watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Bác Sĩ riêng của Mao-Chương 21 - tác giả Lý Chí Thỏa Lý Chí Thỏa

Lý Chí Thỏa

Chương 21

Tác giả: Lý Chí Thỏa

Thông thường chúng tôi sử dụng chuyến tàu đặc biệt và sang trọng của Mao mà lịch trình của nó được điều chỉnh theo giấc ngủ bất thường của Mao. Tuy nhiên, những biện pháp an toàn từ thời Uông Đông Hưng đã được thay đổi hoàn toàn. Đoàn đi hộ tống dần dần rút xuống đến một phần mười. Trưởng ban an ninh Vương Kính Tiên là một người nhát như cáy, ông miễn cưỡng lãnh nhiệm vụ khó khăn này. Ông răm rắp tuân theo mọi yêu cầu của Mao tới từng chi tiết, giảm bớt lực lượng bảo vệ ở Trung Nam Hải xuống mức tối thiểu và chủ yếu sử dụng các đơn vị an ninh ở cơ sở vào việc bảo vệ.
Sau khi Mao quyết định trả đũa, ông đã nhanh chóng bình phục. Bệnh cảm lạnh đã khỏi hẳn và ông lại khỏe khoắn như trước.
Trên đường đi, Mao và Lâm Khắc đã dành nhiều thời gian trò chuyện với nhau. Những cuộc trò chuyện của hai người đã giúp tôi lấp những lỗ hổng thông tin của mình. Những cuộc nói chuyện ban đêm giữa tôi với Mao thường được Mao đúc kết lại một hoặc hai ngày sau đó.
Một lần ông nói với tôi:
- Tôi để cho đối thủ tấn công tôi trước sau đó tôi mới đánh trả. Tôi thực hiện ba nguyên tắc. Thứ nhất, tôi làm theo vị hiền triết Lão Tử, tôi án binh bất động. Nếu bị tấn công, tôi sẽ thoái lui, cố thủ và yên lặng. Kẻ thù tưởng hắn chiếm ưu thế.
Mao nghĩ, nếu chúng ta phản ứng thì kẻ thù sẽ không có dịp lộ mặt thật của chúng. Vì vậy chúng ta phải chờ cho tới lúc chúng lộ mặt.
- Chỉ khi nào kẻ thù xuất đầu lộ diện, lúc đó chúng ta mới báo thù. Chúng ta sẽ ăn miếng trả miếng. Đó là triết lý của Khổng Tử.
Thật ra, việc này chẳng liên quan gì tới giáo lý của Khổng Tử, mà chỉ là một chiến thuặt của Mao. Mao không chỉ sử dụng nó để chống những người thiên hữu, mà ông còn dùng nó để đối phó với cả những đối thủ của ông trong đảng.
- Lúc đầu, mọi người chẳng biết bọn thiên hữu là ai và diện mạo của chúng như thế nào và chúng ta khó mà giải thích cho mọi người hiểu. Nhưng bây giờ chúng ta đã có thể mô tả chúng chính xác. Đó là những tên phản cách mạng! Không, chúng ta hãy gọi chúng đơn giản là những phần tử thiên hữu.
Nguyên tắc thứ hai của Mao là, ông chỉ bỏ tù những đối thủ của ông một khi họ phạm những tội nghiêm trọng và họ làm nhân dân căm giận. Tại sao lại giam họ để lãng phí sức sản xuất của họ? Nếu họ không thích hợp với công việc lãnh đạo, thì họ cũng có thể làm cái gì đó có ích. Cách xử thế như vậy là trở về với một truyền thống lâu đời của Trung quốc.
Nguyên tắc thứ ba là đối thủ phái được cải tạo ngay tại nơi làm việc của họ. Những đồng nghiệp phải theo dõi những hành vi của họ và phải nghe ngóng họ.
Mao nói: Bằng tấm gương xấu của họ, bọn thiên hữu sẽ cho chúng ta biết thế nào là xấu xa và sai trái.
Theo Mao thì ai cũng có thể cải tạo được, ai cũng có cơ hội để trở thành người tốt
- Một con bò không tự đi cày hoặc cung cấp sữa cho người được. Một con ngựa chưa thuần thì người ta không thể cưỡi nó được. Một tên phản cách mạng hay một tên gián điệp chắc chắn phải có một biệt tài nào đó, tại sao chúng lại trở thành một tên phản cách mạng hay gián điệp cơ chứ? Tại sao chúng ta lại không cải tạo chúng rồi tận dụng những khả năng của chúng.
Đầu tiên chúng tôi tạm nghỉ ở Kim An thuộc tỉnh Thượng Đông, sau đó chúng tôi tiếp tục đến Thượng Hải, đến chỗ thiếu tá Kha Thanh Thế, một đồ đệ lừng lẫy của Mao. Kha Thanh Thế là cán bộ đảng duy nhất đã trực tiếp làm quen với Lê Nin.
Trong thời gian học tập tại một trường đại học ở Liên-xô, ông cũng đi làm ở một nhà máy, nơi Lê Nin có lần đến nói chuyện.
Mao kể rằng, không bao giờ Kha quên được cảnh tượng ấy
- Đồng chí thấy đó, ảnh hưởng của một lãnh tụ vĩ đại đối với nhân dàn lớn đến mức độ nào.
Kha thu xếp cho Mao ở trong một ngôi nhà lát đá cẩm thạch tráng lệ có mái bằng đồng. Đó là nhà của một thương gia Do Thái tên là Silas Hardoon, người mà trong những năm 30 đã gặp may ở Thượng Hải.
Ngôi nhà ở trung tâm bao quanh là những bức tường bằng gạch nung. Khu vườn tạo ra một khung cảnh tuyệt vời, có đầm sen, có ếch nhái và những cây cổ thụ mọc rải rác trên thảm cỏ thoai thoải. Trong sự sang trọng kiểu phương Tây này, Mao vẫn chẳng thấy thoải mái và bất chấp sự phản đối của Kha, ông muốn trở lại đoàn tàu của ông.
Khác hẳn với những chuyên du lịch trước đây của Mao, chuyên viếng thăm Thượng Hải lần này là một sự kiện đối với dư luận. Cả nước biết rằng Mao đang chỉ huy chiến dịch chống bọn thiên hữu.
Chiến dịch ở Thượng Hải tiến triển rất tốt Chúng tôi tới thăm một nhà máy, nơi công nhân đã căng những khẩu hiệu kêu gọi chống bọn thiên hữu. Mao nói chuyện trước các cán bộ đảng ở địa phương, cán bộ của quân đội, của chính phủ và ông đã gặp gỡ những nghệ sĩ thiên tả nối tiếng nhất của thành phố, như nhà văn Ba Kim, nữ minh tinh Thanh Nghị, tài tử Triệu Đan và vợ là Hoàng Tông Anh.
Khi đấu tranh, lúc nào Mao cũng năng nổ. Chúng tôi rời thành phố Thượng Hải náo nhiệt và tới Hàng Châu yên tĩnh - thành phố đẹp nhất ở Trung quốc. Chưa bao giờ tôi thấy một ngôi nhà tráng lệ như Liễu Chương, nơi chúng tôi đã lưu lại. Trước đây ngôi nhà này là của một người buôn chè giàu sụ, nhưng bây giờ nó được tân trang lại cho Mao ở. Liễu Chương nằm trên một bán đảo hẻo lánh đây hoa cỏ, trải dài đến bờ biển phía tây, nhỏ hơn và hấp dẫn hơn so với lâu đài Mùa hạ ở Bắc Kinh.
Ngược lại, khu vườn của nó to hơn và đẹp hơn so với khu vườn tuyệt diệu của Tô Châu.
Chính trị gia Anatas Mikoyan của Liên-xô đã đến Hàng Châu để thi hành một nhiệm vụ bí mật. Ông ta muốn trấn an Mao sau vụ Ma-len-cốp và Mô-lô-tốp bị phế truất.
Ngoài ra các cuộc đàm phán gay go về kế hoạch sản xuất vũ khí nguyên tử ở Trung quốc.
Mao cho gọi tôi lên.
Mikoyan là một người mập mạp, đáng đi lom khom, trạc độ 60 tuổi. Ông mắc bệnh đau khớp ở lưng và ở chân. Ông hy vọng sẽ được chữa khỏi bằng châm cứu. Tôi liên hệ để ông tới gặp một chuyên gia nổi tiếng nhất ở Bắc Kinh. Trong khi chúng tôi đang nói chuyện về sức khoẻ của ông, ông mời tôi một ly vốtka và chuyển sang nói về những nguy cơ của một cuộc chiến tranh hạt nhân. Ông có vẻ bực bội về cuộc gặp gỡ với Mao và muốn thổ lộ điều đó với tôi. Ông lo ngại khi Mao chẳng hề bận tâm tới việc giết người hàng loạt.
Mao phân tích cho Mikoyan luận thuyết hổ giấy của Mao và quả quyết rằng Trung quốc có thể chiến thắng trong một cuộc chiến tranh nguyên tử dù có hy hàng triệu người. Mikoyan cố gắng mô tả cho tôi về sức tàn phá ghê gớm của một quả bom nguyên tử. Ông hy vọng rằng Trung quốc sẽ học kinh nghiệm của Liên-xô và không chế tạo loại bom này ở đây, vấn đề chi phí chỉ là một phần. Ông cũng kể cho tôi nghe một cán bộ cấp cao của Liên-xô đã phải chịu hậu quả tệ hại như thế nào, sau khi ông ta điều hành việc thử bom nguyên tử ông đã chết vì bệnh máu trắng - một căn bệnh mà tủy không còn khả năng sản xuất ra hồng cầu nữa.
Tôi đáp:
- Tôi là thầy thuốc, tôi không biết gì nhiều về bom nguyên tử. Theo quan điểm đạo đức của mình, tôi không chấp nhận nó, bởi vì nó cũng giết người như tất cả những loại khí khác.
Tôi không có quyền trao đối với một chính trị gia cao cấp của nước ngoài về một đề tài quan ưọng như vậy, và tôi nghĩ rằng, tốt hơn hết là phải báo cáo lại cho Mao về cuộc nó chuyện này. Đối với ông việc tàng trữ bom nguyên tử chỉ là vấn đề quyền lực chứ không phải là vấn đề sinh mạng con người. Mao rùng mình nói:
- Mikoyan đảm bảo với tôi là vũ khí nguyên tử của Liên có đủ cho cả hai nước dùng. Hệ thống phòng thủ hạt nhân của Liên-xô trùm lên tất cả chúng ta. Liên-xô muốn kiểm soát chúng ta, vì vậy họ ngăn cản việc Trung quốc có bom nguyên tử. Họ sợ chúng ta có thể không nghe lời họ, chúng ta có thể khiêu khích Mỹ. Nhưng chúng ta không sợ xung đột với các nước khác. Bằng giá nào tôi cũng cho chế tạo bom nguyên tử. Đồng chí cứ yên tâm. Chúng ta sẽ không để cho kẻ nào sai khiến chúng ta được.
Một khi Mao đã sán sàng hy sinh chừng ấy người Trung quốc trong một cuộc chiến tranh nguyên tử thì tại sao ông lại không dám để mặc cho hàng chục nghìn người thiên hữu bị giết hại. Tuy ông không trực tiếp hành hình họ nhưng ông cũng chẳng ngăn cản việc đó.
ở Hàng Châu Mao phát biểu trước công chúng thêm một lần nữa trước khi ông nghỉ ngơi mấy hôm. Lưu lại đó ít lâu, chúng tôi lại lên đường đi Nam Kinh, nơi chúng tôi trú trong một ngôi biệt thự trước đây là của một chính trị gia Quốc dân đảng. ở Nam Kinh, tiết trời vô cùng nóng nực, nhiệt kế thường chỉ trên 40 độ C. Mao ít bị cái nóng quấy rầy hơn tôi. Hàng ngày, những người phục vụ của Mao mang vào phòng ông những thùng đựng đầy nước đá.
Trong khi ông phổ biến về chiến dịch kháng hữu, nước đá thì chảy ra, còn tôi thì toát mồ hôi.
Chiến dịch này lan ra khắp đất nước như một cơn lốc. Mao khoan khoái đọc những tờ thông báo mít kín mít những dòng chỉ trích những người thiên hữu. Vào thời gian này, chúng tôi thường hay chuyện trò ban đêm hơn. Sự thiếu ngủ hình như có tác dụng kích thích ông.
Lâm Khắc - trong thời gian tôi ở bệnh viện Bắc Kinh, ông ta vẫn liên lạc chặt chẽ với Mao - đã kể cho tôi những nhận định của ông ta về quan điểm chính trị hiện nay của Mao. Theo Lâm, Chủ tịch phải tạm thời thỏa hiệp với những đối thủ trong đảng một cách miền cưỡng để cùng nhau tìm cách chống lại những người thiên hữu đang to mồm phê bình đảng. Đặng Tiểu Bình chịu trách nhiệm tổ chức chiến dịch kháng hữu. Đặng đã làm Mao tức giận khi ông gợi ý Mao từ chức trong Đại hội đảng lần thứ 8, nhưng ông thuộc vào hàng những cán bộ đảng mà Mao rất tin tưởng trong việc sử dụng những biện pháp cứng rắn. Mãi sau này tôi mới biết, Đặng đã điều khiển chiến dịch kháng hữu một cách cuồng nhiệt như lhế nào và ông đã tấn công tàn bạo như thế nào đối với những kẻ đòi xét lại địa vị của đảng.
Trong bối cành hiện nay, tôi cho ràng những chiến dịch trong năm 1956 và 1957 của Mao giống như một cuộc Cách mạng Văn hóa sai lầm. Ngày nay chúng ta liên tưởng tới năm 1957 chủ yếu là với chiến dịch kháng hữu khủng khiếp, mặc dù đối thủ của Mao ban đầu không phải là những người thiên hữu ngoài đảng, mà là các cán bộ lãnh đạo của đảng cộng sản - những người đã xúc phạm Mao, đòi bớt xén quyền lực của ông và cảnh cáo ông trước những giấc mơ viễn tưởng của ông về chủ nghĩa xã hội. Mao muốn trả đũa đối thủ, nhưng ông không muốn người ta động chạm đến chế độ xã hội chủ nghĩa và quyền lãnh đạo của đảng cộng sản. Nhất là ông không muốn vị trí lãnh đạo của bản thân ông bị lung lay. Vì vậy, ông miễn cưỡng tạm thời liên minh với các đối thủ của ông trong đảng. Những người đã này theo ông hết lòng, vì địa vị lãnh đạo của chính họ cũng bị đe dọa.
Tuy nhiên, Mao cũng đã cho những nhà lãnh đạo đảng thấy rằng, nếu cần, ông có thể dùng thế lực bên ngoài để tấn công họ, và lời đe dọa này của ông như một lưỡi gươm lơ lửng trên đầu tất cả những ai muốn lay chuyển địa vị của ông. Nhưng lúc đầu, đa số những cán bộ đảng đã đứng về phía Mao. Nỗi sợ lại bị tấn công từ phía Mao và cả tầng lớp trí thức cũng như lòng tin vào những suy nghĩ viễn tưởng của Mao đã khiến họ ủng hộ phong trào đại nhảy vọt của Mao sau này.
Chủ tịch có ý muốn triệu tập một hội nghị đảng để nhận định tình hình. ở Nam Kinh quá nóng nên Giang Vệ Thanh, bí thư thứ nhất tỉnh Giang Tô - Nam Kinh cũng thuộc tỉnh này - đã triệu các tỉnh ủy viên tới để cùng tìm một nơi dễ chịu cho hội nghị của đảng.
Họ quyết định chọn Thanh Đảo. Một nơi tắm biển ở tỉnh Sơn Đông, trước đây do người Đức kiểm soát, khí hậu ở đó mát mẻ hơn và rất thích hợp cho việc tắm biển. Nếu đi tàu chủ tịch sẽ không chịu được nóng. Vì vậy chúng tôi đi bằng hai chiếc máy bay IL-14 do Liên-xô chế tạo và nghỉ giữa chặng bay tại Kim An. Tại đây, Mao đã sôi nổi phát biểu trước một nhóm cán bộ đảng, quân đội của tỉnh Sơn Đông về việc chống bọn thiên hữu - nội dung tóm tắt của cuộc chuyện trò ban đêm của chúng tôi.
Với khí hậu sóng gió biển mát mẻ, Thanh Đảo là một nơi nghỉ lý tưởng sau khi chúng tôi rời địa ngục Nam Kinh. Thành phố có những quả đồi khiến người ta liên tưởng đến San Francisco nay được xây dựng theo phong cách của Đức. Giữa những cây cói và những lùm cây um tùm, những ngôi nhà gạch lợp ngói rất đẹp, được bao quanh bởi những bức tường. Mao cùng vệ sĩ của ông ở trong một lâu đài tráng lệ nằm trên một quả đồi, nơi ở của viên thống đốc - người Đức trước đây. Từ trên đó nhìn xuống thành phố và biên hiện ra thật là đẹp.
Mao đi thăm những kỳ quan quan nổi tiếng nhất của thành phố được coi là đẹp nhất Trung quốc, trường đại học tổng hợp Sơn Đông, nơi hình như Giang Thanh đã nghe nhà nghiên cứu Sêchxpia nổi tiếng nhất là Lương Thế Kỳ giảng và một nhà máy sản xuất đầu máy xe lửa. Tại đó sự có mặt của Mao làm tất cả mọi người trở nên phấn khích, mặc dù Mao chẳng phải phát biểu gì, mà chỉ đứng lẫn trong đám đông. Những biện pháp bảo vệ ở Thanh Đảo quả là nghiêm ngặt. Trong thành phố, người ta đã phong tỏa nhiều con đường dành cho người và cho xe chạy.
Hội nghị các bí thư tỉnh ủy và đảng ủy xã bắt đầu vào ngày 17 tháng ó năm 1957, ngay sau khi chúng tôi đến và kéo dài nhiều ngày. Các cuộc tranh luận tập trung vào chiến dịch kháng hữu và vấn đề cải tạo xã hội theo kiểu xã hội chủ nghĩa. Báo Nhân dân đăng báo cáo của Mao trong hội nghị dưới nhan đế Bối cảnh chính trị mùa hè 1957. Trong đó, ông lại công kích nhữmg người thiên hũu và bộc lộ rõ hơn viễn tưởng về xã hội của ông, bức tranh một nhà nước công nông hiện đại được thiết lập bởi một đội ngũ đông đảo những nhà khoa học kỹ thuật xã hội chủ nghĩa. Mao nói về cặp mâu thuẫn: sự tập trung quyền lực và dân chủ, kỷ luật và tự do, về sự thống nhất tư tưởng và nguyện vọng của mỗi cá nhân - nhiệm vụ đề ra là trong vòng 40-50 năm kể từ năm 1953 trở đi, là phải vượt Mỹ về kinh tế và từ chủ nghĩa xã hội chuyển sang chủ nghĩa cộng sản.
Bị những vệ sĩ của Mao quây kín, lại ở nơi cách biệt với thế giới nghèo nàn bằng sự xa xỉ khôn tả, tôi không thể hiểu được nội dung thực của chiến dịch kháng hữu. Ngay cả trong những cuộc chuyện trò của tôi với Mao cũng có những điều không thực tế.
Ngoài ra ở Thanh Đảo, tôi gặp phải một vấn đề không liên quan gì tới chính trị.



Thông thường chúng tôi sử dụng chuyến tàu đặc biệt và sang trọng của Mao mà lịch trình của nó được điều chỉnh theo giấc ngủ bất thường của Mao. Tuy nhiên, những biện pháp an toàn từ thời Uông Đông Hưng đã được thay đổi hoàn toàn. Đoàn đi hộ tống dần dần rút xuống đến một phần mười. Trưởng ban an ninh Vương Kính Tiên là một người nhát như cáy, ông miễn cưỡng lãnh nhiệm vụ khó khăn này. Ông răm rắp tuân theo mọi yêu cầu của Mao tới từng chi tiết, giảm bớt lực lượng bảo vệ ở Trung Nam Hải xuống mức tối thiểu và chủ yếu sử dụng các đơn vị an ninh ở cơ sở vào việc bảo vệ.

Sau khi Mao quyết định trả đũa, ông đã nhanh chóng bình phục. Bệnh cảm lạnh đã khỏi hẳn và ông lại khỏe khoắn như trước.

Trên đường đi, Mao và Lâm Khắc đã dành nhiều thời gian trò chuyện với nhau. Những cuộc trò chuyện của hai người đã giúp tôi lấp những lỗ hổng thông tin của mình. Những cuộc nói chuyện ban đêm giữa tôi với Mao thường được Mao đúc kết lại một hoặc hai ngày sau đó.

Một lần ông nói với tôi:

- Tôi để cho đối thủ tấn công tôi trước sau đó tôi mới đánh trả. Tôi thực hiện ba nguyên tắc. Thứ nhất, tôi làm theo vị hiền triết Lão Tử, tôi án binh bất động. Nếu bị tấn công, tôi sẽ thoái lui, cố thủ và yên lặng. Kẻ thù tưởng hắn chiếm ưu thế.

Mao nghĩ, nếu chúng ta phản ứng thì kẻ thù sẽ không có dịp lộ mặt thật của chúng. Vì vậy chúng ta phải chờ cho tới lúc chúng lộ mặt.

- Chỉ khi nào kẻ thù xuất đầu lộ diện, lúc đó chúng ta mới báo thù. Chúng ta sẽ ăn miếng trả miếng. Đó là triết lý của Khổng Tử.

Thật ra, việc này chẳng liên quan gì tới giáo lý của Khổng Tử, mà chỉ là một chiến thuặt của Mao. Mao không chỉ sử dụng nó để chống những người thiên hữu, mà ông còn dùng nó để đối phó với cả những đối thủ của ông trong đảng.

- Lúc đầu, mọi người chẳng biết bọn thiên hữu là ai và diện mạo của chúng như thế nào và chúng ta khó mà giải thích cho mọi người hiểu. Nhưng bây giờ chúng ta đã có thể mô tả chúng chính xác. Đó là những tên phản cách mạng! Không, chúng ta hãy gọi chúng đơn giản là những phần tử thiên hữu.

Nguyên tắc thứ hai của Mao là, ông chỉ bỏ tù những đối thủ của ông một khi họ phạm những tội nghiêm trọng và họ làm nhân dân căm giận. Tại sao lại giam họ để lãng phí sức sản xuất của họ? Nếu họ không thích hợp với công việc lãnh đạo, thì họ cũng có thể làm cái gì đó có ích. Cách xử thế như vậy là trở về với một truyền thống lâu đời của Trung quốc.

Nguyên tắc thứ ba là đối thủ phái được cải tạo ngay tại nơi làm việc của họ. Những đồng nghiệp phải theo dõi những hành vi của họ và phải nghe ngóng họ.

Mao nói: Bằng tấm gương xấu của họ, bọn thiên hữu sẽ cho chúng ta biết thế nào là xấu xa và sai trái.

Theo Mao thì ai cũng có thể cải tạo được, ai cũng có cơ hội để trở thành người tốt

- Một con bò không tự đi cày hoặc cung cấp sữa cho người được. Một con ngựa chưa thuần thì người ta không thể cưỡi nó được. Một tên phản cách mạng hay một tên gián điệp chắc chắn phải có một biệt tài nào đó, tại sao chúng lại trở thành một tên phản cách mạng hay gián điệp cơ chứ? Tại sao chúng ta lại không cải tạo chúng rồi tận dụng những khả năng của chúng.

Đầu tiên chúng tôi tạm nghỉ ở Kim An thuộc tỉnh Thượng Đông, sau đó chúng tôi tiếp tục đến Thượng Hải, đến chỗ thiếu tá Kha Thanh Thế, một đồ đệ lừng lẫy của Mao. Kha Thanh Thế là cán bộ đảng duy nhất đã trực tiếp làm quen với Lê Nin.

Trong thời gian học tập tại một trường đại học ở Liên-xô, ông cũng đi làm ở một nhà máy, nơi Lê Nin có lần đến nói chuyện.

Mao kể rằng, không bao giờ Kha quên được cảnh tượng ấy

- Đồng chí thấy đó, ảnh hưởng của một lãnh tụ vĩ đại đối với nhân dàn lớn đến mức độ nào.

Kha thu xếp cho Mao ở trong một ngôi nhà lát đá cẩm thạch tráng lệ có mái bằng đồng. Đó là nhà của một thương gia Do Thái tên là Silas Hardoon, người mà trong những năm 30 đã gặp may ở Thượng Hải.

Ngôi nhà ở trung tâm bao quanh là những bức tường bằng gạch nung. Khu vườn tạo ra một khung cảnh tuyệt vời, có đầm sen, có ếch nhái và những cây cổ thụ mọc rải rác trên thảm cỏ thoai thoải. Trong sự sang trọng kiểu phương Tây này, Mao vẫn chẳng thấy thoải mái và bất chấp sự phản đối của Kha, ông muốn trở lại đoàn tàu của ông.

Khác hẳn với những chuyên du lịch trước đây của Mao, chuyên viếng thăm Thượng Hải lần này là một sự kiện đối với dư luận. Cả nước biết rằng Mao đang chỉ huy chiến dịch chống bọn thiên hữu.

Chiến dịch ở Thượng Hải tiến triển rất tốt Chúng tôi tới thăm một nhà máy, nơi công nhân đã căng những khẩu hiệu kêu gọi chống bọn thiên hữu. Mao nói chuyện trước các cán bộ đảng ở địa phương, cán bộ của quân đội, của chính phủ và ông đã gặp gỡ những nghệ sĩ thiên tả nối tiếng nhất của thành phố, như nhà văn Ba Kim, nữ minh tinh Thanh Nghị, tài tử Triệu Đan và vợ là Hoàng Tông Anh.

Khi đấu tranh, lúc nào Mao cũng năng nổ. Chúng tôi rời thành phố Thượng Hải náo nhiệt và tới Hàng Châu yên tĩnh - thành phố đẹp nhất ở Trung quốc. Chưa bao giờ tôi thấy một ngôi nhà tráng lệ như Liễu Chương, nơi chúng tôi đã lưu lại. Trước đây ngôi nhà này là của một người buôn chè giàu sụ, nhưng bây giờ nó được tân trang lại cho Mao ở. Liễu Chương nằm trên một bán đảo hẻo lánh đây hoa cỏ, trải dài đến bờ biển phía tây, nhỏ hơn và hấp dẫn hơn so với lâu đài Mùa hạ ở Bắc Kinh.

Ngược lại, khu vườn của nó to hơn và đẹp hơn so với khu vườn tuyệt diệu của Tô Châu.

Chính trị gia Anatas Mikoyan của Liên-xô đã đến Hàng Châu để thi hành một nhiệm vụ bí mật. Ông ta muốn trấn an Mao sau vụ Ma-len-cốp và Mô-lô-tốp bị phế truất.

Ngoài ra các cuộc đàm phán gay go về kế hoạch sản xuất vũ khí nguyên tử ở Trung quốc.

Mao cho gọi tôi lên.

Mikoyan là một người mập mạp, đáng đi lom khom, trạc độ 60 tuổi. Ông mắc bệnh đau khớp ở lưng và ở chân. Ông hy vọng sẽ được chữa khỏi bằng châm cứu. Tôi liên hệ để ông tới gặp một chuyên gia nổi tiếng nhất ở Bắc Kinh. Trong khi chúng tôi đang nói chuyện về sức khoẻ của ông, ông mời tôi một ly vốtka và chuyển sang nói về những nguy cơ của một cuộc chiến tranh hạt nhân. Ông có vẻ bực bội về cuộc gặp gỡ với Mao và muốn thổ lộ điều đó với tôi. Ông lo ngại khi Mao chẳng hề bận tâm tới việc giết người hàng loạt.

Mao phân tích cho Mikoyan luận thuyết hổ giấy của Mao và quả quyết rằng Trung quốc có thể chiến thắng trong một cuộc chiến tranh nguyên tử dù có hy hàng triệu người. Mikoyan cố gắng mô tả cho tôi về sức tàn phá ghê gớm của một quả bom nguyên tử. Ông hy vọng rằng Trung quốc sẽ học kinh nghiệm của Liên-xô và không chế tạo loại bom này ở đây, vấn đề chi phí chỉ là một phần. Ông cũng kể cho tôi nghe một cán bộ cấp cao của Liên-xô đã phải chịu hậu quả tệ hại như thế nào, sau khi ông ta điều hành việc thử bom nguyên tử ông đã chết vì bệnh máu trắng - một căn bệnh mà tủy không còn khả năng sản xuất ra hồng cầu nữa.

Tôi đáp:

- Tôi là thầy thuốc, tôi không biết gì nhiều về bom nguyên tử. Theo quan điểm đạo đức của mình, tôi không chấp nhận nó, bởi vì nó cũng giết người như tất cả những loại khí khác.

Tôi không có quyền trao đối với một chính trị gia cao cấp của nước ngoài về một đề tài quan ưọng như vậy, và tôi nghĩ rằng, tốt hơn hết là phải báo cáo lại cho Mao về cuộc nó chuyện này. Đối với ông việc tàng trữ bom nguyên tử chỉ là vấn đề quyền lực chứ không phải là vấn đề sinh mạng con người. Mao rùng mình nói:

- Mikoyan đảm bảo với tôi là vũ khí nguyên tử của Liên có đủ cho cả hai nước dùng. Hệ thống phòng thủ hạt nhân của Liên-xô trùm lên tất cả chúng ta. Liên-xô muốn kiểm soát chúng ta, vì vậy họ ngăn cản việc Trung quốc có bom nguyên tử. Họ sợ chúng ta có thể không nghe lời họ, chúng ta có thể khiêu khích Mỹ. Nhưng chúng ta không sợ xung đột với các nước khác. Bằng giá nào tôi cũng cho chế tạo bom nguyên tử. Đồng chí cứ yên tâm. Chúng ta sẽ không để cho kẻ nào sai khiến chúng ta được.

Một khi Mao đã sán sàng hy sinh chừng ấy người Trung quốc trong một cuộc chiến tranh nguyên tử thì tại sao ông lại không dám để mặc cho hàng chục nghìn người thiên hữu bị giết hại. Tuy ông không trực tiếp hành hình họ nhưng ông cũng chẳng ngăn cản việc đó.

ở Hàng Châu Mao phát biểu trước công chúng thêm một lần nữa trước khi ông nghỉ ngơi mấy hôm. Lưu lại đó ít lâu, chúng tôi lại lên đường đi Nam Kinh, nơi chúng tôi trú trong một ngôi biệt thự trước đây là của một chính trị gia Quốc dân đảng. ở Nam Kinh, tiết trời vô cùng nóng nực, nhiệt kế thường chỉ trên 40 độ C. Mao ít bị cái nóng quấy rầy hơn tôi. Hàng ngày, những người phục vụ của Mao mang vào phòng ông những thùng đựng đầy nước đá.

Trong khi ông phổ biến về chiến dịch kháng hữu, nước đá thì chảy ra, còn tôi thì toát mồ hôi.

Chiến dịch này lan ra khắp đất nước như một cơn lốc. Mao khoan khoái đọc những tờ thông báo mít kín mít những dòng chỉ trích những người thiên hữu. Vào thời gian này, chúng tôi thường hay chuyện trò ban đêm hơn. Sự thiếu ngủ hình như có tác dụng kích thích ông.

Lâm Khắc - trong thời gian tôi ở bệnh viện Bắc Kinh, ông ta vẫn liên lạc chặt chẽ với Mao - đã kể cho tôi những nhận định của ông ta về quan điểm chính trị hiện nay của Mao. Theo Lâm, Chủ tịch phải tạm thời thỏa hiệp với những đối thủ trong đảng một cách miền cưỡng để cùng nhau tìm cách chống lại những người thiên hữu đang to mồm phê bình đảng. Đặng Tiểu Bình chịu trách nhiệm tổ chức chiến dịch kháng hữu. Đặng đã làm Mao tức giận khi ông gợi ý Mao từ chức trong Đại hội đảng lần thứ 8, nhưng ông thuộc vào hàng những cán bộ đảng mà Mao rất tin tưởng trong việc sử dụng những biện pháp cứng rắn. Mãi sau này tôi mới biết, Đặng đã điều khiển chiến dịch kháng hữu một cách cuồng nhiệt như lhế nào và ông đã tấn công tàn bạo như thế nào đối với những kẻ đòi xét lại địa vị của đảng.

Trong bối cành hiện nay, tôi cho ràng những chiến dịch trong năm 1956 và 1957 của Mao giống như một cuộc Cách mạng Văn hóa sai lầm. Ngày nay chúng ta liên tưởng tới năm 1957 chủ yếu là với chiến dịch kháng hữu khủng khiếp, mặc dù đối thủ của Mao ban đầu không phải là những người thiên hữu ngoài đảng, mà là các cán bộ lãnh đạo của đảng cộng sản - những người đã xúc phạm Mao, đòi bớt xén quyền lực của ông và cảnh cáo ông trước những giấc mơ viễn tưởng của ông về chủ nghĩa xã hội. Mao muốn trả đũa đối thủ, nhưng ông không muốn người ta động chạm đến chế độ xã hội chủ nghĩa và quyền lãnh đạo của đảng cộng sản. Nhất là ông không muốn vị trí lãnh đạo của bản thân ông bị lung lay. Vì vậy, ông miễn cưỡng tạm thời liên minh với các đối thủ của ông trong đảng. Những người đã này theo ông hết lòng, vì địa vị lãnh đạo của chính họ cũng bị đe dọa.

Tuy nhiên, Mao cũng đã cho những nhà lãnh đạo đảng thấy rằng, nếu cần, ông có thể dùng thế lực bên ngoài để tấn công họ, và lời đe dọa này của ông như một lưỡi gươm lơ lửng trên đầu tất cả những ai muốn lay chuyển địa vị của ông. Nhưng lúc đầu, đa số những cán bộ đảng đã đứng về phía Mao. Nỗi sợ lại bị tấn công từ phía Mao và cả tầng lớp trí thức cũng như lòng tin vào những suy nghĩ viễn tưởng của Mao đã khiến họ ủng hộ phong trào đại nhảy vọt của Mao sau này.

Chủ tịch có ý muốn triệu tập một hội nghị đảng để nhận định tình hình. ở Nam Kinh quá nóng nên Giang Vệ Thanh, bí thư thứ nhất tỉnh Giang Tô - Nam Kinh cũng thuộc tỉnh này - đã triệu các tỉnh ủy viên tới để cùng tìm một nơi dễ chịu cho hội nghị của đảng.

Họ quyết định chọn Thanh Đảo. Một nơi tắm biển ở tỉnh Sơn Đông, trước đây do người Đức kiểm soát, khí hậu ở đó mát mẻ hơn và rất thích hợp cho việc tắm biển. Nếu đi tàu chủ tịch sẽ không chịu được nóng. Vì vậy chúng tôi đi bằng hai chiếc máy bay IL-14 do Liên-xô chế tạo và nghỉ giữa chặng bay tại Kim An. Tại đây, Mao đã sôi nổi phát biểu trước một nhóm cán bộ đảng, quân đội của tỉnh Sơn Đông về việc chống bọn thiên hữu - nội dung tóm tắt của cuộc chuyện trò ban đêm của chúng tôi.

Với khí hậu sóng gió biển mát mẻ, Thanh Đảo là một nơi nghỉ lý tưởng sau khi chúng tôi rời địa ngục Nam Kinh. Thành phố có những quả đồi khiến người ta liên tưởng đến San Francisco nay được xây dựng theo phong cách của Đức. Giữa những cây cói và những lùm cây um tùm, những ngôi nhà gạch lợp ngói rất đẹp, được bao quanh bởi những bức tường. Mao cùng vệ sĩ của ông ở trong một lâu đài tráng lệ nằm trên một quả đồi, nơi ở của viên thống đốc - người Đức trước đây. Từ trên đó nhìn xuống thành phố và biên hiện ra thật là đẹp.

Mao đi thăm những kỳ quan quan nổi tiếng nhất của thành phố được coi là đẹp nhất Trung quốc, trường đại học tổng hợp Sơn Đông, nơi hình như Giang Thanh đã nghe nhà nghiên cứu Sêchxpia nổi tiếng nhất là Lương Thế Kỳ giảng và một nhà máy sản xuất đầu máy xe lửa. Tại đó sự có mặt của Mao làm tất cả mọi người trở nên phấn khích, mặc dù Mao chẳng phải phát biểu gì, mà chỉ đứng lẫn trong đám đông. Những biện pháp bảo vệ ở Thanh Đảo quả là nghiêm ngặt. Trong thành phố, người ta đã phong tỏa nhiều con đường dành cho người và cho xe chạy.

Hội nghị các bí thư tỉnh ủy và đảng ủy xã bắt đầu vào ngày 17 tháng ó năm 1957, ngay sau khi chúng tôi đến và kéo dài nhiều ngày. Các cuộc tranh luận tập trung vào chiến dịch kháng hữu và vấn đề cải tạo xã hội theo kiểu xã hội chủ nghĩa. Báo Nhân dân đăng báo cáo của Mao trong hội nghị dưới nhan đế Bối cảnh chính trị mùa hè 1957. Trong đó, ông lại công kích nhữmg người thiên hũu và bộc lộ rõ hơn viễn tưởng về xã hội của ông, bức tranh một nhà nước công nông hiện đại được thiết lập bởi một đội ngũ đông đảo những nhà khoa học kỹ thuật xã hội chủ nghĩa. Mao nói về cặp mâu thuẫn: sự tập trung quyền lực và dân chủ, kỷ luật và tự do, về sự thống nhất tư tưởng và nguyện vọng của mỗi cá nhân - nhiệm vụ đề ra là trong vòng 40-50 năm kể từ năm 1953 trở đi, là phải vượt Mỹ về kinh tế và từ chủ nghĩa xã hội chuyển sang chủ nghĩa cộng sản.

Bị những vệ sĩ của Mao quây kín, lại ở nơi cách biệt với thế giới nghèo nàn bằng sự xa xỉ khôn tả, tôi không thể hiểu được nội dung thực của chiến dịch kháng hữu. Ngay cả trong những cuộc chuyện trò của tôi với Mao cũng có những điều không thực tế.

Ngoài ra ở Thanh Đảo, tôi gặp phải một vấn đề không liên quan gì tới chính trị.
Bác Sĩ riêng của Mao
Lời nói đầu
Chương 1
Chương 2
Chương 3
Chương 4
Chương 5
Chương 6
Chương 7
Chương 8
Chương 9
Chương 10
Chương 11
Chương 12
Chương 13
Chương 14
Chương 15
Chương 16
Chương 17
Chương 18
Chương 19
Chương 20
Chương 21
Chương 22
Chương 23
Chương 24
Chương 25
Chương 26
Chương 27
Chương 28
Chương 29
Chương 30
Chương 31
Chương 32
Chương 33
Chương 34
Chương 35
Chương 36
Chương 37
Chương 38
Chương 39
Chương 40
Chương 41
Chương 42
Chương 43
Chương 44
Chương 45
Chương 46
Chương 47
Chương 48
Chương 49
Chương 50
Chương 51
Chương 52
Chương 53
Chương 54
Chương 55
Chương 56
Chương 57
Chương 58
Chương 59
Chương 60
Chương 61
Chương 62
Chương 63
Chương 64
Chương 65
Chương 66
Chương 67
Chương 68
Chương 69
Chương 70
Chương 71
Chương 72
Chương 73
Chương 74
Chương 75
Chương 76
Chương 77
Chương 78
Chương 79
Chương 80
Chương 81
Chương 82
Chương 83
Chương 84
Chương 85
Chương 86
Chương 87
Chương 88
Chương 89
Chương 90
Chương 91
Chương 92