watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Zarathustra đã nói như thế-- 27 - - tác giả Friedrich Nietzsche Friedrich Nietzsche

Friedrich Nietzsche

- 27 -

Tác giả: Friedrich Nietzsche

Một ngày nọ, Zarathustra ra hiệu gọi các môn đệ và bảo cùng họ những lời sau:

“Đây là các linh mục; và dẫu họ là những kẻ thù của ta, các ngươi nên im lặng bước qua trước mặt họ với lưỡi kiếm trong bao!
Trong đám họ cũng có những anh hùng; nhiều người trong bọn họ đã quá khổ đau quằn quại, - chính vì thế họ muốn làm đau khổ những kẻ khác.
Họ là những kẻ thù đầy giảo quyệt gian ác: chẳng có gì đầy thù hận hơn sự khiêm cung nhún nhường của họ. Và kẻ nào tấn công họ, kẻ đó có nguy cơ bị vấy bẩn.
Nhưng máu ta có liên hệ quyến thuộc với dòng máu của họ; và ta muốn rằng máu ta phải được tôn vinh ngay trong dòng máu họ”.

Khi các môn đệ đã bước đi rồi, tâm hồn Zarathustra buốt nhói khổ đau; sau một lúc chống lại nỗi sầu muộn nhức nhối của mình, hắn bắt đầu nói như thế này:

“Ta thương hại những linh mục đó. Họ cũng làm ta kinh tởm chán ghét, nhưng đấy là điều ta ít bận tâm nhất kể từ khi ta sống giữa loài người.
Nhưng ta có lòng lân mẫn từ bi và ta luôn từ bi với họ.
Tuy nhiên, ta đang đau khổ và đã đau khổ cùng với họ; ta thấy họ chỉ là những tù nhân in hằn ấn tích của những kẻ bị hình phạt đời đời. Kẻ họ gọi là Đấng Cứu rỗi đã trói buộc họ vào những xiềng xích:
Những xiềng xích của những giá trị giả ngụy và những lời lẽ ảo tưởng! Ôi! Cần có một kẻ nào đó cứu họ khỏi Đấng Cứu rỗi của họ.
Bị sóng bể xô đẩy bập bềnh, một hôm họ tưởng đã đặt chân lên một hòn đảo; nhưng xem kìa, đấy không phải là một hòn đảo mà chỉ là một con quái vật đang ngủ yên!
Những giá trị giả ngụy và những lời nói ảo tưởng: đấy là những quái vật nguy hiểm nhất đối với con người, định mệnh yên ngủ và chờ đợi lâu rồi trong những con quái vật đó.
Nhưng rồi sau cùng con quái vật đã thức giấc, nó tiến đến nhai nuốt ngấu nghiến kẻ đã xây dựng những căn lều trú ẩn trên thân mình nó.
Ôi! Hãy nhìn những căn lều mà các linh mục đã xây nên! Họ gọi những chiếc hang có mùi hương ấm dịu đó là những giáo đường.
Ôi! Làn ánh sáng ngụy tạo giả trá, bầu không khí bưng bít kín bưng đó! Ở đấy, linh hồn không thể phóng bay lên cao vút tuyệt mù được.
Bởi vì tín điều của họ ra lệnh: “Hãy quỳ gối mà lết lên những bậc thang, hỡi các ngươi, những kẻ phạm tội!”
Thực ra, ta còn yêu sự xấc xược trơ trẽn hơn là những đôi mắt vếu váo méo xệch vì lòng hổ thẹn và sùng tín của họ.
Ai đã tạo nên những hang đá cùng những bậc thang của sự hối hận đó? Há không phải là những kẻ muốn ẩn mặt và xấu hổ đối với bầu trời thuần khiết?
Và chỉ khi nào bầu trời thuần khiết lấp loáng xuyên qua những mái vòm gãy đổ, chiếu rọi trên cỏ non cùng những cây anh túc đỏ mọc trên những bức tường hoang phế, khi ấy ta mới lại hướng lòng về những nơi trú ẩn của vị Thượng đế đó.
Bọn họ gọi những gì chống lại họ và làm họ đau khổ là Thượng đế, và thực ra, có rất nhiều chất anh hùng trong sự tôn sùng tín mộ của họ!
Nhưng bọn họ chẳng biết yêu Thượng đế bằng cách nào ngoài cách đóng đinh con người vào đời sống!
Bọn họ muốn sống như những thây ma; bọn họ khoác y phục đen lên tử thi của bọn họ; và ngay cả trong những lời lẽ bọn họ thốt ra, ta cũng ngửi thấy mùi hôi thối của những căn phòng quàn xác chết.
Và kẻ nào ở gần bọn họ là ở gần những ao đầm đen thẫm, tù đó cất lên khúc hát u sầu của loài cóc nhái.
Bọn họ phải hát cho ta nghe những khúc hát hay ho hơn thì mới làm ta tin vào Đấng Cứu rỗi của bọn họ được: các đệ tử của Đấng Cứu rỗi đó phải có vẻ được giải thoái, cứu rỗi hơn bây giờ.
Ta muốn nhìn thấy bọn họ trần truồng: vì chỉ vẻ đẹp mới có quyền rao dạy sự hối hận. Nhưng ai mà còn để mình bị thuyết phục bởi nỗi u sầu ảo não được hóa trang che đậy kỹ càng đó!
Thực ra, những Đấng Cứu rỗi của bọn họ cũng đã không đến từ tự do và từ tầng trời cao sang thứ bảy của tự do! Thực ra, những Đấng Cứu rỗi đó chưa bao giờ đặt chân lên tấm thảm tri thức cả.
Tinh thần của những Đấng Cứu rỗi ấy đầy lỗ hổng; nhưng nơi mỗi lỗ hổng, họ đã đặt vào đó ảo tưởng của mình, và họ gọi vật trám lỗ hổng đó là Thượng đế.
Tinh thần bọn họ bị dìm ngập trong lòng thương hại, và khi bọn họ căng phồng, trương to lên vì lòng thương hại, thì luôn luôn có một cơn điên rồ vĩ đại bập bềnh trên bề mặt. Hăng hái kêu la hò hét, họ đã đẩy đàn chiên của họ qua cầu, làm như thể chỉ có một chiếc cầu độc đạo dẫn đến tương lai. Thực ra, chính những kẻ chăn chiên đó cũng là những con chiên.
Những kẻ chăn chiên đó có tinh thần hẹp hòi và tâm hồn bao la; nhưng mà, hỡi các bạn, ngay cả những tâm hồn bao la nhất cũng là những xứ miền chật hẹp ngần nào!
Trên con đường họ đang đeo đuổi, họ đã ghi lên những dấu hiệu đẫm máu, và cơn điên cuồng của họ đã dạy rằng với máu, người ta chứng minh được chân lý.
Nhưng máu là chứng cớ tồi tệ nhất cho chân lý; máu làm nhiễm độc học thuyết thuần khiết nhất cũng như biến học thuyết đó thành ảo tưởng cùng thù hận của tâm hồn.
Và khi một kẻ bước qua lửa đỏ vì đức tin của mình, điều đó chứng tỏ được gì? Thật ra, điều tốt hơn là đạo lý riêng của các ngươi phải xuất sinh từ trận hỏa hoạn riêng của các ngươi.
Quả tim nồng cháy và đầu óc lạnh lùng: khi hai cái đó gặp nhau thì nảy sinh cơn bão xoáy mang tên là “Đấng Cứu rỗi”.
Thực ra, còn có những con người hoằng đại thâm viễn hơn, xuất sinh từ dòng dõi quý phái hơn những kẻ được đám đông dân chúng gọi là những đấng cứu rỗi, những cơn bão lốc lôi cuốn đi tất thảy ấy.
Và hỡi các anh em, các anh em phải được giải thoát khỏi những con người còn cao đại hơn tất cả những kẻ cứu rỗi đó, nếu các anh em muốn tìm thấy con đường tự do!
Từ trước đến giờ chẳng hề có Siêu nhân. Ta đã nhìn thấy cả hai bọn chúng, kẻ cao cả nhất và kẻ bé nhỏ ti tiện nhất, trần truồng:
Cả hai đều hãy còn quá đỗi giống nhau. Thực ra ta thấy rằng ngay kẻ cao cả nhất cũng còn sặc mùi người, quá người, quá đỗi là người!”



Zarathustra đã nói như thế.
Zarathustra đã nói như thế
Giới thiệu
Phần một - 1
- 2 -
- 3 -
- 4 -
- 5 -
- 6 -
- 7 -
- 8 -
- 9 -
- 10 -
- 11 -
- 12 -
- 13 -
- 14 -
- 15 -
- 16 -
- 17 -
- 18 -
- 19 -
- 20 -
- 21 -
- 22 -
- 23 -
PHẦN THỨ HAI - 24 -
- 25 -
- 26 -
- 27 -
- 28 -
- 29 -
- 30 -
- 31 -
- 32 -
- 33 -
- 34 -
- 35 -
- 36 -
- 37 -
- 38 -
- 39 -
- 40 -
- 41 -
- 42 -
- 43 -
- 44 -
- 45 -
PHẦN THỨ BA - 46 -
- 47 -
- 48 -
- 49 -
- 50 -
- 51 -
- 52 -
- 53 -
- 54 -
- 55 -
- 56 -
- 57 -
- 58 -
- 59 -
- 60 -
- 61 -
PHẦN THỨ TƯ - 62 -
- 63 -
- 64 -
- 65 -
- 66 -
- 67 -
- 68 -
- 69 -
- 70 -
- 71 -
- 72 -
- 73 -
- 74 -
- 75 -
- 76 -
- 77 -
- 78 -
- 79 -
- 80 -
- 81 -
PHỤ LỤC
Chú thích của người dịch