watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Bác Sĩ riêng của Mao-Chương 58 - tác giả Lý Chí Thỏa Lý Chí Thỏa

Lý Chí Thỏa

Chương 58

Tác giả: Lý Chí Thỏa

Tôi chờ hơn một tháng liền. Sau đó, ngày 8 tháng hai năm 1966, Mao mời tôi tới dự một cuộc họp ở phòng khách của khách sạn Mỹ Viên, nơi chúng tôi tạm trú ở Vũ Hán. Ông khuyến khích các nhân viên của ông phải thường xuyên dự những buổi họp để nắm được tình hình. Ba ủy viên của một ủy ban mới được thành lập có tên là Nhóm năm người chuẩn bị cho Cách mạng văn hóa vừa từ Bắc Kmh tới. ủy Ban này được thành lập từ năm 1964 và được giao nhiệm vụ phối hợp với bài viết phê bình vở kịch Hải Thụ bãi quan của Ngô Hàm. Thành viên của ủy ban gồm có trưởng ban tuyên truyền Lục Đỉnh Nhất, ủy viên bộ chính trị Khang Sinh, ủy viên Ban bí thư trung ương và Thị trưởng thành phố Thượng Hải là Bành Chân, phó trưởng Ban tuyên truyền là Chu Dương và tổng biên tập tờ Nhân Dân là Ngô Lĩnh Hi. Cùng đi với họ có Hồ Sinh, phó tổng biên tập nguyệt san Cờ Đỏ của đảng. Mao chủ tọa cuộc họp và nói, ông đã thông báo cho Trần Bá Đạt và Khang Sinh vào ngày 21 tháng 12 năm ngoái rằng, ông đánh giá bài báo của Diêu Văn Nguyên, trong đó vở Hải Thụy bãi quan đã bị phê phán, là đúng đắn. Tuy nhiên Diêu Văn Nguyên vẫn chưa nói toạc móng heo. Gia Kính, một ông vua triều Minh đã cách chức Hải Thụy và năm 1959 Mao đã cách chức Bành Đức Hoài. Như vậy có nghĩa là Bành Đức Hoài là một Hải Thụy hiện đại. Mao quay sang Bành Chân, chủ nhiệm ủy ban Năm người, hỏi:
- Có phải Ngô Hàm thực sự là kẻ thù của đảng và của chủ nghĩa xã hội không?
Bành Chân chưa kịp trả lời thì Khang Sinh đã lên án vở kịch của Ngô Hàm là một cây độc dược đối với đảng và chủ nghĩa xã hội. Không ai dám phản đối ông ta.
Trong không khí im lặng kéo dài, Mao nói:
- Nếu ai có ý kiến gì khác thì cứ tự nói ra. Tất cả các đồng chí hãy phát biểu ý kiến đi
Cuối cùng, Bành Chân lên tiếng. Ông muốn bào chữa cho một tài liệu mà ông mang tới. Dưới tựa đề Tường trình tạm thời của ủy ban Năm người gửi trung ương đảng, tài liệu cho rằng, đề tài mà vở kịch của Ngô Hàm đề cập mang tính lịch sử hơn là tính chính trị. Họ Bành nói:
Tôi nghĩ, chúng ta phải theo lời của Chủ tịch, để cho trăm hoa đua nở và trăm trường đua tiếng, nếu chúng ta thảo luận về những vấn đề sử học mà vở kịch đề cập đến. Chúng ta cần có một cuộc tranh luận sôi nổi.
Bản dự thảo đã được Ban thường trực Bộ chính trị phê chuẩn, chỉ còn cần sự đồng ý của Mao.
Lục Đỉnh Nhất ủng hộ Bành Chân và nhấn mạnh vào tính khoa học trong buổi thảo luận. Theo ý ông, phải tránh những danh từ như kẻ thù của đảng hay kẻ thù của chủ nghĩa xã hội, nếu không, sự im lặng sẽ bao trùm tất cả.
Chiến tuyến đã rõ rằng. Khang Sinh cho những tranh cãi quanh vấn đề của Ngô Hàm là một cuộc đấu tranh giai cấp và yêu cầu phải có những biện pháp cụ thể đối với Ngô Hàm và những kẻ ủng bộ ông ta. Ngược lại Bành Chân và Lục Đỉnh Nhất tìm cách giải quyết mâu thuẫn bằng cách cho rằng vở kịch chỉ mang tính khoa học thuần túy và hoàn toàn phi chính trị. Thời gian trôi qua mà cuộc họp vẫn chưa ngã ngũ. Mao đành hoãn cuộc họp. Những người tham dự vẫn không biết quan điểm của Mao ra sao. Bành Chân muốn biết, liệu Chủ tịch có cho phép ông viết một lời bình luận nào đó về vở kịch cho đảng không.
Câu trả lời của Mao: Đồng chí hãy làm đi. Tôi không cần xem. Tôi biết ngay là nguy rồi. Mao đã gài bẫy người ta. Việc từ chối không đọc lời bình của Bành Chân thực ra có nghĩa là Mao không đồng ý. Nhưng Bành Chân không hiểu rõ Mao như tôi, ông và Lục Đỉnh Nhất đã đùa với lửa. Nếu họ phân phát bản thảo lời bình của họ, họ có thể sẽ gặp nguy hiểm khôn lường.
Bốn ngày sau, ngày 12 tháng hai năm 1966, bản Tường trình tạm thời cùng với lời bình luận của Cơ quan trung ương được phổ biến trong đảng. Nhưng Mao không đọc, và cả trong cơ quan trung ương cũng có những ý kiến trái ngược về việc này. Trong đó chỉ có tên của Bành Chân và Lục Đỉnh Nhất. Theo lời bình luận thì các cuộc tranh luận về vở Hải Thụy bãi quan chỉ dựa trên khía cạnh khoa học. Mao coi tài liệu trên là sự phủ nhận quan điểm của ông. Ông đồng tình với Khang Sinh, rằng vở kịch của Ngô Hàm là một loại cây độc và chính Ngô Hàm là một kẻ thù của đảng và kẻ thù của chủ nghĩa xã hội. Do đó, việc Lục Đỉnh Nhất và Bành Chân không chịu lên án Ngô Hàm sẽ khiến họ có nguy cơ bị chụp mũ là kẻ thù của đảng và chủ nghĩa xã hội. Tối hôm bản dự thảo được công bố, Mao nói với tôi:
- Tôi nói đúng. Bọn phản cách mạng chỉ bị đánh gục khi người ta ra đòn thật nặng.
Mao chuẩn bị một trận đánh quyết định. Bài bình luận của Bành Chân sau này được coi là Bản tường trình tháng hai đê tiện mang tính thù địch với đảng và chủ nghĩa xã hội. Sự sụp đổ của Bành Chân chỉ còn là vấn đề thời gian.



Tôi chờ hơn một tháng liền. Sau đó, ngày 8 tháng hai năm 1966, Mao mời tôi tới dự một cuộc họp ở phòng khách của khách sạn Mỹ Viên, nơi chúng tôi tạm trú ở Vũ Hán. Ông khuyến khích các nhân viên của ông phải thường xuyên dự những buổi họp để nắm được tình hình. Ba ủy viên của một ủy ban mới được thành lập có tên là Nhóm năm người chuẩn bị cho Cách mạng văn hóa vừa từ Bắc Kmh tới. ủy Ban này được thành lập từ năm 1964 và được giao nhiệm vụ phối hợp với bài viết phê bình vở kịch Hải Thụ bãi quan của Ngô Hàm. Thành viên của ủy ban gồm có trưởng ban tuyên truyền Lục Đỉnh Nhất, ủy viên bộ chính trị Khang Sinh, ủy viên Ban bí thư trung ương và Thị trưởng thành phố Thượng Hải là Bành Chân, phó trưởng Ban tuyên truyền là Chu Dương và tổng biên tập tờ Nhân Dân là Ngô Lĩnh Hi. Cùng đi với họ có Hồ Sinh, phó tổng biên tập nguyệt san Cờ Đỏ của đảng. Mao chủ tọa cuộc họp và nói, ông đã thông báo cho Trần Bá Đạt và Khang Sinh vào ngày 21 tháng 12 năm ngoái rằng, ông đánh giá bài báo của Diêu Văn Nguyên, trong đó vở Hải Thụy bãi quan đã bị phê phán, là đúng đắn. Tuy nhiên Diêu Văn Nguyên vẫn chưa nói toạc móng heo. Gia Kính, một ông vua triều Minh đã cách chức Hải Thụy và năm 1959 Mao đã cách chức Bành Đức Hoài. Như vậy có nghĩa là Bành Đức Hoài là một Hải Thụy hiện đại. Mao quay sang Bành Chân, chủ nhiệm ủy ban Năm người, hỏi:

- Có phải Ngô Hàm thực sự là kẻ thù của đảng và của chủ nghĩa xã hội không?

Bành Chân chưa kịp trả lời thì Khang Sinh đã lên án vở kịch của Ngô Hàm là một cây độc dược đối với đảng và chủ nghĩa xã hội. Không ai dám phản đối ông ta.

Trong không khí im lặng kéo dài, Mao nói:

- Nếu ai có ý kiến gì khác thì cứ tự nói ra. Tất cả các đồng chí hãy phát biểu ý kiến đi

Cuối cùng, Bành Chân lên tiếng. Ông muốn bào chữa cho một tài liệu mà ông mang tới. Dưới tựa đề Tường trình tạm thời của ủy ban Năm người gửi trung ương đảng, tài liệu cho rằng, đề tài mà vở kịch của Ngô Hàm đề cập mang tính lịch sử hơn là tính chính trị. Họ Bành nói:

Tôi nghĩ, chúng ta phải theo lời của Chủ tịch, để cho trăm hoa đua nở và trăm trường đua tiếng, nếu chúng ta thảo luận về những vấn đề sử học mà vở kịch đề cập đến. Chúng ta cần có một cuộc tranh luận sôi nổi.

Bản dự thảo đã được Ban thường trực Bộ chính trị phê chuẩn, chỉ còn cần sự đồng ý của Mao.

Lục Đỉnh Nhất ủng hộ Bành Chân và nhấn mạnh vào tính khoa học trong buổi thảo luận. Theo ý ông, phải tránh những danh từ như kẻ thù của đảng hay kẻ thù của chủ nghĩa xã hội, nếu không, sự im lặng sẽ bao trùm tất cả.

Chiến tuyến đã rõ rằng. Khang Sinh cho những tranh cãi quanh vấn đề của Ngô Hàm là một cuộc đấu tranh giai cấp và yêu cầu phải có những biện pháp cụ thể đối với Ngô Hàm và những kẻ ủng bộ ông ta. Ngược lại Bành Chân và Lục Đỉnh Nhất tìm cách giải quyết mâu thuẫn bằng cách cho rằng vở kịch chỉ mang tính khoa học thuần túy và hoàn toàn phi chính trị. Thời gian trôi qua mà cuộc họp vẫn chưa ngã ngũ. Mao đành hoãn cuộc họp. Những người tham dự vẫn không biết quan điểm của Mao ra sao. Bành Chân muốn biết, liệu Chủ tịch có cho phép ông viết một lời bình luận nào đó về vở kịch cho đảng không.

Câu trả lời của Mao: Đồng chí hãy làm đi. Tôi không cần xem. Tôi biết ngay là nguy rồi. Mao đã gài bẫy người ta. Việc từ chối không đọc lời bình của Bành Chân thực ra có nghĩa là Mao không đồng ý. Nhưng Bành Chân không hiểu rõ Mao như tôi, ông và Lục Đỉnh Nhất đã đùa với lửa. Nếu họ phân phát bản thảo lời bình của họ, họ có thể sẽ gặp nguy hiểm khôn lường.

Bốn ngày sau, ngày 12 tháng hai năm 1966, bản Tường trình tạm thời cùng với lời bình luận của Cơ quan trung ương được phổ biến trong đảng. Nhưng Mao không đọc, và cả trong cơ quan trung ương cũng có những ý kiến trái ngược về việc này. Trong đó chỉ có tên của Bành Chân và Lục Đỉnh Nhất. Theo lời bình luận thì các cuộc tranh luận về vở Hải Thụy bãi quan chỉ dựa trên khía cạnh khoa học. Mao coi tài liệu trên là sự phủ nhận quan điểm của ông. Ông đồng tình với Khang Sinh, rằng vở kịch của Ngô Hàm là một loại cây độc và chính Ngô Hàm là một kẻ thù của đảng và kẻ thù của chủ nghĩa xã hội. Do đó, việc Lục Đỉnh Nhất và Bành Chân không chịu lên án Ngô Hàm sẽ khiến họ có nguy cơ bị chụp mũ là kẻ thù của đảng và chủ nghĩa xã hội. Tối hôm bản dự thảo được công bố, Mao nói với tôi:

- Tôi nói đúng. Bọn phản cách mạng chỉ bị đánh gục khi người ta ra đòn thật nặng.

Mao chuẩn bị một trận đánh quyết định. Bài bình luận của Bành Chân sau này được coi là Bản tường trình tháng hai đê tiện mang tính thù địch với đảng và chủ nghĩa xã hội. Sự sụp đổ của Bành Chân chỉ còn là vấn đề thời gian.
Bác Sĩ riêng của Mao
Lời nói đầu
Chương 1
Chương 2
Chương 3
Chương 4
Chương 5
Chương 6
Chương 7
Chương 8
Chương 9
Chương 10
Chương 11
Chương 12
Chương 13
Chương 14
Chương 15
Chương 16
Chương 17
Chương 18
Chương 19
Chương 20
Chương 21
Chương 22
Chương 23
Chương 24
Chương 25
Chương 26
Chương 27
Chương 28
Chương 29
Chương 30
Chương 31
Chương 32
Chương 33
Chương 34
Chương 35
Chương 36
Chương 37
Chương 38
Chương 39
Chương 40
Chương 41
Chương 42
Chương 43
Chương 44
Chương 45
Chương 46
Chương 47
Chương 48
Chương 49
Chương 50
Chương 51
Chương 52
Chương 53
Chương 54
Chương 55
Chương 56
Chương 57
Chương 58
Chương 59
Chương 60
Chương 61
Chương 62
Chương 63
Chương 64
Chương 65
Chương 66
Chương 67
Chương 68
Chương 69
Chương 70
Chương 71
Chương 72
Chương 73
Chương 74
Chương 75
Chương 76
Chương 77
Chương 78
Chương 79
Chương 80
Chương 81
Chương 82
Chương 83
Chương 84
Chương 85
Chương 86
Chương 87
Chương 88
Chương 89
Chương 90
Chương 91
Chương 92