watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Bác Sĩ riêng của Mao-Chương 13 - tác giả Lý Chí Thỏa Lý Chí Thỏa

Lý Chí Thỏa

Chương 13

Tác giả: Lý Chí Thỏa

Giang Thanh cũng lưu lại ở Quảng Châu và tôi thường làm việc với bà.
Sau khi chúng tôi đến được hai ngày, vệ sỹ riêng của Mao là Lý ẩm Kiều đề nghị tôi:
- Đồng chí nên báo cáo tình hình sức khỏe của Chủ tịch cho Giang Thanh biết.
Tôi hỏi:
- Sao vậy? Hôm đầu chúng tôi đến có thấy mặt bà ta đâu.
Lý hạ giọng:
- Nếu đồng chí không làm, thì bà ta sẽ cho rằng đồng chí coi thường bà ta.
Tôi đã làm theo lời khuyên của ông ta. Một buổi sáng, tôi được dẫn đến phòng làm việc của bà ở nhà số 2. Giang Thanh mặc bộ y phục màu xanh sẫm và đi giày da trắng, dế bằng, tóc búi tó. Bà đang ngồi trên ghế và đọc tờ Bản tin được lưu hành nội bộ, hàng ngày được chuyển cho những nhà lãnh đạo cao cấp của đất nước. Trong đó có nhiều tin quan trọng ở trong và ngoài nước, không bình luận và phần lớn đều lấy từ báo chí nước ngoài
Giang Thanh cũng bắt chước thói quen của Mao, khi tiếp khách tay thường cầm sách. Tuy nhiên, ở bà việc này không gây được nhiều ấn tượng lắm. Bà chỉ vờ đọc và thường khi được thông báo khách đã có mặt, thì bà mới cầm sách lên.
Nhớ lại lời nhắc nhở nhiều lần của Lý ẩm Kiều và của chị y tá là phải đặc biệt lễ phép đối với phu nhân của Chủ tịch, tôi đã ngoan ngoãn chào Giang Thanh. Bà ra hiệu cho tôi ngồi. Tôi nói:
- Thưa, Chủ tịch vẫn khỏe ạ. Mặc dù Chủ tịch sinh hoạt không theo giờ giấc, không có lợi cho sức khỏe, nhưng Chủ tịch vẫn rất thọ. Nếu ngay bây giờ chúng ta buộc Chủ tịch thay đổi, thì có thể sẽ có hại nhiều hơn là có lợi ạ.
Bà xẵng giọng hỏi lại:
- Đồng chí cho rằng việc Chủ tịch sinh hoạt điều độ là không quan trọng sao?
Tôi trả lời:
- Thưa, không ạ. Chứng mất ngủ của Chủ tịch còn tăng thêm nữa là đằng khác.
Bà xuống giọng châm biếm:
- Đó là lời khuyên của thày thuốc của đồng chí phải không?
Bà ngước đôi mất màu nâu chăm chăm nhìn tôi:
- Đồng chí cũng nói điều này cho Chủ tịch biết rồi chứ?
- Thưa, vâng
Giang Thanh ngạc nhiên. Bà nóng nảy gõ ngón tay lên bàn.
- Thế Chủ tịch trả lời thế nào?
- Chủ tịch đồng ý với tôi. Chủ tịch nói, đồng chí ấy ngày càng già đi và không dễ thể thay đổi thói quen của đồng chí ấy.
Bà cúi đầu, nhìn tôi một lần nữa và vuốt nhẹ tóc. Tôi biết, những thói quen của Mao đã làm phiền bà, nhưng bà không thể tự cho mình có quan điểm khác với chồng bà. Giang Thanh hoàn toàn lệ thuộc vào Mao, không có cộng sự gần gũi nào của ông lại cư xử một cách hạ mình và xu phụ như bà. Không có Mao thì bà cũng chẳng là gì.
Bà nói dối:
- Tôi cũng nghĩ thế. Nhiều người muốn làm Chủ tịch thay đổi thói quen, nhưng tôi thì ngược lại.
Bà cười, rồi hỏi:
- Thế thuốc ngủ có tác dụng gì không?
- Thưa, Chủ tịch đã mắc chứng mất ngủ từ nhiều năm nay. Chỉ có thuốc ngủ mới làm cho Chủ tịch chợp mắt được.
- Rõ ràng đồng chí không muốn thay đổi gì.
- Dạ, đúng thế ạ, từ lâu Chủ tịch đã không dùng thêm liều thuốc nào.
Bà diễu cợt:
- Chẳng có thày thuốc nào có lời khuyên hay đến nỗi người ta phải dùng thuốc ngủ. Thế đồng chí dùng thuốc gì?
- Thưa, không ạ.
- Nhưng đồng chí biết rõ là thuốc ngủ có hại cho sức khỏe chứ?
Tôi trả lời:
- Thưa, tốt hơn là không nên dùng thuốc ngủ ạ. Nhưng từ nhiều năm nay Chủ tịch đã quen dùng...
Bà thô lỗ ngất lời tôi:
- Đồng chí đã nói gì đó với Chủ tịch, để ông tiếp tục dùng thuốc ngủ chứ!
- Thưa vâng. Tôi đã từng hiểu cặn kẽ thói quen ngủ nghê của Chủ tịch. Hàng ngày ông ngủ muộn hơn hai hoặc ba tiếng so với ngày hôm trước. Thỉnh thoảng ông thức liền 24 tiếng hoặc 36 tiếng. Nhưng sau đó ông ngủ liền từ 10 đên l2 tiếng. Tính trung bình mỗi ngày ông ngủ từ 5 đến 6 tiếng. Thoạt nhìn, thì điều này có vẻ không theo quy luật, nhưng thực ra lối ngủ nghê này có sự đều đặn riêng.
Giang Thanh lại hỏi:
- Tại sao đồng chí không thông báo sớm tất cả điều này cho tôi biết?
Tôi mất dần kiên nhẫn:
-Thưa, tôi chưa có điều kiện. Chủ tịch chỉ mới vừa nói điều này với tôi.
Giang Thanh lạnh lùng nói:
- Thôi được, chúng ta tạm thế đã. Lần sau đồng chí hãy nói cho tôi biết trước khi đồng chí đến chỗ Chủ tịch.
Tôi không có ý định phải thưa bẩm với Giang Thanh trước, vì bà ta không thể trực tiếp kiểm soát được chồng bà. Bà tính qua tôi để tác động đến Mao. Tôi lễ độ từ biệt bà, nhưng tôi phớt lờ chỉ thị của bà.
Sau khi tôi đi khỏi, Giang Thanh nói với một cô y tá của bà: Bác sỹ Lý thật ương ngạnh và kiêu căng, cứ khăng khăng giữ ý kiến của hắn. Chúng ta phải dạy cho hắn một bài học.
Tôi kể cho Mao cuộc nói chuyện của tôi với Giang Thanh và ông có ý định làm người trung gian giữa tôi và vợ ông. Ông nói:
- Giang Thanh đã công khai đối đầu với đồng chí. Đồng chí nên nói cái gì đó nịnh đầm bà ấy một chút, để làm bà ấy hài lòng.
Uông Đông Hưng cũng vậy. Ông ta muốn tôi kính trọng Giang Thanh hơn nữa và lo ngại hậu quả sẽ xảy ra khi tôi không làm theo lời ông. Có lẽ ông ta cũng đã từng xung đột với Giang Thanh.
Lời khuyên của cả hai người làm tôi ngạc nhiên. Tôi rút ra bài học, không nên đưa chuyện nữa.
Mặc dù tôi không muốn nịnh Giang Thanh và tôi thấy khó mà gây được thiện cảm đối với bà, nhưng tôi vẫn tìm cách để hiểu bà.
Bà sống một cuộc sống xa hoa, nhưng vô nghĩa. Mao không quan tâm đến bà và bà cũng chẳng có vai trò gì trong cuộc đời ông. Ông già hơn vợ tới 20 tuổi và họ có những thiên hướng rất khác nhau. Giang Thanh coi trọng giờ giấc và sự đều đặn, ngược lại Mao chối bỏ tất cả mọi sự điều độ. Mao thích đọc, còn trong việc này Giang Thanh lại thiếu kiên nhẫn. Mao tự hào về sức khỏe và tầm vóc của ông, còn Giang Thanh luôn cảm thấy đau yếu. Chưa bao giờ họ cùng ăn với nhau. Trong khi Mao ưa thích những món ăn cay của vùng Hồ Nam, thì Giang Thanh lại mê hoặc là món cá nấu với rau nhạt nhẽo, hoặc là làm ra vẻ sành các món ăn phương Tây mà bà đã từng nếm thử ở Liên-xô và còn đòi hỏi cả món thịt hâm nhừ và trứng cá muối.
Người ta đã từng hết sức cố gắng tìm cho bà một công việc thích hợp. Năm 1949 bà được bổ nhiệm làm phó phòng Kiểm duyệt phim thuộc bộ Văn hóa, nhưng bà tỏ ra ương ngạnh đến nỗi chẳng ai có thể chịu nổi bà. Sau đó bà đổi sang làm phó phòng Thư ký chính trị của Tổng văn phòng của Dương Thượng Côn ở Trung Nam Hải. Nhưng bà lại đe mọi người rằng, Mao sẽ cách chức họ.
Mao đành phái cử bà làm thư ký riêng của ông. Với chức vụ này, bà phải tổng hợp tin tức từ bản tin phần lớn các nhà lãnh đạo đảng đều giao cho vợ làm công việc tương tự như vậy.
Mặc dù Giang Thanh thường có tập Bản tin đó nhưng ít khi bà đọc chúng. Khi làm, bà lại không thể phân biệt được tin nào là quan trọng, tin nào không, đến nỗi công việc của bà chẳng giúp gì được cho Mao. Vì vậy, Lâm Khắc phải đảm nhiệm công việc của Giang Thanh là thu thập tin tức.
Giang Thanh là người mà người Trung quốc gọi là tiểu công minh (kẻ khôn vặt). Bà xét nét, nhưng không được giáo dục và không có khả năng phân tích. Bà chỉ biết một chút về lịch sử Trung hoa, còn về thế giới bên ngoài biên giới thì bà lại càng biết ít hơn. Bà thường không hiểu ngay cái mà bà vừa đọc. Có lần bà nói với tôi, nước Anh không phong kiến như Trung quốc, vì nó thường có nữ hoàng trị vì. Theo bà, vì chế độ gia trưởng của Trung quốc mang tính chất phong kiến, cho nên sự lãnh đạo của phụ nữ chính là biểu hiện của thời đại mới. Bà nghe được giọng Bác Kinh, thế mà hiểu biết của bà về ngôn ngữ Trung quốc lại hạn chế. Nhưng bà biết cách giấu dốt khi bà thường hỏi thêm những từ đó được phát âm như thế nào trong tiếng địa phương ở Bắc Kinh. Việc tra từ điển đối với bà thật khó khăn.
Mặc dù kiến thức của bà kém cỏi như thế, nhưng bà lại hay diễu cợt người khác. Một lần Mao nói đùa với tôi là tôi thu lượm được kiến thức về lịch sử Trung quốc ở trong nhà hát kinh kịch Bắc Kinh. Thật là một sự lăng nhục đối với tôi khi tôi nghiên cứu lịch sử Trung quốc một cách có hệ thống. Nhưng Giang Thanh vẫn tiếp tục lấy lời nhận xét của Mao để châm chọc tôi, tuy câu chuyện tiếu lâm đó đã nhạt từ lâu.
Mao không yên tâm về sự thờ ơ của vợ ông đối với những sự kiện lịch sử và thời sự. Bởi vậy, ông thường gửi cho bà sách vở, tài liệu và những tập sưu tầm tin tức mới nhất để bà nắm được những thông tin như ông. Nhưng Giang Thanh luôn luôn thoái thác. Thay vì đọc, tối ngày bà xem những cuốn phim nhập từ Hồng Công. Bà nói là bà ốm. Giang Thanh luôn đau ốm, nhưng những bộ phim, có lẽ, chữa được bệnh suy nhược thần kinh của bà.
Năm 1953, bộ y tế và Văn phòng chính của lực lượng an ninh đã ra tay với những bệnh tật mơ hồ của bà. Họ cử bác sĩ Hứa Đạo đến làm bác sĩ riêng cho bà. Ông nguyên là bác sỹ riêng của Mao trước đây, nhưng vì Giang Thanh luôn đau ốm, nên là Mao để cho bác sỹ Hứa Đạo chăm sóc vợ ông.
Giang Thanh đã đẩy cuộc đời của bác sỹ Hứa xuống địa ngục. Trong chiến dịch chống bọn phản cách mạng năm 1954, bà đã công kích ông, và về sau bà vẫn tiếp tục cái trò đê tiện đó của bà. Tại Quảng Châu, ông đã trở thành nạn nhân của những lời vu khống cay độc. Lần này ông bị phê phán là đã giở trò bỉ ổi với một cô y tá của Giang Thanh.
Cô y tá vốn mắc chứng thiếu máu, luôn cảm thấy mệt mỏi và chóng mặt. Vì vậy, ngay sau khi đến Quảng Châu ít lâu, cô đã yêu cầu bác sỹ Hứa khám cho cô. Bác sỹ Hứa khám cho cô trong tiền sảnh của nhà khách, nơi cô ở. Bỗng nhiên, một vệ sỹ - một gã nông dân vô học, rất nghi ngờ về mặt đạo đức - xộc vào phòng. Gã vốn mù tịt về y tế, thế là gã đã vu cho bác sỹ Hứa tội quấy rối tình dục.
Là chỉ huy toán vệ sỹ, Uông Đông Hưng phải lưu tâm đến vụ này. Ông chứng minh được là Hứa Đạo vô tội, vì một người là bác sỹ ông đã biết từ lâu, và người kia là gã vệ sĩ ông cũng không lạ gì về sự thất học và tư cách thô lỗ của hắn.
Tôi cũng rất bất bình về sự chỉ trích này. Đơn giản là không đời nào bác sỹ Hứa lại hành động như vậy. Ông là người rất thận trọng, có thể hơi bướng bỉnh một chút, nhưng ông có nguyên tắc về đạo đức. Ngoài ra, người ta đã gán cho ông có liên hệ với nhóm chống đảng, và chắc chắn ông không đến nỗi khờ khạo quên mất tương lai của mình. Trong khi điều tra, tôi đã biện hộ cho bác sỹ Hứa bằng cách đưa ra bằng chứng rằng sự liêm khiết và sự thành công trong nghề của ông là một tấm gương mẫu mực. Chúng ta không có quyền buộc tội ông với lời tố cáo hoàn toàn vô lý.
Cuối cùng, cả Mao cũng can thiệp bảo vệ danh dự cho bác sỹ. Bác sỹ Hứa được giải tỏa khỏi những nghi ngờ và gã vệ sỹ kia bị sa thải. Có lẽ, đây là lần đầu tiên người ta đã cư xử ngay thật đối với một thày thuốc trong một vụ xung đột với lực lượng an ninh.
Nhưng Giang Thanh vẫn tiếp tục gây sự với vị bác sỹ của bà. Bác sỹ Hứa phải làm người chiếu phim cho bà và chỉ được phép chọn những cuốn phim làm cho bà sảng khoái và đến đêm không làm bà mất ngủ. Nếu ông chọn không đúng phim bà thích - điều này thường xảy ra - thì lập tức bà nhiếc mắng ông thậm tệ. Hứa đề nghị không phải làm việc này, nhưng Giang Thanh không chịu. Xem phim là điều trị chứng suy nhược thần kinh cho bà: vì vậy trách nhiệm của ông là phải chiếu phim cho bà xem. Tuy vậy, hầu hết các cuốn phim đều không làm cho bà vừa lòng, nên bà thường chì chiết ông. Khi xem bộ phim Cuốn theo chiều gió, bà quả quyết, đây là phim tuyên truyền cho chế độ nông nô ở miền Nam và bà chửi rủa những người thích bộ phim đó là bọn phản cách mạng đốn mạt. Giữa những năm 1950 mà câu nói đó của bà cũng chẳng có mấy trọng lượng. Thế nhưng vài năm sau, trong khi diên ra cuộc Cách mạng văn hóa, với lòng thù hận, bà đã hủy hoại sự nghiệp và cuộc đời của biết bao con người.
Nếu bác sỹ Hứa có chọn đúng cuốn phim bà thích thì bà cũng chẳng hài lòng. Thỉnh thoảng cảnh phim trên màn ảnh quá sáng, khiến bà khăng khăng là mắt bà bị đau. Nếu có điều chỉnh tối đi, thì có thể bà lại không nhìn thấy hình ảnh nữa. Và một khi nếu ánh sáng đã được bà chấp nhận, thì nhiệt độ trong phòng lại không được ổn, hoặc quá nóng, hoặc quá lạnh, hoặc là quá ngột ngạt, hoặc gió lùa quá mạnh. Người ta chẳng bao giờ có thể chiều nổi bà, vì thế họ luôn luôn là người có lỗi và phải chịu những lời đay nghiến tưởng như không bao giờ dứt của bà.
Mãi khá lâu sau này tôi mới biết rằng, vô số nhưng câu chuyện dính dáng đến phụ nữ của Mao chính là nguyên nhân thực sự đối với vấn đề của Giang Thanh. Vì các cô y tá của bà - hầu hết đều là những thiếu nữ trẻ, quyến rũ - là những chiến lợi phẩm nho nhỏ dành cho Mao - lại ở dưới sự giám sát của tôi, nên thỉnh thoảng bà đề nghị tôi hãy lưu tâm, đừng để các cô y tá đó tiếp xúc với chồng bà. Một lần, tình cờ tôi bắt gặp Giang Thanh ngồi khóc trên một clúếc ghế dài trong công viên ở Trung Nam Hải, trước dinh thự của Mao. Bà khần khoản yêu cầu tôi đừng tiết lộ sự việc này, cứ như ai đó có thể đoạt phần thắng trong đòn chính trị chống lại chồng bà. Stalin đã chả từng giam một người đàn bà trong kho đã cưỡng lại tình yêu của ông đó sao. Chồng bà càng công khai săn đuổi các cô gái bao nhiêu, thì nỗi lo sợ của bà sẽ bị ông bỏ rơi ngày càng lớn bấy nhiêu.
Bà thật cô đơn, tẻ nhạt và chán chường.
Bà cảm thấy từng nỗi thất vọng của bà. Tôi không biết, liệu bà có phải cố gắng lắm không, nhưng bà phải nói hết với Mao và nếu ông không cho phép, thì bà chẳng dám làm gì.
Vì bà không thể chế ngự được Mao nên bà cố tận dụng cương vị là vợ ông để chỉ huy người khác và sự chông chênh đó của bà làm cho bà trở nên tâm thường và nanh nọc. Đặc biệt, bà thường nổi giận với đám vệ sỹ, vì bà biết họ đã giúp Mao trong những vụ bê bối của ông. Nhưng bởi vì những người vệ sỹ lại trực tiếp làm việc cho Mao và ở dưới quyền Uông Đông Hưng, nên bà khó có cơ hội sinh sự với họ. Do đó, bà chỉ còn biết trút cơn thình nộ lên những người phục vụ riêng của bà, trước tiên là lên vị bác sỹ.
Giang Thanh liên tiếp chỉ trích những người khác đã làm khổ bà, song thực ra bà lại đày đọa tinh thần của những nhân viên của bà. Bà công khai cho rằng, nếu bà gặp chuyện không hay, thì mọi người khác cũng phải chịu đau khổ. Chỉ có một số ít người ở lâu được với bà, còn hầu hết đều xin thuyên chuyển đi nơi khác để khỏi bị hành hạ.
Mùa thu năm 1956 bác sỹ Hứa Đạo cũng xin từ chức. Sau chiến dịch chống bọn phản cách mạng và vụ vu khống quấy rối tình dục, ông đã sang dạy ở trường Đại học y khoa. Ông muốn trở về làm việc ở bệnh viện, để ông có thể sử dụng và đào sâu kiến thức của mình. Cuối cùng, ông đã chuyển về bệnh viện đa khoa Bắc Kinh, một trong những bệnh viện tốt nhất và quan trọng nhất của Trung quốc. Lúc đó, tôi đã tị với Hứa Đạo về việc ông từ chức.



Giang Thanh cũng lưu lại ở Quảng Châu và tôi thường làm việc với bà.

Sau khi chúng tôi đến được hai ngày, vệ sỹ riêng của Mao là Lý ẩm Kiều đề nghị tôi:

- Đồng chí nên báo cáo tình hình sức khỏe của Chủ tịch cho Giang Thanh biết.

Tôi hỏi:

- Sao vậy? Hôm đầu chúng tôi đến có thấy mặt bà ta đâu.

Lý hạ giọng:

- Nếu đồng chí không làm, thì bà ta sẽ cho rằng đồng chí coi thường bà ta.

Tôi đã làm theo lời khuyên của ông ta. Một buổi sáng, tôi được dẫn đến phòng làm việc của bà ở nhà số 2. Giang Thanh mặc bộ y phục màu xanh sẫm và đi giày da trắng, dế bằng, tóc búi tó. Bà đang ngồi trên ghế và đọc tờ Bản tin được lưu hành nội bộ, hàng ngày được chuyển cho những nhà lãnh đạo cao cấp của đất nước. Trong đó có nhiều tin quan trọng ở trong và ngoài nước, không bình luận và phần lớn đều lấy từ báo chí nước ngoài

Giang Thanh cũng bắt chước thói quen của Mao, khi tiếp khách tay thường cầm sách. Tuy nhiên, ở bà việc này không gây được nhiều ấn tượng lắm. Bà chỉ vờ đọc và thường khi được thông báo khách đã có mặt, thì bà mới cầm sách lên.

Nhớ lại lời nhắc nhở nhiều lần của Lý ẩm Kiều và của chị y tá là phải đặc biệt lễ phép đối với phu nhân của Chủ tịch, tôi đã ngoan ngoãn chào Giang Thanh. Bà ra hiệu cho tôi ngồi. Tôi nói:

- Thưa, Chủ tịch vẫn khỏe ạ. Mặc dù Chủ tịch sinh hoạt không theo giờ giấc, không có lợi cho sức khỏe, nhưng Chủ tịch vẫn rất thọ. Nếu ngay bây giờ chúng ta buộc Chủ tịch thay đổi, thì có thể sẽ có hại nhiều hơn là có lợi ạ.

Bà xẵng giọng hỏi lại:

- Đồng chí cho rằng việc Chủ tịch sinh hoạt điều độ là không quan trọng sao?

Tôi trả lời:

- Thưa, không ạ. Chứng mất ngủ của Chủ tịch còn tăng thêm nữa là đằng khác.

Bà xuống giọng châm biếm:

- Đó là lời khuyên của thày thuốc của đồng chí phải không?

Bà ngước đôi mất màu nâu chăm chăm nhìn tôi:

- Đồng chí cũng nói điều này cho Chủ tịch biết rồi chứ?

- Thưa, vâng

Giang Thanh ngạc nhiên. Bà nóng nảy gõ ngón tay lên bàn.

- Thế Chủ tịch trả lời thế nào?

- Chủ tịch đồng ý với tôi. Chủ tịch nói, đồng chí ấy ngày càng già đi và không dễ thể thay đổi thói quen của đồng chí ấy.

Bà cúi đầu, nhìn tôi một lần nữa và vuốt nhẹ tóc. Tôi biết, những thói quen của Mao đã làm phiền bà, nhưng bà không thể tự cho mình có quan điểm khác với chồng bà. Giang Thanh hoàn toàn lệ thuộc vào Mao, không có cộng sự gần gũi nào của ông lại cư xử một cách hạ mình và xu phụ như bà. Không có Mao thì bà cũng chẳng là gì.

Bà nói dối:

- Tôi cũng nghĩ thế. Nhiều người muốn làm Chủ tịch thay đổi thói quen, nhưng tôi thì ngược lại.

Bà cười, rồi hỏi:

- Thế thuốc ngủ có tác dụng gì không?

- Thưa, Chủ tịch đã mắc chứng mất ngủ từ nhiều năm nay. Chỉ có thuốc ngủ mới làm cho Chủ tịch chợp mắt được.

- Rõ ràng đồng chí không muốn thay đổi gì.

- Dạ, đúng thế ạ, từ lâu Chủ tịch đã không dùng thêm liều thuốc nào.

Bà diễu cợt:

- Chẳng có thày thuốc nào có lời khuyên hay đến nỗi người ta phải dùng thuốc ngủ. Thế đồng chí dùng thuốc gì?

- Thưa, không ạ.

- Nhưng đồng chí biết rõ là thuốc ngủ có hại cho sức khỏe chứ?

Tôi trả lời:

- Thưa, tốt hơn là không nên dùng thuốc ngủ ạ. Nhưng từ nhiều năm nay Chủ tịch đã quen dùng...

Bà thô lỗ ngất lời tôi:

- Đồng chí đã nói gì đó với Chủ tịch, để ông tiếp tục dùng thuốc ngủ chứ!

- Thưa vâng. Tôi đã từng hiểu cặn kẽ thói quen ngủ nghê của Chủ tịch. Hàng ngày ông ngủ muộn hơn hai hoặc ba tiếng so với ngày hôm trước. Thỉnh thoảng ông thức liền 24 tiếng hoặc 36 tiếng. Nhưng sau đó ông ngủ liền từ 10 đên l2 tiếng. Tính trung bình mỗi ngày ông ngủ từ 5 đến 6 tiếng. Thoạt nhìn, thì điều này có vẻ không theo quy luật, nhưng thực ra lối ngủ nghê này có sự đều đặn riêng.

Giang Thanh lại hỏi:

- Tại sao đồng chí không thông báo sớm tất cả điều này cho tôi biết?

Tôi mất dần kiên nhẫn:

-Thưa, tôi chưa có điều kiện. Chủ tịch chỉ mới vừa nói điều này với tôi.

Giang Thanh lạnh lùng nói:

- Thôi được, chúng ta tạm thế đã. Lần sau đồng chí hãy nói cho tôi biết trước khi đồng chí đến chỗ Chủ tịch.

Tôi không có ý định phải thưa bẩm với Giang Thanh trước, vì bà ta không thể trực tiếp kiểm soát được chồng bà. Bà tính qua tôi để tác động đến Mao. Tôi lễ độ từ biệt bà, nhưng tôi phớt lờ chỉ thị của bà.

Sau khi tôi đi khỏi, Giang Thanh nói với một cô y tá của bà: Bác sỹ Lý thật ương ngạnh và kiêu căng, cứ khăng khăng giữ ý kiến của hắn. Chúng ta phải dạy cho hắn một bài học.

Tôi kể cho Mao cuộc nói chuyện của tôi với Giang Thanh và ông có ý định làm người trung gian giữa tôi và vợ ông. Ông nói:

- Giang Thanh đã công khai đối đầu với đồng chí. Đồng chí nên nói cái gì đó nịnh đầm bà ấy một chút, để làm bà ấy hài lòng.

Uông Đông Hưng cũng vậy. Ông ta muốn tôi kính trọng Giang Thanh hơn nữa và lo ngại hậu quả sẽ xảy ra khi tôi không làm theo lời ông. Có lẽ ông ta cũng đã từng xung đột với Giang Thanh.

Lời khuyên của cả hai người làm tôi ngạc nhiên. Tôi rút ra bài học, không nên đưa chuyện nữa.

Mặc dù tôi không muốn nịnh Giang Thanh và tôi thấy khó mà gây được thiện cảm đối với bà, nhưng tôi vẫn tìm cách để hiểu bà.

Bà sống một cuộc sống xa hoa, nhưng vô nghĩa. Mao không quan tâm đến bà và bà cũng chẳng có vai trò gì trong cuộc đời ông. Ông già hơn vợ tới 20 tuổi và họ có những thiên hướng rất khác nhau. Giang Thanh coi trọng giờ giấc và sự đều đặn, ngược lại Mao chối bỏ tất cả mọi sự điều độ. Mao thích đọc, còn trong việc này Giang Thanh lại thiếu kiên nhẫn. Mao tự hào về sức khỏe và tầm vóc của ông, còn Giang Thanh luôn cảm thấy đau yếu. Chưa bao giờ họ cùng ăn với nhau. Trong khi Mao ưa thích những món ăn cay của vùng Hồ Nam, thì Giang Thanh lại mê hoặc là món cá nấu với rau nhạt nhẽo, hoặc là làm ra vẻ sành các món ăn phương Tây mà bà đã từng nếm thử ở Liên-xô và còn đòi hỏi cả món thịt hâm nhừ và trứng cá muối.

Người ta đã từng hết sức cố gắng tìm cho bà một công việc thích hợp. Năm 1949 bà được bổ nhiệm làm phó phòng Kiểm duyệt phim thuộc bộ Văn hóa, nhưng bà tỏ ra ương ngạnh đến nỗi chẳng ai có thể chịu nổi bà. Sau đó bà đổi sang làm phó phòng Thư ký chính trị của Tổng văn phòng của Dương Thượng Côn ở Trung Nam Hải. Nhưng bà lại đe mọi người rằng, Mao sẽ cách chức họ.

Mao đành phái cử bà làm thư ký riêng của ông. Với chức vụ này, bà phải tổng hợp tin tức từ bản tin phần lớn các nhà lãnh đạo đảng đều giao cho vợ làm công việc tương tự như vậy.

Mặc dù Giang Thanh thường có tập Bản tin đó nhưng ít khi bà đọc chúng. Khi làm, bà lại không thể phân biệt được tin nào là quan trọng, tin nào không, đến nỗi công việc của bà chẳng giúp gì được cho Mao. Vì vậy, Lâm Khắc phải đảm nhiệm công việc của Giang Thanh là thu thập tin tức.

Giang Thanh là người mà người Trung quốc gọi là tiểu công minh (kẻ khôn vặt). Bà xét nét, nhưng không được giáo dục và không có khả năng phân tích. Bà chỉ biết một chút về lịch sử Trung hoa, còn về thế giới bên ngoài biên giới thì bà lại càng biết ít hơn. Bà thường không hiểu ngay cái mà bà vừa đọc. Có lần bà nói với tôi, nước Anh không phong kiến như Trung quốc, vì nó thường có nữ hoàng trị vì. Theo bà, vì chế độ gia trưởng của Trung quốc mang tính chất phong kiến, cho nên sự lãnh đạo của phụ nữ chính là biểu hiện của thời đại mới. Bà nghe được giọng Bác Kinh, thế mà hiểu biết của bà về ngôn ngữ Trung quốc lại hạn chế. Nhưng bà biết cách giấu dốt khi bà thường hỏi thêm những từ đó được phát âm như thế nào trong tiếng địa phương ở Bắc Kinh. Việc tra từ điển đối với bà thật khó khăn.

Mặc dù kiến thức của bà kém cỏi như thế, nhưng bà lại hay diễu cợt người khác. Một lần Mao nói đùa với tôi là tôi thu lượm được kiến thức về lịch sử Trung quốc ở trong nhà hát kinh kịch Bắc Kinh. Thật là một sự lăng nhục đối với tôi khi tôi nghiên cứu lịch sử Trung quốc một cách có hệ thống. Nhưng Giang Thanh vẫn tiếp tục lấy lời nhận xét của Mao để châm chọc tôi, tuy câu chuyện tiếu lâm đó đã nhạt từ lâu.

Mao không yên tâm về sự thờ ơ của vợ ông đối với những sự kiện lịch sử và thời sự. Bởi vậy, ông thường gửi cho bà sách vở, tài liệu và những tập sưu tầm tin tức mới nhất để bà nắm được những thông tin như ông. Nhưng Giang Thanh luôn luôn thoái thác. Thay vì đọc, tối ngày bà xem những cuốn phim nhập từ Hồng Công. Bà nói là bà ốm. Giang Thanh luôn đau ốm, nhưng những bộ phim, có lẽ, chữa được bệnh suy nhược thần kinh của bà.

Năm 1953, bộ y tế và Văn phòng chính của lực lượng an ninh đã ra tay với những bệnh tật mơ hồ của bà. Họ cử bác sĩ Hứa Đạo đến làm bác sĩ riêng cho bà. Ông nguyên là bác sỹ riêng của Mao trước đây, nhưng vì Giang Thanh luôn đau ốm, nên là Mao để cho bác sỹ Hứa Đạo chăm sóc vợ ông.

Giang Thanh đã đẩy cuộc đời của bác sỹ Hứa xuống địa ngục. Trong chiến dịch chống bọn phản cách mạng năm 1954, bà đã công kích ông, và về sau bà vẫn tiếp tục cái trò đê tiện đó của bà. Tại Quảng Châu, ông đã trở thành nạn nhân của những lời vu khống cay độc. Lần này ông bị phê phán là đã giở trò bỉ ổi với một cô y tá của Giang Thanh.

Cô y tá vốn mắc chứng thiếu máu, luôn cảm thấy mệt mỏi và chóng mặt. Vì vậy, ngay sau khi đến Quảng Châu ít lâu, cô đã yêu cầu bác sỹ Hứa khám cho cô. Bác sỹ Hứa khám cho cô trong tiền sảnh của nhà khách, nơi cô ở. Bỗng nhiên, một vệ sỹ - một gã nông dân vô học, rất nghi ngờ về mặt đạo đức - xộc vào phòng. Gã vốn mù tịt về y tế, thế là gã đã vu cho bác sỹ Hứa tội quấy rối tình dục.

Là chỉ huy toán vệ sỹ, Uông Đông Hưng phải lưu tâm đến vụ này. Ông chứng minh được là Hứa Đạo vô tội, vì một người là bác sỹ ông đã biết từ lâu, và người kia là gã vệ sĩ ông cũng không lạ gì về sự thất học và tư cách thô lỗ của hắn.

Tôi cũng rất bất bình về sự chỉ trích này. Đơn giản là không đời nào bác sỹ Hứa lại hành động như vậy. Ông là người rất thận trọng, có thể hơi bướng bỉnh một chút, nhưng ông có nguyên tắc về đạo đức. Ngoài ra, người ta đã gán cho ông có liên hệ với nhóm chống đảng, và chắc chắn ông không đến nỗi khờ khạo quên mất tương lai của mình. Trong khi điều tra, tôi đã biện hộ cho bác sỹ Hứa bằng cách đưa ra bằng chứng rằng sự liêm khiết và sự thành công trong nghề của ông là một tấm gương mẫu mực. Chúng ta không có quyền buộc tội ông với lời tố cáo hoàn toàn vô lý.

Cuối cùng, cả Mao cũng can thiệp bảo vệ danh dự cho bác sỹ. Bác sỹ Hứa được giải tỏa khỏi những nghi ngờ và gã vệ sỹ kia bị sa thải. Có lẽ, đây là lần đầu tiên người ta đã cư xử ngay thật đối với một thày thuốc trong một vụ xung đột với lực lượng an ninh.

Nhưng Giang Thanh vẫn tiếp tục gây sự với vị bác sỹ của bà. Bác sỹ Hứa phải làm người chiếu phim cho bà và chỉ được phép chọn những cuốn phim làm cho bà sảng khoái và đến đêm không làm bà mất ngủ. Nếu ông chọn không đúng phim bà thích - điều này thường xảy ra - thì lập tức bà nhiếc mắng ông thậm tệ. Hứa đề nghị không phải làm việc này, nhưng Giang Thanh không chịu. Xem phim là điều trị chứng suy nhược thần kinh cho bà: vì vậy trách nhiệm của ông là phải chiếu phim cho bà xem. Tuy vậy, hầu hết các cuốn phim đều không làm cho bà vừa lòng, nên bà thường chì chiết ông. Khi xem bộ phim Cuốn theo chiều gió, bà quả quyết, đây là phim tuyên truyền cho chế độ nông nô ở miền Nam và bà chửi rủa những người thích bộ phim đó là bọn phản cách mạng đốn mạt. Giữa những năm 1950 mà câu nói đó của bà cũng chẳng có mấy trọng lượng. Thế nhưng vài năm sau, trong khi diên ra cuộc Cách mạng văn hóa, với lòng thù hận, bà đã hủy hoại sự nghiệp và cuộc đời của biết bao con người.

Nếu bác sỹ Hứa có chọn đúng cuốn phim bà thích thì bà cũng chẳng hài lòng. Thỉnh thoảng cảnh phim trên màn ảnh quá sáng, khiến bà khăng khăng là mắt bà bị đau. Nếu có điều chỉnh tối đi, thì có thể bà lại không nhìn thấy hình ảnh nữa. Và một khi nếu ánh sáng đã được bà chấp nhận, thì nhiệt độ trong phòng lại không được ổn, hoặc quá nóng, hoặc quá lạnh, hoặc là quá ngột ngạt, hoặc gió lùa quá mạnh. Người ta chẳng bao giờ có thể chiều nổi bà, vì thế họ luôn luôn là người có lỗi và phải chịu những lời đay nghiến tưởng như không bao giờ dứt của bà.

Mãi khá lâu sau này tôi mới biết rằng, vô số nhưng câu chuyện dính dáng đến phụ nữ của Mao chính là nguyên nhân thực sự đối với vấn đề của Giang Thanh. Vì các cô y tá của bà - hầu hết đều là những thiếu nữ trẻ, quyến rũ - là những chiến lợi phẩm nho nhỏ dành cho Mao - lại ở dưới sự giám sát của tôi, nên thỉnh thoảng bà đề nghị tôi hãy lưu tâm, đừng để các cô y tá đó tiếp xúc với chồng bà. Một lần, tình cờ tôi bắt gặp Giang Thanh ngồi khóc trên một clúếc ghế dài trong công viên ở Trung Nam Hải, trước dinh thự của Mao. Bà khần khoản yêu cầu tôi đừng tiết lộ sự việc này, cứ như ai đó có thể đoạt phần thắng trong đòn chính trị chống lại chồng bà. Stalin đã chả từng giam một người đàn bà trong kho đã cưỡng lại tình yêu của ông đó sao. Chồng bà càng công khai săn đuổi các cô gái bao nhiêu, thì nỗi lo sợ của bà sẽ bị ông bỏ rơi ngày càng lớn bấy nhiêu.

Bà thật cô đơn, tẻ nhạt và chán chường.

Bà cảm thấy từng nỗi thất vọng của bà. Tôi không biết, liệu bà có phải cố gắng lắm không, nhưng bà phải nói hết với Mao và nếu ông không cho phép, thì bà chẳng dám làm gì.

Vì bà không thể chế ngự được Mao nên bà cố tận dụng cương vị là vợ ông để chỉ huy người khác và sự chông chênh đó của bà làm cho bà trở nên tâm thường và nanh nọc. Đặc biệt, bà thường nổi giận với đám vệ sỹ, vì bà biết họ đã giúp Mao trong những vụ bê bối của ông. Nhưng bởi vì những người vệ sỹ lại trực tiếp làm việc cho Mao và ở dưới quyền Uông Đông Hưng, nên bà khó có cơ hội sinh sự với họ. Do đó, bà chỉ còn biết trút cơn thình nộ lên những người phục vụ riêng của bà, trước tiên là lên vị bác sỹ.

Giang Thanh liên tiếp chỉ trích những người khác đã làm khổ bà, song thực ra bà lại đày đọa tinh thần của những nhân viên của bà. Bà công khai cho rằng, nếu bà gặp chuyện không hay, thì mọi người khác cũng phải chịu đau khổ. Chỉ có một số ít người ở lâu được với bà, còn hầu hết đều xin thuyên chuyển đi nơi khác để khỏi bị hành hạ.

Mùa thu năm 1956 bác sỹ Hứa Đạo cũng xin từ chức. Sau chiến dịch chống bọn phản cách mạng và vụ vu khống quấy rối tình dục, ông đã sang dạy ở trường Đại học y khoa. Ông muốn trở về làm việc ở bệnh viện, để ông có thể sử dụng và đào sâu kiến thức của mình. Cuối cùng, ông đã chuyển về bệnh viện đa khoa Bắc Kinh, một trong những bệnh viện tốt nhất và quan trọng nhất của Trung quốc. Lúc đó, tôi đã tị với Hứa Đạo về việc ông từ chức.
Bác Sĩ riêng của Mao
Lời nói đầu
Chương 1
Chương 2
Chương 3
Chương 4
Chương 5
Chương 6
Chương 7
Chương 8
Chương 9
Chương 10
Chương 11
Chương 12
Chương 13
Chương 14
Chương 15
Chương 16
Chương 17
Chương 18
Chương 19
Chương 20
Chương 21
Chương 22
Chương 23
Chương 24
Chương 25
Chương 26
Chương 27
Chương 28
Chương 29
Chương 30
Chương 31
Chương 32
Chương 33
Chương 34
Chương 35
Chương 36
Chương 37
Chương 38
Chương 39
Chương 40
Chương 41
Chương 42
Chương 43
Chương 44
Chương 45
Chương 46
Chương 47
Chương 48
Chương 49
Chương 50
Chương 51
Chương 52
Chương 53
Chương 54
Chương 55
Chương 56
Chương 57
Chương 58
Chương 59
Chương 60
Chương 61
Chương 62
Chương 63
Chương 64
Chương 65
Chương 66
Chương 67
Chương 68
Chương 69
Chương 70
Chương 71
Chương 72
Chương 73
Chương 74
Chương 75
Chương 76
Chương 77
Chương 78
Chương 79
Chương 80
Chương 81
Chương 82
Chương 83
Chương 84
Chương 85
Chương 86
Chương 87
Chương 88
Chương 89
Chương 90
Chương 91
Chương 92