Chương 18
Tác giả: Lý Chí Thỏa
Dự kiến là đại hội đảng cộng sản Trung quốc khai mạc 15 tháng 9 năm 1956. Các vị lãnh đạo đảng cao cấp có mặt ở Bắc Kinh sớm hơn, trong khi chính Mao vẫn còn nằm lại ở Bắc Đới Hà. Thời tiết bắt đầu xấu đi, nhưng dù vậy Mao vẫn như trước đây sau bữa cơm trưa lại ra biển. Cứ vậy tiếp tục bơi như thế đến chừng nào nước lạnh. Chúng tôi trở lại Bắc Kinh trước khi đại hội khai mạc.
Đại hội tám là diễn đàn đầu tiên của đảng cộng sản Trung quốc sau năm 1945. Tại đại hội này có kế hoạch bầu ban lãnh đạo mới và vạch ra những nguyên tắc chính phát triển chủ nghĩa xã hội ở Trung quốc. Mao tin rằng đại hội sẽ chấp nhận hướng đi cải cách tận gốc của ông và chính thức đề cử ông là người lãnh đạo cao nhất của đảng và nhà nước. Lãnh tụ để cho Lưu Thiếu Kỳ và Đặng Tiểu Bình điều khiển đại hội. Theo cái nhìn của tôi, tính tự phụ của hộ đã lấn át những nhạy cảm chính trị. Họ không thấy được thủ đoạn từ chức của Mao, và đại hội tiến hành theo kịch bản của họ, giáng một đòn mạnh vào uy thế và kiêu căng của Mao Trạch Đông. Mao buộc tội Lưu và Đặng âm mưu gạt ông khỏi chính trường và cướp chính quyền ở cộng hoà nhân dân Trung hoa.
Lưu Thiếu Kỳ đã trình bày bản báo cáo chính trị của mình - sự kiện trung tâm của đại hội. Trước khi đó Lưu Thiếu Kỳ luôn luôn đưa cho Mao xem văn bản bài phát biểu của mình nhân danh đảng, và lãnh tụ luôn luôn có thể sửa chữa và bổ xung. Nhưng lần này, như Mao nói với tôi, Lưu Thiếu Kỳ không làm như vậy. Chính Lưu Thiếu Kỳ đã ký vào bản án tử hình chính mình, được thi hành trong những năm Cách mạng văn hoá.
- Tôi bỏ chức vị Chủ tịch cộng hoà nhân dân Trung hoa, nhưng tôi vẫn là Chủ tịch đảng cộng sản Trung quốc - Mao tâm sự với tôi - Vì sao họ không trình tôi về thông tin về các vấn đề cần thảo luận trong báo cáo? Họ nói rằng không kịp, nhưng tôi có đi khỏi nước đâu chứ.
Tôi không bao giờ tin rằng, trước khi đại hội Mao chưa nhìn thấy văn bản báo cáo của Lưu Thiếu Kỳ. Nhưng các mục chính của bài phát biểu này rõ ràng là không hợp ý Mao. Đường lối chung của đảng, được vạch ra trong đại hội, khác hẳn với ý tưởng của Mao, và tất cả các sáng kiến chính trị sau này của Mao - thanh lọc hàng ngũ đảng, đại nhảy vọt, chiến dịch phục hồi chủ nghĩa xã hội của quần chúng, cuối cùng, Cách mạng văn hoá - là sự xác nhận rõ nhất sự khác nhau này. Mao chỉ có thể tính sổ hoàn toàn các đối thủ chính trị của mình vào năm 1969, ở hội nghị đại biểu lần thứ 12 Ban chấp hành trung ương đảng cộng sản Trung quốc, gạt bỏ khỏi đảng Lưu Thiếu Kỳ, Đặng Tiểu Bình và phần đông những người tham gia đại hội 8 đảng cộng sản Trung quốc và thông báo ý tưởng của Mao là người lãnh đạo đảng và nhà nước.
Đặng Tiểu Bình và Lưu Thiếu Kỳ cùng một quan điểm và cho là mọi quyết định trong đảng cộng sản Trung quốc phải được tập thể thông qua. Họ cho rằng Mao chỉ là người đầu tiên trong số những người cùng có quyền ngang nhau, điều này rõ ràng chống lại hoài bão làm vua của lãnh tụ.
Tôi có mặt tại đại hội từ hôm khai mạc đến hôm bế mạc với tư cách bác sĩ riêng của của lãnh tụ. Ngày đầu tiên Mao thu hút các đại biểu đại hội bài phát biểu chào mừng. Sau đó Lưu Thiếu Kỳ đọc báo cáo chính trị. Nghe Lưu Thiếu Kỳ và sau đó nghe Đặng Tiểu Bình, tôi đoán được phản ứng của lãnh tụ. Tôi kinh hãi khi được nghe chỉ đích danh lãnh tụ. Trong báo cáo Lưu và Đặng đưa ra ý tưởng lãnh đạo tập thể của đảng và nhà nước, và cũng lên án tệ sùng bái cá nhân. Đặng Tiểu Bình làm các đại biểu tin rằng chế độ tương tự Stalin, sẽ không bao giờ có ở Trung quốc. Trong đề án xây dựng hiến pháp mới cộng hoà nhân dân Trung hoa, do Đặng trình bày, không có điểm nào về vai trò lãnh đạo của tư tưởng Mao Trạch Đông trong nước, bản thân Mao chỉ có vai trò chủ tịch danh dự. Người ta cho rằng cứ theo bài phát biểu này, thì Mao phải rời bỏ cả chức vụ Chủ tịch đảng cộng sản Trung quốc.
Đối với Mao, nguyên tắc lãnh đạo tập thể cũng là không thể chấp nhận được, bởi vì đã tước bỏ quyền lực tuyệt đối của ông và đặt lãnh tụ ngang hàng với những người lãnh đạo khác. Ông luôn thèm khát sự tôn sùng cá nhân.
Tôi hoàn toàn đồng ý điều này. Chẳng phải Lưu Thiếu Kỳ, chẳng phải tổ chức tập thể nào cả, mà chỉ có Mao là người lãnh đạo cao nhất của đất nước
Đại hội 8 đảng cộng sản Trung quốc phơi bày sự chia rẽ đang có giữa lãnh tụ và người thừa kế của ông - Lưu Thiếu Kỳ. Sự kiện này coi như điểm đảo ngược trong mối quan hệ của Mao với Lưu Thiếu Kỳ và Đặng Tiểu Bình, đang cố gắng làm giảm quyền lực của Chủ tịch.
Tuy nhiên Mao quyết định tạm thời chưa xông vào cuộc chiến công khai với Lưu Thiếu Kỳ và Đặng Tiểu Bình, đầu tiên ông trút những thuộc hạ trực tiếp của họ - La Thụy Khanh và Uông Đông Hưng. Ông từng làm như thế từ trước đây, Mao giận dữ Stalin, nhưng trút xuống đầu nhân vật thân Cremlin là Vương Minh. Hành động quyết liệt của Mao trong mối quan hệ cả với La Thụy Khanh và Uông Đông Hưng trong thời gian ngắn đã đụng chạm trực tiếp đến cả tôi.
Cơn lôi đình nổ ra ngay trong một buổi chiều đại hội. Ngày lễ độc lập vừa mới được tổ chức, và phần đông quan chức Trung Nam Hải tập họp để xem buổi trình diễn vở kinh kịch trong hội trường Hoàng Dương. Giờ ấy, Mao đang nằm trên giường, còn tôi đang ngồi xem ghi chép y tế trong buồng nhỏ bên cạnh. Bỗng nhiên Lý ẩm Kiều giận dữ tới chỗ tôi, gọi điện vào hội trường gọi La Thụy Khanh và Uông Đông Hưng cấp tốc về gặp Chủ tịch.
Họ chưa kịp bước qua ngưỡng cửa phòng Mao, thì Mao nổi cơn lôi đình. Tôi được giải thích việc này sau đó mấy giờ do Lý ẩm Kiều và một vệ sĩ của lãnh tụ đứng ngoài cửa nghe lỏm được kể lại.
Mao từ trước không ưa La Thụy Khanh và Uông Đông Hưng. Ông phẫn nộ về các biện pháp an ninh đắt tiền và phức tạp, bởi lẽ họ hoàn toàn áp dụng nguyên bản hệ thống an ninh của Liên-xô. Mao cũng nhắc là Uông đã phát biểu chống lại việc bơi của lãnh tụ trên sông Dương Tử. Nhưng tất cả cơn giận Chủ tịch là ở chỗ cả hai người này luôn luôn thông báo mọi hoạt động cho Ban chấp hành trung ương, thực tế cho cho hai ông chủ Lưu Thiếu Kỳ và Đặng Tiểu Bình.
Đứng đầu Ban bí thư Ban chấp hành trung ương là lãnh tụ, và vì thế La và Uông đã qua mặt ông. Tuy nhiên hoạt động của họ không có ý độc ác gì cả, đơn thuần họ cho rằng mối quan hệ Mao với Ban chấp hành trung ương là thân thiện và khăng khít. Ngoài ra trước Ban chấp hành trung ương, La và Uông được giao lãnh đạo bộ phận an ninh cho lãnh tụ của đảng, trước hết là Lưu Thiếu Kỳ và Đặng Tiểu Bình.
Lý ẩm Kiều đổ thêm dầu vào lửa, báo cho Mao rằng La Thụy Khanh và Uông Đông Hưng, dù đã bị phê bình nghiêm khắc ở Bắc Đới Hà, vẫn tiếp tục tăng cường các biện pháp an ninh quanh Chủ tịch.
Lý ẩm Kiều chắc chắn biết rằng Mao coi những hoạt động phục vụ an ninh như thế khác nào sự hạn chế tự do của mình. Mao rõ ràng không muốn rằng đời tư của ông nằm dưới sự kiểm soát thường xuyên, và mọi việc ông ta làm đều bị lãnh đạo đảng cộng sản Trung quốc biết được. Tất cả các sĩ quan phục vụ an ninh chịu sự chỉ huy của La và Uông. Mao muốn rằng đội bảo vệ chỉ trung thành đối với mình ông thôi, chứ không phải cho giới chóp bu của đảng, tuy nhiên ông không thể nói điều này một cách công khai bởi vì nó làm xấu đi mối quan hệ với chiến hữu của mình.
Trận đấu của Mao với La Thụy Khanh và Uông Đông Hưng kết thúc, Chủ tịch tuyên bố thải hồi họ.
Bộ trưởng công an về làm tỉnh trưởng tỉnh Hồ Nam, còn người phó của La và thủ trưởng đội cận vệ riêng- Uông Đông Hưng thoạt đầu được gửi đi học ở trường cán bộ đảng cao cấp Bắc Kinh sau đó chuyển về làm công tác đảng ở tỉnh Giang Tây, quê Uông.
Khi đi ra, mặt họ không còn hạt máu, đặc biệt là La. La Thụy Khanh chẳng thể nào hiểu được vì sao Mao tóm lấy công việc về an ninh của mình một cách bệnh hoạn như thế. La định trình bày tất cả sự việc trước Ban chấp hành trung ương và tổ chức cuộc họp bộ công an. La cũng không đoán được nguyên nhân thật sao lại bị cách chức.
Uông Đông Hưng biết Mao khá rõ và hiểu ngay lập tức. Vì thế Uông thuyết phục La giảm bớt hợp tác với Ban chấp hành trung ương và đừng tiến hành bất kỳ thảo luận trong Bộ, bởi vì điều này chỉ đưa tới sự đổ vỡ hoàn toàn với lãnh tụ và những hậu quả không lường đối với cả hai người.
Về sau La viết một bức thư cho Mao, trong đó ông nhận lỗi của mình và đề nghị lãnh tụ tha thứ. Trong phiên họp của Bộ công an La công khai xám hối về tất cả các lỗi lầm tưởng tượng và rõ rằng.
Mao mềm lòng lại và vẫn để La ở chức bộ trưởng Bộ công an.
Lãnh tụ cũng nhận được bức thư tương tự của Uông Đông Hưng, tuy nhiên điều này không cứu nổi Uông, ông vẫn bị thải hồi.
Uông ra đi, tôi còn lại ở chỗ Mao nhưng thiếu sự giúp đỡ và bảo vệ.
Uông tin tôi và đã tiến cử tôi làm bác sĩ riêng của Mao. Những lời khuyên và sự giúp đỡ của Uông giúp tôi hiểu đúng nhiều vấn đề và định hướng được các sự kiện đang xảy ra ở Trung Nam Hải, cũng như ở trong nước. Thiếu Uông Đông Hưng tôi trở thành bị bông cho Diệp Tử Long và Lý ẩm Kiều, là những người không thích tôi và từ lâu đã chờ sẵn những trường hợp thế này.
Tôi hiểu rằng mình đang phải sống đơn độc ở đây, và bắt đầu chuẩn bị ra khỏi Trung Nam Hải.
Dự kiến là đại hội đảng cộng sản Trung quốc khai mạc 15 tháng 9 năm 1956. Các vị lãnh đạo đảng cao cấp có mặt ở Bắc Kinh sớm hơn, trong khi chính Mao vẫn còn nằm lại ở Bắc Đới Hà. Thời tiết bắt đầu xấu đi, nhưng dù vậy Mao vẫn như trước đây sau bữa cơm trưa lại ra biển. Cứ vậy tiếp tục bơi như thế đến chừng nào nước lạnh. Chúng tôi trở lại Bắc Kinh trước khi đại hội khai mạc.
Đại hội tám là diễn đàn đầu tiên của đảng cộng sản Trung quốc sau năm 1945. Tại đại hội này có kế hoạch bầu ban lãnh đạo mới và vạch ra những nguyên tắc chính phát triển chủ nghĩa xã hội ở Trung quốc. Mao tin rằng đại hội sẽ chấp nhận hướng đi cải cách tận gốc của ông và chính thức đề cử ông là người lãnh đạo cao nhất của đảng và nhà nước. Lãnh tụ để cho Lưu Thiếu Kỳ và Đặng Tiểu Bình điều khiển đại hội. Theo cái nhìn của tôi, tính tự phụ của hộ đã lấn át những nhạy cảm chính trị. Họ không thấy được thủ đoạn từ chức của Mao, và đại hội tiến hành theo kịch bản của họ, giáng một đòn mạnh vào uy thế và kiêu căng của Mao Trạch Đông. Mao buộc tội Lưu và Đặng âm mưu gạt ông khỏi chính trường và cướp chính quyền ở cộng hoà nhân dân Trung hoa.
Lưu Thiếu Kỳ đã trình bày bản báo cáo chính trị của mình - sự kiện trung tâm của đại hội. Trước khi đó Lưu Thiếu Kỳ luôn luôn đưa cho Mao xem văn bản bài phát biểu của mình nhân danh đảng, và lãnh tụ luôn luôn có thể sửa chữa và bổ xung. Nhưng lần này, như Mao nói với tôi, Lưu Thiếu Kỳ không làm như vậy. Chính Lưu Thiếu Kỳ đã ký vào bản án tử hình chính mình, được thi hành trong những năm Cách mạng văn hoá.
- Tôi bỏ chức vị Chủ tịch cộng hoà nhân dân Trung hoa, nhưng tôi vẫn là Chủ tịch đảng cộng sản Trung quốc - Mao tâm sự với tôi - Vì sao họ không trình tôi về thông tin về các vấn đề cần thảo luận trong báo cáo? Họ nói rằng không kịp, nhưng tôi có đi khỏi nước đâu chứ.
Tôi không bao giờ tin rằng, trước khi đại hội Mao chưa nhìn thấy văn bản báo cáo của Lưu Thiếu Kỳ. Nhưng các mục chính của bài phát biểu này rõ ràng là không hợp ý Mao. Đường lối chung của đảng, được vạch ra trong đại hội, khác hẳn với ý tưởng của Mao, và tất cả các sáng kiến chính trị sau này của Mao - thanh lọc hàng ngũ đảng, đại nhảy vọt, chiến dịch phục hồi chủ nghĩa xã hội của quần chúng, cuối cùng, Cách mạng văn hoá - là sự xác nhận rõ nhất sự khác nhau này. Mao chỉ có thể tính sổ hoàn toàn các đối thủ chính trị của mình vào năm 1969, ở hội nghị đại biểu lần thứ 12 Ban chấp hành trung ương đảng cộng sản Trung quốc, gạt bỏ khỏi đảng Lưu Thiếu Kỳ, Đặng Tiểu Bình và phần đông những người tham gia đại hội 8 đảng cộng sản Trung quốc và thông báo ý tưởng của Mao là người lãnh đạo đảng và nhà nước.
Đặng Tiểu Bình và Lưu Thiếu Kỳ cùng một quan điểm và cho là mọi quyết định trong đảng cộng sản Trung quốc phải được tập thể thông qua. Họ cho rằng Mao chỉ là người đầu tiên trong số những người cùng có quyền ngang nhau, điều này rõ ràng chống lại hoài bão làm vua của lãnh tụ.
Tôi có mặt tại đại hội từ hôm khai mạc đến hôm bế mạc với tư cách bác sĩ riêng của của lãnh tụ. Ngày đầu tiên Mao thu hút các đại biểu đại hội bài phát biểu chào mừng. Sau đó Lưu Thiếu Kỳ đọc báo cáo chính trị. Nghe Lưu Thiếu Kỳ và sau đó nghe Đặng Tiểu Bình, tôi đoán được phản ứng của lãnh tụ. Tôi kinh hãi khi được nghe chỉ đích danh lãnh tụ. Trong báo cáo Lưu và Đặng đưa ra ý tưởng lãnh đạo tập thể của đảng và nhà nước, và cũng lên án tệ sùng bái cá nhân. Đặng Tiểu Bình làm các đại biểu tin rằng chế độ tương tự Stalin, sẽ không bao giờ có ở Trung quốc. Trong đề án xây dựng hiến pháp mới cộng hoà nhân dân Trung hoa, do Đặng trình bày, không có điểm nào về vai trò lãnh đạo của tư tưởng Mao Trạch Đông trong nước, bản thân Mao chỉ có vai trò chủ tịch danh dự. Người ta cho rằng cứ theo bài phát biểu này, thì Mao phải rời bỏ cả chức vụ Chủ tịch đảng cộng sản Trung quốc.
Đối với Mao, nguyên tắc lãnh đạo tập thể cũng là không thể chấp nhận được, bởi vì đã tước bỏ quyền lực tuyệt đối của ông và đặt lãnh tụ ngang hàng với những người lãnh đạo khác. Ông luôn thèm khát sự tôn sùng cá nhân.
Tôi hoàn toàn đồng ý điều này. Chẳng phải Lưu Thiếu Kỳ, chẳng phải tổ chức tập thể nào cả, mà chỉ có Mao là người lãnh đạo cao nhất của đất nước
Đại hội 8 đảng cộng sản Trung quốc phơi bày sự chia rẽ đang có giữa lãnh tụ và người thừa kế của ông - Lưu Thiếu Kỳ. Sự kiện này coi như điểm đảo ngược trong mối quan hệ của Mao với Lưu Thiếu Kỳ và Đặng Tiểu Bình, đang cố gắng làm giảm quyền lực của Chủ tịch.
Tuy nhiên Mao quyết định tạm thời chưa xông vào cuộc chiến công khai với Lưu Thiếu Kỳ và Đặng Tiểu Bình, đầu tiên ông trút những thuộc hạ trực tiếp của họ - La Thụy Khanh và Uông Đông Hưng. Ông từng làm như thế từ trước đây, Mao giận dữ Stalin, nhưng trút xuống đầu nhân vật thân Cremlin là Vương Minh. Hành động quyết liệt của Mao trong mối quan hệ cả với La Thụy Khanh và Uông Đông Hưng trong thời gian ngắn đã đụng chạm trực tiếp đến cả tôi.
Cơn lôi đình nổ ra ngay trong một buổi chiều đại hội. Ngày lễ độc lập vừa mới được tổ chức, và phần đông quan chức Trung Nam Hải tập họp để xem buổi trình diễn vở kinh kịch trong hội trường Hoàng Dương. Giờ ấy, Mao đang nằm trên giường, còn tôi đang ngồi xem ghi chép y tế trong buồng nhỏ bên cạnh. Bỗng nhiên Lý ẩm Kiều giận dữ tới chỗ tôi, gọi điện vào hội trường gọi La Thụy Khanh và Uông Đông Hưng cấp tốc về gặp Chủ tịch.
Họ chưa kịp bước qua ngưỡng cửa phòng Mao, thì Mao nổi cơn lôi đình. Tôi được giải thích việc này sau đó mấy giờ do Lý ẩm Kiều và một vệ sĩ của lãnh tụ đứng ngoài cửa nghe lỏm được kể lại.
Mao từ trước không ưa La Thụy Khanh và Uông Đông Hưng. Ông phẫn nộ về các biện pháp an ninh đắt tiền và phức tạp, bởi lẽ họ hoàn toàn áp dụng nguyên bản hệ thống an ninh của Liên-xô. Mao cũng nhắc là Uông đã phát biểu chống lại việc bơi của lãnh tụ trên sông Dương Tử. Nhưng tất cả cơn giận Chủ tịch là ở chỗ cả hai người này luôn luôn thông báo mọi hoạt động cho Ban chấp hành trung ương, thực tế cho cho hai ông chủ Lưu Thiếu Kỳ và Đặng Tiểu Bình.
Đứng đầu Ban bí thư Ban chấp hành trung ương là lãnh tụ, và vì thế La và Uông đã qua mặt ông. Tuy nhiên hoạt động của họ không có ý độc ác gì cả, đơn thuần họ cho rằng mối quan hệ Mao với Ban chấp hành trung ương là thân thiện và khăng khít. Ngoài ra trước Ban chấp hành trung ương, La và Uông được giao lãnh đạo bộ phận an ninh cho lãnh tụ của đảng, trước hết là Lưu Thiếu Kỳ và Đặng Tiểu Bình.
Lý ẩm Kiều đổ thêm dầu vào lửa, báo cho Mao rằng La Thụy Khanh và Uông Đông Hưng, dù đã bị phê bình nghiêm khắc ở Bắc Đới Hà, vẫn tiếp tục tăng cường các biện pháp an ninh quanh Chủ tịch.
Lý ẩm Kiều chắc chắn biết rằng Mao coi những hoạt động phục vụ an ninh như thế khác nào sự hạn chế tự do của mình. Mao rõ ràng không muốn rằng đời tư của ông nằm dưới sự kiểm soát thường xuyên, và mọi việc ông ta làm đều bị lãnh đạo đảng cộng sản Trung quốc biết được. Tất cả các sĩ quan phục vụ an ninh chịu sự chỉ huy của La và Uông. Mao muốn rằng đội bảo vệ chỉ trung thành đối với mình ông thôi, chứ không phải cho giới chóp bu của đảng, tuy nhiên ông không thể nói điều này một cách công khai bởi vì nó làm xấu đi mối quan hệ với chiến hữu của mình.
Trận đấu của Mao với La Thụy Khanh và Uông Đông Hưng kết thúc, Chủ tịch tuyên bố thải hồi họ.
Bộ trưởng công an về làm tỉnh trưởng tỉnh Hồ Nam, còn người phó của La và thủ trưởng đội cận vệ riêng- Uông Đông Hưng thoạt đầu được gửi đi học ở trường cán bộ đảng cao cấp Bắc Kinh sau đó chuyển về làm công tác đảng ở tỉnh Giang Tây, quê Uông.
Khi đi ra, mặt họ không còn hạt máu, đặc biệt là La. La Thụy Khanh chẳng thể nào hiểu được vì sao Mao tóm lấy công việc về an ninh của mình một cách bệnh hoạn như thế. La định trình bày tất cả sự việc trước Ban chấp hành trung ương và tổ chức cuộc họp bộ công an. La cũng không đoán được nguyên nhân thật sao lại bị cách chức.
Uông Đông Hưng biết Mao khá rõ và hiểu ngay lập tức. Vì thế Uông thuyết phục La giảm bớt hợp tác với Ban chấp hành trung ương và đừng tiến hành bất kỳ thảo luận trong Bộ, bởi vì điều này chỉ đưa tới sự đổ vỡ hoàn toàn với lãnh tụ và những hậu quả không lường đối với cả hai người.
Về sau La viết một bức thư cho Mao, trong đó ông nhận lỗi của mình và đề nghị lãnh tụ tha thứ. Trong phiên họp của Bộ công an La công khai xám hối về tất cả các lỗi lầm tưởng tượng và rõ rằng.
Mao mềm lòng lại và vẫn để La ở chức bộ trưởng Bộ công an.
Lãnh tụ cũng nhận được bức thư tương tự của Uông Đông Hưng, tuy nhiên điều này không cứu nổi Uông, ông vẫn bị thải hồi.
Uông ra đi, tôi còn lại ở chỗ Mao nhưng thiếu sự giúp đỡ và bảo vệ.
Uông tin tôi và đã tiến cử tôi làm bác sĩ riêng của Mao. Những lời khuyên và sự giúp đỡ của Uông giúp tôi hiểu đúng nhiều vấn đề và định hướng được các sự kiện đang xảy ra ở Trung Nam Hải, cũng như ở trong nước. Thiếu Uông Đông Hưng tôi trở thành bị bông cho Diệp Tử Long và Lý ẩm Kiều, là những người không thích tôi và từ lâu đã chờ sẵn những trường hợp thế này.
Tôi hiểu rằng mình đang phải sống đơn độc ở đây, và bắt đầu chuẩn bị ra khỏi Trung Nam Hải.