watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Zarathustra đã nói như thế-- 18 - - tác giả Friedrich Nietzsche Friedrich Nietzsche

Friedrich Nietzsche

- 18 -

Tác giả: Friedrich Nietzsche

Hỡi người anh em, mi có muốn bước vào trong cô đơn? Mi có muốn tìm kiếm con đường dẫn đến bản lai diện mục của mi? Hãy nấn ná lại và lắng nghe ta nói.
“Kẻ nào đi tìm thì dễ đánh mất chính mình. Mọi cô đơn đều là tội lỗi”: đám đông nói như thế. Và mi đã là thành phần của đám đông trong một thời gian dài.
Giọng nói đám đông vẫn còn vang dội trong mi. Và khi mi bảo: “Ta không cùng chung ý thức với các ngươi nữa”, thì đó chính là một lời than vãn đau đớn.
Bởi vì cũng chính ý thức chung ấy đã khai sinh ra nỗi đau đớn này; tia sáng nhạt nhòa cuối cùng của ý thức ấy vẫn còn chiếu rọi trên nỗi buồn của mi.
Nhưng, mi có muốn bước đi trên con đường của nỗi buồn đó, con đường dẫn đến bản lai diện mục của mi? Mi hãy tỏ cho ta biết mi có quyền và sức để bước đi không?
Mi có là một sức mạnh và một quyền lực mới mẻ? Một vận chuyển đầu tiên? Một bánh xe tự xoay động? Mi có thể bắt các vì sao xoay vần quanh mi?
Hỡi ôi! Có quá nhiều tham lam thèm muốn hướng vọng đến những đỉnh cao! Có quá nhiều những kinh động của những kẻ tham vọng! Hãy tỏ cho ta biết mi không thèm khát cũng chẳng tham vọng!
Hỡi ôi! Có biết bao tư tưởng lớn lại hành động theo lối một chiếc bễ thợ rèn: khi căng phồng lên chúng chỉ làm tăng thêm sự trống rỗng.
Mi tự bảo là mình tự do! Ta muốn biết tư tưởng chủ yếu của mi chứ không muốn nghe rằng mi vừa thoát khỏi một chiếc ách.
Mi có phải là người có quyền thoát khỏi một chiếc ách? Nhiều kẻ đã đánh mất luôn giá trị cuối cùng của họ khi vất đi sự nô lệ của mình.
Tự do đối với cái gì? Điều ấy chẳng can hệ gì tới Zarathustra. Nhưng con mắt mi phải nói rõ cho ta biết: tự do để cho cái gì?
Mi có thể tự chỉ định thiện, ác cho chính mình và treo ý chí trên đầu mi như một lề luật? Mi có thể làm vị quan tòa tự phán xử chính mình và làm kẻ trả thù cho lề luật do chính tay mi đặt ra?
Cô đơn đối diện với vị quan tòa và kẻ trả thù cho lề luật do chính mình đặt ra, là một điều quá sức khủng khiếp. Tựa hồ một ngôi sao lao mình vào khoảng không trống rỗng, trong hơi thở giá lạnh của cô đơn.
Hiện nay mi còn đang đau khổ vì đám đông phức tạp, vì mi là kẻ đơn nhất, lẻ loi: hiện nay lòng can đảm cùng những hy vọng của mi hãy còn nguyên vẹn.
Nhưng sẽ đến cái ngày mà mi chán nản mệt mỏi với nỗi cô đơn, lòng kiêu hãnh của mi khom lưng cúi mặt, lòng can đảm của mi nghiến răng sợ hãi. Sẽ có ngày mi hét lớn: “Ta cô đơn!”
Sẽ có ngày mi không còn nhìn thấy điều gì cao đại nơi mi, và điều gì thấp hèn sẽ quá gần gũi. Tư tưởng cao nhã trác tuyệt nhất của mi cũng làm mi kinh hãi như một bóng ma. Sẽ có ngày mi hét to: “Mọi sự đều giả mạo”.
Có những tình cảm muốn giết chết kẻ cô thân độc ảnh; nếu chúng thất bại, thời chính chúng phải bị tận diệt. Nhưng liệu mi có dám làm một kẻ sát nhân?
Hỡi người anh em, mi đã biết đến chữ “khinh bỉ” rồi chứ? Và nỗi thống khổ nơi lòng công chính của mi bắt buộc mi phải công chính đối với những kẻ khinh bỉ mi, mi cũng biết rồi chứ?
Mi bắt buộc nhiều người phải thay đổi ý kiến của họ về mi, vì thế họ thù ghét mi khủng khiếp. Mi đã tiến lại gần nhưng rồi mi lại vượt bỏ họ, họ không bao giờ tha thứ cho mi chuyện ấy.
Mi vượt bỏ bọn họ: nhưng mi càng phóng lên cao, thì con mắt của những kẻ đố kỵ lại càng thấy mi nhỏ bé. Thế mà, chính kẻ bay vút lên cao tít là kẻ bị thù ghét nhiều nhất.
“Làm thế nào các ngươi có thể công chính với ta được”. - Mi phải nói như thế. “Ta đã chọn sự bất công của các ngươi như là phần số dành cho ta”.
Bọn chúng ném vứt sự bất công cùng những đồ dơ bẩn vào con người cô đơn; tuy nhiên, hỡi người anh em của ta, nếu muốn làm một vì sao, thì mi vẫn cứ phải long lanh soi sáng cho bọn chúng.
Mi hãy coi chừng những kẻ thiện hảo và những con người công chính! Chúng thích đóng đinh lên thập giá những người nào đã sáng tạo ra đức hạnh của chúng, - chúng thù hận kẻ cô đơn.
Mi cũng phải đề phòng sự ngây thơ thánh thiện! Tất cả những gì không đơn giản, đều bị nó cho là bất kính, phạm thánh; nó cũng thích vui đùa với lửa - lửa của những dàn hỏa thiêu người.
Và hãy coi chừng sự biểu lộ tình cảm của mi! Kẻ cô đơn thường quá vội đưa tay ra cho người vừa mới gặp gỡ.
Có nhiều kẻ mi không nên đưa tay cho họ nắm, mà chỉ nên đưa chân[1] : và ta muốn rằng chân mi cũng có vuốt sắc.
Nhưng kẻ thù địch nguy hiểm nhất mi có thể gặp phải vẫn sẽ luôn là chính bản thân mi, mi tự rình dò mình ở tận những hang sâu và rừng thẳm.
Hỡi kẻ cô đơn, mi đang theo con đường dẫn đến bản lai diện mục của mình! Và trên con đường này, mi sẽ gặp gỡ chính tự thân cùng bảy con quỷ của mình.
Mi sẽ cảm thấy mình là kẻ tà đạo, phù thủy, bốc sư, điên rồ, nghi hoặc, bất kính, bất lương đối với chính mình.
Mi phải ước ao thiêu hủy chính tự thân mình trong ngọn lửa của mi: làm sao mi muốn tái sinh dũng mãnh như phượng hoàng con, khi trước hết mi không tự thiêu hủy tan tành thành tro khói!
Hỡi kẻ cô đơn, mi đang bước đi trên con đường của kẻ sáng tạo: mi muốn sáng tạo nên một vị thần từ bảy con quỷ của mi!
Hỡi kẻ cô đơn, mi đang theo con đường của người tình nhân: mi tự yêu thương, chính vì vậy mi tự khinh bỉ chính mình, như chỉ có những tình nhân mới biết khinh bỉ.
Kẻ tình nhân muốn sáng tạo, vì hắn khinh bỉ sâu sắc! Kẻ nào không biết khinh bỉ chính điều hắn yêu thương tha thiết, kẻ đó biết gì về tình yêu?
Hỡi anh em của ta, hãy bước vào nỗi cô đơn của mi cùng với tình yêu của mi và sáng tạo của mi, chỉ sau đó sự công chính mới bước theo mi trên đôi chân khập khiễng.
Hỡi anh em của ta, hãy bước vào nỗi cô đơn của mi cùng với nước mắt của ta. Ta yêu thương kẻ nào muốn sáng tạo bằng cách vượt bỏ chính mình và suy vi tàn tạ như vậy”.



Zarathustra đã nói như thế.







[1] “Có nhiều kẻ mi không nên đưa tay cho họ nắm, mà chỉ nên đưa chân” là một lối nói đùa để chuyển xuống câu tiếp: “và ta muốn rằng chân mi cũng có vuốt sắc”. Trong nguyên ngữ, nó còn có nghĩa là: “dùng gậy quất đập tay ai”. Việt ngữ không thể chuyển dịch cả hai nghĩa cùng một lúc.
Zarathustra đã nói như thế
Giới thiệu
Phần một - 1
- 2 -
- 3 -
- 4 -
- 5 -
- 6 -
- 7 -
- 8 -
- 9 -
- 10 -
- 11 -
- 12 -
- 13 -
- 14 -
- 15 -
- 16 -
- 17 -
- 18 -
- 19 -
- 20 -
- 21 -
- 22 -
- 23 -
PHẦN THỨ HAI - 24 -
- 25 -
- 26 -
- 27 -
- 28 -
- 29 -
- 30 -
- 31 -
- 32 -
- 33 -
- 34 -
- 35 -
- 36 -
- 37 -
- 38 -
- 39 -
- 40 -
- 41 -
- 42 -
- 43 -
- 44 -
- 45 -
PHẦN THỨ BA - 46 -
- 47 -
- 48 -
- 49 -
- 50 -
- 51 -
- 52 -
- 53 -
- 54 -
- 55 -
- 56 -
- 57 -
- 58 -
- 59 -
- 60 -
- 61 -
PHẦN THỨ TƯ - 62 -
- 63 -
- 64 -
- 65 -
- 66 -
- 67 -
- 68 -
- 69 -
- 70 -
- 71 -
- 72 -
- 73 -
- 74 -
- 75 -
- 76 -
- 77 -
- 78 -
- 79 -
- 80 -
- 81 -
PHỤ LỤC
Chú thích của người dịch