watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Zarathustra đã nói như thế-- 65 - - tác giả Friedrich Nietzsche Friedrich Nietzsche

Friedrich Nietzsche

- 65 -

Tác giả: Friedrich Nietzsche

Dáng điệu tư lự, Zarathustra tiếp tục con đường, hắn leo xuống thấp mãi, xuyên qua những khu rừng, đi dọc theo những đầm lầy; nhưng, như chuyện vẫn xảy ra với tất cả mọi người đang trầm tư đến những điều khó khăn nhất, vì lơ đễnh Zarathustra vấp phải một người. Lập tức, cùng lúc, có một tiếng kêu đau đớn, hai lời nguyền rủa và hai chục lời chửi bới ào vào mặt Zarathustra: đến nỗi Zarathustra kinh hãi, giơ gậy lên và lại đập vào kẻ hắn vừa vấp phải. Nhưng hầu như liền sau đó Zarathustra lấy lại được bình tĩnh ngay, và hắn cười ồ lên trong lòng về sự ngu xuẩn của mình.
“Xin lỗi ngươi”, Zarathustra nói với người vừa bị hắn vấp phải, lúc đó đã giận dữ đứng dậy nhưng rồi lại ngồi xuống ngay. “Xin lỗi ngươi và trước hết, xin ngươi hãy nghe một ẩn ngôn:
Như một lữ khách đang mơ mộng đến những chuyện viển vông trên một con đường cô liêu thì sơ ý va phải một con chó đang nằm ngủ, một con chó nằm phục dưới ánh mặt trời.
Cả hai chồm dậy, cộc cằn xáp lại gần nhau; giống như những kẻ tử thù, cả hai đều kinh sợ chết người: hai chúng ta là như thế đó.
Nhưng tuy vậy, tuy vậy - chỉ còn thiếu chút nữa là cả hai, con chó và người lữ khách cô đơn ấy sẽ ôm chầm lấy nhau mà mơn trớn. Cả hai há chẳng phải đều cùng là những kẻ cô đơn?”
Kẻ bị Zarathustra vấp phải trả lời, vẫn với giọng điệu giận dữ:
- “Dẫu ngài là ai, ngài vẫn tiến đến quá gần tôi, chẳng phải chỉ bằng bàn chân ngài mà còn bằng câu chuyện của ngài nữa! Này, vậy ra tôi là một con chó à?” - và trong khi hỏi như thế, kẻ đang ngồi đó vụt đứng dậy, kéo cánh tay để trần của y ra khỏi đầm lầy. Bởi vì từ lúc đầu, y cứ nằm dài trên đất, ẩn khuất và khó nhận ra, như một kẻ đang rình dò một con mồi trong các đầm lầy.
“Nhưng mà, ngươi làm gì thế?” Zarathustra kinh hãi kêu lên, vì thấy có rất nhiều máu chảy trên cánh tay trần của người nọ. “Chuyện gì đã xảy đến cho ngươi? Một con thú độc ác đã cắn ngươi phải không, hỡi kẻ bất hạnh kia?”
Kẻ bị chảy máu kia cười ngạo, vẫn với giọng giận dữ: “Chuyện ấy có quan hệ gì đến ngài cơ chứ?” Y hỏi lớn và muốn cất bước tiếp tục con đường. “Ở đây, ta đang ở tại nhà ta và trong lãnh địa của ta. Bất cứ ai muốn chất vấn ta cũng được cả, nhưng ta sẽ không trả lời cho một kẻ vụng về.”
“Ngươi lầm rồi - Zarathustra đáp bằng giọng thương hại và đưa tay giữ người kia lại. Ngươi lầm rồi: ở đây, ngươi không ở nhà ngươi đâu, mà đang ở trong lãnh địa của ta. Và nơi đây, nhất thiết phải đừng xảy ra điều bất hạnh nào cho bất luận là ai.
Ngươi cứ gọi ta bằng bất luận tên gì ngươi muốn, - ta vẫn là kẻ mà ta phải là. Ta là Zarathustra.
Nào, trên cao kia là con đường dẫn tới thạch động của Zarathustra: hang đá không xa đây lắm - ngươi không muốn đến hang ta để săn sóc các vết thương ư?
Hỡi kẻ bất hạnh, quả thực ngươi chẳng gặp may trong cõi đất này: trước tiên là con thú đã cắn ngươi, rồi thì con người lại giẫm bước lên ngươi!”
Nhưng khi nghe đến tên Zarathustra thì kẻ kia liền thay đổi thái độ. Y kêu lên:
- “Chuyện gì đang xảy đến cho tôi đây? Đối với tôi, trên cuộc đời này, còn có gì quan trọng hơn là con người độc nhất mang tên Zarathustra kia, và con thú độc nhất sống bằng máu người, con đỉa?
Chính vì con đỉa mà tôi đã phủ phục nằm đây, trên bờ đầm lầy, như một kẻ đánh cá, và khi cánh tay căng thẳng của tôi bị cắn nát mười lần thì một con vật xinh đẹp hơn lại khởi sự cắn vào máu tôi: Zarathustra!
Ồ, hạnh phúc! Ôi, phép màu! Xin chúc phúc cho cái ngày đã lôi kéo ta đến chốn đầm lầy này! Chúc phúc cho cái giác hút thiện hảo nhất còn đang sống ngày hôm nay, chúc phúc cho con đỉa vĩ đại của những ý thức: Zarathustra!”
Kẻ bị Zarathustra vấp phải đã nói như thế. Và Zarathustra hài lòng về những lời lẽ cùng dáng điệu thanh nhã đầy tôn kính của y. Zarathustra vừa đưa tay cho y vừa hỏi: “Ngươi là ai? Giữa hai chúng ta còn nhiều điều cần phải soi sáng và làm cho tươi tỉnh lại: nhưng ta thấy rằng ánh sáng đã lên, trong sáng và thuần khiết.”
Người bị chất vấn trả lời:
- “Tôi là Kẻ tận tâm của tinh thần , và trong những sự việc của tinh thần, khó có kẻ nào để tâm đến chúng một cách khắc nghiệt, chật hẹp, chặt chẽ hơn tôi, trừ người mà tôi đã học hỏi: Zarathustra.
Chẳng thà đừng biết gì cả còn hơn là biết quá nhiều chuyện, nhưng chỉ biết nửa vời! Chẳng thà làm một người điên cho riêng mình còn hơn làm một nhà hiền triết trong ý kiến của những kẻ khác! Tôi là người đi đến tận căn để:
- dẫu nó lớn hay nhỏ, nào có can hệ gì? Dẫu nó tên là đầm lầy hay trời cao, nào có can hệ gì? Một mẩu đất lớn bằng bàn tay cũng đủ cho tôi: miễn đất đó thực sự là đất cứng!
- một mẩu đất lớn bằng bàn tay: người ta có thể đứng vững trên đó. Trong khoa học tận tâm đích thực, chẳng có gì lớn và chẳng có gì nhỏ.”
Zarathustra hỏi: “Vậy, có lẽ ngươi là kẻ tìm biết về loài đỉa? Ngươi theo đuổi loài đỉa đến tận những nguyên nhân đệ nhất, vì ngươi là kẻ tận tâm?”
Kẻ bị Zarathustra vấp phải trả lời:
“Hỡi Zarathustra, đấy sẽ là một điều kỳ quái, làm thế nào tôi dám chuyên tâm nghĩ về một chuyện như vậy!
Nhưng điều mà tôi làm chủ và sành sỏi, chính là bộ óc con đỉa: - bộ óc con đỉa là vũ trụ của riêng tôi !
Và đấy cũng là một vũ trụ! Nhưng xin ngài tha lỗi vì lòng kiêu hãnh của tôi lại bộc lộ nơi đây, bởi vì trong lĩnh vực này, chẳng ai sánh kịp với tôi. Chính vì thế, tôi mới bảo: “Nơi đây chính là lãnh địa của tôi”.
Biết bao lâu rồi, tôi theo đuổi cái sự việc độc nhất kia, bộ óc loài đỉa, cốt cho chân lý có thể co kéo dẻo dai thành sợi không thoát khỏi tay tôi nữa! Ở đây chính là vương quốc của tôi .
Chính vì thế tôi đã vứt bỏ những gì còn lại, chính vì thế tôi lãnh đạm với mọi cái còn lại; và kề cận tri thức khoa học của tôi, là sự ngu dốt đen tối của tôi trải rộng.
Ý thức về tinh thần đòi hỏi tôi phải biết rõ một điều, còn ngoài ra thì mù tịt mọi điều khác: tôi đã kinh tởm tất cả những biện pháp nửa vời của tinh thần, kinh tởm tất cả những tinh thần mây khói, bập bềnh và nồng nhiệt.
Nơi nào sự chân thực của tôi ngừng lại, nơi đó khởi đầu sự mù quáng của tôi. Và tôi muốn mù quáng. Tuy nhiên, nơi nào mà tôi muốn tri thức, tôi cũng muốn chân thực, nghĩa là chặt chẽ, nghiêm khắc, khổ hạnh, tàn bạo, không thể nguôi ngoai.
Hỡi Zarathustra, có một hôm ngài đã dạy rằng: “Tinh thần, chính là đời sống tự phân cắt chia lìa chính đời sống”, câu đó đã dẫn tôi đến với đạo lý của ngài và đã quyến rũ tôi say mê đạo lý ấy. Thực ra, tôi đã tăng trưởng tri thức khoa học của tôi bằng chính máu huyết thân thể mình.”
- “Điều ngươi nói quả là hiển nhiên”, Zarathustra ngắt lời y; và máu vẫn tiếp tục chảy từ cánh tay trần của kẻ tận tâm vì có mười con đỉa đang bám chặt vào đấy.
“Hỡi con người kỳ dị kia ơi, trong sự hiển nhiên này, tức là chính bản thân ngươi, chứa đựng biết bao lời giảng dạy! Và có lẽ ta sẽ không dám trút ra tất cả những lời giảng dạy vào trong hai lỗ tai nghiêm khắc của nhà ngươi.
Nào! Chúng ta chia biệt nơi đây thôi! Nhưng ta mong sẽ được gặp lại ngươi. Trên kia là con đường dẫn đến hang đá của ta. Đêm nay ngươi sẽ là một người khách quý của Zarathustra.
Zarathustra cũng muốn cứu chữa lại trên thân xác ngươi sự tổn hại hắn đã gây ra khi lỡ giẫm đạp lên ngươi: đấy là điều ta đang nghĩ đến. Nhưng giờ đây, một tiếng kêu thống khổ đang cấp bách kêu gọi ta rời xa ngươi.”



Zarathustra đã nói như thế.
Zarathustra đã nói như thế
Giới thiệu
Phần một - 1
- 2 -
- 3 -
- 4 -
- 5 -
- 6 -
- 7 -
- 8 -
- 9 -
- 10 -
- 11 -
- 12 -
- 13 -
- 14 -
- 15 -
- 16 -
- 17 -
- 18 -
- 19 -
- 20 -
- 21 -
- 22 -
- 23 -
PHẦN THỨ HAI - 24 -
- 25 -
- 26 -
- 27 -
- 28 -
- 29 -
- 30 -
- 31 -
- 32 -
- 33 -
- 34 -
- 35 -
- 36 -
- 37 -
- 38 -
- 39 -
- 40 -
- 41 -
- 42 -
- 43 -
- 44 -
- 45 -
PHẦN THỨ BA - 46 -
- 47 -
- 48 -
- 49 -
- 50 -
- 51 -
- 52 -
- 53 -
- 54 -
- 55 -
- 56 -
- 57 -
- 58 -
- 59 -
- 60 -
- 61 -
PHẦN THỨ TƯ - 62 -
- 63 -
- 64 -
- 65 -
- 66 -
- 67 -
- 68 -
- 69 -
- 70 -
- 71 -
- 72 -
- 73 -
- 74 -
- 75 -
- 76 -
- 77 -
- 78 -
- 79 -
- 80 -
- 81 -
PHỤ LỤC
Chú thích của người dịch