watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Bác Sĩ riêng của Mao-Chương 25 - tác giả Lý Chí Thỏa Lý Chí Thỏa

Lý Chí Thỏa

Chương 25

Tác giả: Lý Chí Thỏa

Hội nghị Moskva đã tạo đà cho Mao. Ngày 20 tháng 11 năm 1957, trong khi chúng tôi rời Liên-xô, ông đã soạn thảo một chương trình hành động nhằm nâng cao sản xuất. Vì ban lãnh đạo đảng là chướng ngại vật chính cho kế hoạch này, nên trước hết ông phải tìm sự ủng hộ của ban lãnh đạo đảng.
Sau khi trở về, Mao và Giang Thanh ở Hàng Châu hai tuần. Sau đó chúng tôi cùng bay đi Nam Ninh dự hội nghị đảng ở khu tự trị Quảng Tây Ngay trong chuyến đi, Mao đã tìm cách thu phục các cán bộ đảng để họ ủng hộ kế hoạch của ông.
Châu Tiểu Châu bí thư thứ nhất tỉnh Hồ Nam đã đón tiếp Mao trong lúc nghỉ giữa chừng đề tiếp nhiên liệu ở Trường Sa. Nhân dịp này Mao chọc tức người lãnh đạo đảng ở quê ông bằng câu hỏi: Tại sao sản lượng nông nghiệp ở Hồ Nam không tăng? Tại sao nông dân ở Hồ Nam chỉ thu hoạch được một vụ trong năm?
Châu Tiểu Châu trả lời, điều kiện khí hậu ở Hồ Nam chỉ cho phép thu hoạch một vụ duy nhất. Mao phản đối và nêu ra tỉnh Triết Giang, những điều kiện khí hậu ở đó cũng tương tự mà vẫn thu hoạch được hai vụ một năm. Tại sao ở Hồ Nam lại không như vậy - Mao nói tiếp.
Cuộc đối thoại làm Châu Tiểu Châu khó chịu, ông không biết phải trả lời thế nào.
Mao nói:
- Đồng chí không chiu học kinh nghiệm của những vùng khác. Vấn đề là ở chỗ đó.
Châu Tiểu Châu ngoan ngoãn trả lời: Từ giờ chúng tôi sẽ học hỏi.
- Học hỏi ở đây nghĩa là thế nào? Như vậy thì đến giờ đồng chí cũng không hơn được đâu. Đồng chí có thể đi.
Mao cầm một quyển sách lên đọc. Châu Tiểu Châu nhã nhặn cáo từ những người có mặt ở đó rồi quay lại hứa với Mao:
- Chúng tôi sẽ cố gắng làm hai vụ ngay lập tức.
Khi Châu Tiểu Châu đi khỏi, Mao bực tức ném quyển sách sang một bên và nói gay gắt:
- Đồng chí ấy muốn thử làm hai vụ mà chẳng chịu học hỏi kinh nghiệm của người khác, thì chẳng đi tới đâu cả.
Trong những tháng tiếp theo cũng đã có những cuộc đối thoại tay dôi tương tự giữa Mao và những cán bộ đảng có vẻ dè đặt của các tỉnh và trong các cuộc họp đảng cũng vậy. Dần dần, Chủ tịch đã thành công, kể cả những người nhút nhát cũng hứa sẽ ủng hộ con đường ảo tuởng của ông.
Tại hội nghị đảng ở Nam Ninh sau đó, ông đã làm một cuộc thử nghiệm vĩ đại đưa toàn đảng đi theo đường lối của ông.
Nam Ninh là một thành phố có kính, nhiều màu sắc vui mắt và sạch sẽ. phố xá ở đây hẹp, ban công ở các tầng trên chìa ra che cho các cửa hiệu nhỏ và khách bộ hành trước những cơn mưa thường ập tới. Vùng này ấm, ẩm ướt và xanh tươi quanh năm. Ngay cả trong tháng giêng, khi chúng tôi tới đây. khí hậu rất dễ chịu, nhiệt độ 26 độ C. Những cây cam và bưởi trổ hoa, làm cho không khí thoảng hương thơm. Con người ở đây trông cũng sặc sỡ. ở vùng này có người Choang, một dân tộc thiểu số. Phụ nữ mặc váy ngắn uyển chuyển, đầu quấn những chiếc khăn sặc sỡ. Người dân Nam Ninh giản dị và ngay thẳng. Đây là vùng không giàu và cũng không phải là vùng kinh tế phát triển cao.
Các quan chức của thành phó lấy làm hãnh diện mời được Mao tới thăm và ra sức thực hiện bổn phận chủ nhà của mình. Người ta tuyên truyền Mao và vợ ông là những người giản dị và vì cũng chính từ miệng các quan chức tuyên truyền mà mọi người tin chắc rằng, Mao sẽ đánh giá cao những gì người ta dành cho ông. Người ta đã bố trí cho Chủ tịch và vợ ông ở trong hai tòa nhà riêng biệt. Thực ra, đó là nhà khách của ủy ban hành chính tỉnh. Hai tòa nhà này nằm trên một đồi cây yên tĩnh, phong cảnh xung quanh rất đẹp. Mao chẳng phàn nàn gì, nhưng Giang Thanh lại không chịu được nơi ở này.
Vài ngày sau khi chúng tôi tới đây, bà vẫn để tôi nghỉ ngơi. Các y tá của bà đã làm khổ bà. Bà nói vậy và đòi tôi phải khiển trách những cô y tá này. Trong nhiệm vu của tôi có cả việc canh chừng những nhân viên chăm sóc cho Giang Thanh, và nếu bà không hài lòng với các cô y tá, thì tôi phải can thiệp.
Giang Thanh quả quyết rằng các nhân viên đã làm tất cả khiến bà bị cảm lạnh. Nhà khách chẳng có lò suởi, ban đêm trời trở lạnh, các nhân viên phục vụ Giang Thannh đã đặt một lò sưởi điện. ở lò sưởi này không có bộ phận điều chỉnh, nên lúc bà cảm thấy quá nóng, lúc lại quá lạnh. Các chủ nhà của chúng tôi ráo riết tìm cách giải quyết và cuối cùng họ cử một phái đoàn sang Hồng kông mua được một lò sưởi xách tay hiện đại, được làm nóng bằng một hệ thống ống chứa nước nóng chày tuần hoàn. Và căn phòng đã được sưởi ấm điều độ.
Giang Thanh hay tắm trước khi đi ngủ, nhưng nhà khách lại không có vòi tắm hoa sen. Các y tá đổ nước ấm vào trong những cái chậu, rồi thay nhau dội nước lên người Giang Thanh, nước trong những chậu sau nguội đi. nên Giang Thanh đã đổ tội cho các cô y tá cố tình dội nước lạnh như đá làm bà bị cảm.
Bởi vậy, các chủ nhà lại phải cử một phái đoàn đi Hongkong để mua một hệ thống vòi tắm hoa sen. Trong khi nhà tắm được xây, thì Giang Thanh phải tạm thời rời khỏi nhà khách. Bà từ chối không chịu đi và vẫn tiếp tục trách móc các y tá của mình. Khi tôi tới để tìm cách hòa giải, thì bà lại trút cơn giận lên đầu tôi và quả quyết rằng tôi cũng muốn ép bà chuyển ra khách sạn.
Nói chuyện nghiêm chỉnh với bà quả là không thể được. Tôi tức tối trình bày việc đó với Mao.
Mao nói: Giang Thanh là một con hổ giấy Một số vấn đề người ta không được phép làm to chuyện. Đồng chí đừng chấp bà ấy nữa. Các cô y tá cũng chẳng phải sợ gì bà ấy. Đồng chí hãy nói với họ, tôi biết đánh giá công việc của họ.
Giang Thanh cũng tức giận và chất vấn chồng về chuyện này. Một vệ sĩ nghe được Mao nói với vợ Bà cũng biết câu nói: Nếu mẹ ốm lâu ngày, thì con trai sẽ không còn đáng yêu nữa. Người ta làm việc chỉ để kiếm tiền, chứ họ không nghĩ đến việc phục vụ chu đáo đâu.
Lúc có mặt tôi thì Mao trách vợ và khen các cô y tá. Nhưng trước mặt vợ. thì ông lại chỉ trích họ. Mao có vẻ muốn thuyết phục vợ ông hòa giải với tôi.
Một lần Giang Thanh hỏi tôi khi những chuyện cãi vã giữa chúng tôi vẫn còn chưa chấm dứt: Đồng chí có biết tôi thường nhường đồng chí không? Tôi trả lời là tôi không biết.
Bà tiếp lời:
- Đồng chí có những điểm mạnh và điểm yếu đáng chú ý. Đồng chí rất sáng suốt khi giải quyết các vấn đề và hành động cương quyết. Cả Chủ tịch cũng đánh giá cao sự sáng suốt của đồng chí. Nhưng đồng chí cũng là người có học thức và kiêu căng. Nếu đồng chí đã có ý định gì thì chẳng có gì ngăn cản nổi đồng chí. Thế nhưng đồng chí đã làm cho Chủ tịch không cho phép tôi được khiển trách đồng chí. Đồng chí biết không?
- Không, tôi không biết đồng chí đang nói gì.
- Có lúc tôi không chịu được đồng chí. Nhưng Chủ tịch muốn giữ đồng chí lại, vì ông hợp đồng chí. Tôi và đồng chí là đồng minh, cả hai chúng ta đầu làm việc cho Chủ tịch. Tôi đã nói những suy nghĩ của tôi. Thế đồng chí nghĩ gì về tôi?
Tôi đáp:
- Tôi chẳng có ý kiến gì. Nhưng tôi tin là với trình độ và gốc gác của tôi, tôi không thích hợp với công việc ở đây. Tôi vẫn hy vọng có ai đó có thể thay thế được tôi.
Giang Thanh càng bị kích động và mất kiên nhẫn:
- Chủ tịch sẽ quyết định về tư cách của đồng chí.
Một vệ sĩ nghe được cuộc đối thoại của chúng tôi. Anh ta nói với tôi: Đồng chí bác sĩ Lý này, đồng chí Giang Thanh có vẻ muốn đối xử tử tế với đồng chí đấy. Cả Chủ tịch cũng giận đồng chí Giang Thanh. Mới đây tôi nghe được khi đồng chí ấy vừa ra khỏi phòng, Chủ tịch ca cẩm: Chúng tôi đang bận như thế mà bà cứ diễn tuồng ở đây. Chuyện này không xem xét đơn giản được đâu
Nhưng Giang Thanh vẫn tiếp tục diễn tuồng. Phòng tắm vẫn chưa được giải quyết và bà vẫn tiếp tục chửi rủa các cô y tá, khiến họ nước mát giàn giụa chạy lại giãi bày với tôi. Tôi chẳng biết phải làm gì nữa. Trưởng ban an ninh Vương Kính Tiên, một người có năng lực, đã thông báo cho tôi biết, công việc của ông ta chỉ được giới hạn trong vấn đề bảo vệ an toàn cho các vị lãnh đạo cao cấp. Và Diệp Tử Long cũng cho vấn đề phòng tắm của Giang Thanh không phải là bổn phận của ông.
Thế là tôi phải sử dụng toàn bộ ngón võ mồm của mình để thuyết phục bà Chủ tịch ngủ tạm một đêm ở khách sạn. Vòi tắm sẽ được lắp rất nhanh.
Trong hội nghị đảng ở Nam Ninh có các cán bộ đảng toàn quốc và của các tỉnh tham gia. Hội nghị được khai mạc vào ngày 11 tháng 1 năm 1958 và ngay từ ngày đầu tiên một bầu không khí căng thẳng đã bao trùm hội nghị. Những người tham dự hội nghị như bị kích thích, đa số người soạn thảo kế hoạch kinh tế của đảng đều cho dự định đuổi kịp Anh trong 15 năm của Mao là ảo tưởng. Còn Mao trong 11 ngày này đã phải mất rất nhiều thời gian để chống đối lại những cán bộ kế hoạch, phát triển và tài chính. Chỉ có rất ít người không bị Mao đụng tới, ngay cả Chu Ân Lai và Trần Vân cũng không thoát khỏi sự chỉ trích của ông.
Hoàng Kính, chồng cũ của Giang Thanh là chủ tịch ủy ban kinh tế và kỹ thuật, chịu trách nhiệm về vấn đề phát triển công nghệ đã khuất phục trước áp lực của Mao. Gần đến khi kết thúc hội nghị, Kha Thanh Thế, chủ tịch ủy ban nhân dân thành phố Thượng Hải đã yêu cầu tôi khám cho Hoàng Kính. Sau nhiều lần bị Mao công kích gay gắt, ông ta đã có những biểu hiện không bình thường.
Hoàng Kính nằm trên giường, nhìn trừng trừng lên trần nhà và lảm nhảm những câu khó hiểu. Ông ta van xin tôi. Cứu tôi với! cứu tôi với!
Dương Thượng Côn thu xếp cho ông ta đi điều trị ở thành phố Quảng Châu gần đó. Lý Phú Xuân, phó thủ tướng và chủ tịch ủy ban Kế hoạch Nhà nước và Tập Trọng Huân, Tổng thư ký Hội đồng Nhà nước đưa Hoàng Kính đi. Trên máy bay ông ta cũng có những cử chỉ kỳ lạ. Ông quì xuống và đập đầu xuống sàn trước mặt Lý Phú Xuân và van xin Lý hãy thả ông ra, dành mạng sống cho ông. Ông được đưa vào một bệnh viện quân y ở Quảng Châu và bị gẫy một chân trong một lần ông định bỏ trốn. Sau đó tôi không nghe được tin tức gì về ông nữa. Mãi sau này tôi mới biết ông chết vào khoảng tháng 11 năm 1958.
Thái độ của Mao rất trái ngược đối với những người mà ông đã làm cho họ căng thẳng. Sau vài lần nổi giận, ông bắt đầu tỏ ra nhũn nhặn hơn và thậm chí đến lúc bế mạc hội nghị, ông còn tự bỏ sự phân biệt trên dưới thường ngày của ông. Ông dự bữa liên hoan buổi trưa kết thúc hội nghị và ăn lấy ăn để một món đặc sản có tên rồng đả hổ được nấu từ thịt rắn độc (tượng trưng cho rồng) và thịt mèo rừng (tượng trưng cho hổ). Món đặc sản này rất béo, vậy mà Mao cứ khen ngon.
Hôm sau, Mao đi bơi ở sông Vĩnh chảy qua phía trước thành phố. Nhiệt độ của nước khoảng 20 độ C nghĩa là rất lạnh đối với việc bơi lội. Mao cứ nhất quyết đòi bơi, nên tôi phải đi theo ông. Như thường lệ, ông ngâm mình một tiếng liền dưới nước và đến ngày hôm sau thì bị ho và sổ mũi.
Lại một lần nữa, ông chỉ nghe theo lời khuyên của bác sĩ khi mà ông cảm thấy sự việc thật nghiêm trọng. Thế nhưng sau đó ông bình phục rất nhanh.
Tiếp theo hội nghị ở Nam Ninh là hàng loạt những cuộc họp đảng do Mao triệu tập trong những tháng sau đó. Với những lời châm chọc, nịnh nọt, sau đó lại giận dữ, Mao tìm cách đưa đảng đi theo đường lối của ông. Đầu tiên ông buộc tội những cán bộ tỉnh, sau đó ông buộc tội những người soạn thảo kế hoạch kinh tế đã làm cho nền kinh tế trì trệ, chậm phát triển. Tuy nhiên cứ sau mỗi cuộc họp, những chỉ tiêu kế hoạch lại được nâng lên một chút và đến khóa họp thứ hai của Đại hội đảng lần thứ 8 vào tháng 5 năm 1958. Mao đã chuẩn bị xong kế hoạch đại nhảy vọt của ông.



Hội nghị Moskva đã tạo đà cho Mao. Ngày 20 tháng 11 năm 1957, trong khi chúng tôi rời Liên-xô, ông đã soạn thảo một chương trình hành động nhằm nâng cao sản xuất. Vì ban lãnh đạo đảng là chướng ngại vật chính cho kế hoạch này, nên trước hết ông phải tìm sự ủng hộ của ban lãnh đạo đảng.

Sau khi trở về, Mao và Giang Thanh ở Hàng Châu hai tuần. Sau đó chúng tôi cùng bay đi Nam Ninh dự hội nghị đảng ở khu tự trị Quảng Tây Ngay trong chuyến đi, Mao đã tìm cách thu phục các cán bộ đảng để họ ủng hộ kế hoạch của ông.

Châu Tiểu Châu bí thư thứ nhất tỉnh Hồ Nam đã đón tiếp Mao trong lúc nghỉ giữa chừng đề tiếp nhiên liệu ở Trường Sa. Nhân dịp này Mao chọc tức người lãnh đạo đảng ở quê ông bằng câu hỏi: Tại sao sản lượng nông nghiệp ở Hồ Nam không tăng? Tại sao nông dân ở Hồ Nam chỉ thu hoạch được một vụ trong năm?

Châu Tiểu Châu trả lời, điều kiện khí hậu ở Hồ Nam chỉ cho phép thu hoạch một vụ duy nhất. Mao phản đối và nêu ra tỉnh Triết Giang, những điều kiện khí hậu ở đó cũng tương tự mà vẫn thu hoạch được hai vụ một năm. Tại sao ở Hồ Nam lại không như vậy - Mao nói tiếp.

Cuộc đối thoại làm Châu Tiểu Châu khó chịu, ông không biết phải trả lời thế nào.

Mao nói:

- Đồng chí không chiu học kinh nghiệm của những vùng khác. Vấn đề là ở chỗ đó.

Châu Tiểu Châu ngoan ngoãn trả lời: Từ giờ chúng tôi sẽ học hỏi.

- Học hỏi ở đây nghĩa là thế nào? Như vậy thì đến giờ đồng chí cũng không hơn được đâu. Đồng chí có thể đi.

Mao cầm một quyển sách lên đọc. Châu Tiểu Châu nhã nhặn cáo từ những người có mặt ở đó rồi quay lại hứa với Mao:

- Chúng tôi sẽ cố gắng làm hai vụ ngay lập tức.

Khi Châu Tiểu Châu đi khỏi, Mao bực tức ném quyển sách sang một bên và nói gay gắt:

- Đồng chí ấy muốn thử làm hai vụ mà chẳng chịu học hỏi kinh nghiệm của người khác, thì chẳng đi tới đâu cả.

Trong những tháng tiếp theo cũng đã có những cuộc đối thoại tay dôi tương tự giữa Mao và những cán bộ đảng có vẻ dè đặt của các tỉnh và trong các cuộc họp đảng cũng vậy. Dần dần, Chủ tịch đã thành công, kể cả những người nhút nhát cũng hứa sẽ ủng hộ con đường ảo tuởng của ông.

Tại hội nghị đảng ở Nam Ninh sau đó, ông đã làm một cuộc thử nghiệm vĩ đại đưa toàn đảng đi theo đường lối của ông.

Nam Ninh là một thành phố có kính, nhiều màu sắc vui mắt và sạch sẽ. phố xá ở đây hẹp, ban công ở các tầng trên chìa ra che cho các cửa hiệu nhỏ và khách bộ hành trước những cơn mưa thường ập tới. Vùng này ấm, ẩm ướt và xanh tươi quanh năm. Ngay cả trong tháng giêng, khi chúng tôi tới đây. khí hậu rất dễ chịu, nhiệt độ 26 độ C. Những cây cam và bưởi trổ hoa, làm cho không khí thoảng hương thơm. Con người ở đây trông cũng sặc sỡ. ở vùng này có người Choang, một dân tộc thiểu số. Phụ nữ mặc váy ngắn uyển chuyển, đầu quấn những chiếc khăn sặc sỡ. Người dân Nam Ninh giản dị và ngay thẳng. Đây là vùng không giàu và cũng không phải là vùng kinh tế phát triển cao.

Các quan chức của thành phó lấy làm hãnh diện mời được Mao tới thăm và ra sức thực hiện bổn phận chủ nhà của mình. Người ta tuyên truyền Mao và vợ ông là những người giản dị và vì cũng chính từ miệng các quan chức tuyên truyền mà mọi người tin chắc rằng, Mao sẽ đánh giá cao những gì người ta dành cho ông. Người ta đã bố trí cho Chủ tịch và vợ ông ở trong hai tòa nhà riêng biệt. Thực ra, đó là nhà khách của ủy ban hành chính tỉnh. Hai tòa nhà này nằm trên một đồi cây yên tĩnh, phong cảnh xung quanh rất đẹp. Mao chẳng phàn nàn gì, nhưng Giang Thanh lại không chịu được nơi ở này.

Vài ngày sau khi chúng tôi tới đây, bà vẫn để tôi nghỉ ngơi. Các y tá của bà đã làm khổ bà. Bà nói vậy và đòi tôi phải khiển trách những cô y tá này. Trong nhiệm vu của tôi có cả việc canh chừng những nhân viên chăm sóc cho Giang Thanh, và nếu bà không hài lòng với các cô y tá, thì tôi phải can thiệp.

Giang Thanh quả quyết rằng các nhân viên đã làm tất cả khiến bà bị cảm lạnh. Nhà khách chẳng có lò suởi, ban đêm trời trở lạnh, các nhân viên phục vụ Giang Thannh đã đặt một lò sưởi điện. ở lò sưởi này không có bộ phận điều chỉnh, nên lúc bà cảm thấy quá nóng, lúc lại quá lạnh. Các chủ nhà của chúng tôi ráo riết tìm cách giải quyết và cuối cùng họ cử một phái đoàn sang Hồng kông mua được một lò sưởi xách tay hiện đại, được làm nóng bằng một hệ thống ống chứa nước nóng chày tuần hoàn. Và căn phòng đã được sưởi ấm điều độ.

Giang Thanh hay tắm trước khi đi ngủ, nhưng nhà khách lại không có vòi tắm hoa sen. Các y tá đổ nước ấm vào trong những cái chậu, rồi thay nhau dội nước lên người Giang Thanh, nước trong những chậu sau nguội đi. nên Giang Thanh đã đổ tội cho các cô y tá cố tình dội nước lạnh như đá làm bà bị cảm.

Bởi vậy, các chủ nhà lại phải cử một phái đoàn đi Hongkong để mua một hệ thống vòi tắm hoa sen. Trong khi nhà tắm được xây, thì Giang Thanh phải tạm thời rời khỏi nhà khách. Bà từ chối không chịu đi và vẫn tiếp tục trách móc các y tá của mình. Khi tôi tới để tìm cách hòa giải, thì bà lại trút cơn giận lên đầu tôi và quả quyết rằng tôi cũng muốn ép bà chuyển ra khách sạn.

Nói chuyện nghiêm chỉnh với bà quả là không thể được. Tôi tức tối trình bày việc đó với Mao.

Mao nói: Giang Thanh là một con hổ giấy Một số vấn đề người ta không được phép làm to chuyện. Đồng chí đừng chấp bà ấy nữa. Các cô y tá cũng chẳng phải sợ gì bà ấy. Đồng chí hãy nói với họ, tôi biết đánh giá công việc của họ.

Giang Thanh cũng tức giận và chất vấn chồng về chuyện này. Một vệ sĩ nghe được Mao nói với vợ Bà cũng biết câu nói: Nếu mẹ ốm lâu ngày, thì con trai sẽ không còn đáng yêu nữa. Người ta làm việc chỉ để kiếm tiền, chứ họ không nghĩ đến việc phục vụ chu đáo đâu.

Lúc có mặt tôi thì Mao trách vợ và khen các cô y tá. Nhưng trước mặt vợ. thì ông lại chỉ trích họ. Mao có vẻ muốn thuyết phục vợ ông hòa giải với tôi.

Một lần Giang Thanh hỏi tôi khi những chuyện cãi vã giữa chúng tôi vẫn còn chưa chấm dứt: Đồng chí có biết tôi thường nhường đồng chí không? Tôi trả lời là tôi không biết.

Bà tiếp lời:

- Đồng chí có những điểm mạnh và điểm yếu đáng chú ý. Đồng chí rất sáng suốt khi giải quyết các vấn đề và hành động cương quyết. Cả Chủ tịch cũng đánh giá cao sự sáng suốt của đồng chí. Nhưng đồng chí cũng là người có học thức và kiêu căng. Nếu đồng chí đã có ý định gì thì chẳng có gì ngăn cản nổi đồng chí. Thế nhưng đồng chí đã làm cho Chủ tịch không cho phép tôi được khiển trách đồng chí. Đồng chí biết không?

- Không, tôi không biết đồng chí đang nói gì.

- Có lúc tôi không chịu được đồng chí. Nhưng Chủ tịch muốn giữ đồng chí lại, vì ông hợp đồng chí. Tôi và đồng chí là đồng minh, cả hai chúng ta đầu làm việc cho Chủ tịch. Tôi đã nói những suy nghĩ của tôi. Thế đồng chí nghĩ gì về tôi?

Tôi đáp:

- Tôi chẳng có ý kiến gì. Nhưng tôi tin là với trình độ và gốc gác của tôi, tôi không thích hợp với công việc ở đây. Tôi vẫn hy vọng có ai đó có thể thay thế được tôi.

Giang Thanh càng bị kích động và mất kiên nhẫn:

- Chủ tịch sẽ quyết định về tư cách của đồng chí.

Một vệ sĩ nghe được cuộc đối thoại của chúng tôi. Anh ta nói với tôi: Đồng chí bác sĩ Lý này, đồng chí Giang Thanh có vẻ muốn đối xử tử tế với đồng chí đấy. Cả Chủ tịch cũng giận đồng chí Giang Thanh. Mới đây tôi nghe được khi đồng chí ấy vừa ra khỏi phòng, Chủ tịch ca cẩm: Chúng tôi đang bận như thế mà bà cứ diễn tuồng ở đây. Chuyện này không xem xét đơn giản được đâu

Nhưng Giang Thanh vẫn tiếp tục diễn tuồng. Phòng tắm vẫn chưa được giải quyết và bà vẫn tiếp tục chửi rủa các cô y tá, khiến họ nước mát giàn giụa chạy lại giãi bày với tôi. Tôi chẳng biết phải làm gì nữa. Trưởng ban an ninh Vương Kính Tiên, một người có năng lực, đã thông báo cho tôi biết, công việc của ông ta chỉ được giới hạn trong vấn đề bảo vệ an toàn cho các vị lãnh đạo cao cấp. Và Diệp Tử Long cũng cho vấn đề phòng tắm của Giang Thanh không phải là bổn phận của ông.

Thế là tôi phải sử dụng toàn bộ ngón võ mồm của mình để thuyết phục bà Chủ tịch ngủ tạm một đêm ở khách sạn. Vòi tắm sẽ được lắp rất nhanh.

Trong hội nghị đảng ở Nam Ninh có các cán bộ đảng toàn quốc và của các tỉnh tham gia. Hội nghị được khai mạc vào ngày 11 tháng 1 năm 1958 và ngay từ ngày đầu tiên một bầu không khí căng thẳng đã bao trùm hội nghị. Những người tham dự hội nghị như bị kích thích, đa số người soạn thảo kế hoạch kinh tế của đảng đều cho dự định đuổi kịp Anh trong 15 năm của Mao là ảo tưởng. Còn Mao trong 11 ngày này đã phải mất rất nhiều thời gian để chống đối lại những cán bộ kế hoạch, phát triển và tài chính. Chỉ có rất ít người không bị Mao đụng tới, ngay cả Chu Ân Lai và Trần Vân cũng không thoát khỏi sự chỉ trích của ông.

Hoàng Kính, chồng cũ của Giang Thanh là chủ tịch ủy ban kinh tế và kỹ thuật, chịu trách nhiệm về vấn đề phát triển công nghệ đã khuất phục trước áp lực của Mao. Gần đến khi kết thúc hội nghị, Kha Thanh Thế, chủ tịch ủy ban nhân dân thành phố Thượng Hải đã yêu cầu tôi khám cho Hoàng Kính. Sau nhiều lần bị Mao công kích gay gắt, ông ta đã có những biểu hiện không bình thường.

Hoàng Kính nằm trên giường, nhìn trừng trừng lên trần nhà và lảm nhảm những câu khó hiểu. Ông ta van xin tôi. Cứu tôi với! cứu tôi với!

Dương Thượng Côn thu xếp cho ông ta đi điều trị ở thành phố Quảng Châu gần đó. Lý Phú Xuân, phó thủ tướng và chủ tịch ủy ban Kế hoạch Nhà nước và Tập Trọng Huân, Tổng thư ký Hội đồng Nhà nước đưa Hoàng Kính đi. Trên máy bay ông ta cũng có những cử chỉ kỳ lạ. Ông quì xuống và đập đầu xuống sàn trước mặt Lý Phú Xuân và van xin Lý hãy thả ông ra, dành mạng sống cho ông. Ông được đưa vào một bệnh viện quân y ở Quảng Châu và bị gẫy một chân trong một lần ông định bỏ trốn. Sau đó tôi không nghe được tin tức gì về ông nữa. Mãi sau này tôi mới biết ông chết vào khoảng tháng 11 năm 1958.

Thái độ của Mao rất trái ngược đối với những người mà ông đã làm cho họ căng thẳng. Sau vài lần nổi giận, ông bắt đầu tỏ ra nhũn nhặn hơn và thậm chí đến lúc bế mạc hội nghị, ông còn tự bỏ sự phân biệt trên dưới thường ngày của ông. Ông dự bữa liên hoan buổi trưa kết thúc hội nghị và ăn lấy ăn để một món đặc sản có tên rồng đả hổ được nấu từ thịt rắn độc (tượng trưng cho rồng) và thịt mèo rừng (tượng trưng cho hổ). Món đặc sản này rất béo, vậy mà Mao cứ khen ngon.

Hôm sau, Mao đi bơi ở sông Vĩnh chảy qua phía trước thành phố. Nhiệt độ của nước khoảng 20 độ C nghĩa là rất lạnh đối với việc bơi lội. Mao cứ nhất quyết đòi bơi, nên tôi phải đi theo ông. Như thường lệ, ông ngâm mình một tiếng liền dưới nước và đến ngày hôm sau thì bị ho và sổ mũi.

Lại một lần nữa, ông chỉ nghe theo lời khuyên của bác sĩ khi mà ông cảm thấy sự việc thật nghiêm trọng. Thế nhưng sau đó ông bình phục rất nhanh.

Tiếp theo hội nghị ở Nam Ninh là hàng loạt những cuộc họp đảng do Mao triệu tập trong những tháng sau đó. Với những lời châm chọc, nịnh nọt, sau đó lại giận dữ, Mao tìm cách đưa đảng đi theo đường lối của ông. Đầu tiên ông buộc tội những cán bộ tỉnh, sau đó ông buộc tội những người soạn thảo kế hoạch kinh tế đã làm cho nền kinh tế trì trệ, chậm phát triển. Tuy nhiên cứ sau mỗi cuộc họp, những chỉ tiêu kế hoạch lại được nâng lên một chút và đến khóa họp thứ hai của Đại hội đảng lần thứ 8 vào tháng 5 năm 1958. Mao đã chuẩn bị xong kế hoạch đại nhảy vọt của ông.
Bác Sĩ riêng của Mao
Lời nói đầu
Chương 1
Chương 2
Chương 3
Chương 4
Chương 5
Chương 6
Chương 7
Chương 8
Chương 9
Chương 10
Chương 11
Chương 12
Chương 13
Chương 14
Chương 15
Chương 16
Chương 17
Chương 18
Chương 19
Chương 20
Chương 21
Chương 22
Chương 23
Chương 24
Chương 25
Chương 26
Chương 27
Chương 28
Chương 29
Chương 30
Chương 31
Chương 32
Chương 33
Chương 34
Chương 35
Chương 36
Chương 37
Chương 38
Chương 39
Chương 40
Chương 41
Chương 42
Chương 43
Chương 44
Chương 45
Chương 46
Chương 47
Chương 48
Chương 49
Chương 50
Chương 51
Chương 52
Chương 53
Chương 54
Chương 55
Chương 56
Chương 57
Chương 58
Chương 59
Chương 60
Chương 61
Chương 62
Chương 63
Chương 64
Chương 65
Chương 66
Chương 67
Chương 68
Chương 69
Chương 70
Chương 71
Chương 72
Chương 73
Chương 74
Chương 75
Chương 76
Chương 77
Chương 78
Chương 79
Chương 80
Chương 81
Chương 82
Chương 83
Chương 84
Chương 85
Chương 86
Chương 87
Chương 88
Chương 89
Chương 90
Chương 91
Chương 92