watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Bác Sĩ riêng của Mao-Chương 69 - tác giả Lý Chí Thỏa Lý Chí Thỏa

Lý Chí Thỏa

Chương 69

Tác giả: Lý Chí Thỏa

Quá trình đưa Lâm Bưu đến đỉnh cao quyền lực, cả quân đội đã dùng sức mạnh. Thâu tóm vào tay mình trách nhiệm vãn hồi trật tự trong nước, quân đội đã kiểm soát các cơ quan chính phủ và các đơn vị sản xuất. Từ đỉnh cao đến nền tẳng chính của tháp quyền lực. Bí thư các tỉnh được thay bằng các tư lệnh vùng. Đất nước Trung quốc đứng đầu là Lâm Bưu nghiên cứu tư tưởng Mao, bởi vậy Giải phóng quân đi đầu tất cả trong việc nghiên cứu, nên đòi hỏi biết cả về lịch sử của nó. Mọi người có mong muốn tiếp cận với vinh quang của quân đội.
Bộ quân phục đã trở thành bộ quần áo hàng ngày. Thậm chí tôi cũng mặc nó. Chỉ có bản thân Mao tự cho phép mình mặc bộ quần áo cũ rộng thùng thình. Ông chỉ mặc quân phục trong những trường hợp hy hữu xuất hiện trước đám đông nhân dân đẻ biểu thị sự ủng hộ của quân đội.
Nước ta hồi đó có hai kẻ thù chính: Liên-xô và Mỹ.
Tháng ba năm 1969 bắt đầu xung đột vũ trang trên đảo Trân Bảo, biên giới Xô-Trung. Trong những tháng sau cả nước được tổng động viên cho chiến tranh. Người ta đã bắt rời khỏi thành phố hàng chục triệu người và đưa về nông thôn dưới các lý do khác nhau.
Theo bản chất, họ đưa đi những người mà Cách mạng văn hoá chưa kịp loại bỏ. Họ phải làm việc trong cái gọi là trường cán bộ 7 tháng 5. Trí thức cần phải học thực hành cuộc sống ở nông thôn trong những gia đình nông dân nghèo. Những người được gửi đi thường sống trong các trại tập trung nông nghiệp, làm công việc khổ sai.
Các sinh viên mà Mao kêu gọi họ hồi ấy tạo phản chống chính quyền, được gửi đến cao, là trên núi, thấp, về miền quê hẻo lánh để được học hành lại. Tháng 8 năm 1969 những người dân còn lại của thành phố được huy động đào hào sâu để chuẩn bị chống các cuộc tấn công bằng không quân và cả bon hạt nhân.
Tại Bắc Kinh, các địa đạo chạy cắt thành phố theo chiều dài và rộng, và trong trường hợp bị ném bom thì người dân có thể ẩn ở đây vài tuần liền.
Trong cơn sốt quân sự hoá, khi sự bồn chồn của quân đội đạt được đỉnh cao, Mao hỏi tôi một câu đố.
- Hãy suy nghĩ điều này - ông nói - Chúng ta có Liên-xô ở phía bắc và tây, ấn độ ở về phương nam và Nhật bản ở phương đông. Nếu như tất cả kẻ thù của chúng ta kết hợp lại và tấn công chúng ta từ phía bắc, nam, đông và tây, anh nghĩ xem chúng ta cần phải làm gì.
Tôi cũng suy nghĩ rằng Trung quốc bị kẻ thù bao vây, nhưng không biết trả lời ra sao, Chúng tôi phải làm cái gì? Tôi nghĩ nát óc cả ngày, nhưng cũng chẳng tìm ra câu trả lời.
- Hãy nghĩ thêm một lần nữa đi - Mao gợi ý - Sau Nhật bản là Mỹ. Có phải là tổ tiên chúng ta khuyên là nên hoà hoãn với các nước ở xa và tiến hành đấu tranh chống các nước ở gần không?
Tôi choáng váng. Báo chí chúng ta đầy các cột chỉ trích người Mỹ. Trung quốc đang giúp Việt Nam giờ đây chống Mỹ.
- Liệu chúng ta có thể tiến hành hội đàm với Hoa kỳ được không? - Tôi hỏi một cách hoài nghi.
- Mỹ và Liên-xô rất khác nhau - Mao giải thích - Mỹ chưa bao giờ chiếm đóng lãnh thổ Trung quốc. Tổng thống mới của Mỹ R. Nixon từ lâu đã giới thiẹu mình là người cánh hữu, là người đi tiên phong chống cộng sản. Tôi thích có công việc với phái hữu. Họ nói cái điều mà họ thực nghĩ - không như những người cánh tả làm, nghĩ một đằng làm một nẻo.
Cả tôi và Uông Đông Hưng chẳng ai tin Mao. Sự đối kháng tương hỗ giữa Trung quốc và Mỹ dẫn đến chiến tranh Triều tiên, sự công kích chống Mỹ cho đến nay vẫn chưa nguội đi. Đế quốc Mỹ bị buộc tội có ý định thống trị bằng vũ lực đối với tất cả châu á.
Chủ nghĩa tư bản, chúng ta đã tin, đang suy yếu và chết dần bởi các mâu thuẫn riêng nội tại.
Nhưng Mao nói hoàn toàn nghiêm túc, và điều này nghĩa là Trung quốc đang nằm trong quá trình cải tổ toàn cầu chính sách đối ngoại của mình.
R. Nixon cũng hướng nước Mỹ theo con đường mới. Tổng thống Mỹ gửi Mao một bức công hàm hữu nghị có tính chất thăm dò qua tổng thống Pakistan Yahub Khan và chủ tịch nước Rumani Nicolai Chausescu.
Ông xác nhận rằng không ủng hộ đề nghị của của Liên-xô về xây dựng một hệ thống an ninh tập thể ở châu á, rằng ông là người chống đối đòn tấn công vào các đối tượng hạt nhân của Trung quốc.
Lợi ích của Mao trùng với chiến lược của R. Nixon.
- Hệ thống an ninh tập thể ở châu á là cái gì? - Mao ngạc nhiên, khi biết về quan điểm của R. Nixon - đó là hệ thống chiến tranh châu á, được tạo ra để tấn công Trung quốc.
Mao thường sinh sự trong quan hệ với Liên-xô, coi Liên-xô đe doạ cá nhân ông.
- Bom nguyên tử và tên lửa của Trung quốc lúc này chưa có khả năng bay tới Mỹ - Mao trầm ngâm - nhưng nó có thể dễ dàng bay tới Liên-xô.
Tháng 12 năm 1969 thủ tướng Chu Ân Lai bức điện của đại sứ quán Trung quốc ở Ba-lan, nơi Trung quốc và Mỹ tiến hành các cuộc hội đàm không tiền khoáng hậu, đôi khi thù địch trong suốt nhiều năm.
Trong cuộc tiếp nhân dịp khai mạc triển lãm mốt quần áo ở Warsawa, đại sứ Mỹ đã đề nghị một cuộc gặp mới, bóng gió rằng có một đề nghị đáng thảo luận.
Mao cho tôi xem bức điện. Mao đang sung sướng.
- Chúng ta đã nói không thiếu cái gì đã nói 11 năm - Mao sung sướng - giờ đây chúng ta có thể lại bắt đầu tiến hành hội đàm một cách nghiêm túc. R. Nixon chắc chắn chân thực, khi nói rằng rất quan tâm trong cuộcnói chuyện với chúng ta.
Tôi mừng bởi Mao mong muốn phục hồi lại mối quan hệ hữu nghị với Hoa kỳ và bắt đầu nói chuyện với ông về sự phục hồi mua các tạp chí y học của Mỹ. Do lệnh cấm của cách mạng văn hoá đối với các ấn phẩm nước ngoài, tôi không thể theo dõi các thành tựu của y học. Mao đã già, và chẳng mấy lúc theo dõi sức khoẻ của ông đối với tôi sẽ trở thành càng khó khăn hơn.
Nếu không tiếp cận với các tạp chí y học Mỹ, tôi giải thích cho Chủ tịch, chúng ta không thể có khả năng biết về những tiến bộ trong lĩnh vực bệnh lão.
- Mỹ sẽ làm tất cả gì có thể làm được để thu thập thông tin về chúng ta - Mao trả lời - Vì sao chúng ta lại ngu ngốc đến thế và nhắm mắt trước cái gì xảy ra ở nước ngoài? Anh hãy viết cho tôi mẩu giấy liệt kê tất cả những tạp chí y học mà anh muốn nhận được.
Mao chuyển yêu cầu của tôi về tạp chí cho Chu Ân Lai và Khang Sinh.
- Tôi muốn rằng họ suy nghĩ tốt về mối quan hệ của chúng ta với các quốc gia nước ngoài - Mao cười khẩy - đặc biệt với Hoa kỳ.
Văn phong khoa trương đại chúng của Trung quốc, nhắm chống Mỹ, không dừng lại và cũng không giảm bớt, cũng như sự ủng hộ của chúng ta cho Bắc Việt Nam trong cuộc chiến tranh đang diễn ra.
Nhưng sau hậu trường, các hành động hoàn toàn khác hẳn đang lặng lẽ được tiến hành. Mao tiến hành cuộc nói chuyện với kẻ thù xa của mình, để chuẩn bị chiến tranh với người anh cả lớn.



Quá trình đưa Lâm Bưu đến đỉnh cao quyền lực, cả quân đội đã dùng sức mạnh. Thâu tóm vào tay mình trách nhiệm vãn hồi trật tự trong nước, quân đội đã kiểm soát các cơ quan chính phủ và các đơn vị sản xuất. Từ đỉnh cao đến nền tẳng chính của tháp quyền lực. Bí thư các tỉnh được thay bằng các tư lệnh vùng. Đất nước Trung quốc đứng đầu là Lâm Bưu nghiên cứu tư tưởng Mao, bởi vậy Giải phóng quân đi đầu tất cả trong việc nghiên cứu, nên đòi hỏi biết cả về lịch sử của nó. Mọi người có mong muốn tiếp cận với vinh quang của quân đội.

Bộ quân phục đã trở thành bộ quần áo hàng ngày. Thậm chí tôi cũng mặc nó. Chỉ có bản thân Mao tự cho phép mình mặc bộ quần áo cũ rộng thùng thình. Ông chỉ mặc quân phục trong những trường hợp hy hữu xuất hiện trước đám đông nhân dân đẻ biểu thị sự ủng hộ của quân đội.

Nước ta hồi đó có hai kẻ thù chính: Liên-xô và Mỹ.

Tháng ba năm 1969 bắt đầu xung đột vũ trang trên đảo Trân Bảo, biên giới Xô-Trung. Trong những tháng sau cả nước được tổng động viên cho chiến tranh. Người ta đã bắt rời khỏi thành phố hàng chục triệu người và đưa về nông thôn dưới các lý do khác nhau.

Theo bản chất, họ đưa đi những người mà Cách mạng văn hoá chưa kịp loại bỏ. Họ phải làm việc trong cái gọi là trường cán bộ 7 tháng 5. Trí thức cần phải học thực hành cuộc sống ở nông thôn trong những gia đình nông dân nghèo. Những người được gửi đi thường sống trong các trại tập trung nông nghiệp, làm công việc khổ sai.

Các sinh viên mà Mao kêu gọi họ hồi ấy tạo phản chống chính quyền, được gửi đến cao, là trên núi, thấp, về miền quê hẻo lánh để được học hành lại. Tháng 8 năm 1969 những người dân còn lại của thành phố được huy động đào hào sâu để chuẩn bị chống các cuộc tấn công bằng không quân và cả bon hạt nhân.

Tại Bắc Kinh, các địa đạo chạy cắt thành phố theo chiều dài và rộng, và trong trường hợp bị ném bom thì người dân có thể ẩn ở đây vài tuần liền.

Trong cơn sốt quân sự hoá, khi sự bồn chồn của quân đội đạt được đỉnh cao, Mao hỏi tôi một câu đố.

- Hãy suy nghĩ điều này - ông nói - Chúng ta có Liên-xô ở phía bắc và tây, ấn độ ở về phương nam và Nhật bản ở phương đông. Nếu như tất cả kẻ thù của chúng ta kết hợp lại và tấn công chúng ta từ phía bắc, nam, đông và tây, anh nghĩ xem chúng ta cần phải làm gì.

Tôi cũng suy nghĩ rằng Trung quốc bị kẻ thù bao vây, nhưng không biết trả lời ra sao, Chúng tôi phải làm cái gì? Tôi nghĩ nát óc cả ngày, nhưng cũng chẳng tìm ra câu trả lời.

- Hãy nghĩ thêm một lần nữa đi - Mao gợi ý - Sau Nhật bản là Mỹ. Có phải là tổ tiên chúng ta khuyên là nên hoà hoãn với các nước ở xa và tiến hành đấu tranh chống các nước ở gần không?

Tôi choáng váng. Báo chí chúng ta đầy các cột chỉ trích người Mỹ. Trung quốc đang giúp Việt Nam giờ đây chống Mỹ.

- Liệu chúng ta có thể tiến hành hội đàm với Hoa kỳ được không? - Tôi hỏi một cách hoài nghi.

- Mỹ và Liên-xô rất khác nhau - Mao giải thích - Mỹ chưa bao giờ chiếm đóng lãnh thổ Trung quốc. Tổng thống mới của Mỹ R. Nixon từ lâu đã giới thiẹu mình là người cánh hữu, là người đi tiên phong chống cộng sản. Tôi thích có công việc với phái hữu. Họ nói cái điều mà họ thực nghĩ - không như những người cánh tả làm, nghĩ một đằng làm một nẻo.

Cả tôi và Uông Đông Hưng chẳng ai tin Mao. Sự đối kháng tương hỗ giữa Trung quốc và Mỹ dẫn đến chiến tranh Triều tiên, sự công kích chống Mỹ cho đến nay vẫn chưa nguội đi. Đế quốc Mỹ bị buộc tội có ý định thống trị bằng vũ lực đối với tất cả châu á.

Chủ nghĩa tư bản, chúng ta đã tin, đang suy yếu và chết dần bởi các mâu thuẫn riêng nội tại.

Nhưng Mao nói hoàn toàn nghiêm túc, và điều này nghĩa là Trung quốc đang nằm trong quá trình cải tổ toàn cầu chính sách đối ngoại của mình.

R. Nixon cũng hướng nước Mỹ theo con đường mới. Tổng thống Mỹ gửi Mao một bức công hàm hữu nghị có tính chất thăm dò qua tổng thống Pakistan Yahub Khan và chủ tịch nước Rumani Nicolai Chausescu.

Ông xác nhận rằng không ủng hộ đề nghị của của Liên-xô về xây dựng một hệ thống an ninh tập thể ở châu á, rằng ông là người chống đối đòn tấn công vào các đối tượng hạt nhân của Trung quốc.

Lợi ích của Mao trùng với chiến lược của R. Nixon.

- Hệ thống an ninh tập thể ở châu á là cái gì? - Mao ngạc nhiên, khi biết về quan điểm của R. Nixon - đó là hệ thống chiến tranh châu á, được tạo ra để tấn công Trung quốc.

Mao thường sinh sự trong quan hệ với Liên-xô, coi Liên-xô đe doạ cá nhân ông.

- Bom nguyên tử và tên lửa của Trung quốc lúc này chưa có khả năng bay tới Mỹ - Mao trầm ngâm - nhưng nó có thể dễ dàng bay tới Liên-xô.

Tháng 12 năm 1969 thủ tướng Chu Ân Lai bức điện của đại sứ quán Trung quốc ở Ba-lan, nơi Trung quốc và Mỹ tiến hành các cuộc hội đàm không tiền khoáng hậu, đôi khi thù địch trong suốt nhiều năm.

Trong cuộc tiếp nhân dịp khai mạc triển lãm mốt quần áo ở Warsawa, đại sứ Mỹ đã đề nghị một cuộc gặp mới, bóng gió rằng có một đề nghị đáng thảo luận.

Mao cho tôi xem bức điện. Mao đang sung sướng.

- Chúng ta đã nói không thiếu cái gì đã nói 11 năm - Mao sung sướng - giờ đây chúng ta có thể lại bắt đầu tiến hành hội đàm một cách nghiêm túc. R. Nixon chắc chắn chân thực, khi nói rằng rất quan tâm trong cuộcnói chuyện với chúng ta.

Tôi mừng bởi Mao mong muốn phục hồi lại mối quan hệ hữu nghị với Hoa kỳ và bắt đầu nói chuyện với ông về sự phục hồi mua các tạp chí y học của Mỹ. Do lệnh cấm của cách mạng văn hoá đối với các ấn phẩm nước ngoài, tôi không thể theo dõi các thành tựu của y học. Mao đã già, và chẳng mấy lúc theo dõi sức khoẻ của ông đối với tôi sẽ trở thành càng khó khăn hơn.

Nếu không tiếp cận với các tạp chí y học Mỹ, tôi giải thích cho Chủ tịch, chúng ta không thể có khả năng biết về những tiến bộ trong lĩnh vực bệnh lão.

- Mỹ sẽ làm tất cả gì có thể làm được để thu thập thông tin về chúng ta - Mao trả lời - Vì sao chúng ta lại ngu ngốc đến thế và nhắm mắt trước cái gì xảy ra ở nước ngoài? Anh hãy viết cho tôi mẩu giấy liệt kê tất cả những tạp chí y học mà anh muốn nhận được.

Mao chuyển yêu cầu của tôi về tạp chí cho Chu Ân Lai và Khang Sinh.

- Tôi muốn rằng họ suy nghĩ tốt về mối quan hệ của chúng ta với các quốc gia nước ngoài - Mao cười khẩy - đặc biệt với Hoa kỳ.

Văn phong khoa trương đại chúng của Trung quốc, nhắm chống Mỹ, không dừng lại và cũng không giảm bớt, cũng như sự ủng hộ của chúng ta cho Bắc Việt Nam trong cuộc chiến tranh đang diễn ra.

Nhưng sau hậu trường, các hành động hoàn toàn khác hẳn đang lặng lẽ được tiến hành. Mao tiến hành cuộc nói chuyện với kẻ thù xa của mình, để chuẩn bị chiến tranh với người anh cả lớn.
Bác Sĩ riêng của Mao
Lời nói đầu
Chương 1
Chương 2
Chương 3
Chương 4
Chương 5
Chương 6
Chương 7
Chương 8
Chương 9
Chương 10
Chương 11
Chương 12
Chương 13
Chương 14
Chương 15
Chương 16
Chương 17
Chương 18
Chương 19
Chương 20
Chương 21
Chương 22
Chương 23
Chương 24
Chương 25
Chương 26
Chương 27
Chương 28
Chương 29
Chương 30
Chương 31
Chương 32
Chương 33
Chương 34
Chương 35
Chương 36
Chương 37
Chương 38
Chương 39
Chương 40
Chương 41
Chương 42
Chương 43
Chương 44
Chương 45
Chương 46
Chương 47
Chương 48
Chương 49
Chương 50
Chương 51
Chương 52
Chương 53
Chương 54
Chương 55
Chương 56
Chương 57
Chương 58
Chương 59
Chương 60
Chương 61
Chương 62
Chương 63
Chương 64
Chương 65
Chương 66
Chương 67
Chương 68
Chương 69
Chương 70
Chương 71
Chương 72
Chương 73
Chương 74
Chương 75
Chương 76
Chương 77
Chương 78
Chương 79
Chương 80
Chương 81
Chương 82
Chương 83
Chương 84
Chương 85
Chương 86
Chương 87
Chương 88
Chương 89
Chương 90
Chương 91
Chương 92