Chương 43
Tác giả: Lý Chí Thỏa
Uông Đông Hưng quay về Trung Nam Hải tháng 10 1960. Sự đày ải đã rèn luyện và hoàn thiện năng khiếu chính trị của ông, giờ đây ông giữ chặt quy tắc mới duy trì chính trị - tuyệt đối phục tùng Mao, không khi nào nói không đã trở thành nguyên tắc của Uông.
- Nếu Mao nói một, nghĩa là một. Nếu Mao nói hai, nghĩa là hai. Trước hết Uông tin rằng ông sẽ hiểu Chủ tịch tuyệt đối đúng.
Ông không muốn rơi vào rọ nữa.
Ông không làm thêm sai lầm nữa.
Sự phục tùng Giang Thanh là sai lầm đầu tiên của Uông, lẽ ra có thể tránh được. Trước đây Uông thi hành mệnh lệnh của bà như mệnh lệnh của Mao. Nhưng đòi hỏi Giang Thanh không có giới hạn, dù là Uông thực hiện mọi ý muốn của bà, Giang Thanh vẫn phát biểu chống ông ta. Mao phê bình ông: Nếu anh theo yêu cầu của Giang Thanh, thì anh hãy làm với bà ta chứ đừng làm với tôi nữa. Thế là Uông giờ đây chỉ nghe Mao. Giang Thanh không thể chửi ông ta thêm được nữa. Tôi đã bị hạ xuống 4 năm - ông nói - và tôi không chết. Tệ hơn nữa so với giờ đây - đó là bị gạt xuống. Như thế nếu bà ta nghĩ rằng có thể lừa dối tôi, bà ta sẽ nhầm.
Nhiệm vụ đầu tiên của Uông là liên kết quyền lực trong giới hạn nhóm Một. Uông cần thanh lọc kẻ thù và cài những người phục tùng ông. Sự thối nát trong nhóm Một tăng đến mức thậm chí Mao không thể lờ đi được, và tạo cho Uông cơ hội sửa chữa sai lầm bằng cách thanh lọc.
Trước đây Uông Đông Hưng từng bị dính đến tha hoá ở nhóm Một. Đầu những năm 50, khi đảng thuyết giáo tính nghiêm túc, Uông bị buộc tội làm hư hỏng và sống bê tha. Uông nhận phê bình thành khẩn, và được biểu dương kiểu mẫu.
Tuy nhiên năm 1952, khi bộ trưởng bộ trưởng công an La Thụy Khanh bắt đầu chiến dịch chống sự thối nát trong nội bộ Bo công an, thì Uông phát sinh vấn đề. Có một lần, La Thụy Khanh triệu tập thành phần lãnh đạo bộ máy công an và đề nghị ai có lỗi thì sám hối. Tất cả im lặng
Thời gian trôi đi.
- Uông - cuối cùng La lên tiếng - Vì sao anh không nói? Chẳng lẽ anh không có vấn đề gì để nói cho chúng tôi?
Uông - một họ rất phổ biến ở Trung quốc. Đông Hưng cũng không phải là tên duy nhât của Uông trên hội nghị. Cả hai Uông nhìn nhau. Không ai đứng dạy cả.
- Uông Đông Hưng, Vì sao anh nhìn lung tung thế! - La rời chủ tịch đoàn - Tốt nhất là anh nên sám hối. Nếu không sẽ rất nguy hiểm đấy.
Uông Đông Hưng sau này kể tôi nghe vụ việc.
- Anh ăn cắp một cái gì đó của Chủ tịch và bán nó, đúng thế không? - La hỏi.
Uông Đông Hưng không thể hiểu La định nói gì.
- Anh lại còn im lặng, thậm chí sau gợi ý của tôi? - La dồn - Hãy nhìn xem, cái gì đây? - La giữ trong tay tập giấy.
Đó là bức thư của cửa hàng xác nhận rằng Uông Đông Hưng lấy máy ảnh của Mao và bán cho cô. Hoá đơn kèm theo có chữ ký của Uông Đông Hưng.
Nhưng Uông không lấy máy ảnh ở Mao và cũng không biết gì về việc này. Tên trên hoá đơn là tên ông, nhưng chữ ký thì không phải. Cuối cùng Uông có thể chứng minh rằng chữ ký là giả.
Thông thường Mao xem sự thối nát bình tĩnh hơn Uông. Danh dự không làm Mao quan tâm. Nếu người có lỗi hữu ích cho ông, không có nghĩa lý gì người khác lại đánh giá - Mao bảo vệ nó. Nhưng ngay khi nó trở nên vô dụng, Mao phạt ngay. Trợ lý thân cận của Mao, đồng minh chính trị thân cận của Mao có thể trở thành kẻ thù của lãnh tụ sau một đêm.
Mục đích của Uông quay về nhóm Một là tống khứ Diệp Tử Long và Lý ẩm Kiều. Uông buộc tội họ là làm ông bị đày ải mất 4 năm. Thời gian bị phạt đã qua khi mà ông còn ở Trung Nam Hải.
Mao cũng không khoái Diệp và Lý, nhưng hai người này biết qua nhiều đời tư của ông, nếu họ bị dồn tới chân tường thì họ cũng sẽ liều lĩnh tung hết bí mật của ông ra.
Mao hoạt động chống họ một cách lén lút, còn Diệp Tử Long và Lý ẩm Kiều, lại vận động ngầm để buộc Mao chống Uông.
Tuy nhiên tôi tin là không chỉ thèm khát mộng trả thù. Tại vùng nông thôn Giang Tây, Uông thấy sự khổ cực và vất vả của nhân dân và bản thân đã nếm mùi cay đắng như thế nào, đặc quyền, được dành cho nhóm Một, là muối xát vào vết thương của Uông. Và điều quan trọng hơn, nạn đói cuối cùng đã lọt vào Trung Nam Hải. Những bức tường màu đỏ rực, ngăn cách những người được hưởng đặc quyền đặc lợi với pháp luật, không thể bắt ép ông hơn được nữa.
Khẩu phần của chúng tôi giảm xuống còn 16 cân (cân Anh) ngũ cốc trong một tháng. Thịt, trứng, dầu rán nói chung không có. Chúng tôi được phép mua hoa quả ở chợ, nhưng ở đó người bán cũng không nhiều. Một số người tổ chức đi săn dê rừng, nhưng rồi chẳng bao lâu dê rừng cũng trở nên hiếm. Nạn đói kém gây ra sự lan truyền bệnh viêm gan phù thịng và viêm gan siêu vi trùng. Gia đình tôi chịu nhiều tổn thất. ở Lý Liên xuất hiện suy dinh dưìng, nhưng vợ tôi lo cho những đứa con hơn là lo cho bản thân. Khi tôi mang về nhà một ít hạt đậu tương, vợ tôi dành cho tụi trẻ. Những chuyến đi của tôi cùng với Mao quanh Trung quốc, làm tôi khổ sở, thì lại trở thành trở thành ngày lễ của gia đình tôi. Khi tôi vắng mặt, họ được ăn tốt hơn, vì rằng đã nhận được 16 cân (cân Anh) gạo tiêu chuẩn hàng tháng của tôi.
Mao, tất nhiên, không đương đầu nạn đói, nhưng cũng đã biết sự nghiêm trọng của khủng hoảng. Các tài liệu ông nhận được hàng ngày giờ đây không cho phép ông tránh né sự thất. Từ mọi miền đất nước tin tức đưa về, và từ năm 1960 Mao đã bị đè nặng đến nỗi gần như không ra khỏi giường. Ông hình như không còn đủ minh mẫn để hiểu được làm thế nào chấm dứt nạn đói. Khi tôi thông báo cho ông là bệnh phù thũng và viêm gan siêu vi trùng lan tràn rộng, Chủ tịch buộc tôi tôi toàn tưởng tượng ra các thứ gây khó khăn cho người khác.
- Đồng chí là bác sĩ chẳng có gì hơn là doạ mọi người - Mao nói như liên thanh - Đồng chí chỉ có mỗi việc là đi bới bệnh. Nếu người ta không đau ốm, chắc hẳn đồng chí thành vô dụng?
Tôi trả lời rằng chúng tôi không tìm bệnh, chúng tôi chỉ so sánh việc thiếu ăn với cài gì mà chúng tôi nhìn thấy hàng ngày.
- Chúng ta đang ở trong nạn đói - Mao buồn rầu - Còn đồng chí, là bác sĩ, chỉ làm người ta rối lên, toàn nói đến bệnh tật. Đồng chí tạo ra những khó khăn do mình nghĩ ra. Tôi không tin đồng chí.
Dương Thượng Côn bắt đầu vẽ ra một cái tên tinh thần chịu đựng lâu dài. Ông ta khuyên chúng tôi bình tĩnh chấp nhận khó khăn, tự tin và trồng rau và dưa hấu.
Chẳng mấy chốc tất cả chúng tôi đã thu hoạch được những túm rau nhỏ, những người trong giờ làm việc chỉ chăm lo vườn rau nhỏ của mình. Dù vậy dạ dày của chúng tôi vẫn luôn luôn không đầy.
Những người sống ở Trung Nam Hải không bị ảnh hưởng đến nạn đói và bệnh tật liên quan.
Tôi quyết định Mao khá là khắt khe trong việc nhận ra bệnh tật đang lan truyền quanh ông. Nhưng tôi chưa lần nào đả động đến đề tài bày và cư xử khi có mặt Chủ tịch làm như nạn đói và bệnh tật đột nhiên đã biến mất một cách siêu thần.
Mao vẫn tiếp tục căm tức ba tay đứng đầu đảng, người mà ông gọi là phía tiêu cực. Mao thường nhắc lại:
- Họ càng nói nhiều về phía đen tối của vấn đề, thì họ càng xa dời đến chỗ tối tăm.
ông nhìn những người lãnh đạo hay nó về khó khăn đè nặng lên đất nước như là người hèn nhát và vô tích sự.
Mao chỉ làm một sự nhượng bộ duy nhất đối với nạn đói: ông ngừng ăn thịt. Ông nói
- Mọi người bị đói. Trong hoàn cảnh này tôi không thể ăn thịt được.
Lưu Thiếu Kỳ và Chu Ân Lai sợ rằng việc này làm hại sức khoẻ Mao, và khuyên tôi tác động đến lãnh tụ.
Khi một tỉnh đông bắc gửi biếu các nhà lãnh đạo cao cấp đất nước thịt hổ và nai, tôi khuyên Mao nên ăn. Ông từ chối.
- Đem cho bếp ăn tập thể - ông ra lệnh.
- Liệu chúng tôi để lại cho Chủ tịch một ít được không? - tôi hỏi.
- Giờ đây tôi không ăn thịt - Mao đáp - Cứ chờ sau.
Nạn nhân, dĩ nhiên, là chẳng có biểu hiện gì của đói cả. Chỉ có ai đó ở Trung Nam Hải mới được ăn tốt hơn, vì rằng Mao chia xẻ phần thịt hổ và nai. Nhưng điệu bộ này của Chủ tịch thì làm vui mừng ở những ai biết điều này.
Chúng tôi, thậm chí cả trong số những cán bộ nuông chiều hư hỏng Trung Nam Hải cũng được hưởng đặc quyền của nhóm Một. Họ biết những chuyến đi riêng của chúng tôi và biết thu xếp cho chúng tôi kiểu tốt nhất: chúng tôi ăn không mất tiền và không bao giờ phải trả tiền đồ uống. Họ có thể nhìn thấy chúng tôi có đồng hộ chính hiệu và máy ảnh tịch thu từ bọn gián điệp Đài Loan và được bán cho những người phục vụ quanh Mao. Họ biết rằng chúng tôi có quyền dùng các đồ xa xỉ, khá sang trọng - quần áo nhung, lụa, giầy da, là những thứ chẳng có người thường nào mua được. Và điều mà chúng tôi tiếp tục giầu lên được thậm chí trong thời kỳ nạn đói, chỉ làm xa cách chúng tôi với các đồng chí khác.
Để tăng quyền lực nhóm Một, Uông Đông Hưng tấn công vào đặc quyền đặc lợi này. Uông chĩa mũi dùi vào Lý ẩm Kiều.
- Diệp Tử Long và tôi ngang hàng nhau, và Diệp làm việc cho Chủ tịch lâu hơn tôi - Uông giải thích - Nếu tôi phát biểu chống ông ta, ông ta sẽ bị nguy hiểm.
Nếu Uông tấn công đồng thời, họ có thể liên kết với nhau. Chiến thuật của Uông là ở chỗ cô lập Diệp và chĩa lửa vào Lý ẩm Kiều.
Mao đồng ý rằng Diệp Tử Long chưa cần phải đánh công khai. Tất cả lời buộc tội được xem xét kín đáo dưới dạng văn bản.
Khi Uông Đông Hưng nhắc đến chuyện nhân tình thì Lý ẩm Kiều sợ hãi. Tình hình rất tế nhị. Những hậu quả của việc công khai nạo thai ở Quảng Châu không thể nói trước được. Xuất hiện khá nhiều tiếng xấu. Uông cũng sợ Lý tự sát.
Cuộc phê bình Lý ẩm Kiều bắt đầu cuối tháng 10 và kéo dài hai tháng. Họp hành tiếp tục 2-3 giờ một ngày. Người ta tiến hành họp lúc Mao ngủ, khi các nhân viên của ông rảnh rỗi không phải làm việc.
ít người biết về vai trò của Chủ tịch trong chiến dịch thanh trừng nội bộ này. Ông sử dụng các vệ sĩ của mình để điều khiển tất cả màn kịch bằng cách nhận tin tức hàng ngày và xúi giục ai nói gì và nói cái gì. Như thế, vệ sĩ Tiểu Chương kể về Lý ẩm Kiều vào cửa hàng ở Thượng Hải và ngạc nhiên thấy Lý móc tiền ra mua hàng.
Việc huy động tất cả nhân viên chống Lý ẩm Kiều là việc dễ dàng. Lý có đủ các kẻ thù, những người đã sợ hãi tính cách kiêu căng và lỗ mãng của Lý. Nhưng những yếu tố chết người nhất không khi nào nổi lên trên mặt. Mọi người đều lo ngại về sự bảo vệ thể diện của mình. Tôi cũng hạn chế phê bình, chỉ đề cập đến sự lạm đụng đặc quyền, mà chúng tôi ít nhiều được hưởng - khách sạn thanh lịch trong chuyến đi, thức ăn ngon lành, phục vụ miễn phí, được mua đồ xa xỉ. Về vụ nạo thai ở Quảng Châu tôi lờ đi.
Nhưng cuộc thanh trừng nội bộ này có hậu qủa không lường. Trong thời gian mà Diệp Tử Long cho rằng ông ta thoát khỏi phê bình, thì sự giàu có công khai đã trở thành yếu tố nghiêm trọng phản lại ông - Ngôi nhà của Diệp ở Điền Trang, chẳng hạn, dùng để tổ chưc gặp mặt để uống - thật ra là các quan chức cao cấp thu xếp với nhau để ăn uống ngon lành mà không phải trả tiền.
Sau một đêm, Uông Đông Hưng, đã thức tỉnh những người mạnh và được bảio vệ tốt, trở thành người hùng của Trung Nam Hải, sự nổi tiếng của ông bay đến mây xanh. Chu Ân Lai và Lưu Thiếu Kỳ hài lòng.
Phán xét kết luận thuộc về Mao. Lý do là sinh nhật 67 tuổi của ông, ngày 26 tháng 12 năm 1960.
Hai ngày trước sự kiện này, Uông Đông Hưng trình Mao xem xét kết quả điều tra của mình. Uông nói là một số người làm việc quanh lãnh tụ đã phớt lờ khổ cực của nhân dân và trở thành những người đặc quyền, đặc lợi. Nhân dân cắn răng chịu khổ cực, những người này tổ chức tiệc tùng hoang phí, đi lại và uống không mất tiền, sử dụng chức vụ của mình để mua những nhàng hoá quý hiếm không xứng với chức danh được hưởng.
Mọi người ở nhóm Một ủng hộ lời buộc tội này
Nhân ngày sinh Mao có mặt Diệp Tử Long, Lý ẩm Kiều, Vương Kính Tiên, Lâm Khắc, thư ký riêng Quang Trị, y tá trưởng Ngô Từ Tuấn và Uông Đông Hưng. Tôi ở Quảng Châu với Giang Thanh, và Uông Đông Hưng sau này kể tôi nghe câu chuyện đó.
Bởi vì Chủ tịch không ăn thịt, bữa trưa đạm bạc. Trong thời gian ăn nhậu Mao bắt đầu kể lịch sử thời kỳ các ông vua đánh nhau (403-221 trước công nguyên) - về cuộc thăm viếng của Từ Thanh với bạn ông ta Thương Ưởng, tể tướng triều Tần. Từ Thanh nghèo nàn và tin rằng Thương cũng giúp đỡ ông tìm việc. Thương Ưởng xếp bạn vào một nhà khách nhỏ rất giống khách sạn Bắc Kinh, Mao nói, và sẵn sàng tiếp ông. Nhưng Thương Ưởng không gặp ông. Sau hai tháng sống trong xa hoa Từ Thanh cũng chẳng thấy tể tướng. Ông quay về nhà và hoàn toàn tin là thế là mất một sự ưu đãi của bạn mình.
Sau khi trở về nhà ông thấy nhà mình đã được sửa chữa lại và đẹp hơn. Bếp đầy thức ăn.. Thương Ưởng cũng chẳng thấy anh, bởi vì quyết định rằng anh có thể thực hiện những kỳ công lớn - giải thích tể tướng - ông gửi anh với sứ bộ ngoại giao. Ông muốn anh thăm sáu nước lân bang và khuyên họ đừng tấn công nhà Tần.
Từ Thanh sung sướng nhận nhiệm vụ ngoại giao và thực hiện nó thành công cứu nhà Tần khỏi bị tấn công.
Mao cũng gửi nhân viên của mình làm sứ mạng ngoại giao. Thậm chí những người bạn tốt không cần sống chung với nhau - ông nói - Mỗi người phụ thuộc vào chính bản thân mình để mà tất cả chúng ta cần phải làm việc, để mà thực hiện kỳ công lớn. Nước ta đang gặp những thử thách lớn. Thực tế sản xuất không đủ. Dân thì đói. Mao muốn, các bạn ông xuống làm việc ở tận cùng xã hội, chia xẻ số phận dân thường, để họ thấu hiểu khó khăn của ông. Rồi sau đó họ sẽ kể cho lãnh tụ về tất cả cái gì họ biết.
Ai trong số những người có mặt trong bữa ăn trưa, như dự đoán, cần phải đi, ai đó bị bắt. Uông Đông Hưng, tất nhiên, ở lại. Nhưng Mao muốn Diệp Tử Long, Lý ẩm Kiều, Vương Kính Tiên và Lâm Khắc ra đi, và cả thư ký riêng của ông Quang Trị và vệ sĩ Phong Dân Chung. Lãnh tụ liếc sang từ phải sang trái, - Diệp Tử Long và Lý ẩm Kiều - Vương Kính Tiên và Lâm Khắc.
Mao đề nghị chỗ có thể bổ nhiệm cho Diệp Tử Long và Lý ẩm Kiều là Sơn Đông và Hồ Nam. Đây là hai tỉnh năng động năng động tíến hành chính sách đại nhảy vọt và giờ đây cả hai tỉnh trong tình trạng đói. Nhưng tình hình kinh tế Hồ Nam xấu ngang Sơn Đông, ông cho là thế. Mao chỉ nhận thông tin từ vùng Thạch Ninh buộc tội bọn phản cách mạng và các phần tử phong kiến phá rối kinh tế.
Tất cả mọi người vẫn còn chưa có khả năng so sánh ý kiến vì sao mà tình hình tồi tệ đến thế, Mao cho rằng bọn phản cách mạng làm suy yếu sản xuất. Ông tự coi mình như Thương Ưởng, gửi bạn mình làm sứ giả ngoại giao, để tránh cuộc tấn công của bọn phản cách mạng. Ông ta muốn Diệp Tử Long và Lý ẩm Kiều đi về Thạch Ninh.
- Hãy đến đó - ông vạch đường cho họ - Nếu việc được giao là quá khó với các anh, hãy quay lại. Đừng lo. Không ai chết đâu.
Mao quả là một nghệ sỹ đáng ngạc nhiên. Ông tống khứ các nhân viên chủ chốt của bộ máy của ông bằng cách gửi họ xuống vùng khó khăn và vất vả, nhưng thậm chí ông lại còn muốn lòng trung thành từ những người bị thải.
Ông vờ vịt rằng cả hai người vẫn là bạn ông và ông làm bước đi này ngược mong muốn của mình, chỉ vì rằng ông cần sự giúp đỡ.
Diệp Tử Long và Lý ẩm Kiều tin Mao. Ông đã tạo điều kiện tốt cho họ, dù không muốn đi. Cả hai cố gắng dây dưa để ăn tết ở ở Bắc Kinh. Nhưng Mao ra lệnh họ phải ra đi cuối tháng 12. Ông ta muốn thấy công việc của họ.
Trước khi họ đi, Uông Đông Hưng bổ xung vào danh sách này một kẻ thù của ông - Lương Đào Sơn, người đi cùng tôi vào Đại học tổng hợp công nhân năm 1949. Trong thời gian Uông bị đuổi, Lương Đào Sơn giữ chức giám đốc văn phòng bảo vệ trung ương và tìm mọi cách để ngăn cản Uông quay lại. Uông phục đúng lúc để trả thù. Lương Đào Sơn trở thành nạn nhân của trò đùa riêng mình.
- Nhiều người nhóm Một được gửi xuống dưới để sửa khuyết điểm - Mao nhận xét - Khi đó những người còn lại đợi cơ hội của mình?
Nhận xét dí dỏm này quả là đắt giá.
- Tôi nói chuyện với Chủ tịch và xem xét liệu có thể để ông đi bây giờ được không?- Uông trả lời.
Cả Mao cũng gửi Lương Đào Sơn xuống nông thôn.
Bằng sự thuyên chuyển Diệp Tử Long và Lý ẩm Kiều, Uông kiểm soát hoàn toàn nhóm Một. Một trong số phó của Lý ẩm Kiều, tên là Trương Tăng Bành, được cử làm phó đội trưởng bảo vệ Mao. Mao Bắc Trung và Tiểu Chu làm phó giám đốc mới văn phòng trung ương bảo vệ. Người tin cẩn của Uông, Vương Giang Hoa, cầm đầu văn phòng. Ngô Từ Tuấn thành y tá thường trực của Mao, cô ta hàng ngày thông báo Uông Đông Hưng về tất cả các hoạt động của Chủ tịch.
Khi thâu tóm xong tất cả quyền lực ở nhóm Một, Uông Đông Hưng tiến hành chiến dịch chống Bành Đức Hoài, để khôi phục quyền kiểm soát văn phòng bảo vệ trung ương và đội bảo vệ. Đó là hơn hai nghìn người lính được đào tạo và trang bị tốt đảm bảo an ninh bên ngoài Mao và những nhà lãnh đạo cao cấp khác, và bảo vệ các cơ quan then chốt của đảng. Bởi vì đa số những người thuộc hai cơ quan này thuộc Bành Đức Hoài, Uông tin rằng họ có thiện cảm với Bành. Viện rằng Mao cần được bảo vệ, tránh khỏi sự bất tin tưởng, Uông Đông Hưng đặt người phục tùng mình vào các vị trí then chốt Văn phòng bảo vệ trung ương, bằng cách giữ đồng minh của mình Trương Ưu Dự và Giang Đăng Trung ở vị trí tư lệnh và chính ủy đội bảo vệ trung ương.
Dù quyền lực tăng lên, Uông không dẹp nổi sự thối nát. Ngay đầu năm 1961, ngay sau cuộc thanh lọc, Mao dừng lại vài ngày ở Trường Sa gặp với Lưu Thiếu Kỳ và Chu Ân Lai trong đoàn tàu của mình. Bí thư thứ nhất tỉnh Hồ Nam Trương Bình Hoa và người phụ trách công an tỉnh ông đảm trách bảo vệ cuộc gặp của ba lãnh đạo (Trương Bình Hoa được bổ nhiệm sau khi Mao đuổi Châu Tiểu Châu, người công khai đứng về phía Bành Đức Hoài ở hội nghị Lư Sơn). Mọi chi phí về phục vụ Mao và người đi cùng đều do chính quyền trung ương trả. Uông Đông Hưng thường ký thanh toán.
Lần này khi nhận thanh toán, Uông ngạc nhiên thấy tính vào tài khoản Chủ tịch là hai nghìn con gà. Con số này gây nên nghi ngờ. Hồ Nam ở trong vị trí tốt nhất hơn nhiều tỉnh khác, nhưng nạn đói đang dữ dội, và thịt gà - luôn luôn là đồ ngon ở Trung quốc - hầu như không thể tìm thấy. Vâng nếu tìm thấy, những người tháp tùng không thể ăn hết lượng gà nhiều đến thế trong một số ngày chúng tôi ở đó. Ngoài ra, Mao và bộ máy của ông không ăn thịt.
Trương Bình Hoa đồng ý là hoá đơn sai. Có thể chỉ hai con gà, nhưng không phải hai nghìn.
Nhưng chẳng có gì sai cả. Đoàn tàu của Chủ tịch được 15 nghìn công an bảo vệ. Trời thì lạnh, lính chịu đói. Người phụ trách công an tỉnh đặt hai nghìn con gà để nuôi nhóm bảo vệ. Công an là những người bình thường, không ai cho họ đặc quyền, thậm chí Mao cũng phải từ chối.
Quyền lực tỉnh không khi nào cho phép bản thân tiêu tốn như thế, nếu như phải trả nó. công an, tin tưởng, cho rằng đây là lộc của Chủ tịch dành cho sự phục vụ của họ. Tương tự Diệp Tử Long và Lý ẩm Kiều, lãnh đạo Hồ Nam cũng thuộc vào ủng hộ Mao.
Uông Đông Hưng đành chấp nhận thanh toán, nhưng giận dữ.
Sau kết thúc tái tổ chức Uông Đông Hưng hoàn toàn điều khiển nhóm Một, Văn phòng bảo vệ trung ương và đội bảo vệ trung ương - ba cơ quan theo dõi chính ở Trung Nam Hải. Dưới sự lãnh đạo của Uông Đội bảo vệ dần dần thăng lên thâu tóm hoạt động. Quyền lực riêng của Uông Đông Hưng tăng theo tương ứng, khiến ông thành nhân vật chính trong trò chơi cung đình Bắc Kinh.
Gần sáu năm trôi qua từ khi bắt đầu Cách mạng văn hoá, Mao yêu cầu được quân sự hoá một phần để chiếm các xí nghiệp chính và các trường đại học tổng hợp ở Bắc Kinh. Ông đề nghị Uông Đông Hưng tăng thêm sức mạnh quyền lực.
Thời kỳ đó Uông thu xếp cho Chủ tịch. Khiêu trước đây mỗi tuần một lần vào thứ bảy, giờ đây hai lần - vào thứ tư và thứ bảy. Uông tăng số nhạc công và nhóm công tác văn hoá, đảm bảo giải trí trong buổi dạ hội và nghĩa là thực chất tăng số phụ nữ đến với Mao.
Từ khi Uông trở lại, lược lượng không quân, quân khu Bắc Kinh, tổng cục chính trị Giải phóng quân, độ pháo binh II và đội xây dựng đường sắt - tất cả phải đảm bảo nhạc công, dàn đồng ca, gái nhẩy. Tại toà nhà Hội nghị đại biểu toàn Trung hoa mở cửa nhân ngày lễ vào năm 1959, gian số 118, gian Bắc Kinh được trang bị đặc biệt cho Mao và một số gái trẻ trong số nhân viên phục vụ, thư dãn lãnh tụ. Mao không cần mối lái.
Khó mà nghĩ rằng hàng ngày xài nhiều cung nữ như thế, Mao vẫn tự giải quyết công việc mình. Ông đã 67 tuổi. Tháng 9-1961, khi gặp nguyên soái Monttomery, Mao lần đầu tiên đưa khả năng lý thuyết cái chết của mình. Cho rằng có thể chết bởi đạn của quân giết người giấu mặt, trong tai nạn máy bay, đổ tàu, chết đuối, nhiều hơn cả là chết bệnh.
Nhưng khẩu vị tình dục của Mao lại tăng theo độ tuổi.
Uông Đông Hưng quay về Trung Nam Hải tháng 10 1960. Sự đày ải đã rèn luyện và hoàn thiện năng khiếu chính trị của ông, giờ đây ông giữ chặt quy tắc mới duy trì chính trị - tuyệt đối phục tùng Mao, không khi nào nói không đã trở thành nguyên tắc của Uông.
- Nếu Mao nói một, nghĩa là một. Nếu Mao nói hai, nghĩa là hai. Trước hết Uông tin rằng ông sẽ hiểu Chủ tịch tuyệt đối đúng.
Ông không muốn rơi vào rọ nữa.
Ông không làm thêm sai lầm nữa.
Sự phục tùng Giang Thanh là sai lầm đầu tiên của Uông, lẽ ra có thể tránh được. Trước đây Uông thi hành mệnh lệnh của bà như mệnh lệnh của Mao. Nhưng đòi hỏi Giang Thanh không có giới hạn, dù là Uông thực hiện mọi ý muốn của bà, Giang Thanh vẫn phát biểu chống ông ta. Mao phê bình ông: Nếu anh theo yêu cầu của Giang Thanh, thì anh hãy làm với bà ta chứ đừng làm với tôi nữa. Thế là Uông giờ đây chỉ nghe Mao. Giang Thanh không thể chửi ông ta thêm được nữa. Tôi đã bị hạ xuống 4 năm - ông nói - và tôi không chết. Tệ hơn nữa so với giờ đây - đó là bị gạt xuống. Như thế nếu bà ta nghĩ rằng có thể lừa dối tôi, bà ta sẽ nhầm.
Nhiệm vụ đầu tiên của Uông là liên kết quyền lực trong giới hạn nhóm Một. Uông cần thanh lọc kẻ thù và cài những người phục tùng ông. Sự thối nát trong nhóm Một tăng đến mức thậm chí Mao không thể lờ đi được, và tạo cho Uông cơ hội sửa chữa sai lầm bằng cách thanh lọc.
Trước đây Uông Đông Hưng từng bị dính đến tha hoá ở nhóm Một. Đầu những năm 50, khi đảng thuyết giáo tính nghiêm túc, Uông bị buộc tội làm hư hỏng và sống bê tha. Uông nhận phê bình thành khẩn, và được biểu dương kiểu mẫu.
Tuy nhiên năm 1952, khi bộ trưởng bộ trưởng công an La Thụy Khanh bắt đầu chiến dịch chống sự thối nát trong nội bộ Bo công an, thì Uông phát sinh vấn đề. Có một lần, La Thụy Khanh triệu tập thành phần lãnh đạo bộ máy công an và đề nghị ai có lỗi thì sám hối. Tất cả im lặng
Thời gian trôi đi.
- Uông - cuối cùng La lên tiếng - Vì sao anh không nói? Chẳng lẽ anh không có vấn đề gì để nói cho chúng tôi?
Uông - một họ rất phổ biến ở Trung quốc. Đông Hưng cũng không phải là tên duy nhât của Uông trên hội nghị. Cả hai Uông nhìn nhau. Không ai đứng dạy cả.
- Uông Đông Hưng, Vì sao anh nhìn lung tung thế! - La rời chủ tịch đoàn - Tốt nhất là anh nên sám hối. Nếu không sẽ rất nguy hiểm đấy.
Uông Đông Hưng sau này kể tôi nghe vụ việc.
- Anh ăn cắp một cái gì đó của Chủ tịch và bán nó, đúng thế không? - La hỏi.
Uông Đông Hưng không thể hiểu La định nói gì.
- Anh lại còn im lặng, thậm chí sau gợi ý của tôi? - La dồn - Hãy nhìn xem, cái gì đây? - La giữ trong tay tập giấy.
Đó là bức thư của cửa hàng xác nhận rằng Uông Đông Hưng lấy máy ảnh của Mao và bán cho cô. Hoá đơn kèm theo có chữ ký của Uông Đông Hưng.
Nhưng Uông không lấy máy ảnh ở Mao và cũng không biết gì về việc này. Tên trên hoá đơn là tên ông, nhưng chữ ký thì không phải. Cuối cùng Uông có thể chứng minh rằng chữ ký là giả.
Thông thường Mao xem sự thối nát bình tĩnh hơn Uông. Danh dự không làm Mao quan tâm. Nếu người có lỗi hữu ích cho ông, không có nghĩa lý gì người khác lại đánh giá - Mao bảo vệ nó. Nhưng ngay khi nó trở nên vô dụng, Mao phạt ngay. Trợ lý thân cận của Mao, đồng minh chính trị thân cận của Mao có thể trở thành kẻ thù của lãnh tụ sau một đêm.
Mục đích của Uông quay về nhóm Một là tống khứ Diệp Tử Long và Lý ẩm Kiều. Uông buộc tội họ là làm ông bị đày ải mất 4 năm. Thời gian bị phạt đã qua khi mà ông còn ở Trung Nam Hải.
Mao cũng không khoái Diệp và Lý, nhưng hai người này biết qua nhiều đời tư của ông, nếu họ bị dồn tới chân tường thì họ cũng sẽ liều lĩnh tung hết bí mật của ông ra.
Mao hoạt động chống họ một cách lén lút, còn Diệp Tử Long và Lý ẩm Kiều, lại vận động ngầm để buộc Mao chống Uông.
Tuy nhiên tôi tin là không chỉ thèm khát mộng trả thù. Tại vùng nông thôn Giang Tây, Uông thấy sự khổ cực và vất vả của nhân dân và bản thân đã nếm mùi cay đắng như thế nào, đặc quyền, được dành cho nhóm Một, là muối xát vào vết thương của Uông. Và điều quan trọng hơn, nạn đói cuối cùng đã lọt vào Trung Nam Hải. Những bức tường màu đỏ rực, ngăn cách những người được hưởng đặc quyền đặc lợi với pháp luật, không thể bắt ép ông hơn được nữa.
Khẩu phần của chúng tôi giảm xuống còn 16 cân (cân Anh) ngũ cốc trong một tháng. Thịt, trứng, dầu rán nói chung không có. Chúng tôi được phép mua hoa quả ở chợ, nhưng ở đó người bán cũng không nhiều. Một số người tổ chức đi săn dê rừng, nhưng rồi chẳng bao lâu dê rừng cũng trở nên hiếm. Nạn đói kém gây ra sự lan truyền bệnh viêm gan phù thịng và viêm gan siêu vi trùng. Gia đình tôi chịu nhiều tổn thất. ở Lý Liên xuất hiện suy dinh dưìng, nhưng vợ tôi lo cho những đứa con hơn là lo cho bản thân. Khi tôi mang về nhà một ít hạt đậu tương, vợ tôi dành cho tụi trẻ. Những chuyến đi của tôi cùng với Mao quanh Trung quốc, làm tôi khổ sở, thì lại trở thành trở thành ngày lễ của gia đình tôi. Khi tôi vắng mặt, họ được ăn tốt hơn, vì rằng đã nhận được 16 cân (cân Anh) gạo tiêu chuẩn hàng tháng của tôi.
Mao, tất nhiên, không đương đầu nạn đói, nhưng cũng đã biết sự nghiêm trọng của khủng hoảng. Các tài liệu ông nhận được hàng ngày giờ đây không cho phép ông tránh né sự thất. Từ mọi miền đất nước tin tức đưa về, và từ năm 1960 Mao đã bị đè nặng đến nỗi gần như không ra khỏi giường. Ông hình như không còn đủ minh mẫn để hiểu được làm thế nào chấm dứt nạn đói. Khi tôi thông báo cho ông là bệnh phù thũng và viêm gan siêu vi trùng lan tràn rộng, Chủ tịch buộc tôi tôi toàn tưởng tượng ra các thứ gây khó khăn cho người khác.
- Đồng chí là bác sĩ chẳng có gì hơn là doạ mọi người - Mao nói như liên thanh - Đồng chí chỉ có mỗi việc là đi bới bệnh. Nếu người ta không đau ốm, chắc hẳn đồng chí thành vô dụng?
Tôi trả lời rằng chúng tôi không tìm bệnh, chúng tôi chỉ so sánh việc thiếu ăn với cài gì mà chúng tôi nhìn thấy hàng ngày.
- Chúng ta đang ở trong nạn đói - Mao buồn rầu - Còn đồng chí, là bác sĩ, chỉ làm người ta rối lên, toàn nói đến bệnh tật. Đồng chí tạo ra những khó khăn do mình nghĩ ra. Tôi không tin đồng chí.
Dương Thượng Côn bắt đầu vẽ ra một cái tên tinh thần chịu đựng lâu dài. Ông ta khuyên chúng tôi bình tĩnh chấp nhận khó khăn, tự tin và trồng rau và dưa hấu.
Chẳng mấy chốc tất cả chúng tôi đã thu hoạch được những túm rau nhỏ, những người trong giờ làm việc chỉ chăm lo vườn rau nhỏ của mình. Dù vậy dạ dày của chúng tôi vẫn luôn luôn không đầy.
Những người sống ở Trung Nam Hải không bị ảnh hưởng đến nạn đói và bệnh tật liên quan.
Tôi quyết định Mao khá là khắt khe trong việc nhận ra bệnh tật đang lan truyền quanh ông. Nhưng tôi chưa lần nào đả động đến đề tài bày và cư xử khi có mặt Chủ tịch làm như nạn đói và bệnh tật đột nhiên đã biến mất một cách siêu thần.
Mao vẫn tiếp tục căm tức ba tay đứng đầu đảng, người mà ông gọi là phía tiêu cực. Mao thường nhắc lại:
- Họ càng nói nhiều về phía đen tối của vấn đề, thì họ càng xa dời đến chỗ tối tăm.
ông nhìn những người lãnh đạo hay nó về khó khăn đè nặng lên đất nước như là người hèn nhát và vô tích sự.
Mao chỉ làm một sự nhượng bộ duy nhất đối với nạn đói: ông ngừng ăn thịt. Ông nói
- Mọi người bị đói. Trong hoàn cảnh này tôi không thể ăn thịt được.
Lưu Thiếu Kỳ và Chu Ân Lai sợ rằng việc này làm hại sức khoẻ Mao, và khuyên tôi tác động đến lãnh tụ.
Khi một tỉnh đông bắc gửi biếu các nhà lãnh đạo cao cấp đất nước thịt hổ và nai, tôi khuyên Mao nên ăn. Ông từ chối.
- Đem cho bếp ăn tập thể - ông ra lệnh.
- Liệu chúng tôi để lại cho Chủ tịch một ít được không? - tôi hỏi.
- Giờ đây tôi không ăn thịt - Mao đáp - Cứ chờ sau.
Nạn nhân, dĩ nhiên, là chẳng có biểu hiện gì của đói cả. Chỉ có ai đó ở Trung Nam Hải mới được ăn tốt hơn, vì rằng Mao chia xẻ phần thịt hổ và nai. Nhưng điệu bộ này của Chủ tịch thì làm vui mừng ở những ai biết điều này.
Chúng tôi, thậm chí cả trong số những cán bộ nuông chiều hư hỏng Trung Nam Hải cũng được hưởng đặc quyền của nhóm Một. Họ biết những chuyến đi riêng của chúng tôi và biết thu xếp cho chúng tôi kiểu tốt nhất: chúng tôi ăn không mất tiền và không bao giờ phải trả tiền đồ uống. Họ có thể nhìn thấy chúng tôi có đồng hộ chính hiệu và máy ảnh tịch thu từ bọn gián điệp Đài Loan và được bán cho những người phục vụ quanh Mao. Họ biết rằng chúng tôi có quyền dùng các đồ xa xỉ, khá sang trọng - quần áo nhung, lụa, giầy da, là những thứ chẳng có người thường nào mua được. Và điều mà chúng tôi tiếp tục giầu lên được thậm chí trong thời kỳ nạn đói, chỉ làm xa cách chúng tôi với các đồng chí khác.
Để tăng quyền lực nhóm Một, Uông Đông Hưng tấn công vào đặc quyền đặc lợi này. Uông chĩa mũi dùi vào Lý ẩm Kiều.
- Diệp Tử Long và tôi ngang hàng nhau, và Diệp làm việc cho Chủ tịch lâu hơn tôi - Uông giải thích - Nếu tôi phát biểu chống ông ta, ông ta sẽ bị nguy hiểm.
Nếu Uông tấn công đồng thời, họ có thể liên kết với nhau. Chiến thuật của Uông là ở chỗ cô lập Diệp và chĩa lửa vào Lý ẩm Kiều.
Mao đồng ý rằng Diệp Tử Long chưa cần phải đánh công khai. Tất cả lời buộc tội được xem xét kín đáo dưới dạng văn bản.
Khi Uông Đông Hưng nhắc đến chuyện nhân tình thì Lý ẩm Kiều sợ hãi. Tình hình rất tế nhị. Những hậu quả của việc công khai nạo thai ở Quảng Châu không thể nói trước được. Xuất hiện khá nhiều tiếng xấu. Uông cũng sợ Lý tự sát.
Cuộc phê bình Lý ẩm Kiều bắt đầu cuối tháng 10 và kéo dài hai tháng. Họp hành tiếp tục 2-3 giờ một ngày. Người ta tiến hành họp lúc Mao ngủ, khi các nhân viên của ông rảnh rỗi không phải làm việc.
ít người biết về vai trò của Chủ tịch trong chiến dịch thanh trừng nội bộ này. Ông sử dụng các vệ sĩ của mình để điều khiển tất cả màn kịch bằng cách nhận tin tức hàng ngày và xúi giục ai nói gì và nói cái gì. Như thế, vệ sĩ Tiểu Chương kể về Lý ẩm Kiều vào cửa hàng ở Thượng Hải và ngạc nhiên thấy Lý móc tiền ra mua hàng.
Việc huy động tất cả nhân viên chống Lý ẩm Kiều là việc dễ dàng. Lý có đủ các kẻ thù, những người đã sợ hãi tính cách kiêu căng và lỗ mãng của Lý. Nhưng những yếu tố chết người nhất không khi nào nổi lên trên mặt. Mọi người đều lo ngại về sự bảo vệ thể diện của mình. Tôi cũng hạn chế phê bình, chỉ đề cập đến sự lạm đụng đặc quyền, mà chúng tôi ít nhiều được hưởng - khách sạn thanh lịch trong chuyến đi, thức ăn ngon lành, phục vụ miễn phí, được mua đồ xa xỉ. Về vụ nạo thai ở Quảng Châu tôi lờ đi.
Nhưng cuộc thanh trừng nội bộ này có hậu qủa không lường. Trong thời gian mà Diệp Tử Long cho rằng ông ta thoát khỏi phê bình, thì sự giàu có công khai đã trở thành yếu tố nghiêm trọng phản lại ông - Ngôi nhà của Diệp ở Điền Trang, chẳng hạn, dùng để tổ chưc gặp mặt để uống - thật ra là các quan chức cao cấp thu xếp với nhau để ăn uống ngon lành mà không phải trả tiền.
Sau một đêm, Uông Đông Hưng, đã thức tỉnh những người mạnh và được bảio vệ tốt, trở thành người hùng của Trung Nam Hải, sự nổi tiếng của ông bay đến mây xanh. Chu Ân Lai và Lưu Thiếu Kỳ hài lòng.
Phán xét kết luận thuộc về Mao. Lý do là sinh nhật 67 tuổi của ông, ngày 26 tháng 12 năm 1960.
Hai ngày trước sự kiện này, Uông Đông Hưng trình Mao xem xét kết quả điều tra của mình. Uông nói là một số người làm việc quanh lãnh tụ đã phớt lờ khổ cực của nhân dân và trở thành những người đặc quyền, đặc lợi. Nhân dân cắn răng chịu khổ cực, những người này tổ chức tiệc tùng hoang phí, đi lại và uống không mất tiền, sử dụng chức vụ của mình để mua những nhàng hoá quý hiếm không xứng với chức danh được hưởng.
Mọi người ở nhóm Một ủng hộ lời buộc tội này
Nhân ngày sinh Mao có mặt Diệp Tử Long, Lý ẩm Kiều, Vương Kính Tiên, Lâm Khắc, thư ký riêng Quang Trị, y tá trưởng Ngô Từ Tuấn và Uông Đông Hưng. Tôi ở Quảng Châu với Giang Thanh, và Uông Đông Hưng sau này kể tôi nghe câu chuyện đó.
Bởi vì Chủ tịch không ăn thịt, bữa trưa đạm bạc. Trong thời gian ăn nhậu Mao bắt đầu kể lịch sử thời kỳ các ông vua đánh nhau (403-221 trước công nguyên) - về cuộc thăm viếng của Từ Thanh với bạn ông ta Thương Ưởng, tể tướng triều Tần. Từ Thanh nghèo nàn và tin rằng Thương cũng giúp đỡ ông tìm việc. Thương Ưởng xếp bạn vào một nhà khách nhỏ rất giống khách sạn Bắc Kinh, Mao nói, và sẵn sàng tiếp ông. Nhưng Thương Ưởng không gặp ông. Sau hai tháng sống trong xa hoa Từ Thanh cũng chẳng thấy tể tướng. Ông quay về nhà và hoàn toàn tin là thế là mất một sự ưu đãi của bạn mình.
Sau khi trở về nhà ông thấy nhà mình đã được sửa chữa lại và đẹp hơn. Bếp đầy thức ăn.. Thương Ưởng cũng chẳng thấy anh, bởi vì quyết định rằng anh có thể thực hiện những kỳ công lớn - giải thích tể tướng - ông gửi anh với sứ bộ ngoại giao. Ông muốn anh thăm sáu nước lân bang và khuyên họ đừng tấn công nhà Tần.
Từ Thanh sung sướng nhận nhiệm vụ ngoại giao và thực hiện nó thành công cứu nhà Tần khỏi bị tấn công.
Mao cũng gửi nhân viên của mình làm sứ mạng ngoại giao. Thậm chí những người bạn tốt không cần sống chung với nhau - ông nói - Mỗi người phụ thuộc vào chính bản thân mình để mà tất cả chúng ta cần phải làm việc, để mà thực hiện kỳ công lớn. Nước ta đang gặp những thử thách lớn. Thực tế sản xuất không đủ. Dân thì đói. Mao muốn, các bạn ông xuống làm việc ở tận cùng xã hội, chia xẻ số phận dân thường, để họ thấu hiểu khó khăn của ông. Rồi sau đó họ sẽ kể cho lãnh tụ về tất cả cái gì họ biết.
Ai trong số những người có mặt trong bữa ăn trưa, như dự đoán, cần phải đi, ai đó bị bắt. Uông Đông Hưng, tất nhiên, ở lại. Nhưng Mao muốn Diệp Tử Long, Lý ẩm Kiều, Vương Kính Tiên và Lâm Khắc ra đi, và cả thư ký riêng của ông Quang Trị và vệ sĩ Phong Dân Chung. Lãnh tụ liếc sang từ phải sang trái, - Diệp Tử Long và Lý ẩm Kiều - Vương Kính Tiên và Lâm Khắc.
Mao đề nghị chỗ có thể bổ nhiệm cho Diệp Tử Long và Lý ẩm Kiều là Sơn Đông và Hồ Nam. Đây là hai tỉnh năng động năng động tíến hành chính sách đại nhảy vọt và giờ đây cả hai tỉnh trong tình trạng đói. Nhưng tình hình kinh tế Hồ Nam xấu ngang Sơn Đông, ông cho là thế. Mao chỉ nhận thông tin từ vùng Thạch Ninh buộc tội bọn phản cách mạng và các phần tử phong kiến phá rối kinh tế.
Tất cả mọi người vẫn còn chưa có khả năng so sánh ý kiến vì sao mà tình hình tồi tệ đến thế, Mao cho rằng bọn phản cách mạng làm suy yếu sản xuất. Ông tự coi mình như Thương Ưởng, gửi bạn mình làm sứ giả ngoại giao, để tránh cuộc tấn công của bọn phản cách mạng. Ông ta muốn Diệp Tử Long và Lý ẩm Kiều đi về Thạch Ninh.
- Hãy đến đó - ông vạch đường cho họ - Nếu việc được giao là quá khó với các anh, hãy quay lại. Đừng lo. Không ai chết đâu.
Mao quả là một nghệ sỹ đáng ngạc nhiên. Ông tống khứ các nhân viên chủ chốt của bộ máy của ông bằng cách gửi họ xuống vùng khó khăn và vất vả, nhưng thậm chí ông lại còn muốn lòng trung thành từ những người bị thải.
Ông vờ vịt rằng cả hai người vẫn là bạn ông và ông làm bước đi này ngược mong muốn của mình, chỉ vì rằng ông cần sự giúp đỡ.
Diệp Tử Long và Lý ẩm Kiều tin Mao. Ông đã tạo điều kiện tốt cho họ, dù không muốn đi. Cả hai cố gắng dây dưa để ăn tết ở ở Bắc Kinh. Nhưng Mao ra lệnh họ phải ra đi cuối tháng 12. Ông ta muốn thấy công việc của họ.
Trước khi họ đi, Uông Đông Hưng bổ xung vào danh sách này một kẻ thù của ông - Lương Đào Sơn, người đi cùng tôi vào Đại học tổng hợp công nhân năm 1949. Trong thời gian Uông bị đuổi, Lương Đào Sơn giữ chức giám đốc văn phòng bảo vệ trung ương và tìm mọi cách để ngăn cản Uông quay lại. Uông phục đúng lúc để trả thù. Lương Đào Sơn trở thành nạn nhân của trò đùa riêng mình.
- Nhiều người nhóm Một được gửi xuống dưới để sửa khuyết điểm - Mao nhận xét - Khi đó những người còn lại đợi cơ hội của mình?
Nhận xét dí dỏm này quả là đắt giá.
- Tôi nói chuyện với Chủ tịch và xem xét liệu có thể để ông đi bây giờ được không?- Uông trả lời.
Cả Mao cũng gửi Lương Đào Sơn xuống nông thôn.
Bằng sự thuyên chuyển Diệp Tử Long và Lý ẩm Kiều, Uông kiểm soát hoàn toàn nhóm Một. Một trong số phó của Lý ẩm Kiều, tên là Trương Tăng Bành, được cử làm phó đội trưởng bảo vệ Mao. Mao Bắc Trung và Tiểu Chu làm phó giám đốc mới văn phòng trung ương bảo vệ. Người tin cẩn của Uông, Vương Giang Hoa, cầm đầu văn phòng. Ngô Từ Tuấn thành y tá thường trực của Mao, cô ta hàng ngày thông báo Uông Đông Hưng về tất cả các hoạt động của Chủ tịch.
Khi thâu tóm xong tất cả quyền lực ở nhóm Một, Uông Đông Hưng tiến hành chiến dịch chống Bành Đức Hoài, để khôi phục quyền kiểm soát văn phòng bảo vệ trung ương và đội bảo vệ. Đó là hơn hai nghìn người lính được đào tạo và trang bị tốt đảm bảo an ninh bên ngoài Mao và những nhà lãnh đạo cao cấp khác, và bảo vệ các cơ quan then chốt của đảng. Bởi vì đa số những người thuộc hai cơ quan này thuộc Bành Đức Hoài, Uông tin rằng họ có thiện cảm với Bành. Viện rằng Mao cần được bảo vệ, tránh khỏi sự bất tin tưởng, Uông Đông Hưng đặt người phục tùng mình vào các vị trí then chốt Văn phòng bảo vệ trung ương, bằng cách giữ đồng minh của mình Trương Ưu Dự và Giang Đăng Trung ở vị trí tư lệnh và chính ủy đội bảo vệ trung ương.
Dù quyền lực tăng lên, Uông không dẹp nổi sự thối nát. Ngay đầu năm 1961, ngay sau cuộc thanh lọc, Mao dừng lại vài ngày ở Trường Sa gặp với Lưu Thiếu Kỳ và Chu Ân Lai trong đoàn tàu của mình. Bí thư thứ nhất tỉnh Hồ Nam Trương Bình Hoa và người phụ trách công an tỉnh ông đảm trách bảo vệ cuộc gặp của ba lãnh đạo (Trương Bình Hoa được bổ nhiệm sau khi Mao đuổi Châu Tiểu Châu, người công khai đứng về phía Bành Đức Hoài ở hội nghị Lư Sơn). Mọi chi phí về phục vụ Mao và người đi cùng đều do chính quyền trung ương trả. Uông Đông Hưng thường ký thanh toán.
Lần này khi nhận thanh toán, Uông ngạc nhiên thấy tính vào tài khoản Chủ tịch là hai nghìn con gà. Con số này gây nên nghi ngờ. Hồ Nam ở trong vị trí tốt nhất hơn nhiều tỉnh khác, nhưng nạn đói đang dữ dội, và thịt gà - luôn luôn là đồ ngon ở Trung quốc - hầu như không thể tìm thấy. Vâng nếu tìm thấy, những người tháp tùng không thể ăn hết lượng gà nhiều đến thế trong một số ngày chúng tôi ở đó. Ngoài ra, Mao và bộ máy của ông không ăn thịt.
Trương Bình Hoa đồng ý là hoá đơn sai. Có thể chỉ hai con gà, nhưng không phải hai nghìn.
Nhưng chẳng có gì sai cả. Đoàn tàu của Chủ tịch được 15 nghìn công an bảo vệ. Trời thì lạnh, lính chịu đói. Người phụ trách công an tỉnh đặt hai nghìn con gà để nuôi nhóm bảo vệ. Công an là những người bình thường, không ai cho họ đặc quyền, thậm chí Mao cũng phải từ chối.
Quyền lực tỉnh không khi nào cho phép bản thân tiêu tốn như thế, nếu như phải trả nó. công an, tin tưởng, cho rằng đây là lộc của Chủ tịch dành cho sự phục vụ của họ. Tương tự Diệp Tử Long và Lý ẩm Kiều, lãnh đạo Hồ Nam cũng thuộc vào ủng hộ Mao.
Uông Đông Hưng đành chấp nhận thanh toán, nhưng giận dữ.
Sau kết thúc tái tổ chức Uông Đông Hưng hoàn toàn điều khiển nhóm Một, Văn phòng bảo vệ trung ương và đội bảo vệ trung ương - ba cơ quan theo dõi chính ở Trung Nam Hải. Dưới sự lãnh đạo của Uông Đội bảo vệ dần dần thăng lên thâu tóm hoạt động. Quyền lực riêng của Uông Đông Hưng tăng theo tương ứng, khiến ông thành nhân vật chính trong trò chơi cung đình Bắc Kinh.
Gần sáu năm trôi qua từ khi bắt đầu Cách mạng văn hoá, Mao yêu cầu được quân sự hoá một phần để chiếm các xí nghiệp chính và các trường đại học tổng hợp ở Bắc Kinh. Ông đề nghị Uông Đông Hưng tăng thêm sức mạnh quyền lực.
Thời kỳ đó Uông thu xếp cho Chủ tịch. Khiêu trước đây mỗi tuần một lần vào thứ bảy, giờ đây hai lần - vào thứ tư và thứ bảy. Uông tăng số nhạc công và nhóm công tác văn hoá, đảm bảo giải trí trong buổi dạ hội và nghĩa là thực chất tăng số phụ nữ đến với Mao.
Từ khi Uông trở lại, lược lượng không quân, quân khu Bắc Kinh, tổng cục chính trị Giải phóng quân, độ pháo binh II và đội xây dựng đường sắt - tất cả phải đảm bảo nhạc công, dàn đồng ca, gái nhẩy. Tại toà nhà Hội nghị đại biểu toàn Trung hoa mở cửa nhân ngày lễ vào năm 1959, gian số 118, gian Bắc Kinh được trang bị đặc biệt cho Mao và một số gái trẻ trong số nhân viên phục vụ, thư dãn lãnh tụ. Mao không cần mối lái.
Khó mà nghĩ rằng hàng ngày xài nhiều cung nữ như thế, Mao vẫn tự giải quyết công việc mình. Ông đã 67 tuổi. Tháng 9-1961, khi gặp nguyên soái Monttomery, Mao lần đầu tiên đưa khả năng lý thuyết cái chết của mình. Cho rằng có thể chết bởi đạn của quân giết người giấu mặt, trong tai nạn máy bay, đổ tàu, chết đuối, nhiều hơn cả là chết bệnh.
Nhưng khẩu vị tình dục của Mao lại tăng theo độ tuổi.