Chương 35
Tác giả: Lý Chí Thỏa
Khi hội nghị trung ương đảng lần thứ 7 khóa 8 diễn ra từ ngày 2 đến ngày 5 tháng 4 năm 1959 ở Thượng Hải. Mao vẫn luôn tỏ ra lạc quan. Lòng tin của ông vào đại nhảy vọt và vào công xã nhân dân vẫn không thay đổi - Tuy chiến dịch đại nhảy vọt đã vấp phải một số vấn đề nhỏ nhưng có thể giải quyết được. Cơ cấu tổ chức của các công xã phải được hoàn thiện có nghĩa là phải định ra chính sách điều tiết sức lao động giữa các lò luyện kim gia đình và sản xuất nông nghiệp. Mao đã kéo quá nhiều đàn ông khỏe mạnh khỏi công việc đồng áng. Phương thức trả lương ở các công xã được điều chỉnh và các khoản thuế cũng phải được giảm bởi bớt sao cho hợp lý hơn.
Lo ngại lớn nhất của Mao không phải là thiếu lương thực, những chỉ tiêu kế hoạch quá cao hay những lò luyện kim gia đình đã phung phí quá nhiều sức lao động và tạo ra vô số phế phẩm, mà ông lo nhất là tính sáng tạo của quần chúng đã được phong trào đại nhảy vọt cởi trói sẽ bị kìm hãm. Nếu ông nhận thức được rằng đất nước sẽ đang tới gần một thảm họa, thì không bao giờ ông để lộ suy nghĩ này. Tôi cũng luôn cho rằng những vấn đề hiện tại chỉ là tạm thời. Đó là hậu quả do khó khăn trong việc liên lạc với các cấp cơ sở ở địa phương. Tôi đồng ý với Mao và bỏ ngoài tai mọi dư luận bên ngoài.
Trong thời gian Hội nghị họp ở Thượng Hải. Mao ở trên đoàn tàu của ông. Vĩ một là ông không ưa cách bài trí trưởng giả trong nơi ở cũ của Silas Hardoon: hai là ông vẫn quan hệ với có Tiểu Lý, y tá đi theo đoàn tàu đặc biệt của ông. Tối nào ông cũng đi với Tiểu Lý đến câu lạc bộ Tân Cương vốn là của Pháp trước đây và bây giờ trở thành nơi đàng điếm sang trọng dành cho các cán bộ cao cấp.
Biết Mao đặc biệt sủng ái giới nữ nên cơ quan an ninh địa phương đã bố trí để Mao gặp các nữ diên viên và nữ danh ca nổi tiếng nhất của Thượng Hải. Thế nhưng Mao chẳng hề để mắt đến những phụ nữ này. Đối với Mao. họ quá già và biết quá nhiều - Mao chỉ thích những cô gái trẻ, thơ ngây vì họ dễ xiêu lòng hơn - Thế là tối tối cơ quan an ninh thành phố Thượng Hải lại phải đưa các thiếu nữ từ các đoàn văn công đến trình diễn cho Mao xem.
Kha Thanh Thế cũng cho trình diễn một vở kinh kịch nữa về Hải Thụy. Năm ngoái, khi Mao ở Trường Sa, câu chuyện về nhân vật này đã từng gây ấn tượng mạnh đối với ông - Trong vở diễn, Hải Thụy đã phải ngồi tù vì ông phái hiện ra một cách trơ trẽn rằng cái tên của vua là Gia Tĩnh lại có nghĩa là vua sẽ đưa nhân dân đến tai họa. Lúc đầu vua dọa sẽ xử trảm Hải Thụy nhưng sau khi đọc lá sớ giải thích của viên quan này lần thứ hai rồi lần thứ ba cuối cùng vua nhận ra rằng Hải Thụy là một người trung thực và cương trực, sẵn sàng quên mình vì hạnh phúc của nhân dân. Tuy Hải Thụy vẫn bị giam trong ngục, nhưng vua đã bãi bỏ án tử hình đối với ông. Một hôm, người coi ngục mang đến cho Hải Thụy một bữa cơm rất thịnh soạn. Viên quan này tưởng rằng đây là bữa ăn cuối cùng của người tử tù. Nhưng khi ông vừa ăn xong, thì người cai ngục liền chúc mừng ông và báo cho ông biết tin vua đã băng hà. Hải Thụy, người thực sự trung thành với vua, đã buồn đến nỗi ông đã nôn hết những gì ông vừa ăn. Một lần nữa Mao lại thán phục Hải Thụy, Mao bắt đầu quảng bá tư cách của Hải Thụy bằng cách cho in tiểu sử Hải Thụy và phân phát cho những người tham dự Hội nghị. Ông hối thúc họ noi gương Hải Thụy. Sau này ông đề nghị các nhà sử học phải nghiên cứu kỹ hơn nữa về Hải Thụy và các bài viết của họ đã được đăng trên các báo chí cả nước. ở Thượng Hải và Bắc Kinh người ta đã dàn dựng những vở kịch hiện đại Hải Thụy khiến viên quan đời nhà Minh này trở thành người anh hùng của dân tộc.
Lòng ngưỡng mộ của Mao đối với Hải Thụy cũng tiềm ẩn nỗi trớ trêu - Cũng vì sau này nhân vật Hải Thụy trở thành một biểu tượng chủ yếu của sự bất bình đối với chiến dịch làm trong sạch đảng, chống lại Bành Đức Hoài và đối với việc khởi đầu của cách mạng văn hoá nên tôi thường ngẫm nghĩ ý nghĩa của nhân vật này đối với Mao. Tính khí của Mao thật phức tạp và đầy thuẫn. Cũng như vua, Mao tin là ông không hề làm gì sai trái - Nếu có một quyết định nào sai, thì lỗi không phải ở ông, mà chỉ vì ông nhận được tin tức sai. Vua không hề nhầm lẫn được, nhưng vẫn có thể bị lừa.
Mao đặc biệt thích Hải Thụy vì ba lý do: Hải Thụy chỉ nói sự thật, luôn trung thành với vua và mặc dù bị kết án oan, ông chịu chết không một lời phản kháng để giữ tiếng cho vua và giữ hạnh phúc cho nhân dân. Hải Thụy không đổ lỗi cho vua mỗi khi có việc gì đó không thành, mà quy tội cho bọn quan lại lừa lọc và đồi bại.
Mao cũng muốn người ta luôn nói sự thật với ông. Mặc dù đến nay tôi đã tỉnh ngộ nhưng tôi vẫn thường cho rằng nếu Mao biết được toàn bộ sự thật ngay từ khi chiến dịch bắt đầu thì ông đã ngăn chặn ngay sự tiến triển đày tai họa này từ rất sớm. Tuy nhiên, phải có một Hải Thụy hiện đại có những điều kiện của riêng ông ta thì mới có thể nói cho Mao biết được sự thật. Nhưng Mao lại không thể chấp nhận được sự thật, nếu sự thật đó chứa đựng những lời chỉ trích ông, hoặc bắt nguồn từ những quan chức thâm hiểm, có lẽ, cũng đang thèm khát quyền lực của ông. Cho nên, nói cho ông biết sự thật là nhiệm vụ của những người không có tham vọng chính trị.
Nhưng chỉ có rất ít người như vậy leo đến được chức vụ cao trong bộ máy quyền lực chính trị. Trong thực tế hầu như chẳng có một cán bộ nào không thành kiến, không vụ lợi mà lại dám sẵn sàng đứng ra vì hạnh phúc của đất nước. Vì Mao biết quá rõ lịch sử Trung quốc với tất cả các cuộc phân tranh quyền lực và các thủ đoạn chính trị - nên ông cũng đã tính đến những âm mưu trong triều đình của ông và chính ông cũng tham gia trò choi này.
Như vậy việc Mao khuyến khích người noi gương Hải Thụy cũng như như việc ông kêu gọi trí thức phê phán đảng đều nằm trong chiến lược có chủ định của riêng ông. Ông muốn nghe sự thật từ những người tuyệt đối trung thành với ông và không hề có tham vọng chính trị. Tuy nhiên việc Mao đề cao Hải Thụy là một xảo thuật để nhử kẻ thù bò ra khỏi hang. Cũng như vua, Mao tự cho mình được độc quyền phán xét xem ai là thuộc hạ trung thành, ai là người chỉ phê phán vua để củng cố quyền lợi của chính người đó. Nhưng lập luận của Mao vẫn có những kẽ hở. Trong khi Mao đánh giá rất cao những ông vua như Tần Thủy Hoàng, vua Chu, vua Tùy Dạng, những ông vua mà nhân dân căm giận nhất, thì đa số những người đã đọc truyện về Hải Thụy đều coi những ông vua đó và cả vua Gia Tĩnh là những kẻ tàn bạo và bất công. Nhiều thuộc hạ thân tín của Mao tỏ ra sẽ trung thành với Mao như Hải Thụy trung với vua. Mao khẳng định rằng hẳn là những cán bộ cấp dưới đã nói dối vì họ phải chịu sức ép từ trên xuống và do đó họ đã phê bình cả những nhân viên của chính họ. Nhưng sức ép đó lại chính do Mao gây ra. Năm 1958, ông quy cho những người đã phê phán ông là hữu khuynh và trừng phạt họ một cách không thương tiếc. Sau đó, ông thường lôi kéo đảng vào những chiến dịch mới và khích cán bộ lãnh đạo phải nâng cao chỉ tiêu sản xuất. Chính ông đã tạo ra bầu không khí khiến các nhà chính trị khác khó có thể nói lên sự thật và các cán bộ cấp cao của đảng vì trung thành hoặc vì sợ ông mà phải theo ông. Mao không nhận thấy sai lầm của chính ông ở những cán bộ lãnh đạo khác của đảng ở đám quan lại đồi bại trong triều đình Gia Tĩnh. Lòng hâm mộ Hải Thụy của ông còn giúp ông đổ lỗi của mình cho người khác. Tuy nhiên, những người như Châu Tiểu Châu lại hiểu lịch sử một cách khác. Họ là những người như Hải Thụy thuộc hạ tin cẩn của Mao, họ đã bị kết tội và bị phạt oan, khiến Mao không còn là một ông vua xứng đáng của họ nữa.
Giữa tháng 4 năm 1959, chúng tôi trở về Bắc Kinh để dự kỳ họp thứ nhất của Đại hội nhân dân toàn quốc khóa hai - tức là Quốc hội ở Trung quốc. Hội đồng nhân dân - theo chỉ thị của ủy ban trung ương đảng, chấp thuận việc Mao xin từ chức Chủ tịch nước và bầu Lưu Thiếu Kỳ lên thay. Còn Chu Đức vẫn tiếp tục điều hành ủy ban Thường vụ Hội đồng nhân dân. Tống Khánh Linh và Đổng Bích Vũ được bầu làm phó Chủ tịch nước.
Việc Mao từ chức và bầu Lưu Thiếu Kỳ vào chức vụ trên đã đươc dự định từ lâu và sự thay đổi này cho đến lúc đó vẫn chưa được công bố. Đến lúc này, cả hai chức được goi là Chủ tịch - Chủ tịch đảng cộng sản Trung quốc Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung hoa - đều trong tay Mao và chỉ có một mình Mao có chức danh này. Từ khi bổ nhiệm Lưu Thiếu Kỳ giữ chức Chủ tịch nước ở Trung quốc nơi mà chức danh được coi là quan trọng, có hai Chủ tịch. Điều này khiến Mao không chịu được. Việc Trung quốc có hai Chủ tịch trong khi Mao vẫn nắm quyền tối thượng đã kéo theo những hậu quả chính trị mà tôi và đa số nhân dân Trung quốc lúc đó không thể lường hết được. Thế nhưng trận đấu của Mao để đoạt lại quyền giữ chức Chủ tịch duy nhất của Trung quốc đã bắt đầu và sẽ được kết thúc bằng sự sụp đổ của Lưu Thiếu Kỳ với việc ông bị phế truất khỏi chức Chủ tịch nước Cộng hoà Nhân dân Trung hoa.
Chúng tôi ở lại Bắc Kinh một tháng và cuối tháng chúng tôi lại lên tàu xuôi xuống miền Nam Trung quốc.
Khi hội nghị trung ương đảng lần thứ 7 khóa 8 diễn ra từ ngày 2 đến ngày 5 tháng 4 năm 1959 ở Thượng Hải. Mao vẫn luôn tỏ ra lạc quan. Lòng tin của ông vào đại nhảy vọt và vào công xã nhân dân vẫn không thay đổi - Tuy chiến dịch đại nhảy vọt đã vấp phải một số vấn đề nhỏ nhưng có thể giải quyết được. Cơ cấu tổ chức của các công xã phải được hoàn thiện có nghĩa là phải định ra chính sách điều tiết sức lao động giữa các lò luyện kim gia đình và sản xuất nông nghiệp. Mao đã kéo quá nhiều đàn ông khỏe mạnh khỏi công việc đồng áng. Phương thức trả lương ở các công xã được điều chỉnh và các khoản thuế cũng phải được giảm bởi bớt sao cho hợp lý hơn.
Lo ngại lớn nhất của Mao không phải là thiếu lương thực, những chỉ tiêu kế hoạch quá cao hay những lò luyện kim gia đình đã phung phí quá nhiều sức lao động và tạo ra vô số phế phẩm, mà ông lo nhất là tính sáng tạo của quần chúng đã được phong trào đại nhảy vọt cởi trói sẽ bị kìm hãm. Nếu ông nhận thức được rằng đất nước sẽ đang tới gần một thảm họa, thì không bao giờ ông để lộ suy nghĩ này. Tôi cũng luôn cho rằng những vấn đề hiện tại chỉ là tạm thời. Đó là hậu quả do khó khăn trong việc liên lạc với các cấp cơ sở ở địa phương. Tôi đồng ý với Mao và bỏ ngoài tai mọi dư luận bên ngoài.
Trong thời gian Hội nghị họp ở Thượng Hải. Mao ở trên đoàn tàu của ông. Vĩ một là ông không ưa cách bài trí trưởng giả trong nơi ở cũ của Silas Hardoon: hai là ông vẫn quan hệ với có Tiểu Lý, y tá đi theo đoàn tàu đặc biệt của ông. Tối nào ông cũng đi với Tiểu Lý đến câu lạc bộ Tân Cương vốn là của Pháp trước đây và bây giờ trở thành nơi đàng điếm sang trọng dành cho các cán bộ cao cấp.
Biết Mao đặc biệt sủng ái giới nữ nên cơ quan an ninh địa phương đã bố trí để Mao gặp các nữ diên viên và nữ danh ca nổi tiếng nhất của Thượng Hải. Thế nhưng Mao chẳng hề để mắt đến những phụ nữ này. Đối với Mao. họ quá già và biết quá nhiều - Mao chỉ thích những cô gái trẻ, thơ ngây vì họ dễ xiêu lòng hơn - Thế là tối tối cơ quan an ninh thành phố Thượng Hải lại phải đưa các thiếu nữ từ các đoàn văn công đến trình diễn cho Mao xem.
Kha Thanh Thế cũng cho trình diễn một vở kinh kịch nữa về Hải Thụy. Năm ngoái, khi Mao ở Trường Sa, câu chuyện về nhân vật này đã từng gây ấn tượng mạnh đối với ông - Trong vở diễn, Hải Thụy đã phải ngồi tù vì ông phái hiện ra một cách trơ trẽn rằng cái tên của vua là Gia Tĩnh lại có nghĩa là vua sẽ đưa nhân dân đến tai họa. Lúc đầu vua dọa sẽ xử trảm Hải Thụy nhưng sau khi đọc lá sớ giải thích của viên quan này lần thứ hai rồi lần thứ ba cuối cùng vua nhận ra rằng Hải Thụy là một người trung thực và cương trực, sẵn sàng quên mình vì hạnh phúc của nhân dân. Tuy Hải Thụy vẫn bị giam trong ngục, nhưng vua đã bãi bỏ án tử hình đối với ông. Một hôm, người coi ngục mang đến cho Hải Thụy một bữa cơm rất thịnh soạn. Viên quan này tưởng rằng đây là bữa ăn cuối cùng của người tử tù. Nhưng khi ông vừa ăn xong, thì người cai ngục liền chúc mừng ông và báo cho ông biết tin vua đã băng hà. Hải Thụy, người thực sự trung thành với vua, đã buồn đến nỗi ông đã nôn hết những gì ông vừa ăn. Một lần nữa Mao lại thán phục Hải Thụy, Mao bắt đầu quảng bá tư cách của Hải Thụy bằng cách cho in tiểu sử Hải Thụy và phân phát cho những người tham dự Hội nghị. Ông hối thúc họ noi gương Hải Thụy. Sau này ông đề nghị các nhà sử học phải nghiên cứu kỹ hơn nữa về Hải Thụy và các bài viết của họ đã được đăng trên các báo chí cả nước. ở Thượng Hải và Bắc Kinh người ta đã dàn dựng những vở kịch hiện đại Hải Thụy khiến viên quan đời nhà Minh này trở thành người anh hùng của dân tộc.
Lòng ngưỡng mộ của Mao đối với Hải Thụy cũng tiềm ẩn nỗi trớ trêu - Cũng vì sau này nhân vật Hải Thụy trở thành một biểu tượng chủ yếu của sự bất bình đối với chiến dịch làm trong sạch đảng, chống lại Bành Đức Hoài và đối với việc khởi đầu của cách mạng văn hoá nên tôi thường ngẫm nghĩ ý nghĩa của nhân vật này đối với Mao. Tính khí của Mao thật phức tạp và đầy thuẫn. Cũng như vua, Mao tin là ông không hề làm gì sai trái - Nếu có một quyết định nào sai, thì lỗi không phải ở ông, mà chỉ vì ông nhận được tin tức sai. Vua không hề nhầm lẫn được, nhưng vẫn có thể bị lừa.
Mao đặc biệt thích Hải Thụy vì ba lý do: Hải Thụy chỉ nói sự thật, luôn trung thành với vua và mặc dù bị kết án oan, ông chịu chết không một lời phản kháng để giữ tiếng cho vua và giữ hạnh phúc cho nhân dân. Hải Thụy không đổ lỗi cho vua mỗi khi có việc gì đó không thành, mà quy tội cho bọn quan lại lừa lọc và đồi bại.
Mao cũng muốn người ta luôn nói sự thật với ông. Mặc dù đến nay tôi đã tỉnh ngộ nhưng tôi vẫn thường cho rằng nếu Mao biết được toàn bộ sự thật ngay từ khi chiến dịch bắt đầu thì ông đã ngăn chặn ngay sự tiến triển đày tai họa này từ rất sớm. Tuy nhiên, phải có một Hải Thụy hiện đại có những điều kiện của riêng ông ta thì mới có thể nói cho Mao biết được sự thật. Nhưng Mao lại không thể chấp nhận được sự thật, nếu sự thật đó chứa đựng những lời chỉ trích ông, hoặc bắt nguồn từ những quan chức thâm hiểm, có lẽ, cũng đang thèm khát quyền lực của ông. Cho nên, nói cho ông biết sự thật là nhiệm vụ của những người không có tham vọng chính trị.
Nhưng chỉ có rất ít người như vậy leo đến được chức vụ cao trong bộ máy quyền lực chính trị. Trong thực tế hầu như chẳng có một cán bộ nào không thành kiến, không vụ lợi mà lại dám sẵn sàng đứng ra vì hạnh phúc của đất nước. Vì Mao biết quá rõ lịch sử Trung quốc với tất cả các cuộc phân tranh quyền lực và các thủ đoạn chính trị - nên ông cũng đã tính đến những âm mưu trong triều đình của ông và chính ông cũng tham gia trò choi này.
Như vậy việc Mao khuyến khích người noi gương Hải Thụy cũng như như việc ông kêu gọi trí thức phê phán đảng đều nằm trong chiến lược có chủ định của riêng ông. Ông muốn nghe sự thật từ những người tuyệt đối trung thành với ông và không hề có tham vọng chính trị. Tuy nhiên việc Mao đề cao Hải Thụy là một xảo thuật để nhử kẻ thù bò ra khỏi hang. Cũng như vua, Mao tự cho mình được độc quyền phán xét xem ai là thuộc hạ trung thành, ai là người chỉ phê phán vua để củng cố quyền lợi của chính người đó. Nhưng lập luận của Mao vẫn có những kẽ hở. Trong khi Mao đánh giá rất cao những ông vua như Tần Thủy Hoàng, vua Chu, vua Tùy Dạng, những ông vua mà nhân dân căm giận nhất, thì đa số những người đã đọc truyện về Hải Thụy đều coi những ông vua đó và cả vua Gia Tĩnh là những kẻ tàn bạo và bất công. Nhiều thuộc hạ thân tín của Mao tỏ ra sẽ trung thành với Mao như Hải Thụy trung với vua. Mao khẳng định rằng hẳn là những cán bộ cấp dưới đã nói dối vì họ phải chịu sức ép từ trên xuống và do đó họ đã phê bình cả những nhân viên của chính họ. Nhưng sức ép đó lại chính do Mao gây ra. Năm 1958, ông quy cho những người đã phê phán ông là hữu khuynh và trừng phạt họ một cách không thương tiếc. Sau đó, ông thường lôi kéo đảng vào những chiến dịch mới và khích cán bộ lãnh đạo phải nâng cao chỉ tiêu sản xuất. Chính ông đã tạo ra bầu không khí khiến các nhà chính trị khác khó có thể nói lên sự thật và các cán bộ cấp cao của đảng vì trung thành hoặc vì sợ ông mà phải theo ông. Mao không nhận thấy sai lầm của chính ông ở những cán bộ lãnh đạo khác của đảng ở đám quan lại đồi bại trong triều đình Gia Tĩnh. Lòng hâm mộ Hải Thụy của ông còn giúp ông đổ lỗi của mình cho người khác. Tuy nhiên, những người như Châu Tiểu Châu lại hiểu lịch sử một cách khác. Họ là những người như Hải Thụy thuộc hạ tin cẩn của Mao, họ đã bị kết tội và bị phạt oan, khiến Mao không còn là một ông vua xứng đáng của họ nữa.
Giữa tháng 4 năm 1959, chúng tôi trở về Bắc Kinh để dự kỳ họp thứ nhất của Đại hội nhân dân toàn quốc khóa hai - tức là Quốc hội ở Trung quốc. Hội đồng nhân dân - theo chỉ thị của ủy ban trung ương đảng, chấp thuận việc Mao xin từ chức Chủ tịch nước và bầu Lưu Thiếu Kỳ lên thay. Còn Chu Đức vẫn tiếp tục điều hành ủy ban Thường vụ Hội đồng nhân dân. Tống Khánh Linh và Đổng Bích Vũ được bầu làm phó Chủ tịch nước.
Việc Mao từ chức và bầu Lưu Thiếu Kỳ vào chức vụ trên đã đươc dự định từ lâu và sự thay đổi này cho đến lúc đó vẫn chưa được công bố. Đến lúc này, cả hai chức được goi là Chủ tịch - Chủ tịch đảng cộng sản Trung quốc Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung hoa - đều trong tay Mao và chỉ có một mình Mao có chức danh này. Từ khi bổ nhiệm Lưu Thiếu Kỳ giữ chức Chủ tịch nước ở Trung quốc nơi mà chức danh được coi là quan trọng, có hai Chủ tịch. Điều này khiến Mao không chịu được. Việc Trung quốc có hai Chủ tịch trong khi Mao vẫn nắm quyền tối thượng đã kéo theo những hậu quả chính trị mà tôi và đa số nhân dân Trung quốc lúc đó không thể lường hết được. Thế nhưng trận đấu của Mao để đoạt lại quyền giữ chức Chủ tịch duy nhất của Trung quốc đã bắt đầu và sẽ được kết thúc bằng sự sụp đổ của Lưu Thiếu Kỳ với việc ông bị phế truất khỏi chức Chủ tịch nước Cộng hoà Nhân dân Trung hoa.
Chúng tôi ở lại Bắc Kinh một tháng và cuối tháng chúng tôi lại lên tàu xuôi xuống miền Nam Trung quốc.