watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Bác Sĩ riêng của Mao-Chương 14 - tác giả Lý Chí Thỏa Lý Chí Thỏa

Lý Chí Thỏa

Chương 14

Tác giả: Lý Chí Thỏa

Trong khi Giang Thanh là một thành viên thụ động nhất trong chuỗi cộng tác viên gần gũi nhất của Mao, thì Diệp Tử Long lại là một kẻ đắc lực nhất.
Người nào xung quanh Mao cũng đều có một chức năng nhất định.
Thông thường thì Diệp chính thức là người phụ trách Văn phòng thư ký riêng và đặc biệt, ông còn là Trưởng ban thư ký riêng của Mao. Ông lo thu xếp các cuộc họp, hoàn thành các biên bản và với tư cách là người trợ lý cao nhất của Mao, ông thường xuyên quan tâm đến những việc sinh hoạt cá nhân của Mao, như ăn, mặc và tiền nong.
Sau này tôi được biết từ Uông Đông Hưng và từ chính Diệp Tử Long rằng, ông cũng đã kiếm gái cho Mao. Ông không những lấy gái từ Văn phòng thư ký riêng do ông phụ trách, từ Văn phòng bảo mật hoặc là từ các đội văn hóa thuộc Cục bảo vệ trung ương. Mà ông còn hay để mắt đến những cô gái trẻ, thơ ngây, không có ý thức chính trị và tuyệt đối trung thành với Mao.
Việc ông Diệp ở ngay trong tư dinh của Mao là để ông thực hiện nhiệm vụ cần vụ cho Mao dễ dàng hơn. Nhưng ông lại dùng nhà ở của ông để giấu các cô gái, trước khi ông đưa họ đến gặp Chủ tịch. Khi Giang Thanh vừa chìm vào giấc ngủ và Mao đã sẵn sàng tiếp các nữ tú, thì Diệp Tử Long dẫn các cô gái rón rén đi qua phòng ăn, rồi lẻn vào phòng ngủ của Mao. Đến gần sáng, ông mới quay trở ra và đưa các cô theo.
Ông Diệp còn là người trông nom một tài khoản đáng kể mà Mao dành để chi cho những công việc đặc biệt trong văn phòng.
Vào năm 1966, trước khi có cuộc Cách mạng văn hóa ít lâu và ngay trước khi hàng trăm triệu quyển sách nhỏ bìa đỏ trích những câu nói của Mao được bán ra, thì chỉ riêng Tuyển tập của mình, Mao đã kiếm được ba triệu nhân dân tệ. Trong những năm 1950, ông là một trong những người giàu nhất Trung quốc và ông cũng là người rộng rãi trong chuyện tiền nong. Ông đã giúp đỡ những giáo viên, bạn bè và những đồng chí cũ của ông, để họ có thể có một cuộc sống dễ chịu hơn trong tương lai sau khi họ bị chính quyền cộng sản mới tước mất quyền sở hữu và khả năng hành nghề của họ. Ngoài ra, ông còn dùng tiền để trả ơn những phụ nữ đã ngủ với ông. Việc này do Diệp Tử Long thu xếp một cách kín đáo. Tổng số tiền đó dao động từ một vài trăm đến một vài nghìn nhân dân tệ. Diệp Tử Long là một người bẳn tính, ít học và hầu như mù chữ. Ông là một trong những nông dân theo đảng từ khi còn trẻ và đã tham gia cuộc Vạn lý trường chinh. Sau cuộc Vạn lý trường chinh ít lâu, ông bắt đầu làm cần vụ cho Mao. Trước khi đến Bắc Kinh vào năm 1949, ông chưa hề đặt chân đến một thành phố lớn nào. Việc đảng nắm quyền tại Bắc Kinh chính là sự giải phóng thực sự đối với ông và Diệp đánh giá cao Mao ở chỗ, Mao đã đưa ông từ bóng đêm nghèo đôi ở nông thôn tới nơi thiên đường thịnh vượng. Nhưng Diệp không thuộc loại nông dân ngờ nghệch, dễ bị lóa mắt trước ánh đèn rực rỡ ở thành phố. Tôi chắc rằng, trước khi đến Bắc Kinh, từ lâu ông đã thiếu những cá tính mạnh. Có điều trước đây ông chưa có điều kiện để tham nhũng.
Tôi làm quen với Diệp Tử Long ở bệnh viện trong khu Trung Nam Hải, trước khi tôi trở thành bác sỹ riêng của Mao ít lâu. Lúc đầu tôi không có cảm tình đối với ông. Tôi vẫn còn nhớ, năm 1951 ông đã xin tôi năm lọ kháng sinh penicillin để cho người bà con của ông chữa bệnh giang mai. Khi đó, Trung quốc vẫn chưa sản xuất được penicillin và chúng tôi phải bảo quản những lọ penicillin nhặp ngoại này ở bệnh viện, nên thứ thuốc này rất quý. Ông Diệp khá ngạc nhiên, vì tôi đã từ chối lời đề nghị của ông. Cô y tá trưởng của bệnh viện cũng ngạc nhiên. Lúc đó, người ta đều biết, ông Diệp rất gần gũi và có ảnh hưởng lớn đối với Chủ tịch. Hầu hết mọi người đã phải đáp ứng yêu cầu của ông để lấy lòng ông, nên cô y tá nghĩ, tôi đã xúc phạm ông.
Tôi không hề nghĩ ràng, đường đi của chúng tôi lại một lần gặp nhau và hầu như ngày nào chúng tôi cũng gặp nhau. Như tất cả chúng tôi, vào đầu những năm năm mươi, Diệp Tử Long cũng được hưởng chế độ bao cấp. Ông thèm khát một cuộc sống xa hoa, vậy mà ông không có tiền.
Nhưng là thư ký riêng của Mao, ông có thể có được tất cả những gì mà ông muốn. Ai muốn Mao ban cho ân huệ, thì chỉ cần nịnh thư ký riêng của Mao. Trong khi ông kêu gọi phải sống thanh bạch và tiết kiệm thì ông Diệp lại sống xa hoa và phung phí.
Sau khi một câu lạc bộ khá lịch sự được xây dựng dành cho các quan chức cao cấp, Diệp Tử Long đã kết bạn với nhiều người quản lý và thường xuyên tham dự những bữa tiệc lớn mà chẳng phâi trả một xu nào.
Những nhân viên an ninh không cho thường dân Trung quốc bén mảng đến những nơi mà ông Diệp thường lui tới, như câu lạc bộ dành riêng cho các quan chức cao cấp hoặc khách sạn Bắc Kinh, lại không hề hỏi giấy tờ ông. Ai cũng cho rằng, ông là một nhân vật quan trọng, một cán bộ cao cấp của đảng. ít ra ông cũng có vẻ thanh lịch. Da ông sáng và bóng. Trong khi ở Bắc Kinh mọi người mặc quần áo bằng vải bông bạc màu, vá víu, thì ông Diệp lại ưa diện bộ đồ kiểu Mao được cắt may. Khi Mao nhận được một bộ quần áo mới vừa vặn, thì ông Diệp có mặt ở đó và người thợ may của Mao cũng xúc động dành cho ông một bộ quần áo, mà ông không phải trả tiền, để tạ ơn ông.
Là người cần vụ cao nhất của Mao, ông có trách nhiệm lớn đối với kho riêng của Mao. Trong kho cất giữ nhiều quà biếu Mao nhận được từ khắp nơi. Diệp Tử Long mau chóng thuộc hết tên các hãng sản xuất đồ điện nổi tiếng của nước ngoài, ngay cả khi ông không thể đọc nổi tên nước sản xuất trên bản đồ hay tên của các vị nguyên thủ quốc gia.
Ông Diệp là người rất hợp với câu ngạn ngữ cổ: lầm nghề gì ăn nghề đó. Ông liên hệ được thực phẩm không mất tiền từ trại cải tạo Duyên Hà. Sau khi đảng cộng sản nắm quyền, chính phủ mới đã dựng lên trên khắp cả nước nhiều trại cải tạo, dành cho tù hình sự và tù chính trị.
Điều kiện sống trong trại rất hà khắc. Phần lớn tù chính trị là những người thuộc tầng lớp thấp như lính bộ binh hoặc các công chức nhỏ đã từng phục vụ cho Quốc đân đảng, Những quan chức cao cấp, hoặc là đã chạy trốn, hoặc là như cha tôi, đã theo cộng sản. Trại Duyên Hà do Sở công an Bắc Kinh quản lý và là trại cải tạo lớn nhất ở thủ đô. Những người bị giam trong trại đã phải tự lo nhiều loại lương thực, thực phẩm như thịt, cá, rau và gạo và chính họ cũng phải may những chiếc áo pull và các loại quần áo khác.
Diệp đã lợi dụng quan hệ bạn bè với trưởng trại Duyên Hà để lấy một khối lượng lớn thực phẩm cao cấp mà không phải trả liền, thậm chí ngay trong thời kỳ có nạn đói lớn năm 1960-1962, đã làm hàng triệu người chết đói.
Mặc dù Diệp Tử Long đã có vợ, nhưng trong một cuộc khiêu vũ của Mao, ông đã làm quen với một cô gái của Phòng bảo mật và mang lòng yêu cô. Khi cấp trên của cô gái trẻ biết chuyện, ông đã đưa cô xuống tàu, bí mật rời Bắc Kinh. Không ai muốn hỏi ông, bạn gái của ông đã biến đi đâu.
Vào năm 1958, khi ông Diệp ở Vũ Hán cùng với Mao, tình cờ ông gặp lại cô gái đó trong một buổi khiêu vũ khác và hai người đã nối lại quan hệ. Ông đã cố rời khỏi người tình của ông và để cô chuyển đến thành phố công nghiệp Thiên Tân, cách thủ đô Bắc Kinh khoảng 100 km về phía Đông. Vì thời đó chưa có đường cao tốc và đường xá luôn tắc nghẽn, nên đi từ Bắc Kinh đến đó phải mất tới 6 giờ đồng hồ. Ông Diệp đã tìm cho cô bạn gái của ông chỗ làm việc và một ngôi nhà để ông bí mật lui tới. Ông thường ở lại đó nhiều ngày. Khi Giang Thanh vừa rời Bắc Kinh, thì ông liền lấy xe của bà để đến Thiên Tân. Trong khi có nạn đói lớn, ông đã lo chu cấp thực phẩm cho người tình. Đến khi người ta bắt đầu tiến hành xét hỏi ông trong thời kỳ Cách mạng văn hóa, ông mới cắt đứt quan hệ vừa được nối lại giữa hai người. Mãi đến năm 1980, khi Diệp Từ Long được phục hồi và được bầu làm phó thị trưởng thành phố Bác Kinh, thì hai người mới quay lại với nhau. Lúc đó ông đã là một ông già hói đầu, còn cô bạn gái của ông đã là một bà già tóc hoa râm. Việc tôi được nhận vào nhóm Một đã làm cho Diệp Tử Long phật ý. Ông không thể quên việc tôi đã từ chối không cho người bà con của ông thuốc kháng sinh penicillin. Đối với ông, một cán bộ từng trải một nông dân và một người từng tham gia Vạn lý trường chinh, thì tôi chỉ là một trí thức tiểu tư sản, vẫn còn mang những khuyết tật của xã hội cũ. Và việc đối thủ của ông là Uông Đông Hưng chọn tôi càng làm cho ông thêm ác cảm đối với tôi.
Sau khi Phó Liêm Chương và ông biết tôi được bổ nhiệm làm bác sỹ riêng của Mao ít lâu, họ đã lập kế hoạch để loại tôi một cách nhanh nhất. Giang Thanh đã cho tôi hay, họ đã nói với Mao rằng, cần phải lưu ý đến lý lịch của tôi, rằng tôi không chắc chắn về mặt chính trị. Nhưng Mao đã không đồng ý với họ.
Là thành viên của nhóm Một, tôi buộc phải làm việc cùng với Diệp Tử Long, khiến mối ác cảm của tôi đối vớl ông ngày càng tăng. Ngay cả những vệ sỹ của Mao cũng chăng có thiện cảm với Diệp. Văn phòng của họ nằm ngay cạnh phòng của các nhân viên cần vụ, nên khó thấy được sự khác nhau giữa hai nhóm. Các cô y tá thường tập trung vào công việc và chỉ trao đồi về công việc của họ. Hứa Đạo là người rất kín tiếng, vì ông là người không ưa gì đảng và chỉ khi gần đây ông bị buộc tội hủ hóa, ông mới biết rằng, lời hứa nhỏ nhất lại có thể gây cho ông những khó khăn lớn. Ngược lại, đám vệ sỹ thì lại lắm lời. Họ thường oang oang và trơ trẽn kháo nhau về những chuyện mà các cô nhân viên phục vụ xấu hổ không dám hé lời. Chuyện tình dục là đề tài mà họ ưa thích. Tôi rất đỗi ngạc nhiên khi thấy Mao thản nhiên nói chuyện tình dục. Chẳng hạn, ông thường quan tâm đến cuộc sống tình dục của Cao Cương, trước đây là thủ lĩnh vùng Mãn Châu Lý và đã tự vẫn vào nãm 1954 sau khi ông ta bị quy tội âm mưu chống đảng. Cao Cương là một người có nhiều ảnh hưởng, như người bạn tốt của ông là Stalin thường gọi ông là ông vua của Mãn Châu Lý. Qua Uông Đông Hưng, tôi biết Cao và một người khác, hình như là người đồng mưu là Giao Xương Trí, đã trở thành nạn nhân của cuộc thanh trừng vì họ muốn ủng hộ Lưu Thiếu Kỳ.
ít khi Mao nói với tôi về sai lầm chính trị của Cao Cương. Thay vì việc dó, ông có ý quả quyết rằng, Cao đã ngủ với trên một trăm phụ nữ và ông băn khoăn, làm sao Cao lại giỏi gạ các nữ đồng chí chung chăn chung gối đến thế. Mao lưu ý với tôi rằng, vợ Cao đã thú nhận, vào cái đêm Cao tự vẫn, đồng chí ấy đã hai lần ngủ với bà. Đồng chí có thể tưởng tượng nổi sự khoái lạc như vậy không? ông kể tiếp: Thói phiêu lưu tình yêu của Cao nói chung là tục tĩu. Có lẽ đồng chí ấy đã không phạm phải những sai lầm chính trị nghiêm trọng như vậy, một khi đối với chúng ta những sai lầm dó nói chung không thuộc về quyền lợi. Mặc dù phạm sai lầm chính trị, nhưng đồng chí ấy vẫn có ích đối với chúng ta, khi đồng chí ấy chịu trách nhiệm trước những sai ìầm của đồng chí ấy.
Giang Thanh cũng công khai đề cập đến tình dục. Sau khi tôi trở thành bác sỹ riêng của Mao ít lâu, tôi ngạc nhiên nghe thấy rằng, nhiều lần bà đã tự hào khoe đêm hôm trước bà đã ngủ với Mao. Bà ca ngợi hết lời khả năng tình dục của Chủ tịch. Trong bối cảnh như vậy, không lấy gì làm ngạc nhiên khi tình dục là đề tài tán chuyện ưa thích nhất đối với đám vệ sỹ của Mao. Một đề tài khác cũng không kém phần thú vị đối với nhân viên an ninh là Giang Thanh. Cứ khi bà không thể nghe thấy họ nói, là câu chuyện lại xoay quanh bà và họ chẳng nể nang gì mà không chế nhạo bà. Trước hết, có một vệ sỹ trẻ tên là Tiểu Chương có thể bắt chước cực giống điệu bộ của vợ Chủ tịch. Tiểu Chương là một người thông minh, có tướng phụ nữ và là một người sắm vai rất giỏi. Vì áo quần của Giang Thanh (cả áo quần lót bằng lụa) để trong phòng của nhân viên an ninh, nơi đám vệ sỹ tắm rửa, giặt giũ và là quần áo, nên Tiểu Chương đã khoác áo mưa, đội mũ rơm của bà, vênh váo lắc hông ở trong phòng, làm mọi người phá lên cười. Ngay cả Mao, một lần tình cờ được chứng kiến cảnh đó, cũng chỉ mỉm cười mà không nói gì. Tôi cảm thấy không thích thú gì những trò đó và cố lánh xa bộ phận an ninh. Trước mặt họ, tôi thường nín thinh và người ta nghĩ rằng tôi không chấp nhận tư cách của họ. Bởi vậy, Diệp Tử Long đã chỉ trích tôi là kiêu ngạo và có thái độ quý tộc.
Sau lưng tôi, ông đã đến chỗ Mao và nói với Mao rằng tôi là kẻ ngạo mạn, vì là bác sỹ, nên tôi coi thường những cán bộ xuất thân từ những gia đình công nhân và nông dân thuần túy - một bằng chứng chứng tỏ sự mập mờ về chính trị của tôi. Mao khoái những lời tố cáo như vậy. Ông cố tình tạo ra sự hiềm khích giữa những người cộng sự của ông. Ông thường thu thập những tin tức làm cho chúng tôi chống đối nhau và để ngăn cản chúng tôi liên kết chống lại ông. Ông thường làm cho nội bộ nhóm Một ở trong bầu không khí căng thẳng. Chẳng hạn, Giang Thanh thường xuyên va chạm với Diệp Tử Long và Lý ẩm Kiều. Trước đây, Giang Thanh và Diệp vốn thân nhau, nhưng khi bà phát hiện ra Diệp đóng một vai trò quan trọng đối với chồng bà, thì mối quan hệ giữa họ trở nên nguội lạnh trông thấy. Bà cũng không chịu thông cảm với Lý ẩm Kiều vì Lý đã một lần xúc phạm bà và trong một cuộc phát động chính trị, bà đã chuyển đến Hàng Châu để thoát ra khỏi sự giám sát.
Uông Đông Hưng và Diệp Tử Long là hai kẻ cừu địch với nhau. Diệp Tử Long và Lý ẩm Kiều cũng không hòa hợp với nhau, vì cả hai đều ganh ghét nhau trước những ân huệ của Mao. Mao lợi dụng những bất hòa đó nhưng khi nào có nguy cơ xô xát, ông lại đứng ra hòa giải và sự hòa hợp cũng chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn. Một hôm ở Hàng Châu, Mao nói với tôi:
- Người làm nghề y luôn cư xử nhã nhặn. Tôi không thích thế.
Tôi đáp:
- Đối với những người khác, có lẽ bác sỹ thường cư xử nhã nhặn, nhưng đối với đồng chí thì không thế.
Mao phản bác:
- Tôi không tin điều đó. Đồng chí chưa bao giờ tự cao tự đại chứ?
Lúc đó tôi mới biết Diệp Tử Long đã tố cáo tôi.
Lường được bối cảnh xung quanh Mao, thực ra tôi đã rất nhã nhặn. Cả địa vị xã hội của gia đình tôi lẫn quá trình học hành của tôi đã dạy cho tôi rằng, nghề nghiệp của tôi có giá trị cao và nhà y được mọi người kính trọng. Theo quan điểm cách mạng của Mao, hiện nay công nông là tầng lớp được ưu tiên. Nhưng tôi khó thay đổi quan điểm của tôi. Tôi luôn tự hào về công việc của tôi và tôi cảm thấy bị xúc phạm với những tiếng xì xèo thô thiển trong đám nhân viên của Mao.
Diệp khuyên tôi nên từ chức, nhưng Mao đóng vai người trung gian. Ông lệnh cho Diệp không được gây khó dễ đối với tôi và chỉ thị cho tôi hãy xích lại gần Giang Thanh hơn. Bà khuyên tôi nên kính trọng Diệp Tử Long và niềm nở với ông ta một chút. Cuối cùng bà nói, Diệp Tử Long phục vụ Chủ tịch lâu hơn tôi và thậm chí ngay cả bà cũng phải chiều Dìệp.
Nhưng tôi chỉ muốn lấy lòng Diệp Tử Long như Giang Thanh thôi. Tôi nói thẳng với Mao, tôi nghĩ gì về Diệp Tử Long và Lý ẩm Kiều, rồi kết luận rằng những người khác đều không có cảm tình đối với cả hai người. Mao đáp:
- Họ có ích đối với tôi. Đồng chí hãy cố hòa hợp với họ.
Lúc đó, tôi vẫn chưa hiểu tại sao cả hai lại hữu dụng đối với Mao. Chỉ những năm sau này tôi mới biết được sự bí mật về quyền lực của họ.
Lúc nào tôi cũng cảm thấy mình ở trong tình trạng ngột ngạt - không phải vì Mao, người mà tôi luôn tôn kính, cũng không phải vì Giang Thanh, mà là vì những cộng sự của nhóm Một. Những kẻ nịnh bợ này làm cho tôi khó chịu và tôi chán ngấy những lời nhắc nhở tôi nên bợ đỡ ai hoặc tôi phải sốt sắng với ai. Mặc dù tôi là người cộng sự gần gũi nhất của Mao, nhưng những thành viên của nhóm Một lại coi tôi chẳng ra gì. Diệp Tử Long và Lý ẩm Kiều - nói chung, cả đám thư ký và vệ sỹ - có thể ví như các hoạn quan trong hoàng cung, suốt ngày tranh nhau lấy lòng vua, chuyển lệnh của vua và lợi dụng ảnh hưởng của họ để dọa nạt và làm nhục người khác. Người ta trông chờ tôi cất lòng tự trọng của mình đi và thành kẻ xu nịnh. Mặc dù là bác sỹ riêng của Mao, nhưng tôi vẫn bị Diệp Tử Long và Lý ẩm Kiều đối xử thô lỗ.
Tôi đã cố gấng để tình hình của tôi sáng sủa hơn. Mao vẫn còn khỏe và không cần bác sỹ túc trực hàng giờ bên ông. Nếu tôi ở lại thì có lẽ tôi không bao giờ trở thành một thầy thuốc giỏi, nhưng tôi lại luôn luôn muốn chứng tỏ rằng, mình là một bác sỹ.
Bởi vậy, tôi đă quyết định từ chức.
Trước hết tôi nói với Uông Đông Hưng. Ông ta ngạc nhién nhìn tôi, cố động viên tôi:
- Đồng chí đă làm được nhiều việc cho Chủ tịch đấy chứ. Đồng chí đã giải quyết được vấn đề bạch cầu và kê toa thuốc ngủ mới cho Chủ tịch. Đồng chí không được xem xét mọi việc một cách khe khắt như thế, mà đồng chí phải nghĩ đến đảng. Người ta không dễ có được một chức vụ như đồng chí. Ngoài ra, nếu đồng chí không cân nhắc kỹ càng một lần nữa và xin thôi việc mà không có lý do rõ ràng, thì sau này có thể đồng chí sẽ không tìm được việc làm đâu.
Câu nói cuối cùng cùa Uông đã có tác dụng. Những người rời khỏi nhóm Một mà không có lý do cụ thể, trong số đó có một người là bác sỹ của Mao trước đây, đã phải cố gắng lắm mới tìm nổi việc làm. Nếu ai đó được nhận vào làm, thì họ phải không có lý do chính trị. Tại sao người ta lại muốn rời khỏi khu vực Trung Nam Hải danh giá nhỉ? Không ai dám liều lĩnh trở thành một người có vấn đề về chính trị.
Mặc dù vậy, tôi vẫn luôn luôn nghĩ tới quyết định từ chức, càng sớm càng tốt. Rồi tôi đến gặp Giang Thanh. Tôi nói:
- Tôi đã suy nghĩ về tình hình của tôi ở đây. Tôi thấy, tôi không hợp với những đòi hỏi về chính trị được đặt ra đối với bác sỹ riêng của Chủ tịch. Chúng ta cần phải tìm ai đó thay tôi và người dó xuất thân từ tầng lớp nghiêm chỉnh của xã hội và có lý lịch trong sạch về chính trị.
Giang Thanh thăm dò, liệu tôi đã nói chuyện này với Mao hay chưa. Tôi nói chưa. Bà ta trầm ngâm suy nghĩ một lát và khuyên tôi đừng đến gặp Chủ tịch. Bà muốn bà đích thân nói chuyện với ông.
Hôm sau, Giang Thanh cho gọi tôi tới. Bà đã nói chuyện với Mao và họ đi đến một quyết định rằng, những khó khăn về chính trị của tôi và gia đình tôi đều thuộc về quá khứ. Ngoài ra, Uông Đông Hưng, La Thụy Khanh và Dương Thượng Côn đã kiểm tra tư cách của tôi và xếp tôi vào loại không có vấn đề. Chu Ân Lai cũng biết việc này. Họ nói: Như vậy đồng chí có thể hoàn toàn yên tâm và trở lại công việc của đồng chí. Đồng chí hãy quên những vấn đề chính trị của đồng chí đi.
Uông Đông Hưng khá vui. Ông tự hào nói:
- ít ra, bây giờ chúng ta đã biết Chủ tịch nghĩ gì về đồng chí. Bây giờ đồng chí phải cố gắng làm việc để đồng chí không còn gặp khó khăn nữa!.
Thế là tôi không còn cựa vào đâu được nữa.
Sau sự việc này, Giang Thanh tỏ ra thân mật với tôi hơn trước nhiều. Bà thường mời tôi đến để chuyện trò và pha trà mời tôi.
Bà bắt chước cách nói chuyện của Mao, thoải mái và không nặng nề. Bà động viên tôi nói thẳng và cố tìm hiểu nhưng suy nghĩ của tôi, mà không đánh giá một suy nghĩ nào. Giang Thanh có thể bắt chước giống hệt chồng bà, vì bà đã từng là diễn viên, nhưng thực ra lại không phải là tác phong của ông. Vì bà đại diện cho quan điểm của Mao, nên khi nói chuyện tôi cần phải thận trọng. Tôi không hề nghĩ rằng, một lời nhận xét vô tư nhất về một cuốn tiểu thuyết hay một bài thơ, mười năm sau lại có thể trở thành nguy cơ đe dọa cuộc sống. Nhưng lúc đó tôi đã có linh cảm như vậy và trước mặt Giang Thanh tôi luôn luôn đề phòng.
Đầu mùa hè năm 1956, chúng tôi vẫn còn ở Quảng Châu. Người y tá của Giang Thanh cho tôi hay, vợ của Chủ tịch muốn gặp tôi. Cô ta nói: Đồng chí ấy có tin mừng cho đồng chí.
Khi tôi bước vào phòng, thì Giang Thanh đang ngắm nghía những tấm ảnh. Bà là người chụp ảnh nghiệp dư rất cừ. Bà đặt những tấm ảnh sang một bên và lên tiếng:
- Bác sỹ này, tôi nghe thấy đồng chí ra mồ hôi khá nhiều.
Tôi lúng túng. Tôi thiếu quần áo hợp với khí hậu nhiệt đới ở Quảng Châu. Mặc dù khi làm việc tôi đã phải cởi áo ra, nhưng vì ở đây không có máy điều hòa nhiệt độ và quần của tôi may bằng vải dày, nên suốt ngày tôi vã mồ hôi.
Tôi đáp:
- Tôi không mang theo quần áo mùa hè.
Giang Thanh chỉ vào những xấp vải trên một cái bàn:
- Đồng chí hãy lấy một tấm vải để thợ may cho một bộ quần áo khác. Quần áo của đồng chí dày quá.
Tôi đang chần chừ thì cô y tá giật tay áo tôi, ra hiệu tôi nên nhận món quà của Giang Thanh. Nhưng tôi lại chối từ, vì tôi không muốn mang tiếng là đã nhận quà của vợ Chủ tịch đảng. Nhưng Giang Thanh vẫn không chịu. Bà cho người đưa tôi đến thợ may. Món quà của Giang Thanh đã đặt tôi vào một tình thế khó xử. Mặc dù bà có tiếng là keo kiệt, nhưng bà lần này bà lại tỏ ra hào phóng đối với tôi. Nếu tôi từ chối quà của bà, có nghĩa là tôi dám xúc phạm bà và có thể cũng dám xúc phạm cả Mao nữa.
Tôi đã kể cho Uông Đông Hưng về sự khó xử của tôi. Uông nói
- Nếu đồng chí không nhận tấm vải, đồng chí ấy sẽ quả quyết đồng chí coi thường đồng chí ấy. Nếu đồng chí nhặn, thì những người khác sẽ ghen tị với đồng chí. Tôi sẽ nói cho đồng chí ấy về vấn đề này. Có thể tôi sẽ thuyết phục được đồng chí ấy.
Nhưng ông đã không làm được điều đó.
Uông Đông Hưng thuật lại với tôi:
- Giang Thanh nói Đồng chí ấy hỏi, tại sao một người đồng chí lại không thể giúp đỡ một người đồng chí khác? Đồng chí ấy đâu muốn mua chuộc đồng chí. Nếu có ai xì xào sau lưng đồng chí, tôi sẽ giải thích cho họ biết.
Tôi buộc phải nhận món quà của Giang Thanh. Nhưng tôi vẫn ngại rằng những lời đàm tiếu sẽ tệ hơn. Lý ẩm Kiều nói:
Giang Thanh lúc nào mà chả keo kiệt. Cử chỉ thân thiện của bà đối với bác sỹ Lý chắc chỉ là một lần duy nhất. Rồi Diệp Tử Long và Lý ẩm Kiều đã phao tin là Giang Thanh và tôi rất hảo với nhau, tức là chúng tôi là những người bạn tốt, để bóng gió rằng, giữa chúng tôi có mối quan hệ nào đó. Tin đồn đến tai Mao và có lẽ ông cũng tin.



Trong khi Giang Thanh là một thành viên thụ động nhất trong chuỗi cộng tác viên gần gũi nhất của Mao, thì Diệp Tử Long lại là một kẻ đắc lực nhất.

Người nào xung quanh Mao cũng đều có một chức năng nhất định.

Thông thường thì Diệp chính thức là người phụ trách Văn phòng thư ký riêng và đặc biệt, ông còn là Trưởng ban thư ký riêng của Mao. Ông lo thu xếp các cuộc họp, hoàn thành các biên bản và với tư cách là người trợ lý cao nhất của Mao, ông thường xuyên quan tâm đến những việc sinh hoạt cá nhân của Mao, như ăn, mặc và tiền nong.

Sau này tôi được biết từ Uông Đông Hưng và từ chính Diệp Tử Long rằng, ông cũng đã kiếm gái cho Mao. Ông không những lấy gái từ Văn phòng thư ký riêng do ông phụ trách, từ Văn phòng bảo mật hoặc là từ các đội văn hóa thuộc Cục bảo vệ trung ương. Mà ông còn hay để mắt đến những cô gái trẻ, thơ ngây, không có ý thức chính trị và tuyệt đối trung thành với Mao.

Việc ông Diệp ở ngay trong tư dinh của Mao là để ông thực hiện nhiệm vụ cần vụ cho Mao dễ dàng hơn. Nhưng ông lại dùng nhà ở của ông để giấu các cô gái, trước khi ông đưa họ đến gặp Chủ tịch. Khi Giang Thanh vừa chìm vào giấc ngủ và Mao đã sẵn sàng tiếp các nữ tú, thì Diệp Tử Long dẫn các cô gái rón rén đi qua phòng ăn, rồi lẻn vào phòng ngủ của Mao. Đến gần sáng, ông mới quay trở ra và đưa các cô theo.

Ông Diệp còn là người trông nom một tài khoản đáng kể mà Mao dành để chi cho những công việc đặc biệt trong văn phòng.

Vào năm 1966, trước khi có cuộc Cách mạng văn hóa ít lâu và ngay trước khi hàng trăm triệu quyển sách nhỏ bìa đỏ trích những câu nói của Mao được bán ra, thì chỉ riêng Tuyển tập của mình, Mao đã kiếm được ba triệu nhân dân tệ. Trong những năm 1950, ông là một trong những người giàu nhất Trung quốc và ông cũng là người rộng rãi trong chuyện tiền nong. Ông đã giúp đỡ những giáo viên, bạn bè và những đồng chí cũ của ông, để họ có thể có một cuộc sống dễ chịu hơn trong tương lai sau khi họ bị chính quyền cộng sản mới tước mất quyền sở hữu và khả năng hành nghề của họ. Ngoài ra, ông còn dùng tiền để trả ơn những phụ nữ đã ngủ với ông. Việc này do Diệp Tử Long thu xếp một cách kín đáo. Tổng số tiền đó dao động từ một vài trăm đến một vài nghìn nhân dân tệ. Diệp Tử Long là một người bẳn tính, ít học và hầu như mù chữ. Ông là một trong những nông dân theo đảng từ khi còn trẻ và đã tham gia cuộc Vạn lý trường chinh. Sau cuộc Vạn lý trường chinh ít lâu, ông bắt đầu làm cần vụ cho Mao. Trước khi đến Bắc Kinh vào năm 1949, ông chưa hề đặt chân đến một thành phố lớn nào. Việc đảng nắm quyền tại Bắc Kinh chính là sự giải phóng thực sự đối với ông và Diệp đánh giá cao Mao ở chỗ, Mao đã đưa ông từ bóng đêm nghèo đôi ở nông thôn tới nơi thiên đường thịnh vượng. Nhưng Diệp không thuộc loại nông dân ngờ nghệch, dễ bị lóa mắt trước ánh đèn rực rỡ ở thành phố. Tôi chắc rằng, trước khi đến Bắc Kinh, từ lâu ông đã thiếu những cá tính mạnh. Có điều trước đây ông chưa có điều kiện để tham nhũng.

Tôi làm quen với Diệp Tử Long ở bệnh viện trong khu Trung Nam Hải, trước khi tôi trở thành bác sỹ riêng của Mao ít lâu. Lúc đầu tôi không có cảm tình đối với ông. Tôi vẫn còn nhớ, năm 1951 ông đã xin tôi năm lọ kháng sinh penicillin để cho người bà con của ông chữa bệnh giang mai. Khi đó, Trung quốc vẫn chưa sản xuất được penicillin và chúng tôi phải bảo quản những lọ penicillin nhặp ngoại này ở bệnh viện, nên thứ thuốc này rất quý. Ông Diệp khá ngạc nhiên, vì tôi đã từ chối lời đề nghị của ông. Cô y tá trưởng của bệnh viện cũng ngạc nhiên. Lúc đó, người ta đều biết, ông Diệp rất gần gũi và có ảnh hưởng lớn đối với Chủ tịch. Hầu hết mọi người đã phải đáp ứng yêu cầu của ông để lấy lòng ông, nên cô y tá nghĩ, tôi đã xúc phạm ông.

Tôi không hề nghĩ ràng, đường đi của chúng tôi lại một lần gặp nhau và hầu như ngày nào chúng tôi cũng gặp nhau. Như tất cả chúng tôi, vào đầu những năm năm mươi, Diệp Tử Long cũng được hưởng chế độ bao cấp. Ông thèm khát một cuộc sống xa hoa, vậy mà ông không có tiền.

Nhưng là thư ký riêng của Mao, ông có thể có được tất cả những gì mà ông muốn. Ai muốn Mao ban cho ân huệ, thì chỉ cần nịnh thư ký riêng của Mao. Trong khi ông kêu gọi phải sống thanh bạch và tiết kiệm thì ông Diệp lại sống xa hoa và phung phí.

Sau khi một câu lạc bộ khá lịch sự được xây dựng dành cho các quan chức cao cấp, Diệp Tử Long đã kết bạn với nhiều người quản lý và thường xuyên tham dự những bữa tiệc lớn mà chẳng phâi trả một xu nào.

Những nhân viên an ninh không cho thường dân Trung quốc bén mảng đến những nơi mà ông Diệp thường lui tới, như câu lạc bộ dành riêng cho các quan chức cao cấp hoặc khách sạn Bắc Kinh, lại không hề hỏi giấy tờ ông. Ai cũng cho rằng, ông là một nhân vật quan trọng, một cán bộ cao cấp của đảng. ít ra ông cũng có vẻ thanh lịch. Da ông sáng và bóng. Trong khi ở Bắc Kinh mọi người mặc quần áo bằng vải bông bạc màu, vá víu, thì ông Diệp lại ưa diện bộ đồ kiểu Mao được cắt may. Khi Mao nhận được một bộ quần áo mới vừa vặn, thì ông Diệp có mặt ở đó và người thợ may của Mao cũng xúc động dành cho ông một bộ quần áo, mà ông không phải trả tiền, để tạ ơn ông.

Là người cần vụ cao nhất của Mao, ông có trách nhiệm lớn đối với kho riêng của Mao. Trong kho cất giữ nhiều quà biếu Mao nhận được từ khắp nơi. Diệp Tử Long mau chóng thuộc hết tên các hãng sản xuất đồ điện nổi tiếng của nước ngoài, ngay cả khi ông không thể đọc nổi tên nước sản xuất trên bản đồ hay tên của các vị nguyên thủ quốc gia.

Ông Diệp là người rất hợp với câu ngạn ngữ cổ: lầm nghề gì ăn nghề đó. Ông liên hệ được thực phẩm không mất tiền từ trại cải tạo Duyên Hà. Sau khi đảng cộng sản nắm quyền, chính phủ mới đã dựng lên trên khắp cả nước nhiều trại cải tạo, dành cho tù hình sự và tù chính trị.

Điều kiện sống trong trại rất hà khắc. Phần lớn tù chính trị là những người thuộc tầng lớp thấp như lính bộ binh hoặc các công chức nhỏ đã từng phục vụ cho Quốc đân đảng, Những quan chức cao cấp, hoặc là đã chạy trốn, hoặc là như cha tôi, đã theo cộng sản. Trại Duyên Hà do Sở công an Bắc Kinh quản lý và là trại cải tạo lớn nhất ở thủ đô. Những người bị giam trong trại đã phải tự lo nhiều loại lương thực, thực phẩm như thịt, cá, rau và gạo và chính họ cũng phải may những chiếc áo pull và các loại quần áo khác.

Diệp đã lợi dụng quan hệ bạn bè với trưởng trại Duyên Hà để lấy một khối lượng lớn thực phẩm cao cấp mà không phải trả liền, thậm chí ngay trong thời kỳ có nạn đói lớn năm 1960-1962, đã làm hàng triệu người chết đói.

Mặc dù Diệp Tử Long đã có vợ, nhưng trong một cuộc khiêu vũ của Mao, ông đã làm quen với một cô gái của Phòng bảo mật và mang lòng yêu cô. Khi cấp trên của cô gái trẻ biết chuyện, ông đã đưa cô xuống tàu, bí mật rời Bắc Kinh. Không ai muốn hỏi ông, bạn gái của ông đã biến đi đâu.

Vào năm 1958, khi ông Diệp ở Vũ Hán cùng với Mao, tình cờ ông gặp lại cô gái đó trong một buổi khiêu vũ khác và hai người đã nối lại quan hệ. Ông đã cố rời khỏi người tình của ông và để cô chuyển đến thành phố công nghiệp Thiên Tân, cách thủ đô Bắc Kinh khoảng 100 km về phía Đông. Vì thời đó chưa có đường cao tốc và đường xá luôn tắc nghẽn, nên đi từ Bắc Kinh đến đó phải mất tới 6 giờ đồng hồ. Ông Diệp đã tìm cho cô bạn gái của ông chỗ làm việc và một ngôi nhà để ông bí mật lui tới. Ông thường ở lại đó nhiều ngày. Khi Giang Thanh vừa rời Bắc Kinh, thì ông liền lấy xe của bà để đến Thiên Tân. Trong khi có nạn đói lớn, ông đã lo chu cấp thực phẩm cho người tình. Đến khi người ta bắt đầu tiến hành xét hỏi ông trong thời kỳ Cách mạng văn hóa, ông mới cắt đứt quan hệ vừa được nối lại giữa hai người. Mãi đến năm 1980, khi Diệp Từ Long được phục hồi và được bầu làm phó thị trưởng thành phố Bác Kinh, thì hai người mới quay lại với nhau. Lúc đó ông đã là một ông già hói đầu, còn cô bạn gái của ông đã là một bà già tóc hoa râm. Việc tôi được nhận vào nhóm Một đã làm cho Diệp Tử Long phật ý. Ông không thể quên việc tôi đã từ chối không cho người bà con của ông thuốc kháng sinh penicillin. Đối với ông, một cán bộ từng trải một nông dân và một người từng tham gia Vạn lý trường chinh, thì tôi chỉ là một trí thức tiểu tư sản, vẫn còn mang những khuyết tật của xã hội cũ. Và việc đối thủ của ông là Uông Đông Hưng chọn tôi càng làm cho ông thêm ác cảm đối với tôi.

Sau khi Phó Liêm Chương và ông biết tôi được bổ nhiệm làm bác sỹ riêng của Mao ít lâu, họ đã lập kế hoạch để loại tôi một cách nhanh nhất. Giang Thanh đã cho tôi hay, họ đã nói với Mao rằng, cần phải lưu ý đến lý lịch của tôi, rằng tôi không chắc chắn về mặt chính trị. Nhưng Mao đã không đồng ý với họ.

Là thành viên của nhóm Một, tôi buộc phải làm việc cùng với Diệp Tử Long, khiến mối ác cảm của tôi đối vớl ông ngày càng tăng. Ngay cả những vệ sỹ của Mao cũng chăng có thiện cảm với Diệp. Văn phòng của họ nằm ngay cạnh phòng của các nhân viên cần vụ, nên khó thấy được sự khác nhau giữa hai nhóm. Các cô y tá thường tập trung vào công việc và chỉ trao đồi về công việc của họ. Hứa Đạo là người rất kín tiếng, vì ông là người không ưa gì đảng và chỉ khi gần đây ông bị buộc tội hủ hóa, ông mới biết rằng, lời hứa nhỏ nhất lại có thể gây cho ông những khó khăn lớn. Ngược lại, đám vệ sỹ thì lại lắm lời. Họ thường oang oang và trơ trẽn kháo nhau về những chuyện mà các cô nhân viên phục vụ xấu hổ không dám hé lời. Chuyện tình dục là đề tài mà họ ưa thích. Tôi rất đỗi ngạc nhiên khi thấy Mao thản nhiên nói chuyện tình dục. Chẳng hạn, ông thường quan tâm đến cuộc sống tình dục của Cao Cương, trước đây là thủ lĩnh vùng Mãn Châu Lý và đã tự vẫn vào nãm 1954 sau khi ông ta bị quy tội âm mưu chống đảng. Cao Cương là một người có nhiều ảnh hưởng, như người bạn tốt của ông là Stalin thường gọi ông là ông vua của Mãn Châu Lý. Qua Uông Đông Hưng, tôi biết Cao và một người khác, hình như là người đồng mưu là Giao Xương Trí, đã trở thành nạn nhân của cuộc thanh trừng vì họ muốn ủng hộ Lưu Thiếu Kỳ.

ít khi Mao nói với tôi về sai lầm chính trị của Cao Cương. Thay vì việc dó, ông có ý quả quyết rằng, Cao đã ngủ với trên một trăm phụ nữ và ông băn khoăn, làm sao Cao lại giỏi gạ các nữ đồng chí chung chăn chung gối đến thế. Mao lưu ý với tôi rằng, vợ Cao đã thú nhận, vào cái đêm Cao tự vẫn, đồng chí ấy đã hai lần ngủ với bà. Đồng chí có thể tưởng tượng nổi sự khoái lạc như vậy không? ông kể tiếp: Thói phiêu lưu tình yêu của Cao nói chung là tục tĩu. Có lẽ đồng chí ấy đã không phạm phải những sai lầm chính trị nghiêm trọng như vậy, một khi đối với chúng ta những sai lầm dó nói chung không thuộc về quyền lợi. Mặc dù phạm sai lầm chính trị, nhưng đồng chí ấy vẫn có ích đối với chúng ta, khi đồng chí ấy chịu trách nhiệm trước những sai ìầm của đồng chí ấy.

Giang Thanh cũng công khai đề cập đến tình dục. Sau khi tôi trở thành bác sỹ riêng của Mao ít lâu, tôi ngạc nhiên nghe thấy rằng, nhiều lần bà đã tự hào khoe đêm hôm trước bà đã ngủ với Mao. Bà ca ngợi hết lời khả năng tình dục của Chủ tịch. Trong bối cảnh như vậy, không lấy gì làm ngạc nhiên khi tình dục là đề tài tán chuyện ưa thích nhất đối với đám vệ sỹ của Mao. Một đề tài khác cũng không kém phần thú vị đối với nhân viên an ninh là Giang Thanh. Cứ khi bà không thể nghe thấy họ nói, là câu chuyện lại xoay quanh bà và họ chẳng nể nang gì mà không chế nhạo bà. Trước hết, có một vệ sỹ trẻ tên là Tiểu Chương có thể bắt chước cực giống điệu bộ của vợ Chủ tịch. Tiểu Chương là một người thông minh, có tướng phụ nữ và là một người sắm vai rất giỏi. Vì áo quần của Giang Thanh (cả áo quần lót bằng lụa) để trong phòng của nhân viên an ninh, nơi đám vệ sỹ tắm rửa, giặt giũ và là quần áo, nên Tiểu Chương đã khoác áo mưa, đội mũ rơm của bà, vênh váo lắc hông ở trong phòng, làm mọi người phá lên cười. Ngay cả Mao, một lần tình cờ được chứng kiến cảnh đó, cũng chỉ mỉm cười mà không nói gì. Tôi cảm thấy không thích thú gì những trò đó và cố lánh xa bộ phận an ninh. Trước mặt họ, tôi thường nín thinh và người ta nghĩ rằng tôi không chấp nhận tư cách của họ. Bởi vậy, Diệp Tử Long đã chỉ trích tôi là kiêu ngạo và có thái độ quý tộc.

Sau lưng tôi, ông đã đến chỗ Mao và nói với Mao rằng tôi là kẻ ngạo mạn, vì là bác sỹ, nên tôi coi thường những cán bộ xuất thân từ những gia đình công nhân và nông dân thuần túy - một bằng chứng chứng tỏ sự mập mờ về chính trị của tôi. Mao khoái những lời tố cáo như vậy. Ông cố tình tạo ra sự hiềm khích giữa những người cộng sự của ông. Ông thường thu thập những tin tức làm cho chúng tôi chống đối nhau và để ngăn cản chúng tôi liên kết chống lại ông. Ông thường làm cho nội bộ nhóm Một ở trong bầu không khí căng thẳng. Chẳng hạn, Giang Thanh thường xuyên va chạm với Diệp Tử Long và Lý ẩm Kiều. Trước đây, Giang Thanh và Diệp vốn thân nhau, nhưng khi bà phát hiện ra Diệp đóng một vai trò quan trọng đối với chồng bà, thì mối quan hệ giữa họ trở nên nguội lạnh trông thấy. Bà cũng không chịu thông cảm với Lý ẩm Kiều vì Lý đã một lần xúc phạm bà và trong một cuộc phát động chính trị, bà đã chuyển đến Hàng Châu để thoát ra khỏi sự giám sát.

Uông Đông Hưng và Diệp Tử Long là hai kẻ cừu địch với nhau. Diệp Tử Long và Lý ẩm Kiều cũng không hòa hợp với nhau, vì cả hai đều ganh ghét nhau trước những ân huệ của Mao. Mao lợi dụng những bất hòa đó nhưng khi nào có nguy cơ xô xát, ông lại đứng ra hòa giải và sự hòa hợp cũng chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn. Một hôm ở Hàng Châu, Mao nói với tôi:

- Người làm nghề y luôn cư xử nhã nhặn. Tôi không thích thế.

Tôi đáp:

- Đối với những người khác, có lẽ bác sỹ thường cư xử nhã nhặn, nhưng đối với đồng chí thì không thế.

Mao phản bác:

- Tôi không tin điều đó. Đồng chí chưa bao giờ tự cao tự đại chứ?

Lúc đó tôi mới biết Diệp Tử Long đã tố cáo tôi.

Lường được bối cảnh xung quanh Mao, thực ra tôi đã rất nhã nhặn. Cả địa vị xã hội của gia đình tôi lẫn quá trình học hành của tôi đã dạy cho tôi rằng, nghề nghiệp của tôi có giá trị cao và nhà y được mọi người kính trọng. Theo quan điểm cách mạng của Mao, hiện nay công nông là tầng lớp được ưu tiên. Nhưng tôi khó thay đổi quan điểm của tôi. Tôi luôn tự hào về công việc của tôi và tôi cảm thấy bị xúc phạm với những tiếng xì xèo thô thiển trong đám nhân viên của Mao.

Diệp khuyên tôi nên từ chức, nhưng Mao đóng vai người trung gian. Ông lệnh cho Diệp không được gây khó dễ đối với tôi và chỉ thị cho tôi hãy xích lại gần Giang Thanh hơn. Bà khuyên tôi nên kính trọng Diệp Tử Long và niềm nở với ông ta một chút. Cuối cùng bà nói, Diệp Tử Long phục vụ Chủ tịch lâu hơn tôi và thậm chí ngay cả bà cũng phải chiều Dìệp.

Nhưng tôi chỉ muốn lấy lòng Diệp Tử Long như Giang Thanh thôi. Tôi nói thẳng với Mao, tôi nghĩ gì về Diệp Tử Long và Lý ẩm Kiều, rồi kết luận rằng những người khác đều không có cảm tình đối với cả hai người. Mao đáp:

- Họ có ích đối với tôi. Đồng chí hãy cố hòa hợp với họ.

Lúc đó, tôi vẫn chưa hiểu tại sao cả hai lại hữu dụng đối với Mao. Chỉ những năm sau này tôi mới biết được sự bí mật về quyền lực của họ.

Lúc nào tôi cũng cảm thấy mình ở trong tình trạng ngột ngạt - không phải vì Mao, người mà tôi luôn tôn kính, cũng không phải vì Giang Thanh, mà là vì những cộng sự của nhóm Một. Những kẻ nịnh bợ này làm cho tôi khó chịu và tôi chán ngấy những lời nhắc nhở tôi nên bợ đỡ ai hoặc tôi phải sốt sắng với ai. Mặc dù tôi là người cộng sự gần gũi nhất của Mao, nhưng những thành viên của nhóm Một lại coi tôi chẳng ra gì. Diệp Tử Long và Lý ẩm Kiều - nói chung, cả đám thư ký và vệ sỹ - có thể ví như các hoạn quan trong hoàng cung, suốt ngày tranh nhau lấy lòng vua, chuyển lệnh của vua và lợi dụng ảnh hưởng của họ để dọa nạt và làm nhục người khác. Người ta trông chờ tôi cất lòng tự trọng của mình đi và thành kẻ xu nịnh. Mặc dù là bác sỹ riêng của Mao, nhưng tôi vẫn bị Diệp Tử Long và Lý ẩm Kiều đối xử thô lỗ.

Tôi đã cố gấng để tình hình của tôi sáng sủa hơn. Mao vẫn còn khỏe và không cần bác sỹ túc trực hàng giờ bên ông. Nếu tôi ở lại thì có lẽ tôi không bao giờ trở thành một thầy thuốc giỏi, nhưng tôi lại luôn luôn muốn chứng tỏ rằng, mình là một bác sỹ.

Bởi vậy, tôi đă quyết định từ chức.

Trước hết tôi nói với Uông Đông Hưng. Ông ta ngạc nhién nhìn tôi, cố động viên tôi:

- Đồng chí đă làm được nhiều việc cho Chủ tịch đấy chứ. Đồng chí đã giải quyết được vấn đề bạch cầu và kê toa thuốc ngủ mới cho Chủ tịch. Đồng chí không được xem xét mọi việc một cách khe khắt như thế, mà đồng chí phải nghĩ đến đảng. Người ta không dễ có được một chức vụ như đồng chí. Ngoài ra, nếu đồng chí không cân nhắc kỹ càng một lần nữa và xin thôi việc mà không có lý do rõ ràng, thì sau này có thể đồng chí sẽ không tìm được việc làm đâu.

Câu nói cuối cùng cùa Uông đã có tác dụng. Những người rời khỏi nhóm Một mà không có lý do cụ thể, trong số đó có một người là bác sỹ của Mao trước đây, đã phải cố gắng lắm mới tìm nổi việc làm. Nếu ai đó được nhận vào làm, thì họ phải không có lý do chính trị. Tại sao người ta lại muốn rời khỏi khu vực Trung Nam Hải danh giá nhỉ? Không ai dám liều lĩnh trở thành một người có vấn đề về chính trị.

Mặc dù vậy, tôi vẫn luôn luôn nghĩ tới quyết định từ chức, càng sớm càng tốt. Rồi tôi đến gặp Giang Thanh. Tôi nói:

- Tôi đã suy nghĩ về tình hình của tôi ở đây. Tôi thấy, tôi không hợp với những đòi hỏi về chính trị được đặt ra đối với bác sỹ riêng của Chủ tịch. Chúng ta cần phải tìm ai đó thay tôi và người dó xuất thân từ tầng lớp nghiêm chỉnh của xã hội và có lý lịch trong sạch về chính trị.

Giang Thanh thăm dò, liệu tôi đã nói chuyện này với Mao hay chưa. Tôi nói chưa. Bà ta trầm ngâm suy nghĩ một lát và khuyên tôi đừng đến gặp Chủ tịch. Bà muốn bà đích thân nói chuyện với ông.

Hôm sau, Giang Thanh cho gọi tôi tới. Bà đã nói chuyện với Mao và họ đi đến một quyết định rằng, những khó khăn về chính trị của tôi và gia đình tôi đều thuộc về quá khứ. Ngoài ra, Uông Đông Hưng, La Thụy Khanh và Dương Thượng Côn đã kiểm tra tư cách của tôi và xếp tôi vào loại không có vấn đề. Chu Ân Lai cũng biết việc này. Họ nói: Như vậy đồng chí có thể hoàn toàn yên tâm và trở lại công việc của đồng chí. Đồng chí hãy quên những vấn đề chính trị của đồng chí đi.

Uông Đông Hưng khá vui. Ông tự hào nói:

- ít ra, bây giờ chúng ta đã biết Chủ tịch nghĩ gì về đồng chí. Bây giờ đồng chí phải cố gắng làm việc để đồng chí không còn gặp khó khăn nữa!.

Thế là tôi không còn cựa vào đâu được nữa.

Sau sự việc này, Giang Thanh tỏ ra thân mật với tôi hơn trước nhiều. Bà thường mời tôi đến để chuyện trò và pha trà mời tôi.

Bà bắt chước cách nói chuyện của Mao, thoải mái và không nặng nề. Bà động viên tôi nói thẳng và cố tìm hiểu nhưng suy nghĩ của tôi, mà không đánh giá một suy nghĩ nào. Giang Thanh có thể bắt chước giống hệt chồng bà, vì bà đã từng là diễn viên, nhưng thực ra lại không phải là tác phong của ông. Vì bà đại diện cho quan điểm của Mao, nên khi nói chuyện tôi cần phải thận trọng. Tôi không hề nghĩ rằng, một lời nhận xét vô tư nhất về một cuốn tiểu thuyết hay một bài thơ, mười năm sau lại có thể trở thành nguy cơ đe dọa cuộc sống. Nhưng lúc đó tôi đã có linh cảm như vậy và trước mặt Giang Thanh tôi luôn luôn đề phòng.

Đầu mùa hè năm 1956, chúng tôi vẫn còn ở Quảng Châu. Người y tá của Giang Thanh cho tôi hay, vợ của Chủ tịch muốn gặp tôi. Cô ta nói: Đồng chí ấy có tin mừng cho đồng chí.

Khi tôi bước vào phòng, thì Giang Thanh đang ngắm nghía những tấm ảnh. Bà là người chụp ảnh nghiệp dư rất cừ. Bà đặt những tấm ảnh sang một bên và lên tiếng:

- Bác sỹ này, tôi nghe thấy đồng chí ra mồ hôi khá nhiều.

Tôi lúng túng. Tôi thiếu quần áo hợp với khí hậu nhiệt đới ở Quảng Châu. Mặc dù khi làm việc tôi đã phải cởi áo ra, nhưng vì ở đây không có máy điều hòa nhiệt độ và quần của tôi may bằng vải dày, nên suốt ngày tôi vã mồ hôi.

Tôi đáp:

- Tôi không mang theo quần áo mùa hè.

Giang Thanh chỉ vào những xấp vải trên một cái bàn:

- Đồng chí hãy lấy một tấm vải để thợ may cho một bộ quần áo khác. Quần áo của đồng chí dày quá.

Tôi đang chần chừ thì cô y tá giật tay áo tôi, ra hiệu tôi nên nhận món quà của Giang Thanh. Nhưng tôi lại chối từ, vì tôi không muốn mang tiếng là đã nhận quà của vợ Chủ tịch đảng. Nhưng Giang Thanh vẫn không chịu. Bà cho người đưa tôi đến thợ may. Món quà của Giang Thanh đã đặt tôi vào một tình thế khó xử. Mặc dù bà có tiếng là keo kiệt, nhưng bà lần này bà lại tỏ ra hào phóng đối với tôi. Nếu tôi từ chối quà của bà, có nghĩa là tôi dám xúc phạm bà và có thể cũng dám xúc phạm cả Mao nữa.

Tôi đã kể cho Uông Đông Hưng về sự khó xử của tôi. Uông nói

- Nếu đồng chí không nhận tấm vải, đồng chí ấy sẽ quả quyết đồng chí coi thường đồng chí ấy. Nếu đồng chí nhặn, thì những người khác sẽ ghen tị với đồng chí. Tôi sẽ nói cho đồng chí ấy về vấn đề này. Có thể tôi sẽ thuyết phục được đồng chí ấy.

Nhưng ông đã không làm được điều đó.

Uông Đông Hưng thuật lại với tôi:

- Giang Thanh nói Đồng chí ấy hỏi, tại sao một người đồng chí lại không thể giúp đỡ một người đồng chí khác? Đồng chí ấy đâu muốn mua chuộc đồng chí. Nếu có ai xì xào sau lưng đồng chí, tôi sẽ giải thích cho họ biết.

Tôi buộc phải nhận món quà của Giang Thanh. Nhưng tôi vẫn ngại rằng những lời đàm tiếu sẽ tệ hơn. Lý ẩm Kiều nói:

Giang Thanh lúc nào mà chả keo kiệt. Cử chỉ thân thiện của bà đối với bác sỹ Lý chắc chỉ là một lần duy nhất. Rồi Diệp Tử Long và Lý ẩm Kiều đã phao tin là Giang Thanh và tôi rất hảo với nhau, tức là chúng tôi là những người bạn tốt, để bóng gió rằng, giữa chúng tôi có mối quan hệ nào đó. Tin đồn đến tai Mao và có lẽ ông cũng tin.
Bác Sĩ riêng của Mao
Lời nói đầu
Chương 1
Chương 2
Chương 3
Chương 4
Chương 5
Chương 6
Chương 7
Chương 8
Chương 9
Chương 10
Chương 11
Chương 12
Chương 13
Chương 14
Chương 15
Chương 16
Chương 17
Chương 18
Chương 19
Chương 20
Chương 21
Chương 22
Chương 23
Chương 24
Chương 25
Chương 26
Chương 27
Chương 28
Chương 29
Chương 30
Chương 31
Chương 32
Chương 33
Chương 34
Chương 35
Chương 36
Chương 37
Chương 38
Chương 39
Chương 40
Chương 41
Chương 42
Chương 43
Chương 44
Chương 45
Chương 46
Chương 47
Chương 48
Chương 49
Chương 50
Chương 51
Chương 52
Chương 53
Chương 54
Chương 55
Chương 56
Chương 57
Chương 58
Chương 59
Chương 60
Chương 61
Chương 62
Chương 63
Chương 64
Chương 65
Chương 66
Chương 67
Chương 68
Chương 69
Chương 70
Chương 71
Chương 72
Chương 73
Chương 74
Chương 75
Chương 76
Chương 77
Chương 78
Chương 79
Chương 80
Chương 81
Chương 82
Chương 83
Chương 84
Chương 85
Chương 86
Chương 87
Chương 88
Chương 89
Chương 90
Chương 91
Chương 92