn mà mới trước đây ít lâu, ông vẫn hằng được nghe thấy từ công luận và giới lãnh đạo cao cấp của đảng. Giang Thanh đến Lư Sơn và sống cùng với Mao trong ngôi nhà của Tưởng Giới Thạch trước đây. Sự có mặt của bà đã cản trở rất nhiều đến việc trăng gió của Mao. Tuy đêm nào vẫn có các buổi khiêu vũ và Mao nhảy với rất nhiều phụ nữ, nhưng Giang Thanh có mặt ở đó và không rời mắt khỏi chồng. Mao giải quyết vấn đề bằng cách đổi sang hẹn các cô gái vào ban ngày.
Mao còn tỏ ra tử tế với Giang Thanh bằng cách viết tặng bà một bài thơ. Đã từ lâu, bà thường bực tức về việc chồng bà chỉ đi làm thơ cho những người phụ nữ khác mà chẳng tặng bà một câu thơ nào. Khi bà mang tặng Mao một số bức ảnh rất đẹp mà bà chụp được ở Lư Sơn - bà đã bỏ nhiều thì giờ vào ham mê này và tỏ ra là người chụp ảnh rất có khả năng - Mao đáp lại ý muốn của bà bằng việc ghi vào bức ảnh đẹp nhất một bài thơ:
Mờ ảo xa xa kìa rặng thông
Mây ùn kéo tới, vẫn như không.
Thiên tạo chốn này thành tiên động,
Thỏa chí ngắm nhìn cảnh non sông.
Giang Thanh rất khoái. Gặp ai, bà cũng khoe bài thơ và bà thấy phải làm một bài thơ để tự khen mình. Thế là một tác phẩm lố bịch, khoe khoang được ra đời với tựa đề Tự thuật:
Núi cao sừng sững đứng bên sông,
Che phủ quanh mình lớp mây dông.
Ngày ngày ngỡ núi vô hình vậy
Nhưng tỏa uy nghiêm hiếm khi trông.
Đỉnh núi sừng sững là một lối chơi chữ vì tên của Giang Thanh cũng được viết từ những chữ đó. Bà tự cho mình là một phụ nữ có tài, nhưng không gặp thiên thời. Trong thời kỳ Cách mạng Văn hóa, những bài thơ của bà đã trở thành những lời hiệu triệu.
Sau khi làm cho Giang Thanh thỏa mãn bằng bài thơ, như một vị hoàng đế Mao lại rút về thế giới của riêng ông. Ngày nào tôi cũng tới chỗ ông khi ông vừa dậy và nông dân đang chết đói khắp nơi. Chúng tôi cùng bơi trong hồ chứa nước ngay cạnh biệt thự mà đảng bộ tỉnh Giang Tây đã chỉ thị xây cho Mao sau hội nghị năm 1959. Để giữ bí mật với vợ và trung ương đảng, Mao sử dụng biệt thự này để thì thụt gặp đám thị nữ của ông. Cô gái ông rất thích hồi đó là một cô y tá trẻ ở viện an dưỡng Lư Sơn, ông quen cô ta từ hội nghị năm 1959.
Đôi khi ông phải trốn Giang Thanh và những người khác mà ông nghĩ có thể họ đang theo dõi ông, ông đi cùng với tôi và các cô gái xuống núi, đến tận thành phô Cửu Giang gần sông Dương Tử. Đến nơi, ông xuống sông bơi và đùa vui với các cô bồ của ông trong nhà khách. Nhưng chẳng bao lâu, cái nóng của mùa hè buộc chúng tôi phải lui về với đỉnh núi sừng sững.
Trong thời gian ở Lư Sơn vào mùa hè năm 1961. Mao mời cả vợ hai của ông là Hạ Tử Trân đến chơi. Vào mùa thu hay đầu hè gì đó, bà viết thư cho ông và nhắc ông về những khó khăn sắp tới: Ông phải đề phòng những người xung quanh. Có thể một vài người trong số họ là của nhóm Vương Minh và đang tìm cách làm hại ông.
Đầu những năm 30, sau khi Mao và Hạ Tử Trân kết hôn được ít lâu, Vương Minh là thủ lĩnh của nhóm bôn- sê- vích gồm những sinh viên du học từ Liên-xô về. Ông ta đã khiêu khích Mao và cuối cùng bị thất sủng, phải sống ở Liên-xô từ những năm 50 đến nay. Bây giờ ông ta chẳng còn làm gì được Mao nữa.
Sau khi sống ly thân với Mao, tinh thần của Hạ Tử Trân bị rối loạn. Bề ngoài, họ chưa bao giờ ly dị. Mao mất hứng đối với bà sau khi bà là một trong số rất ít phụ nữ đã vượt qua được cuộc Vạn lý trường chinh và đến được Diên An vào năm 1935. Cùng với con gái của bà là Lý Minh và các con trai của Mao là Mao Ngạn Anh, Mao Ngạn Thanh, bà đã sống trong những năm chiến tranh đầy gian khổ ở Liên-xô, ở đó người ta đã xác định bà mắc bệnh rối loạn thần kinh. Sau khi bà trở về, Mao bố trí cho bà một căn nhà đầy đủ tiện nghi và được nhà nước đài thọ ở Thượng Hải.
Giờ thì Mao muốn gặp bà.
Qua giám đốc công an Thượng Hải. Mao gửi cho Hạ Tử Trân một cây thuốc lá ngoại 555, một nghìn nhân dân tệ và yêu cầu nhân viên an ninh đưa bà đến Lư Sơn. Giới chức trách Thượng Hải đã cử em trai của Hạ Tử Trân, một sĩ quan cảnh sát làm người liên lạc.
Bà đến nơi trong khi hội nghị đang họp. Mao đón bà trong một biệt thự mới xây, tôi cũng ở đó cùng với Mao. Hồi đó, Hạ Tử Trân đã già yếu nhiều. Tóc bà bạc và bà đi không vững, hệt như một bà già. Nhưng khi thấy Mao, khuôn mặt xanh xao của bà rạng rỡ hẳn lên.
Mao lập tức đứng dậy đưa tay ra cầm lấy tay bà và dẫn bà tới ghế, trong khi Hạ Tử Trân giàn giụa nước mắt. Sau đó Mao ôm lấy bà, vừa cười vừa hỏi: Bà có nhận được thư và tiền của tôi không? Chưa bao giờ tôi thấy ông hiền hòa và cởi mở như vậy.
Bà nói: Có! Tôi nhận được thư và cả tiền nữa.
Mao nói. Ông sẽ đưa bà đi khám và điều trị. Giọng nói của bà rất khó nghe và lời nói của bà rời rạc. Nét mặt bà đời đẫn. Mao mời bà cùng ăn tối với ông, nhưng bà từ chối. Mao an ủi bà: Thôi được. Chúng ta đã gặp nhau, nhưng bà vẫn chưa kể gì nhiều về bà có phải không? Khi về, bà phải nghe lời bác sĩ và tự lo cho mình. Chúng ta sẽ gặp nhau.
Rồi bà ra đi.
Sau khi bà đi khỏi một lúc lâu, tôi vẫn ở bên Mao. Ông ngồi lặng yên, có vẻ buồn bã và hút hết điếu thuốc này đến điếu thuốc khác. Tôi nhận ra ông sững sờ trước tình trạng của Hạ Tử Trân. Cuối cùng ông lí nhí nói: Bà ấy già quá và ốm yếu quá.
Ông quay sang tôi:
- Bác sĩ Tô Đông Hoa chăm sóc cho Giang Thanh ở Quảng Châu trước đây cũng là người điều trị Hạ Tử Trân phải không?
Tôi xác nhận điều này.
- Thế bà ấy bị bệnh gì?
- Bệnh rối loạn thần kinh.
- Là cái gì?
- Trí óc không liên hệ chính xác với thực tế nữa. Nguyên nhân của bệnh này vẫn chưa tìm ra, còn những loại thuốc người ta dùng để điều trị nó hình như không có hiệu quả lắm.
- Mao Ngạn Thanh cũng mắc bệnh này à?
Tôi cũng xác nhận điều này và nhắc ông rằng, Mao Ngạn Thanh đang điều trị ở Đại Liên.
Theo tôi, Giang Thanh không bao giờ biết về cuộc gặp với Hạ Tử Trân.
Trong khi đảng dang tìm cách đưa đất nước ra khỏi thảm họa và cứu hàng triệu nông dân đang bị đói. Mao vẫn chẳng bao giờ đề cập đến những hậu quả lại hai do chính sách của ông gây ra. Tuy nhiên, việc ông ẩn mình trước công luận là phù hợp với cách xử sự của một quan chức thất bại.
Ông không nói đến việc đi thăm nhân dân nữa, ông cũng chẳng xuất hiện trên các lễ đài. Mặt khác, cuộc sống của ông dựa vào sự ngưỡng mộ của những người khác đối với ông, ông khao khát được mọi người chú ý và tán thưởng. Ông càng trở nên không được ưa thích trong đảng bao nhiêu, thì sự khao khát đó của ông lại càng lớn bấy nhiêu. Lời hô hào nghiên cứu tư tưởng Mao Chủ tịch của Lâm Bưu là một cách làm dịu bớt nỗi khát khao đó. Và cả những cô gái tụ tập quanh ông cũng ngưỡng mộ và kính trọng ông. Họ bù đắp cho ông bằng những lời nịnh nọt, mơn trớn mà mới trước đây ít lâu, ông vẫn hằng được nghe thấy từ công luận và giới lãnh đạo cao cấp của đảng. Giang Thanh đến Lư Sơn và sống cùng với Mao trong ngôi nhà của Tưởng Giới Thạch trước đây. Sự có mặt của bà đã cản trở rất nhiều đến việc trăng gió của Mao. Tuy đêm nào vẫn có các buổi khiêu vũ và Mao nhảy với rất nhiều phụ nữ, nhưng Giang Thanh có mặt ở đó và không rời mắt khỏi chồng. Mao giải quyết vấn đề bằng cách đổi sang hẹn các cô gái vào ban ngày.
Mao còn tỏ ra tử tế với Giang Thanh bằng cách viết tặng bà một bài thơ. Đã từ lâu, bà thường bực tức về việc chồng bà chỉ đi làm thơ cho những người phụ nữ khác mà chẳng tặng bà một câu thơ nào. Khi bà mang tặng Mao một số bức ảnh rất đẹp mà bà chụp được ở Lư Sơn - bà đã bỏ nhiều thì giờ vào ham mê này và tỏ ra là người chụp ảnh rất có khả năng - Mao đáp lại ý muốn của bà bằng việc ghi vào bức ảnh đẹp nhất một bài thơ:
Mờ ảo xa xa kìa rặng thông
Mây ùn kéo tới, vẫn như không.
Thiên tạo chốn này thành tiên động,
Thỏa chí ngắm nhìn cảnh non sông.
Giang Thanh rất khoái. Gặp ai, bà cũng khoe bài thơ và bà thấy phải làm một bài thơ để tự khen mình. Thế là một tác phẩm lố bịch, khoe khoang được ra đời với tựa đề Tự thuật:
Núi cao sừng sững đứng bên sông,
Che phủ quanh mình lớp mây dông.
Ngày ngày ngỡ núi vô hình vậy
Nhưng tỏa uy nghiêm hiếm khi trông.
Đỉnh núi sừng sững là một lối chơi chữ vì tên của Giang Thanh cũng được viết từ những chữ đó. Bà tự cho mình là một phụ nữ có tài, nhưng không gặp thiên thời. Trong thời kỳ Cách mạng Văn hóa, những bài thơ của bà đã trở thành những lời hiệu triệu.
Sau khi làm cho Giang Thanh thỏa mãn bằng bài thơ, như một vị hoàng đế Mao lại rút về thế giới của riêng ông. Ngày nào tôi cũng tới chỗ ông khi ông vừa dậy và nông dân đang chết đói khắp nơi. Chúng tôi cùng bơi trong hồ chứa nước ngay cạnh biệt thự mà đảng bộ tỉnh Giang Tây đã chỉ thị xây cho Mao sau hội nghị năm 1959. Để giữ bí mật với vợ và trung ương đảng, Mao sử dụng biệt thự này để thì thụt gặp đám thị nữ của ông. Cô gái ông rất thích hồi đó là một cô y tá trẻ ở viện an dưỡng Lư Sơn, ông quen cô ta từ hội nghị năm 1959.
Đôi khi ông phải trốn Giang Thanh và những người khác mà ông nghĩ có thể họ đang theo dõi ông, ông đi cùng với tôi và các cô gái xuống núi, đến tận thành phô Cửu Giang gần sông Dương Tử. Đến nơi, ông xuống sông bơi và đùa vui với các cô bồ của ông trong nhà khách. Nhưng chẳng bao lâu, cái nóng của mùa hè buộc chúng tôi phải lui về với đỉnh núi sừng sững.
Trong thời gian ở Lư Sơn vào mùa hè năm 1961. Mao mời cả vợ hai của ông là Hạ Tử Trân đến chơi. Vào mùa thu hay đầu hè gì đó, bà viết thư cho ông và nhắc ông về những khó khăn sắp tới: Ông phải đề phòng những người xung quanh. Có thể một vài người trong số họ là của nhóm Vương Minh và đang tìm cách làm hại ông.
Đầu những năm 30, sau khi Mao và Hạ Tử Trân kết hôn được ít lâu, Vương Minh là thủ lĩnh của nhóm bôn- sê- vích gồm những sinh viên du học từ Liên-xô về. Ông ta đã khiêu khích Mao và cuối cùng bị thất sủng, phải sống ở Liên-xô từ những năm 50 đến nay. Bây giờ ông ta chẳng còn làm gì được Mao nữa.
Sau khi sống ly thân với Mao, tinh thần của Hạ Tử Trân bị rối loạn. Bề ngoài, họ chưa bao giờ ly dị. Mao mất hứng đối với bà sau khi bà là một trong số rất ít phụ nữ đã vượt qua được cuộc Vạn lý trường chinh và đến được Diên An vào năm 1935. Cùng với con gái của bà là Lý Minh và các con trai của Mao là Mao Ngạn Anh, Mao Ngạn Thanh, bà đã sống trong những năm chiến tranh đầy gian khổ ở Liên-xô, ở đó người ta đã xác định bà mắc bệnh rối loạn thần kinh. Sau khi bà trở về, Mao bố trí cho bà một căn nhà đầy đủ tiện nghi và được nhà nước đài thọ ở Thượng Hải.
Giờ thì Mao muốn gặp bà.
Qua giám đốc công an Thượng Hải. Mao gửi cho Hạ Tử Trân một cây thuốc lá ngoại 555, một nghìn nhân dân tệ và yêu cầu nhân viên an ninh đưa bà đến Lư Sơn. Giới chức trách Thượng Hải đã cử em trai của Hạ Tử Trân, một sĩ quan cảnh sát làm người liên lạc.
Bà đến nơi trong khi hội nghị đang họp. Mao đón bà trong một biệt thự mới xây, tôi cũng ở đó cùng với Mao. Hồi đó, Hạ Tử Trân đã già yếu nhiều. Tóc bà bạc và bà đi không vững, hệt như một bà già. Nhưng khi thấy Mao, khuôn mặt xanh xao của bà rạng rỡ hẳn lên.
Mao lập tức đứng dậy đưa tay ra cầm lấy tay bà và dẫn bà tới ghế, trong khi Hạ Tử Trân giàn giụa nước mắt. Sau đó Mao ôm lấy bà, vừa cười vừa hỏi: Bà có nhận được thư và tiền của tôi không? Chưa bao giờ tôi thấy ông hiền hòa và cởi mở như vậy.
Bà nói: Có! Tôi nhận được thư và cả tiền nữa.
Mao nói. Ông sẽ đưa bà đi khám và điều trị. Giọng nói của bà rất khó nghe và lời nói của bà rời rạc. Nét mặt bà đời đẫn. Mao mời bà cùng ăn tối với ông, nhưng bà từ chối. Mao an ủi bà: Thôi được. Chúng ta đã gặp nhau, nhưng bà vẫn chưa kể gì nhiều về bà có phải không? Khi về, bà phải nghe lời bác sĩ và tự lo cho mình. Chúng ta sẽ gặp nhau.
Rồi bà ra đi.
Sau khi bà đi khỏi một lúc lâu, tôi vẫn ở bên Mao. Ông ngồi lặng yên, có vẻ buồn bã và hút hết điếu thuốc này đến điếu thuốc khác. Tôi nhận ra ông sững sờ trước tình trạng của Hạ Tử Trân. Cuối cùng ông lí nhí nói: Bà ấy già quá và ốm yếu quá.
Ông quay sang tôi:
- Bác sĩ Tô Đông Hoa chăm sóc cho Giang Thanh ở Quảng Châu trước đây cũng là người điều trị Hạ Tử Trân phải không?
Tôi xác nhận điều này.
- Thế bà ấy bị bệnh gì?
- Bệnh rối loạn thần kinh.
- Là cái gì?
- Trí óc không liên hệ chính xác với thực tế nữa. Nguyên nhân của bệnh này vẫn chưa tìm ra, còn những loại thuốc người ta dùng để điều trị nó hình như không có hiệu quả lắm.
- Mao Ngạn Thanh cũng mắc bệnh này à?
Tôi cũng xác nhận điều này và nhắc ông rằng, Mao Ngạn Thanh đang điều trị ở Đại Liên.
Theo tôi, Giang Thanh không bao giờ biết về cuộc gặp với Hạ Tử Trân.